*Luyện kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật.
Đề bài: Hãy kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- HS đọc đề bài và các gợi ý trên bảng phụ (như SGK- 48)
- Em chọn về một buổi biểu diễn nghệ thuật nào? (HS có kể một buổi biểu diễn nghệ thuật được xem trên ti vi)
- HS luyện kể trong nhóm. Một số nhóm kể trước lớp.
- GV nhận xét cách dùng từ, đặt câu.
- HS viết đoạn văn ngắn (7- 10) câu kể về buổi biểu diễn nghệ thuật vào vở, đọc bài trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
=> Củng cố cách kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật.
* Ôn: Dấu chấm, dấu phẩy.
Bài 1: Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu sau:
Sân bóng là một khoảng đất hẹp mấp mô trước khu nhà tập thể tất cả các cầu thủ đều cởi trần, chân đất, đuổi theo quả bóng cao su bằng quả cam. Khung thành mỗi bên kà khoảng trống giữa hai chiếc dép.
- HS đọc đề bài, làm bài vào phiếu học tập. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài. HS giải thích cách điền dấu, đọc lại đoạn văn sau khi đã điền dấu đúng. Đoạn văn trên nói về điều gì?
TUẦN 28 Soạn: 13/3 Dạy: Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2016 TOÁN* Ôn các số có năm chữ số (tiếp) I- Mục tiêu bài dạy: - Củng cố đọc, viết, cách sắp xếp thứ tự các số có năm chữ số; giải bài toán có lời văn. - HS có kĩ năng sắp xếp thứ tự các số có năm chữ số, phân tích các số có năm chữ số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị; giải bài toán có lời văn. - Giáo dục HS chăm chỉ học tập, tích cực trồng và bảo vệ rừng. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS tự viết, đọc một số số có năm chữ số (23479-> 23500) - GV cùng HS nhận xét, bổ sung. 2.Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 2.2: Nội dung: Bài 1: Số? 32455, 32456, .., .., .., .. 72150, 72160, .., .., .., .. 40800, 40900, .., .., , .. - HS nêu yêu cầu bài. 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài. - GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng. HS nêu quy luật của từng dãy số. HS nêu các số vừa viết được. => Củng có về thứ tự các có năm chữ số. Bài 2: Viết các số sau thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị (theo mẫu) M: 30 450 = 30 000 + 400 + 50 46 700; 18 543; 56 000; 80 207 - HS nêu yêu cầu bài, làm bài tập vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. - GV cùng HS chữa bài, chốt bài làm đúng. => Củng cố về cách viết các số có năm chữ số thành tổng các chục nghìn, trăm, chục, đơn vị. Bài 3: Viết số tự nhiên bé nhất có: a/ Hai chữ số b/ Bốn chữ số c/ Sáu chữ số - HS đọc đề bài, 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vở. GV nhận xét một số bài; cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng. => Củng cố cách viết số. Bài 4: Viết số tự nhiên có 4 chữ số sao cho chữ số hàng trăm gấp đôi chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục gấp đôi chữ số hàng trăm, chữ số hàng đơn vị gấp đôi chữ số hàng chục. - HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng. => Củng cố cách tìm số với điều kiện cho trước. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc các số có năm chữ số, liên hệ. - GV nhận xét giờ học, dặn dò. TIẾNG VIỆT* Luyện kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật. Ôn: Dấu chấm, dấu phẩy I.Mục đích yêu cầu: - Củng cố cách kể về một buổi biẻu diễn nghệ thuật. Ôn dấu chấm, dấu phẩy. - HS viết được một đoạn văn ngắn kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật, điền đúng dấu phẩy trong đoạn văn. - HS chăm chỉ, tự giác học tập. II.