Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

* Luyện đọc các bài tập đọc trong tuần 15

- GV yêu cầu HS mở SGK trang 121; 127 đọc bài theo nhóm:

+ Nhóm 1: Chọn đọc 2 đoạn bài Người con của Tây Nguyên.

+ Nhóm 2: Đọc đoạn 1 và 2 bài Nhà rông ở Tây Nguyên.

+ Nhóm 3: Đọc hay đoạn 1 của bài Nhà rông ở Tây Nguyên

+ Nhóm 4: Đọc phân vai bài Người con của Tây Nguyên.

+ Nhóm 5: Đọc cả bài Nhà rông ở Tây Nguyên

- GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n; ch/ tr.

- Các nhóm HS tự trả lời câu hỏi SGK trang 121, 127.

- Đại diện các nhóm đọc bài trước lớp, các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi.

- Các câu hỏi gợi ý:

+ Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào? Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì? Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?

+ Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì? Vì sao?

+ Hãy tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này?

+ Vì sao nhà rông phải chắc và cao?

+ Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào?

+ Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?

- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.

 

doc 8 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Soạn: 29/11 	 Dạy: Thứ ba ngày 2 tháng 12 năm 2015
TOÁN*
Ôn: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp)
I.Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về chia số có hai chữ số cho số có một chữ số; giải toán.
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số, giải đúng các bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu BT4
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: HS đọc các bảng nhân, chia 6, 7, 8, 9.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Nhóm 1, 2 làm bài 1, 2, 3. Các nhóm còn lại làm cả 4 bài.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 68 : 5 89 : 4 73 : 6
 85 : 6 78 : 6 96 : 8
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài tập vào vở. 4 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. HS nêu cách thực hiện một số phép tính trong bài.
=> Củng cố cách thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
Bài 2: Có 84 cây rau bắp cải trồng thành các hàng, mỗi hàng có 3 cây. Hỏi trồng được bao nhiêu hàng cây bắp cải?
- HS đọc bài, GV hướng dẫn.
- 1 HS làm bảng, lớp làm phiếu. GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng, ghi bảng.
+ Muốn biết trồng được bao nhiêu hàng cây bắp cải ta làm phép tính gì?
=> Củng cố bài toán về phép chia hết.
Bài 3: Một cửa hàng có 40 lít dầu và các can nhựa loại 9 lít. Muốn đựng hết 40 lít dầu thì cửa hàng cần có ít nhất bao nhiêu can nhựa đó?
- HS đọc đề bài, phân tích đề bài. 
- HS tóm tắt, làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán về phép chia có dư.
Bài 4: Trong phép chia có số chia bằng 9. Hỏi phải thêm vào số bị chia bao nhiêu đơn vị để thương tăng thêm 6 đơn vị?
 - HS đọc bài, thảo luận nhóm đôi tìm đáp án. GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án.
+ Để thương tăng thêm 1 đơn vị thì phải thêm vào số bị chia bao nhiêu đơn vị? (thêm vào số bị chia một số bằng số chia – 9 đơn vị)
+ Để thương tăng thêm 6 đơn vị thì phải thêm vào số bị chia bao nhiêu đơn vị? (thêm vào số bị chia một số bằng 6 lần số chia)
3. Củng cố, dặn dò: 
+ HS đọc bảng nhân, chia 8, 9? 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị sau.
TIẾNG VIỆT*
Ôn bài tập đọc, kể chuyện đã học trong tuần
I.Mục đích yêu cầu:
- Ôn các bài tập đọc đã học trong tuần 15: Hũ bạc của người cha, Nhà rông ở Tây Nguyên; kể chuyện theo ý thích.
- HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc hay các bài tập đọc trên, trả lời được các câu hỏi trong bài, nêu được nội dung bài; có kĩ năng kể chuyện.
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt môn TV; chăm chỉ, chịu khó; biết quý trọng sức lao động.
II.Đồ dùng dạy học: phiếu ghi tên các đoạn đọc.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới:2. 1.Giới thiệu bài
 2. 2.Nội dung:
* Luyện đọc các bài tập đọc trong tuần 15
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 121; 127 đọc bài theo nhóm:
+ Nhóm 1: Chọn đọc 2 đoạn bài Người con của Tây Nguyên.
+ Nhóm 2: Đọc đoạn 1 và 2 bài Nhà rông ở Tây Nguyên.
+ Nhóm 3: Đọc hay đoạn 1 của bài Nhà rông ở Tây Nguyên
+ Nhóm 4: Đọc phân vai bài Người con của Tây Nguyên.
+ Nhóm 5: Đọc cả bài Nhà rông ở Tây Nguyên
- GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n; ch/ tr.
- Các nhóm HS tự trả lời câu hỏi SGK trang 121, 127.
