Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mình đỏ như lửa
Bụng chứa nước đầy
Tôi chạy như bay
Hét vang đường phố
Nhà nào bốc lửa
Tôi dập liền tay
Ai gọi cứu hoả
Có ngay! Có ngay!
Bài thơ viết về sự vật gì? Sự vật ấy tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
- HS đọc đề bài, trao đổi theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến, GV cùng các HS khác nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
- HS đọc lại các câu đã trả lời đúng.
+ Trong đoạn văn có những cách nhân hóa nào? Cách nhân hóa đó có tác dụng gì?
=> Củng cố về nhân hoá, các cách nhân hoá.
Bài 2: Dựa vào ý của các câu văn sau, hãy viết thành 1 -2 câu có dùng biện pháp nhân hoá bằng cách để cho các sự vật tự xưng như người:
Mẫu: Bạn Nam đang kẻ những hình ngoằn ngoèo trên tờ giấy trắng.
Tôi là cậu bé giấy trắng. Bạn Nam đang kẻ những hình ngoằn ngoèo lên người tôi.
a/ Gà mái cùng với đàn gà con đang lang thang trong vườn, vừa đi gà mái vừa canh chừng bọn diều quạ trên cao.
TUẦN 29 Soạn: 20/3 Dạy: Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2016 TIẾNG VIỆT* Ôn tập về nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? I- Mục đích yêu cầu: - Củng cố biện pháp tu từ nhân hoá; ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?. - HS tìm đúng các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa, các cách nhân hoá trong đoạn văn; tìm đúng bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì? - Giáo dục HS chăm chỉ, có ý thức tự học. II- Đồ dùng dạy học: phiếu bài tập 3. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới 2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 2. 2. Nội dung: Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy Tôi chạy như bay Hét vang đường phố Nhà nào bốc lửa Tôi dập liền tay Ai gọi cứu hoả Có ngay! Có ngay! Bài thơ viết về sự vật gì? Sự vật ấy tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì? - HS đọc đề bài, trao đổi theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi. - HS phát biểu ý kiến, GV cùng các HS khác nhận xét, chốt câu trả lời đúng. - HS đọc lại các câu đã trả lời đúng. + Trong đoạn văn có những cách nhân hóa nào? Cách nhân hóa đó có tác dụng gì? => Củng cố về nhân hoá, các cách nhân hoá. Bài 2: Dựa vào ý của các câu văn sau, hãy viết thành 1 -2 câu có dùng biện pháp nhân hoá bằng cách để cho các sự vật tự xưng như người: Mẫu: Bạn Nam đang kẻ những hình ngoằn ngoèo trên tờ giấy trắng. Tôi là cậu bé giấy trắng. Bạn Nam đang kẻ những hình ngoằn ngoèo lên người tôi. a/ Gà mái cùng với đàn gà con đang lang thang trong vườn, vừa đi gà mái vừa canh chừng bọn diều quạ trên cao. b/ Mèo con đang thích thú nằm sưởi nắng giữa sân. c/ Trống trường cất tiếng giòn giã chào đón các bạn học sinh vào năm học mới. - HS đọc bài, làm vở, bảng lớp. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. => Củng cố biện pháp tu từ nhân hoá. Bài 3: Tìm và ghi lại bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì? a. Năm 1948, bác sĩ Đặng Văn Ngữ rời Nhật Bản về nước để tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. b. Người ta chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao gần đấy để xem cho rõ. c. Đội đồng diễn thể dục đang tích cực tập luyện để chuẩn bị trình diễn ở Hội khỏe Phù Đổng. d. Hai chị em Hương ăn cơm sớm để đi xem đấu vật. - HS nêu yêu cầu bài, làm bài tập vào vở. 1HS lên bảng làm bài. GV theo dõi. - GV cùng HS chữa bài, chốt bài làm đúng. + Bộ phận nào trả lời câu hỏi Để làm gì? + Đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì? vừa tìm được. => Củng cố cách xác định bộ phận câu Để làm gì? 3. Củng cố, dặn dò: + HS đặt câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa, liên hệ. - GV nhận xét giờ học, dặn dò. TOÁN* Ôn: Diện tích hình chữ nhật I- Mục tiêu bài dạy: - Củng cố cách cách tính diện tích hình chữ nhật. - HS làm đúng các bài toán liên quan đến diện tích hình chữ nhật. - Giáo dục HS yêu thích học toán. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới 2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 2. 2. Nội dung: Bài 1: Một hình chữ nhật có chiều dài 16 cm, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó. - HS đọc đề bài, HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. - GV cùng HS chữa bài trên bảng lớp. + Bài toán thuộc dạng toán nào? + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Muốn tính diện tích hình chữ nhật đó ta cần biết điều gì? + Biết chiều rộng bằng chiều dài, có tìm được chiều rộng không? Làm thế nào? => Củng cố cách giải bài toán liên quan đến diện tích hình chữ nhật. Bài 2: Một hình chữ nhật có chiều rộng 6cm, chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó? - HS nêu yêu cầu, làm vở, bảng lớp, nêu cách làm. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. + Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật? => Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật. Bài 3: Hình chữ nhật có chu vi bằng 64 cm, chiều dài 8 cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó. - HS đọc đề bài, 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp. GV nhận xét, chốt cách giải đúng: + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Tính nửa chu vi. + Tính chiều rộng của hình chữ nhật. + Tính diện tích hình chữ nhật. => Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật. Bài 4: Cho một hình chữ nhật, nếu ta tăng chiều rộng 2cm và giảm chiều dài 2cm thì được một hình vuông có chu vi là 40cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó? - HS đọc bài, tóm tắt, làm nháp. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. + Tìm cạnh hình vuông (40 : 4) + Tìm chiều dài hình chữ nhật (10 + 2) + Tìm chiều rộng hình chữ nhật (10 - 2) + Tính diện tích hình chữ nhật. 3. Củng cố, dặn dò: + Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật? - GV nhận xét giờ học, dặn dò. TIẾNG VIỆT * Ôn các bài tập đọc tuần 29. Kể lại trận thi đấu thể thao I.Mục đích yêu cầu: - Củng cố nội dung, cách đọc bài tập đọc đã học trong tuần 29, cách kể lại trận thi đấu thể thao. - HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc hay các bài tập đọc trên, trả lời được các câu hỏi trong bài, nêu được nội dung bài; kể lại được trận thi đấu thể thao. - Giáo dục HS có ý thức học tập tốt môn TV; HS yêu nghệ thuật. II.Đồ dùng dạy học: tranh ảnh về thể thao. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới 2. Bài mới:2. 1.Giới thiệu bài 2. 2.Nội dung: * Luyện đọc các bài tập đọc tuần 29. - GV yêu cầu HS mở SGK đọc thầm bài Buổi học thể dục và bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. - HS đọc cho nhau nghe theo nhóm, nêu cách đọc. GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n; ch/ tr. + Nhóm 1: Đọc đoạn 1, 2 bài Buổi học thể dục + Nhóm 2: Đọc đoạn 3, 4 bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục + Nhóm 3: Đọc cả bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. + Nhóm 4: Đọc diễn cảm toàn bài Buổi học thể dục. - Các nhóm HS tự trả lời câu hỏi liên quan đoạn, bài. - GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi SGK ở từng bài tập đọc. - Các nhóm lên thi đọc trước lớp, các nhóm tự đặt câu hỏi cho bạn, nhận xét. - HS nêu nội dung từng bài, liên hệ. => Củng cố nội dung bài, liên hệ. * Kể lại trận thi đấu thể thao Đề bài: Hãy kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem hoặc được nghe tường thuật. Gợi ý: + Trận đấu dó là môn thể thao nào? + Em đã tham gia hay chỉ xem thi đấu? Em xem cùng với ai? + Trận thi đấu được tổ chức ở đâu? Khi nào? Giữa đội nào với đội nào? + Diễn biến của cuộc thi đấu như thế nào? Các cổ động viên đã cổ vũ ra sao? + Kết quả của cuộc thi đấu thế nào? - HS đọc đề bài và các gợi ý (BP). - HS tập kể theo nhóm đôi. Một số HS lên kể trước lớp. - GV- HS nhận xét, tuyên dương HS kể đúng, kể hay; giọng kể hấp dẫn. => Củng cố cách kể về một trận thi đấu thể thao. 3. Củng cố, dặn dò: + HS kể lại buổi thi đấu thể thao, liên hệ. - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. Soạn: 20/3 Dạy: Thứ năm ngày 24 tháng 3 năm 2016 TOÁN* Ôn: Diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông I- Mục tiêu bài dạy: - Củng cố cách cách tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông. - HS làm đúng các bài toán liên quan đến diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông. - Giáo dục HS yêu thích học toán. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới 2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 2. 2. Nội dung: Bài 1 : Tính diện tích hình chữ nhật biết chu vi hình chữ nhật là 60cm; chiều dài bằng chu vi. - HS đọc đề bài, làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. - GV cùng HS chữa bài trên bảng lớp. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Muốn tính diện tích hình chữ nhật đó ta cần biết điều gì? => Củng cố cách giải bài toán liên quan đến diện tích hình chữ nhật. Bài 2: Một hình chữ nhật có diện tích 96cm2, có chiều rộng bằng 8cm. Hãy tính chu vi của hình chữ nhật đó? - HS nêu yêu cầu, làm vở, bảng lớp, nêu cách làm. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. + Biết diện tích hình chữ nhật và chiều rộng tìm chiều dài bằng cách nào? + Nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật? => Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. Bài 3: Có một cái sân hình vuông có chu vi 20m, người ta mở rộng sân về phía bên phải thêm 2cm. Tìm chu vi sân sau khi mở rộng? - HS đọc đề bài, 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp. GV nhận xét, chốt cách giải đúng: + Tính cạnh của sân sau khi mở rộng (20:4) + Sau khi mở rộng, sân là hình chữ nhật có chiều rộng bằng bao nhiêu, chiều dài bằng bao nhiêu + Tính chu vi của sân sau khi mở rộng. => Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật. Bài 4: Cho một hình vuông, nếu mở rộng hình vuông đó thêm 5m về phía bên phải thì diện tích tăng thêm 35cm2. Tính diện tích hình vuông đã cho. - HS đọc bài, tóm tắt, làm nháp. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. + Sau khi mở rộng hình vuông trở thành hình gì? 3. Củng cố, dặn dò: + Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông? - GV nhận xét giờ học, dặn dò. TIẾNG VIỆT* Ôn: Từ ngữ về Thể thao. Viết về một trận thi đấu thể thao I- Mục đích yêu cầu: - Củng cố vốn từ ngữ về Thể thao; HS viết về một trận thi đấu thể thao. - HS tìm được từ không phải là tên gọi của một môn thể thao trong dãy từ; viết đúng tên những địa điểm diễn ra các hoạt động thi đấu thể thao; viết được một trận thi đấu thể thao. - Giáo dục HS chăm chỉ, có ý thức tự học. II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về trận thi đấu thể thao. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2. 2. Nội dung: * Ôn: Từ ngữ về thể thao. Bài 1: Gạch bỏ 3 từ không phải là tên gọi của một môn thể thao trong dãy từ sau: Nhảy cao, nhảy sào, lướt ván, đi bộ, bơi lội, cờ vua, đua xe đạp, nhảy xa, đấu kiếm, đấm bốc, bóng chày, ném đĩa, cử tạ, bóng rổ, bóng chuyền, ném lao, cây sào. - HS nêu yêu cầu bài. HS trao đổi bài theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. (đi bộ, trường đấu, cây sào) - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. - GV giải thích thêm về một số môn thể thao bằng lời mô tả hoặc tranh ảnh. => Củng cố từ ngữ về thể thao. Bài 2: Viết tiếp vào chỗ trống tên những địa điểm diễn ra các hoạt động thi đấu thể thao: sân vận động, nhà thi đấu,. - HS đọc đề bài, làm bài. 1 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng, ghi bảng. HS đọc lại. (sàn đấu, bể bơi, võ đài, đường đua => Củng cố từ ngữ về địa điểm diễn ra các hoạt động thi đấu thể thao. * Viết về một trận thi đấu thể thao Đề bài: Hãy kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem hoặc được nghe tường thuật. Gợi ý: + Trận đấu đó là môn thể thao nào? + Em đã tham gia hay chỉ xem thi đấu? Em xem cùng với ai? + Trận thi đấu được tổ chức ở đâu? Khi nào? Giữa đội nào với đội nào? + Diễn biến của cuộc thi đấu như thế nào? Các cổ động viên đã cổ vũ ra sao? + Kết quả của cuộc thi đấu thế nào? - HS đọc đề bài và các gợi ý (BP). HS kể theo nhóm đôi. HS lên kể trước lớp. - HS thực hành viết bài vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ HS. - GV – HS nhận xét, tuyên dương HS viết tốt. => Củng cố cách viết về một trận thi đấu thể thao. 3. Củng cố, dặn dò: + HS đọc lại bài viết về trận thi đấu thể thao, liên hệ. - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. TIẾNG VIỆT* (Dạy 2D) Ôn: Từ ngữ về cây cối. Tả ngắn về cây cối I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố vốn từ ngữ về cây cối; tả ngắn về cây cối. - HS nêu được một số từ ngữ về bộ phận của cây; viết được một đoạn văn ngắn (từ 5 câu trở lên) nói về một loài hoa (quả) mà em thích. - Giáo dục HS ý thức trồng, chăm sóc, bảo vệ cây cối. II. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh, ảnh một số loài hoa, quả. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS kể tên một số cây ăn quả, cây hoa mà em biết; nêu các bộ phận của một cây ăn quả. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Nội dung: * Ôn: Từ ngữ về cây cối. Bài 1: Viết những từ có thể dùng để tả bộ phận sau của cây: - Hoa: - Quả:. - HS thảo luận nhóm 4, thi tìm từ nhanh trên bảng phụ - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. GV – HS nhận xét, chốt từ đúng, bổ sung. - HS đọc lại các từ tìm được, đặt câu có từ đó. => Củng cố vốn từ ngữ tả bộ phận của cây. * Tả ngắn về cây cối: Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 câu trở lên) nói về một loài hoa (quả) mà em thích. Gợi ý: + Đó là loài hoa (quả) gì? + Màu sắc, hình dạng của hoa (quả) đó có gì đặc biệt? + Hương vị của loài hoa (quả) đó như thế nào? - GV đưa tranh, ảnh về một số loại hoa, quả. HS nêu tên gọi của loài hoa, quả trong tranh. - HS kể thêm về các loài hoa, quả khác mà em biết. - HS đọc đề bài BT2, nêu tên loài hoa (quả) sẽ kể. - GV hướng dẫn HS dựa vào BT1 để lựa chọn từ ngữ phù hợp khi tả về hình dạng, màu sắc, mùi vị của loài hoa (quả) muốn kể; vận dụng cách nói so sánh cho lời kể thêm sinh động, hấp dẫn. - 1 HS lên kể trước lớp. GV – HS nhận xét, góp ý. - HS viết bài vào vở, bảng phụ. GV hướng dẫn HS làm bài; nhận xét một số bài; tuyên dương. - HS đọc bài viết trên bảng phụ. Cả lớp nghe, nhận xét, góp ý. => Củng cố cách viết một đoạn văn ngắn nói về một loài hoa (quả). 3. Củng cố, dặn dò: + Cây cối có ích lợi gì? Để cây cối phát triển tốt, em cần phải làm gì? - GV hệ thống bài, liên hệ; nhận xét giờ học, dặn dò HS. Soạn: 22/3 Dạy: Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2016 TOÁN* (Dạy 2D) Ôn: So sánh các số có ba chữ số I. Mục tiêu bài dạy: - Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. - HS so sánh được các số có ba chữ số; viết được thứ tự các số có ba chữ số. - Giáo dục HS ý thức tự giác học tập. II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS viết bảng con hai số có ba chữ số, so sánh. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Nội dung Bài 1: Điền dấu >; <; = thích hợp vào chỗ chấm: 543 345 435 534 817 718 367 ... 278 278 ... 280 800 ... 798 310 ... 357 823 ... 820 589 ... 589 988 ... 1000 796 ... 769 104 ... 140 - HS làm bài vào vở, bảng lớp; nêu cách so sánh các số có ba chữ số. => Củng cố cách so sánh các số có ba chữ số. Bài 2: a. Viết các số sau: 345; 259; 411; 703 theo thứ tự từ lớn đến bé. b. Tìm số lớn nhất trong các số sau: 246; 426; 264; 642; 462; 624. - HS làm bài vào vở, bảng lớp; giải thích cách làm bài. + Muốn sắp xếp theo thứ tự đúng cần làm gì? + Tìm số lớn nhất trong các số đã cho bằng cách nào? => Củng cố cách so sánh các số có ba chữ số. Bài 3: Cho 3 chữ số 2 ; 5 ; 6 hãy viết các số có ba chữ số mà trong mỗi số đó không có chữ số giống nhau? - HS nêu yêu cầu, làm vở, bảng lớp; giải thích cách làm. - GV cùng HS chữa bài, tuyên dương. => Củng cố cách viết số có ba chữ số từ các số cho trước. Bài 4: Tìm số có 3 chữ số, biết chữ số hàng trăm là 1, chữ số hàng chục hơn chữ số hàng trăm 2 đơn vị nhưng kém chữ số hàng đơn vị 3 đơn vị. - Thực hiện tương tự bài 3. => Củng cố về số có ba chữ số. 3. Củng cố - dặn dò: + HS nêu cách so sánh các số có ba chữ số. - GV hệ thống bài; nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Tài liệu đính kèm: