Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

- GV yêu cầu HS mở SGK trang 58, 60 đọc thầm bài.

- HS đọc cho nhau nghe theo nhóm đôi, nêu cách đọc. GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n; ch/ tr.

- Các nhóm HS tự trả lời câu hỏi SGK trang 58, 60.

- GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi SGK ở từng bài tập đọc.

+ Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật? Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau? Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào? Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng?

+ Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị của cuộc đua? Cuộc đua diễn ra như thế nào? Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?

- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.

=> Củng cố nội dung bài, liên hệ.

* Thi đọc bài và kể chuyện.

- GV nêu hình thức thi: HS bắt thăm phiếu, nêu tên đoạn, bài trong phiếu đã ghi. HS đọc bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương

+ Đối với HS đọc chậm, sai chỉ yêu cầu HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi.

+ Đối với HS đọc tốt HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi và nêu nội dung bài (hoặc đọc cả bài). GV cùng HS nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất lớp, tuyên dương.

 

doc 11 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Soạn: 28/2 	 Dạy: Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2016
TOÁN*
 Ôn bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- HS giải được bài toán liên quan đến rút về đơn vị, vận dụng được trong thực tế.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu bài tập (BT 1, 2)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
1. Bài cũ: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường giải theo mấy bước? Đặt đề toán thuộc dạng toán đó?
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Nhóm 1 làm bài 1, 2, 3. Các nhóm còn lại làm cả 4 bài.
Bài 1: Có 5 thùng như nhau đựng 145 lít dầu. Hỏi có 8 thùng như thế thì đựng được bao nhiêu lít dầu?
- HS đọc đề bài, HS tự tóm tắt, làm bài vào vở. GV chấm một số vở. 2 HS lên bảng tóm tắt, làm bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài: + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- HS nêu cách làm:
+ Tính số lít dầu mỗi thùng đựng được.
+ Tính số lít dầu 9 thùng đựng được.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài làm đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 2: Hùng có 6 hộp bi như nhau đựng tổng cộng 108 viên bi. Hùng cho bạn hết 4 hộp. Hỏi Hùng còn lại bao nhiêu viên bi?
- HS đọc bài, tóm tắt, làm vở, bảng lớp, giải thích cách làm:
+ Tính số viên bi trong một hộp
+ Tính số viên bi Hùng cho bạn
+ Tính số viên bi Hùng còn lại
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3: Dũng có 8 bó bút chì, mỗi bó có 9 cây. Sau đó Dũng chia số bút chì đó thành mỗi bó 6 cây. Hỏi số bó lúc sau hơn số bó lúc đầu là bao nhiêu bó?
- HS đọc đề bài, 2 HS lên bảng tóm tắt, làm bài. Cả lớp làm vào vở. 
- GV hướng dẫn HS còn lúng túng làm bài, HS nêu cách làm trước lớp:
+ Tính số cây bút chì
+ Tính số bó lúc sau. 
+ Tính số bó lúc sau hơn số bó lúc đầu.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 4: Một đội công nhân tham gia trồng rừng, biết 8 công nhân thì trồng được 40 cây. Nếu mỗi công nhân của đội trồng thêm được 2 cây thì cả đội trồng thêm được 238 cây. Hỏi thực sự đội công nhân đó trồng được bao nhiêu cây ? (Mỗi công nhân trồng được số cây bằng nhau)
- HS đọc đề bài, 2 HS lên bảng tóm tắt, làm bài. Cả lớp làm vào vở. 
- GV hướng dẫn HS: Để tìm được số cây mà đội đã trồng được thì phải biết đội công nhân đó có bao nhiêu người và mỗi người trồng được bao nhiêu cây.