- Đại diện các nhóm đọc bài trước lớp, các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi.
- Các câu hỏi gợi ý:
+ Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào? Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì? Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?
+ Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì? Vì sao?
+ Hãy tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này?
+ Vì sao nhà rông phải chắc và cao?
+ Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào?
+ Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông? 
- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.
=> Củng cố nội dung bài, liên hệ.
* Thi đọc bài và kể chuyện.
- GV nêu hình thức thi: HS bắt thăm phiếu, nêu tên đoạn, bài trong phiếu đã ghi. HS đọc bài. GV cùng HS nhận xét, cho điểm.
+ Đối với HS đọc chậm, sai chỉ yêu cầu HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Đối với HS đọc tốt HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi và nêu nội dung bài (hoặc đọc cả bài). GV cùng HS nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất lớp, tuyên dương.
+ Thi kể chuyện:
- HS thi kể trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương những HS kể tốt.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu nội dung các bài tập đọc đã học trong tuần?
+ Em thích nhân vật nào trong truyện “Hũ bạc của người cha”? Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
Rèn thói quen đọc sách, trao đổi kinh nghiệm học tập (1 tiết)
I. Mục tiêu bài dạy
- HS biết tầm quan trọng của việc đọc sách cung cấp các kiến thức bổ ích và nắm được một số phương pháp học tập đạt hiệu quả.
- HS nêu tầm quan trọng của sách, báo; nêu được ý nghĩa của thói quen đọc sách, các phương pháp tự học đạt hiệu quả.
- Giáo dục HS có ý thức tự giác học tập, ham mê đọc sách.
II. Chuẩn bị
- Một số sách, báo bổ ích.
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. Nội dung và hình thức hoạt động
1.Nội dung: - Rèn thói quen đọc sách.
 - Trao đổi kinh nghiệm học tập.
2.Hình thức: - Cá nhân, nhóm lớp, bút dạ
IV. Nội dung và phương pháp
Nội dung
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Thực hiện
*Rèn thói quen đọc sách
* Trao đổi kinh nghiệm học tập
3. Kết thúc hoạt động
- GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi đầu bài.
+ Tại sao nên đọc sách? Đọc sách có tác dụng như thế nào?
+ Em thường đọc sách vào thời điểm nào trong ngày? Em hãy kể tên một số cuốn sách đã đọc? 
+ Mỗi ngày em đọc sách bao lâu?
- GV lưu ý học sinh cần sắp xếp thời gian đọc sách hợp lí và nên đọc sách hàng ngày . GV nhận xét, tuyên dương HS ham đọc sách, liên hệ: Sách cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức bổ ích, những khám phá thú vị, những cuộc phiêu lưu kì thú (khi đọc dế mèn phiêu lưu kí, Đoremon chẳng hạn. Sách còn giúp trẻ hình thành nên nhân cách, những ứng xử thân thiện, lối sống đạo đức, nhân ái. Cùng với những cuốn sách hay, thú vị trẻ sẽ trang bị cho mình hành trang sẵn sàng bước vào đời: một trí tuệ thông minh, một tâm hồn giàu yêu thương.
+ Theo em có những cuốn sách nào không nên đọc không?
- GV dặn dò HS đọc những cuốn sách bổ ích, phù hợp với lứa tuổi.
- GV gợi ý, chia lớp thành các nhóm 4, phát bảng nhóm, bút cho từng nhóm, hướng dẫn.
- GV nhận xét, tuyên dương các ý kiến hay vè kinh nghiệm học tập, lưu ý cho HS cách học tập đúng đắn, liên hệ thực tế việc học tập ở lớp và ở nhà của học sinh.
+ Em cảm thấy mình đã học tốt chưa? Em sẽ làm thê nào để kết quả học tập cao hơn?
- GV nhận xét chung.
- GV nhận xét chung, dặn dò HS.
- HS ghi vở.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Sách cung cấp thông tin, lượng tri thức về mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống, những điều bí ẩn mà mọi người chưa biết
- HS lần lượt trả lời: đọc sách trong giờ ra chơi, đọc sách 15 phút trước khi đi ngủ, đọc sách vào những ngày nghỉ
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS nghe, nắm được nội dung cần thảo luận: Nêu và viết nhanh vào bảng nhóm những việc em đã làm trong quá trình học trên lớp và tự học ở nhà: chú ý nghe giảng, hỏi lại thầy cô nếu chưa hiểu, về nhà xem lại các bài tập thầy cô đã hướng dẫn trên lớp, viết ra giấy những bài tập khó để hôm sau trao đổi cùng bạn bè
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận. GV cùng HS nhận xét, tìm ra cách học tập đạt hiệu quả mỗi ngày.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS lắng nghe và thực hiện.
V. Kết quả
