Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo thành đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hoá:

 Cây xà cừ ., . cứ đứng bên đường. Nó ., , không ., không Nó , không tới ai nên cũng ai để ý đến nó.

(để ý, lẫm lỡ, rắn rỏi, lực lưỡng, hồi hộp, chờ đợi, trung kiên, bền bỉ, bình thản)

- HS nêu yêu cầu bài.

- HS thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi; đại diện nhóm phát biểu ý kiến.

- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng. GV liên hệ giáo dục HS.

=> Củng cố về phép nhân hoá, các cách nhân hoá.

Bài 2: Sử dụng biện pháp nhân hoá để viết lại các câu sau cho sinh động hơn:

a/ Cây hồng nhung đón ánh mặt trời.

b/ Mỗi khi làn gió xuân thoảng qua, cây cối trong vườn lại đung đưa.

c/ Chim hót trong vườn lá.

- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vở.

- HS phát biểu ý kiến. GV cùng HS nhhận xét, chốt đáp án đúng.

VD: a/ Những bông hồng nhung mỉm cười chào đón ánh mặt trời.

b/ Nàng gió dịu dàng thoảng qua, cây cối lao xao chào đón.

c/ Chim chóc líu lo ca hát trong vòm lá.

- GV liên hệ giáo dục HS.

=> Củng cố cách viết câu có sử dụng phép nhân hoá.

 

doc 9 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Soạn: 24/4 	 Dạy: Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2016
TOÁN*
Ôn tập về đơn vị đo độ dài. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài; cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- HS nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Giáo dục HS chăm chỉ, tự giác học bài.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 1)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
* Ôn: Bảng đơn vị đo độ dài.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 7m 8cm = . cm 8dm 5mm = .. mm
 4dm 9cm = cm 6cm 3mm = .......mm
- HS nêu yêu cầu bài. 1HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học. GV nhận xét, ghi bảng. HS nhắc lại. 
- HS làm bài tập vào phiếu học tập. 2 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. GV cùng HS chữa bài. HS giải thích cách điền số.
=> Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
Bài 2: Tính
15km x 5 = 	150m + 73m = 
372m – 147m = 	160m : 8 = 
27km + 15km = 	12cm + 15cm + 18cm = 
- HS nêu yêu cầu, nêu cách tính. 
- HS làm bài tập vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, nhận xét bài làm của HS vào vở: nhận xét về cách trình bày bài, đáp án.........Nếu HS làm chưa đúng, GV yêu cầu HS làm lại và nêu lại cách làm.
- GV cùng HS chữa bài, giải thích cách làm.
=> Củng cố các phép tính với đơn vị đo độ dài.
* Ôn: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3: 120 quả cam được đựng đều trong 4 giỏ. Hỏi 5 giỏ như thế có bao nhiêu quả cam?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS làm bài:
+ Muốn biết 5 giỏ như thế có bao nhiêu quả cam ta cần biết điều gì?
+ Biết 120 quả cam đựng đều trong 4 giỏ, ta có tìm được một giỏ có bao nhiêu quả không? Làm phép tính gì?
- HS làm bài tập vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài, nhận xét bài làm của HS vào vở: cách trình bày bài, đáp án...
- GV cùng HS chữa bài.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 4: Có 72 kg gạo được đựng đều trong 8 bao. Hỏi có 45 kg gạo được đựng đều trong bao nhiêu bao như thế?
- HS đọc đề bài, nêu các tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS làm bài:
+ Muốn tính 45 kg gạo được đựng đều trong bao nhiêu bao ta cần biết điều gì?
+ Biết Biết 72 kg gạo đựng đều trong 8 bao, ta có tìm được một bao có bao nhiêu ki-lô-gam gạo không? Làm như thế nào?
- HS làm bài trên bảng lớp, lớp làm nháp. GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 5: Hùng có 9 túi kẹo, Hùng cho bạn 27 viên kẹo thì còn lại 6 túi. Hỏi Hùng có tất cả bao nhiêu viên kẹo?
- HS đọc yêu cầu, làm nháp, bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
+ Tìm số túi kẹo Hùng cho bạn.
+ Tìm số viên kẹo có trong một túi.
+ Tìm tất cả số viên kẹo của Hùng.
=> Củng cố bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị? 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò.
 TIẾNG VIỆT*
Ôn: Nhân hoá. Phân biệt s/x
I- Mục đích yêu cầu:
- Củng cố về nhân hoá, các cách nhân hoá. Phân biệt s/x.
- HS nhận biết đúng sự vật được nhân hoá, các cách nhân hoá; viết được câu có sử dụng phép nhân hoá; tìm đúng từ ngữ viết sai chính tả và sửa lại.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập; có phương pháp tự học.
II- Đồ dùng dạy học: 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo thành đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hoá:
 Cây xà cừ., . cứ đứng bên đường. Nó.., , không., không Nó , không tới ai nên cũng ai để ý đến nó.
(để ý, lẫm lỡ, rắn rỏi, lực lưỡng, hồi hộp, chờ đợi, trung kiên, bền bỉ, bình thản)
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi; đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng. GV liên hệ giáo dục HS.
=> Củng cố về phép nhân hoá, các cách nhân hoá.
Bài 2: Sử dụng biện pháp nhân hoá để viết lại các câu sau cho sinh động hơn:
a/ Cây hồng nhung đón ánh mặt trời.
b/ Mỗi khi làn gió xuân thoảng qua, cây cối trong vườn lại đung đưa.
c/ Chim hót trong vườn lá.
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vở.
- HS phát biểu ý kiến. GV cùng HS nhhận xét, chốt đáp án đúng. 
VD: a/ Những bông hồng nhung mỉm cười chào đón ánh mặt trời.
b/ Nàng gió dịu dàng thoảng qua, cây cối lao xao chào đón.
c/ Chim chóc líu lo ca hát trong vòm lá.
- GV liên hệ giáo dục HS.
=> Củng cố cách viết câu có sử dụng phép nhân hoá.
Bài 3: Gạch dưới những từ ngữ cho biết Ngỗng và Vịt được nhân hoá trong bài thơ sau:
 Ngỗng không chịu học Cứ giả đọc nhẩm
 Khoe biết chữ rồi Làm vịt phì cười
 Vịt đưa sách ngược Vịt khuyên một hồi
 Ngỗng cứ tưởng xuôi - Ngỗng ơi! Học Học!
 Phạm Hổ
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào phiếu học tập.
- HS phát biểu ý kiến. GV cùng HS nhhận xét, chốt đáp án đúng. GV liên hệ giáo dục HS.
=> Củng cố về phép nhân hoá, các cách nhân hoá.
* Phân biệt s/x
Bài 4: Trong các từ ngữ sau đây, từ ngữ nào viết sai chính tả, em hãy sửa lại cho đúng:
 sai trái; sơ xuất; xạch bóng; sáng sủa; ngôi xao; sân cỏ; tiếng sấm; sôi gấc; cặp xách; xương đêm; xửa chữa; sức khoẻ; mùa xuân
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở nháp. 3 HS làm bài trên bảng phụ.
- GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng. 2 – 3 HS đọc lại các từ đã viết đúng chính tả.
=> Củng cố cách phân biệt s/x.
3. Củng cố, dặn dò: + Đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa (tả về một đồ vật, một con vật)?- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TIẾNG VIỆT*
Ôn các bài tập đọc đã học trong tuần 34. Ghi chép sổ tay
I.Mục đích yêu cầu:
- Củng cố nội dung, cách đọc bài tập đọc đã học trong tuần 34: Sự tích chú Cuội cung trăng; Mưa, biết cách ghi chép sổ tay.
- HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc hay các bài tập đọc trên, trả lời được các câu hỏi trong bài, nêu được nội dung bài; tìm đúng từ ngữ điền vào chỗ trống và ghi vào sổ tay.
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt môn TV; HS yêu nghệ thuật.
II.Đồ dùng dạy học: sổ tay
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1.Giới thiệu bài
 2. 2.Nội dung:
* Luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 34.
- HS mở SGK trang 132, 134 đọc thầm bài.
- HS đọc cho nhau nghe theo nhóm 6, nêu cách đọc. Các nhóm tự chọn đọc đoạn yêu thích nhất trong 2 bài tập đọc, trả lời câu hỏi trong bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n; ch/ tr. Nếu HS đọc chưa đúng, yêu cầu HS đọc lại nhiều lần.
- Các nhóm HS tự trả lời câu hỏi SGK trang 132, 134.
- GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi SGK ở từng bài tập đọc.
+ Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý? Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì? Thuật lại những chuyện xảy ra với vợ chú cuội?
+ Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
+ Em tưởng tưởng chú Cuội sống trên mặt trăng thế nào?
+ Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ?
+ Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào?
+ Vì sao mọi người thương bác ếch? Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai?
- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.
- Các nhóm thi đọc trước lớp. Các nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
=> Củng cố nội dung bài, liên hệ.
* Ghi chép sổ tay
Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để có ý chính của bài Vươn tới các vì sao, sau đó ghi vào sổ tay:
a/ Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ là chuyến bay của tàu.của............ngày .............do................lái.
b/ Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là, người..vào ngày.
c/ Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ là..năm..trên tàu
- HS đọc yêu cầu, làm bảng phụ, thảo luận nhóm điền vào chỗ trống sau đó ghi chép vào sổ tay.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
=> Củng cố cách ghi chép sổ tay.
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu nội dung các bài tập đọc vừa ôn?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
Soạn: 25/4 	 	Dạy: Thứ năm ngày 28 tháng 4 năm 2016
TOÁN*
Ôn tập về đại lượng và hình học
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về các đơn vị đo đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian); cách tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
- Rèn kĩ năng làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học, giải đúng bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 1)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
1. Bài cũ: kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
* Ôn tập về đại lượng.
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
8m 5cm =  cm b) 3250 g =  kg  g 
 2700mm =  m  dm 2kg 376 g = 
 6008m =  km  m kg =  g
- HS nêu yêu cầu bài, làm phiếu học tập. 2 HS lên bảng làm bài. 
- GV theo dõi, nhận xét bài làm của HS, chỉ ra phần HS làm chưa đúng, yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo và làm lại.
- GV cùng HS chữa bài. HS giải thích kết quả.
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng đã học. HS nhắc lại.
=> Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đơn vị đo khối lượng.
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
 2 giờ 15 phút =  phút 145 phút =  giờ  phút.
 giờ =  phút 110 phút =  giờ  phút
 của 536 m =.m của 441 kg= .kg
 (Tiến hành tương tự bài tập 1)
=> Củng cố mối quan hệ giữa hai đơn vị đo thời gian giờ và phút.
* Ôn tập về hình học.
Bài 3: Cho hình vuông có chu vi bằng 20 cm. Tìm diện tích hình vuông đó.
- HS đọc đề bài, HS làm bài tập vào vở. 1 HS lên bảng làm bài, GV theo dõi, nhận xét: cách trình bày, đáp án(Nếu HS làm chưa đúng, GV hướng dẫn HS cách tìm cạnh hình vuông khi đã biết chu vi hình vuông, yêu cầu HS làm lại vào vở.)
- GV cùng HS chữa bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta cần biết điều gì?
+ Biết chu vi hình vuông, có tìm được diện tích hình vuông không? Làm phép tính gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố về cách tính chu vi, diện tích hình vuông.
Bài 4: Một hình chữ nhật có chiều rộng là 8cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó?
- HS đọc đề bài, HS làm vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. 
- GV theo dõi, nhận xét bài làm của HS vào vở: cách trình bày, đáp án
GV cùng HS chữa bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn tính được diện tích hình chữ nhật đó ta cần biết điều gì?- HS nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
=> Củng cố về cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
7cm
Bài 5: Tìm diện tích một hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng, biết rằng nếu giảm chiều dài 7cm thì diện tích hình chữ nhật sẽ giảm 42cm2
42cm2
- HS đọc yêu cầu, làm nháp.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến diện tích hình chữ nhật.
3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách tính chu vi và diện tích hình vuông và hình chữ nhật?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Từ ngữ về thiên nhiên; Dấu chấm, dấu phẩy
I- Mục đích yêu cầu:
- Củng cố từ ngữ về thiên nhiên, tác dụng dấu chấm, dấu phẩy.
- HS nêu được một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người, tìm được các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng, điền đúng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn.
- Giáo dục HS chăm chỉ, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II- Đồ dùng dạy học: tranh ảnh về thiên nhiên
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới.
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm:
a. Từ ngữ chỉ các sự vật có ích cho con người ở rừng: cây, chim rừng, ..
b. Từ ngữ chỉ các sự vật có ích cho con người ở biển: nước mặn, cá, .
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS thảo luận theo nhóm đôi; đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng. GV liên hệ giáo dục HS.
=> Củng cố từ ngữ về thiên nhiên.
Bài 2: Xếp những từ ngữ cho dưới đây vào các ô thích hợp trong bảng:
	Điện, nước suối khoáng, mỏ dầu, gỗ, nhựa, muối, giấy, rượu, đường, mỏ, sắt, gạo, cây cối, biển cả, khí đốt, kim cương, nhà cửa, chùa chiền, bệnh viện, cối xay gió.
a. Những thứ có sẵn trong thiên nhiên
.
.
.
b. Những thứ do con người tạo ra
.
.
.
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở.
- HS phát biểu ý kiến. GV cùng HS nhhận xét, chốt đáp án đúng. GV liên hệ giáo dục HS.
=> Củng cố từ ngữ chỉ các sự vật.
Bài 3: Gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng trong các câu sau:
a. Mưa tháng bảy gãy cành trám
 Nắng tháng tám rám trái bòng.
b.Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
c. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
d. Góp gió thành bão.
e. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lụt lội.
- HS nêu yêu cầu, làm bài tập vào vở. HS nêu các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng trong các câu. GV cùng HS nhận xét.
- HS đọc câu thành ngữ, tục ngữ.
=> Củng cố các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng.
*Ôn: Dấu chấm, dấu phẩy.
Bài 4: Câu chuyện sau chép thiếu một dấu hỏi, một dấu chấm và hai dấu phẩy. Em hãy chép lại câu chuyện sau khi điền dấu:
Ích lợi của nước
- Nước có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người. Tèo nước có ích lợi như thế nào
- Thưa thầy nếu không có nước thì chúng ta không bơi được và như vậy thì mọi người sẽ chết đuối hết ạ
- HS nêu yêu cầu, GV gợi ý hướng dẫn. 1HS lên bảng, lớp làm vở.
- GV thu bài, nhận xét: chữ viết, điền dấu đúng theo yêu cầuNếu HS điền dấu chưa đúng, GV yêu cầu HS nêu lại tác dụng của từng dấu câu và làm lại vào vở.
+ Câu chuyện gây cười ở chỗ nào?
=> Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu phẩy trong câu.
3. Củng cố, dặn dò: + Thiên nhiên đem lại cho con người ngững gì?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_34_nam_hoc_201.doc