+ Tính số cây mỗi công nhân trồng được: 40 :8
+ Nếu mỗi công nhân trồng thêm 2 cây thì mỗi người trồng được: 5 + 2 = 7 (cây)
+ Tính số công nhân tham gia trồng cây: 238 : 7 = 34 (công nhân)
+ Tính số cây thực tế mà đội trồng được: 5 x 34
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
3. Củng cố, dặn dò:
 + Nêu các bước giải dạng toán “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”? Đặt đề toán vận dụng dạng toán đó trong thực tế?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TIẾNG VIỆT*
Ôn các bài tập đọc, kể chuyện đã học tuần 25
I.Mục đích yêu cầu:
- Củng cố nội dung, cách đọc bài tập đọc đã học trong tuần 25: Hội vật; Hội đua voi ở Tây Nguyên; kể chuyện theo ý thích.
- HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc hay các bài tập đọc trên, trả lời được các câu hỏi trong bài, nêu được nội dung bài; có kĩ năng kể chuyện.
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt môn TV; HS yêu nghệ thuật.
II.Đồ dùng dạy học: phiếu ghi tên các đoạn đọc.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới:2. 1.Giới thiệu bài
 2. 2.Nội dung:
* Luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 25.
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 58, 60 đọc thầm bài.
- HS đọc cho nhau nghe theo nhóm đôi, nêu cách đọc. GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n; ch/ tr.
- Các nhóm HS tự trả lời câu hỏi SGK trang 58, 60.
- GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi SGK ở từng bài tập đọc.
+ Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật? Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau? Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào? Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng?
+ Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị của cuộc đua? Cuộc đua diễn ra như thế nào? Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, đáng yêu? 
- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.
=> Củng cố nội dung bài, liên hệ.
* Thi đọc bài và kể chuyện.
- GV nêu hình thức thi: HS bắt thăm phiếu, nêu tên đoạn, bài trong phiếu đã ghi. HS đọc bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương
+ Đối với HS đọc chậm, sai chỉ yêu cầu HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Đối với HS đọc tốt HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi và nêu nội dung bài (hoặc đọc cả bài). GV cùng HS nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất lớp, tuyên dương.
+ Thi kể chuyện:
- HS thi kể trước lớp theo các hình thức: Thi kể từng đoạn của câu chuyện hoặc thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn, GV chú ý sửa cử chỉ, động tác cho HS.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương những HS kể tốt.
3. Củng cố, dặn dò: + Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về Hội vật?, liên hệ.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
Vẽ tranh, làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ và cô (1 tiết)
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS biết cách vẽ tranh, làm bưu thiếp tặng bà, mẹ và cô.
- HS vẽ được bức tranh và làm được bưu thiếp tặng bà, mẹ và cô.
- Giáo dục HS lòng kính yêu và biết ơn bà, mẹ và cô.
II.Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động.
1.Nội dung: - Vẽ tranh, làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ và cô.
2.Hình thức: - Cá nhân, nhóm.
III.Chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị của GV: - Một số tranh vẽ, bưu thiếp về bà, mẹ và cô.
2. Chuẩn bị của HS: Giấy A4; chì màu, bút chì, tẩy; bìa cứng.
IV. Nội dung và phương pháp:
 Các bước 
 và nội dung
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài.
2. Thực hiện.
* Mục đích, ý nghĩa của ngày 8/3.
* Vẽ tranh, làm bưu thiếp tặng bà, mẹ và cô
* Hát về bà, mẹ và cô
3. Củng cố, dặn dò.
- GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi bảng.
- GV nêu mục đích, ý nghĩa của ngày 8/3.
- GV cho HS quan sát một số tranh, ảnh, bưu thiếp của HS trong năm trước.
- GV hướng dẫn HS cách vẽ tranh, cách làm bưu thiếp.
- GV theo dõi, nhắc nhở HS lựa chọn nội dung, sắp xếp hình vẽ, chọn màu, vẽ màu cho hợp lí. Đối với bưu thiếp giúp HS trang trí, ghi tình cảm của mình vào bưu thiếp.
- GV yêu cầu HS giới thiệu tranh vẽ, bưu thiếp trước lớp: tên tranh, nội dung tranh...
- Tuyên dương HS vẽ tranh, làm bưu thiếp đẹp, giới thiệu hay.
- GV nhận xét, liên hệ thực tế giáo dục HS
+ Để tỏ lòng kính yêu và nhớ ơn Bà, mẹ và cô các em cần làm gì?
- GV chia lớp thành các nhóm 6, tổ chức cho HS giao lưu hát các bài hát về Bà. Mẹ và cô
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, HS hát hay, biểu diễn đẹp, tự nhiên.
- GV nhận xét chung, dặn dò HS. 
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS nghe, nêu lại.
- HS quan sát, nhận xét về từng tranh vẽ: nội dung, bố cục, cách vẽ màu, nội dung, cách trang trí của từng bưu thiếp.
- HS lắng nghe, ghi nhớ cách vẽ tranh, cách làm bưu thiếp.
- HS thực hành vẽ tranh, làm bưu thiếp: mỗi HS tự chọn vẽ tranh hoặc làm một bưu thiếp.
- Một số HS gắn bảng bài vẽ, bưu thiếp của mình, trình bày trước lớp, thuyết minh sản phẩm của mình. HS khác nhận xét, đánh giá.
- HS tuyên dương bạn.
- Các nhóm suy nghĩ, lựa chọn bài hát theo yêu cầu; hát giao lưu với các nhóm trước lớp.
- HS nghe, có thể nêu câu hỏi để nhóm vừa hát trả lời: Bài hát do ai sáng tác? Nội dung bài hát nói về điều gì?
- HS bình chọn, tuyên dương nhóm, HS hát hay, biểu diễn đẹp.
- HS hát tập thể.
Kết quả:
Soạn: 28/2 	 	Dạy: Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2016
TOÁN*
Ôn tập về hình học
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách xác định điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng; cách xác định bán kính, đường kính của hình tròn; cách tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật.
- Rèn kĩ năng xác định đúng điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng và đường kính, bán kính của hình tròn; tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán; có ý thức tự học.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS nêu cách tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật.
2.Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1: Xác định điểm ở giữa, trung điểm của các đoạn thẳng trong hình vẽ sau:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS thảo luận theo nhóm đôi, cử đại diện trả lời câu hỏi.
- GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
=> Củng cố cách xác định điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
Bài 2: Vẽ hình tròn tâm O, đường kính AB, bán kính OM = 2cm. Độ dài đoạn thẳng OM như thế nào so với độ dài đoạn thẳng OA, OB, AB?
- HS nêu yêu cầu, làm bài tập vào vở. 1HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài, 
- HS nêu cách làm, chốt cách làm đúng.
=> Củng cố cách vẽ hình tròn có bán kính cho trước; cách xác định đường kính, bán kính của hình tròn.
Bài 3: Một bể bơi hình chữ nhật có cạnh dài 75 m, cạnh ngắn bằng cạnh dài. Tính chu vi bể bơi đó.
- HS đọc đề bài, 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. GV cùng HS chữa bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Tính cạnh ngắn làm thế nào? Tính chu vi làm thế nào?
=> Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật.
Bài 4: Một cái sân hình vuông có chu vi 120 m. Tính cạnh của cái sân đó.
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào phiếu bài tập. 1 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Tính cạnh hình vuông làm thế nào?
=> Củng cố cách tính độ dài cạnh khi biết chu vi hình vuông.
3.Củng cố, dặn dò: + Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông?, liên hệ. 
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Từ ngữ về lễ hội; dấu phẩy
I- Mục đích yêu cầu:
- Củng cố nghĩa của một số từ ngữ có tiếng lễ và tiếng hội; cách đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
- HS xếp được các từ ngữ chứa tiếng hội vào 2 nhóm thích hợp, điền được các từ ngữ chứa tiếng lễ thích hợp trong câu; đặt đúng dấu phẩy vào chỗ bộ phận chỉ nguyên nhân với các bộ phận khác trong câu.
- Giáo dục HS có ý thức tự học.
II- Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập (BT2).
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 
 2. 2. Nội dung:
* Từ ngữ về lễ hội	
Bài 1: Chọn các từ ngữ thích hợp (trong các từ: lễ chào cờ, lễ đài, lễ độ, lễ nghi) để điền vào chỗ trống:
Đoàn người diễu hành đi qua 
Đối với người lớn tuổi cần giữ 
Đám tang được tổ chức theo  đơn giản.
Thứ hai đầu tuần, trường em tổ chức 
 - HS làm bài cá nhân. Lớp làm phiếu bài tập, GV cùng HS nhận xét, HS đọc câu đã điền từ.
=> Củng cố từ ngữ về lễ hội.
Bài 2: Gạch dưới từ ngữ chỉ các nghi thức và hoạt động của hội Lim có trong đoạn văn sau:
	Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng, là một sinh hoạt văn hoá mang đậm chất trữ tình của người Kinh Bắc, gắn với những làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng. Người ta hát quan họ trên hội Lim, hát trong nhà và hát trên thuyền. Hội Lim cũng có đủ các phần từ lễ rước, lễ tế đến các trò chơi như đấu vật, đu tiên, đấu cờ.
- HS đọc yêu cầu, làm phiếu học tập, bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả.
=> Củng cố từ ngữ về lễ hội.
* Dấu phẩy
Bài 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
Vì chạy chơi ngoài nắng Long đã bị cảm sốt.
Do mất điện cuộc liên hoan văn nghệ trong hội vui đã phải kết thúc sớm.
Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo dạy thể dục đội bóng bàn lớp 3C đã giành được giải nhất.
- HS làm bài vở. 1 HS làm bài trên (BP). GV theo dõi, HS giải thích cách làm. 
- GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố cách đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (đặt dấu phẩy vào giữa bộ phận chỉ nguyên nhân với các bộ phận khác trong câu).
Bài 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu dùng dấu phẩy đúng:
a. Vào các dịp lễ hội, mọi nhà dân đều mở rộng đón khách tới tham dự cuộc thi.
b. Vào các dịp lễ hội mọi nhà, dân đều mở rộng đón khách tới tham dự cuộc thi.
c.Vào các dịp lễ hội mọi nhà dân, đều mở rộng đón khách tới tham dự cuộc thi.
- GV treo bảng phụ, HS đọc bài, nêu đáp án đúng, giải thích.
- GV nhận xét, chốt câu đúng.
=> Củng cố cách sử dụng dấu phẩy.
3. Củng cố, dặn dò: + Đặt câu có sử dụng dấu phẩy? 
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TIẾNG VIỆT* (Dạy 2D)
Đọc hiểu: Cá sấu sợ cá mập. Phân biệt n/l
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cách đọc và hiểu nội dung bài tập đọc: “ Cá sấu sợ cá mập ”; cách phân biệt âm đầu l/n.
- HS đọc to, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng; Trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc. Điền đúng âm đầu l/n trong đoạn văn.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý và biết bảo vệ các loài vật có ích.
II. Các hoạt động dạy chủ yếu:
1. Bài cũ: 
+ Nêu cách viết dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn?
2. Bài mới: 
 2.1. Giới thiệu bài:
 2.2. Nội dung:
* Đọc hiểu: Cá sấu sợ cá mập (SGK-T 74)
- GV đọc mẫu, HS theo dõi :
- HS đọc nối tiếp từng câu kết hợp chỉnh sửa cách phát âm; cách ngắt nghỉ, nhấn giọng.
- GV chia 3 đoạn, HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần. Lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó.
- 3HS thi đọc diễn cảm cả bài; GV nhận xét.
- GV đưa câu hỏi, HS trả lời.
a. Khách tắn biển lo lắng điều gì?
b. Ông chủ khách sạn nói gì ?
c. Vì sao ông chủ quả quyết như vậy?
d. Vì sao sau khi nghe giải thích xong, khách lại sợ hơn ?
- HS trả lời cá nhân câu a, b, c; câu d HS thảo luận nhóm đôi.
- GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng. HS nêu lại nội dung bài. GV liên hệ GD HS yêu quý, bảo vệ các con vật dưới nước; ý thức giữ vệ sinh môi trường.
=> Củng cố cách đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc.
* Phân biệt l/n: Điền l/n vào chỗ trống sao cho thích hợp:
	Những ngày hè ắng gắt trời đất ặng gió bạn hãy chịu khó ngồi yên ở một ơi khuất ẻo ào đó bên bờ suối ơi quê hương của hươu ai suống suối.
- HS đọc yêu cầu bài, làm vở, 1 HS làm bảng lớp 
- GV cùng HS chữa bài, HS giải thích cách điền âm đầu l/n.
- HS nêu nội dung đoạn văn, liên hệ.
- GV liên hệ GDHS bảo vệ loài vật trong môi trường thiên nhiên.
=> Củng cố cách điền âm đầu l/n trong đoạn văn.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu nội dung bài tập đọc vừa học? 
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Soạn: 1/3 	 	Dạy: Thứ sáu ngày 4 tháng 3 năm 2016
Toán* (Dạy 2D)
Ôn: Giờ, phút. Thực hành xem đồng hồ.
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố phép cộng, trừ, nhân, chia có đơn vị giờ, phút; cách xem giờ trên đồng hồ.
- HS thực hiện được phép cộng, trừ, nhân, chia có đơn vị giờ, phút; đọc đúng giờ trên đồng hồ, quay được kim đồng hồ theo giờ cho trước, giải bài toán có 1 phép nhân.
- Giáo dục HS tính tích cực tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Mô hình đồng hồ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Bài cũ: GV xoay kim đồng hồ, HS nêu giờ trong đồng hồ.
 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Nội dung: 
Bài 1: Tính ?
a. 18 giờ : 3	=	32 giờ : 4	=	
 3giờ x 6	=	4giờ x 8	=	
	 24giờ : 3	=	20giờ : 4	=	
 5 giờ x 7	=	45giờ : 5	=	
b. 35 giờ + 15 giờ = 	5giờ x 6 - 18 giờ	=
- HS đọc yêu cầu bài, làm vở. 2HS làm bảng lớp phần a. 1HS làm bảng phần b.
- GV cùng HS chữa bài, HS nêu cách làm.
=> Củng cố phép cộng, trừ, nhân, chia có đơn vị đo thời gian: giờ, phút
Bài 2: 
 a. Đọc giờ trên đồng hồ
- HS thực hiện theo nhóm 4, lần lượt từng HS trong nhóm quay kim đồng hồ, HS khác trả lời. GV quan sát, giúp đỡ các nhóm lúng túng.
b. Quay đồng hồ theo các giờ sau: 3 giờ 15 phú; 6 giờ 30 phút; 12 giờ 30 phút
	 16 giờ 30 phút; 20 giờ 15 phút; 24 giờ
- GV nêu giờ, HS thực hành trên mô hình đồng hồ. GV nhận xét, rút kinh nghiệm cho HS. HS đọc lại giờ trên đồng hồ đã quay.
- Một số HS tự quay kim đồng hồ, đọc giờ trên đồng hồ.
=> Củng cố cách xem đồng hồ.
Bài 3: Có một số cái kẹo chia đều cho 5 em, mỗi em được 6 chiếc kẹo. Hỏi có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo?
- HS đọc yêu cầu bài, tóm tắt bảng lớp: bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- 1HS làm bài giải bảng lớp. HS lớp giải vở. 
- GV lưu ý HS cách trình bày, chữa bài. HS nêu cách làm.
=> Củng cố cách giải bài toán có 1 phép nhân.
Bài 4: Điền giờ hoặc phút vào chỗ chấm thích hợp.
A. Mỗi ngày Phước ngủ khoảng 8 .
B. Em làm bài kiểm tra trong 35 
C. Hạnh đọc một trang báo trong 25 
C. Trinh đi tự nhà đến trường hết 20 
- HS đọc yêu cầu bài, thảo luận theo cặp, HS làm miệng tiếp sức. 
- GV cùng HS chữa bài, bổ sung. HS giải thích cách làm.
=> Củng cố cách ước lượng khoảng thời gian.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV nêu giờ, HS thực hành quay giờ trên mô hình đồng hồ. 
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_26_nam_hoc_201.doc