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Soạn: 29/12 	 Dạy: Thứ tư ngày 3 tháng 12 năm 2015
TOÁN*
Ôn: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
I.Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư); giải bài toán bằng hai phép tính.
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư), vận dụng giải đúng bài toán về phép chia và tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ: HS nêu cách thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:
 2.2. Nội dung:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
357 : 5 977 : 3 795 : 7 
498 : 6 478 : 5 548 : 9
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào nháp, 4 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách thực hiện một số phép tính trong bài.
=> Củng cố cách thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
Bài 2: Trong 1 giờ, nếu đi xe đạp thì được quãng đường dài 12 km, nếu đi xe máy thì được quãng đường dài gấp 3 lần quãng đường đi xe đạp, nhưng nếu đi bộ thì được quãng đường bằng quãng đường đi xe máy. Hỏi trong 1 giờ đi bộ được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán. GV hướng dẫn HS làm bài:
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết trong 1 giờ đi xe máy được bao nhiêu ki-lô-mét ta làm thế nào?
+ Muốn biết trong 1 giờ đi bộ được bao nhiêu ki-lô-mét ta làm thế nào?
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 3: Ba bạn Đạt, Danh, Tâm có tất cả 246 con tem. Nếu Đạt cho Danh 5 con tem, Danh cho Tâm 13 con tem thì khi đó 3 bạn có số tem bằng nhau. Hỏi bạn Tâm có bao nhiêu con tem?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán. 
- HS nêu cách làm, làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. (Nếu HS làm bài chưa đúng, GV hướng dẫn HS làm lại vào vở).
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Khi 3 bạn có số tem bằng nhau thì mỗi bạn có bao nhiêu con tem?
+ Tìm số tem của Tâm lúc đầu bằng cách nào?
=> Củng cố bài toán về phép chia.
Bài 4: Có một sợi dây dài 144 cm. Bạn Mai cắt thành các đoạn bằng nhau, mỗi đoạn dài 9cm. Hỏi:
a) Có bao nhiêu đoạn như vậy?
b) Phải cần đến bao nhiêu nhát cắt?
- HS đọc đề bài, nêu cách làm. GV nhận xét, chốt các làm đúng. 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp. GV cùng HS nhận xét, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán về phép chia.	
3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 
TIẾNG VIỆT*
Ôn: So sánh; Giới thiệu hoạt động
I.Mục đích yêu cầu:
- Ôn tập về so sánh; giới thiệu hoạt động.
- HS nối đúng câu có hình ảnh so sánh, tìm được từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh; giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua.
- Giáo dục HS chăm chỉ, ý thức học tập tốt.
II.Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (BT1).
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 2. 1.Giới thiệu bài: 
 2. 2.Nội dung:
*Ôn: So sánh
Bài 1: Nối từng ô bến trái với ô bên phải thích hợp để có hình ảnh so sánh:
a. Những bông hoa mướp vàng tươi.
b. Cây gạo nở hoa đỏ rực.
c. Giọt sương
1. Như một tháp đèn khổng lồ
2. là nước mắt của lá sen.
3. như những đốm nắng.
- HS nêu yêu cầu bài, thảo luận nhóm đôi làm phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét, tuyên dương.
=> Củng cố về hình ảnh so sánh trong câu.
Bài 2: Tìm từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh:
a. Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con nhỏ.
b. Từ những ngôi nhà có người dậy sớm, khói bếp đã bay lên quện vào sương mai như nhữngmềm mại. Phía đông, mặt trời vẫn còn e ấp sau dãy núi toả những tia sáng như hình.lấp lánh. Nhìn ra xa, đồng lúa như một.xanh rờn, nhấp nhô theo làn gió.
- HS nêu yêu cầu bài, làm miệng.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét cụ thể về cách dùng từ của HS, chỉnh sửa.
+ Đặt câu có hình ảnh so sánh và xác định các sự vật được so sánh với nhau trong câu đó?
=> Củng cố hình ảnh so sánh trong câu.
* Ôn: Gới thiệu hoạt động
Bài 3: Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp.
Gợi ý:
a- Tổ em gồm có những bạn nào? Các bạn là người dân tộc nào?
b- Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?
c- Tháng vừa qua, các bạn làm được những việc gì tốt?
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài miệng theo cặp. Một số cặp lên thực hành giới thiệu trước lớp. GV cùng HS nhận xét, GV tuyên dương nhóm giới thiệu tốt, liên hệ.
=> Củng cố cách giới thiệu hoạt động.
3. Củng cố, dặn dò: + Đặt câu có hình ảnh so sánh?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_15_nam_hoc_201.doc