Đồ dùng dạy học: tranh minh họa buổi biểu diễn nghệ thuật III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Nội dung: *Luyện kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật. Đề bài: Hãy kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. - HS đọc đề bài và các gợi ý trên bảng phụ (như SGK- 48) - Em chọn về một buổi biểu diễn nghệ thuật nào? (HS có kể một buổi biểu diễn nghệ thuật được xem trên ti vi) - HS luyện kể trong nhóm. Một số nhóm kể trước lớp. - GV nhận xét cách dùng từ, đặt câu. - HS viết đoạn văn ngắn (7- 10) câu kể về buổi biểu diễn nghệ thuật vào vở, đọc bài trước lớp. - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. => Củng cố cách kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật. * Ôn: Dấu chấm, dấu phẩy. Bài 1: Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu sau: Sân bóng là một khoảng đất hẹp mấp mô trước khu nhà tập thể tất cả các cầu thủ đều cởi trần, chân đất, đuổi theo quả bóng cao su bằng quả cam. Khung thành mỗi bên kà khoảng trống giữa hai chiếc dép. - HS đọc đề bài, làm bài vào phiếu học tập. 1 HS lên bảng làm bài. - GV cùng HS chữa bài. HS giải thích cách điền dấu, đọc lại đoạn văn sau khi đã điền dấu đúng. Đoạn văn trên nói về điều gì? => Củng cố cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn. Bài 2: Đặt dấu phẩy thích hợp trong mỗi câu sau: a/ Buổi sáng vì trời mưa mẹ và bé Lan phải đến trường bằng xe buýt. b/ Tối tối mẹ thường kể chuyện cho chúng tôi nghe. c/ Ngoài đường xe cộ vẫn đi lại tấp nập mặc dù cơn mưa đang nặng hạt dần. - HS đọc yêu cầu, làm vở nháp. + Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách bộ phận trả lời cho câu hỏi nào? => Củng cố cách điền dấu phẩy trong câu. 3.Củng cố, dặn dò: + Đặt câu có sử dụng dấu phẩy? - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. TOÁN* Luyện tập so sánh các số có năm chữ số. Ôn bài toán về dãy số I- Mục tiêu bài dạy: - Củng cố cách so sánh các số có năm chữ số; cách giải bài toán về dãy số. - Rèn kĩ năng so sánh các số có năm chữ số; tìm đúng số số hạng trong dãy số cho trước. - Giáo dục HS chăm chỉ học toán. II- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 1) III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Tìm một số biết nếu cộng thêm 1 vào số liền trước của số đó ta được số liền sau của số 9999? 2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 2. 2. Nội dung: Bài 1: Điền dấu >; <; = vào chỗ trống: 4689 .. 10 001 9999 .. 10 000 9 999 + 1 .. 10 000 83 728 .. 88 327 86574 .. 96574 66 646 .. 66 659 46 859 .. 50 000 78 933 .. 79 000 78 632 .. 77 999 88 659 .. 88 660 - HS nêu yêu cầu bài. 2 HS lên bảng làm bài, lớp phiếu học tập. GV theo dõi. GV cùng HS chữa bài. - HS nêu lại cách so sánh một số cặp số trong bài. => Củng cố cách so sánh các số có năm chữ số. Bài 2: Viết các số sau: 32654; 34625; 43256; 23456; 35462 Theo thứ tự từ bé đến lớn. Theo thứ tự từ lớn đến bé. - HS nêu yêu cầu, làm bài tập vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, GV cùng HS chữa bài. - HS đọc lại các số trong bài. => Củng cố cách sắp xếp các số theo thứ tự. Bài 3: Dãy số sau đây có bao nhiêu số hạng? 1, 6, 11, 16, 21, , 101 - HS đọc yêu cầu, nêu cách làm, làm nháp. GV theo dõi, hướng dẫn HS: + Hai số liên tiếp trong dãy cách nhau mấy đơn vị? (5 đơn vị) - GV cùng HS chốt đáp án. (101 – 1 ) : 5 +1 = 21 (số) => Củng cố cách giải bài toán về dãy số. Bài 4: Các số liên tiếp từ 73 đến 219 có bao nhiêu số chẵn? - HS đọc yêu cầu, làm nháp. - GV cùng HS chốt đáp án: Hai số liên tiếp trong dãy hơn kém nhau 1 đơn vị. + Từ 73 đến 219 có tất cả: (219 – 73) : 1 + 1 = 147 (số) + Dãy số từ 73 đến 219 bắt đầu là số lẻ và kết thúc là số lẻ nên số các số lẻ nhiều hơn số các số chẵn một số hạng. + Số các số chẵn trong dãy là: (147 – 1) : 2 = 73 (số) Bài 5: Cho dãy số 7, 8, 9, 10,77, 78. Em hãy tính xem trong dãy số có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ? - HS đọc đề bài, nêu cách làm. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp. GV cùng HS chữa bài, chốt lời giải đúng. + Trước hết cần tính xem trong dãy có bao nhiêu số hạng? (78 – 7 ) : 1 + 1 = 72 (số) + Dãy số bắt đầu là số lẻ và kết thúc là số chẵn nên các số các số chẵn bằng số các số lẻ và mỗi loại có: 72 : 2 = 36 (số) => Củng cố cách giải bài toán về dãy số. 3. Củng cố, dặn dò: + Nêu cách so sánh các số có năm chữ số? - GV nhận xét giờ học, dặn dò. Soạn: 13/3 Dạy: Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2016 TOÁN* Ôn: So sánh các số có năm chữ số. Giải bài toán bằng hai phép tính I- Mục tiêu bài dạy: - Củng cố cách so sánh các số có năm chữ số; cách giải bài toán bằng hai phép tính. - HS so sánh các số có năm chữ số; giải bài toán bằng hai phép tính. - Giáo dục HS chăm chỉ học toán. II- Đồ dùng dạy học: III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới. 2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 2. 2. Nội dung: * Ôn: So sánh các số có năm chữ số. Bài 1: Điền dấu >; <; = vào chỗ trống: 4608 4668 72 518 7 189 63 871 70 163 9 999 50000 46 859 .. 50 000 78 933 .. 79 000 - HS nêu yêu cầu bài. 2 HS lên bảng làm bài, lớp vở nháp. GV theo dõi. GV cùng HS chữa bài. - HS nêu lại cách so sánh một số cặp số trong bài. => Củng cố cách so sánh các số có năm chữ số. Bài 2: Viết các số sau: 20345; 20534; 58300; 53800; 60000 Theo thứ tự từ bé đến lớn. Theo thứ tự từ lớn đến bé. - HS nêu yêu cầu, làm bài tập vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, GV cùng HS chữa bài. - HS đọc lại các số trong bài. => Củng cố cách sắp xếp các số theo thứ tự. *Giải bài toán. Bài 3: Có các thùng chứa dầu bằng nhau, biết 6 thùng chứa được 4218 lít dầu. Hỏi 8 thùng như thế thì chứa được bao nhiêu lít dầu? - HS đọc đề bài, phân tích bài toán. - HS tự tóm tắt, làm bài vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài: + Muốn biết 8 thùng đựng được bao nhiêu lít dầu ta cần biết điều gì? + Cần tìm một thùng có bao nhiêu lít? + Biết 6 thùng đựng được 4218 lít dầu, có tìm được 8 thùng đựng được bao nhiêu lít dầu không? Làm phép tính gì? - GV thu một số vở, nhận xét; chữa bài trên bảng lớp, chốt lời giải đúng. => Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Bài 4: Có 9 thùng dầu, mỗi thùng có 12 lít. Nếu lấy số dầu trên chia đều vào các thùng 4 lít thì được bao nhiêu thùng? - HS đọc đề bài, nêu cách làm. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp. GV chấm bài, cùng HS chữa bài, chốt lời giải đúng. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Tìm số dầu 9 thùng, tìm số dầu đó đổ được bao nhiêu thùng? => Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.. 3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách tính bài toán liên quan đến rút về đơn vị?, liên hệ. - GV nhận xét giờ học, dặn dò. TIẾNG VIỆT* Ôn bài tập đọc, kể chuyện đã học trong tuần 28 I.Mục đích yêu cầu: - Củng cố nội dung, cách đọc bài tập đọc đã học trong tuần 28: Cuộc chạy đua trong rừng; Cùng vui chơi, kể chuyện theo ý thích. - HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc hay các bài tập đọc trên, trả lời được các câu hỏi trong bài, nêu được nội dung bài; có kĩ năng kể chuyện. - Giáo dục HS có ý thức học tập tốt môn TV; HS yêu nghệ thuật. II.Đồ dùng dạy học: phiếu ghi tên các đoạn đọc. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới 2. Bài mới:2. 1.Giới thiệu bài 2. 2.Nội dung: * Luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 28. - GV yêu cầu HS mở SGK trang 81, 84 đọc thầm bài. - HS đọc cho nhau nghe theo nhóm đôi, nêu cách đọc. GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n; ch/ tr. - Các nhóm HS tự trả lời câu hỏi SGK trang 81, 84. + Ngựa Con chuẩn bị tham gia hội thi như thế nào? Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì? Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi? + Ngựa Con rút ra bài học gì? + Bài thư tả hoạt động gì của học sinh? Học chơi vui và khéo léo như thế nào? + Vì sao nói "Chơi vui học càng vui"? - HS nêu thắc mắc trước lớp về cách đọc, nội dung các bài tập đọc trong tuần. - GV cùng HS giải đáp thắc mắc. - HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài. => Củng cố nội dung bài, liên hệ. * Thi đọc bài và kể chuyện. - GV nêu hình thức thi: HS bắt thăm phiếu, nêu tên đoạn, bài trong phiếu đã ghi. HS đọc bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. + Đối với HS đọc chậm, sai chỉ yêu cầu HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi. + Đối với HS đọc tốt HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi và nêu nội dung bài (hoặc đọc cả bài). GV cùng HS nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất lớp, tuyên dương. + Thi kể chuyện: - HS thi kể trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương những HS kể tốt. 3. Củng cố, dặn dò: + Em đã học tập được điều gì từ Ngựa Con? - GV nhận xét giờ học, dặn dò. TIẾNG VIỆT* (Dạy 2D) Ôn: Đặt và trả lời câu hỏi “Để làm gì?”; Phân biệt x/s I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi “Để làm gì?”. Phân biệt âm đầu s/x. - HS đặt và trả lời được các câu hỏi có cụm từ “để làm gì”; điền đúng âm đầu x/s vào chỗ chấm. - Giáo dục HS ý thức trồng, chăm sóc, bảo vệ cây cối. II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp trong bài ôn. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Nội dung: * Ôn: Đặt và trả lời câu hỏi “Để làm gì?”. Bài 1: Trả lời từng câu hỏi dưới đây: a. Người ta trồng cây để làm gì? b. Bạn nhỏ vun gốc cho cây để làm gì? c. Ông bạn ươm cây, chiết cây để làm gì? - HS nêu yêu cầu, làm vở; 3 HS làm bảng lớp. - GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng. + Câu hỏi “Để làm gì” hỏi về điều gì? (tác dụng, mục đích của vật, sự việc nào đó) => Củng cố cách trả lời câu hỏi Để làm gì?. Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân: a. Tưới cây làm cho cây tươi tốt. b. Bắt sâu để cây lớn nhanh, không bị sâu bệnh. c. Ông trồng cây để sau này các cháu có quả ăn. - Thục hiện tương tự bài tập 1 + Khi viết câu hỏi em cần chú ý viết dấu câu gì? => Củng cố cách đặt dạng câu hỏi “Để làm gì” * Ôn: Phân biệt s/x Bài 3: Điền x hay s? Bầu trời ...ám ịt như ...à uống ...át tận chân trời.Đột nhiên trận mưa ầm ...ập đổ uống, gõ lên mái tôn loảng ...oảng. Nước mưa ...ủi bọt, cuốn qua mảnh ân ...i măng thành dòng đục ngầu. - HS nêu yêu cầu, làm vở; 1 HS làm bảng lớp. - GV – HS nhận xét, chữa bài: + Tìm tiếng bắt đầu bằng s/x? 3. Củng cố, dặn dò: + 2HS hỏi – đáp về câu hỏi “Để làm gì?” - GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò. Soạn: 15/3 Dạy: Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2016 TOÁN* (Dạy 2D) Ôn: So sánh các số tròn trăm I. Mục tiêu bài dạy: - Củng cố cách so sánh các số trong trăm. - HS so sánh đúng các số tròn trăm ; điền đúng thứ tự các số trong trăm. - Phát triển tư duy toán học, ham học toán của HS. II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Bài cũ: - 2HS đọc, viết các số tròn trăm. - 1HS nêu cách viết các số tròn chục từ 110 đến 200: 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Nội dung Bài 1: a. Xếp các số sau theo trật tự từ bé đến lớn: 1000; 300; 900; 100; 200; 400; 700; 500; 600; 800. - HS nêu yêu cầu bài, làm vở; 1HS làm bảng lớp. ( Nếu HS làm bài chưa đúng, GV hướng dẫn HS cách làm.) - GV chữa bài, nhận xét. + Muốn sắp xếp được thứ tự các số tròn trăm em cần phải làm gì? + Nêu cách so sánh các số trong trăm? b. Đọc các số sau: 100 : .. 109: .. 500: 110: .. 104: 1000: .. - HS nêu yêu cầu, làm vở; 2HS làm bảng lớp; GV chữa bài, HS nêu cách làm. + Khi chữ số 0 đứng ở hàng chục ta đọc là gì? => Củng cố cách đọc, so sánh các số tròn trăm và các số có 3 chữ số. Bài 2: a) Số tròn trăm nhỏ nhất là : . b) Số tròn trăm lớn nhất và nhỏ hơn 1000 là : c) Số tròn trăm lớn hơn 500 và nhỏ hơn 1000 là: . - HS nêu yêu cầu, làm bảng con, nêu miệng. - GV nhận xét, chữa bài. => Củng cố về các số tròn trăm Bài 3: Điền dấu >/</= 100 200 x 0 400 – 1 500 : 1 300 + 1 400 - 1 200 x 1 300 500 : 1 500 x 0 600 : 1 800 – 700 - HS nêu yêu cầu, làm bảng con theo dãy, 3HS đại diện 3 dãy làm bài. - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh, đúng. => Củng cố cách so sánh các số trong trăm. 3. Củng cố, dặn dò: + Viết các số trong trăm từ 100 đến 1000? - GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò.
Tài liệu đính kèm: