Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 6 (60)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 6 (60)

Tiết 2, 3: TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN

 BÀI TẬP LÀM VĂN

I/ MỤC TIÊU:

Tập đọc:

- Hiểu ý nghĩa : Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm được điều muốn nói.Hiểu các từ ngữ mới : khăn mùi soa , viết lia lịa, ngắn ngủn.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “ tôi” với lời của người mẹ. Phát âm đúng các từ ngữ khó theo phương ngữ

- HS thực hiện được lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải làm được điều mình đã nói.

Kể chuyện :

- Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa.

- HSY: Bước đầu biết kể một đoạn của câu chuyện.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 613Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 6 (60)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 TUẦN 6
 Thứ hai, ngày 01 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Chào cờ hội ý đầu tuần 6
 *****************
Tiết 2, 3: TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN	
 BÀI TẬP LÀM VĂN
I/ MỤC TIÊU:
Tập đọc:
- Hiểu ý nghĩa : Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm được điều muốn nói.Hiểu các từ ngữ mới : khăn mùi soa , viết lia lịa, ngắn ngủn.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “ tôi” với lời của người mẹ. Phát âm đúng các từ ngữ khó theo phương ngữ
- HS thực hiện được lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải làm được điều mình đã nói.
Kể chuyện : 
Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa.
HSY: Bước đầu biết kể một đoạn của câu chuyện.
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/.Ổn định:
2/.Kiểm tra: 
Đọc và TLCH bài:“Cuộc họp của chữ viết”. Nhận xét ghi điểm
Nhận xét chung- tuyên dương
 3/.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Liên hệ thực tế lớp học về những việc làm giúp gia dình rồi ghi tựa lên bảng.
b. Luyện đọc:
* Đọc mẫu lần 1:
Giọng nhân vật: “Tôi”: Giọng tâm sự, nhẹ nhàng , hồn nhiên.
Giọng người mẹ: Dịu dàng
* HD luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ:
- Hướng dẫn học sinh đọc từng câu cả bài và luyện phát âm từ khó.
Giáo viên nhận xét từng học sinh, uốn nắn kịp thời các lỗi phát âm theo phương ngữ.
- Đọc đoạn và giải nghĩa từ: 
Luyện đọc câu dài/ câu khó:
Chú ý: Đọc đúng các câu hỏi 
Nhưng/ chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này? (băn khoăn)
Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế?
( ngạc nhiên)
Kết hợp giải nghĩa từ mới:
Þkhăn mùi soa:
Þngắn ngủn
Þviết lia lịa:
? Đat câu với từ ngắn ngủn?
(Có thể đặt câu hỏi để rút từ:).
Đọc lại bài 1 lượt: Nối tiếp nhau theo đoạn đến hết bài.(2 nhóm)
Đọc SGK:
- Đọc theo nhóm đôi kiểm tra chéo lẫn nhau
- Thi đọc giữa các nhóm
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Y/c: Học sinh đọc thầm đoạn 1, 2:
?Nhân vật tôi trong truyện là ai?
?Cô giáo ra đề văn cho lớp thế nào?
?Vì sao Cô-li –a thấy khó viết bài tập làm văn này?
GV chốt lại :... vì ở nhà mẹ Cô- li-a thường làm mọi việc. Có lúc bận, mẹ định nhờ Cô- li-a giúp việc này việc nọ nhưng lại thấy con đang học lại thôi.
Đoạn 3:
? Đọc thầm và TLCH:Thấy các bạn viết nhiều Cô- li- a đã làm cách nào để bài viết dài ra?
Đoạn 4:
? Vì sao mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên?
?Tại sao Cô–li-a lại vui vẻ làm theo lời mẹ?
Giáo viên 
? Qua bài đọc giúp em hiểu ra điều gì?
d. Luyện đọc lại bài:
Luyện đọc đoạn thể hiện giọng nhân vật 
Nhận xét tuyên dương nhóm thực hiện tốt 
( Có thể cho học sinh sắm vai nhân vật)
KỂ CHUYỆN
Định hướng: Gọi học sinh đọc yêu cầuphần kể chuyện:
? Xếp các tranh vẽ theo nội dung câu chuyện “Bài tập làm văn”
? Câu chuyện trong SGK được yêu cầu kể lại bằng giọng kể của ai? (bằng lời của em)
Thực hành kể chuyện
Nhận xét tuyên dương , bổ sung). Cần cho học sinh bổ sung hay kể lại những đoạn chưa tốt.
 4.Củng cố :
Qua phần đọc và hiểu bài em rút ra đươc bài học gì?
Em có thích bạn nhỏ trong câu truyện này không? Vì sao?
 5. Dặn dò:
Nhận xét chung tiết học. 
Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
2 học sinh lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi 
Học sinh nhắc tựa.
HSlắng nghe
Mỗi học sinh đọc từng câu đến hết bài
3 học sinh đọc 
5 học sinh luyện đọc( kết hợp giải nghĩa từ theo hướng dẫn của giáo viên )
Đọc nối tiếp theo nhóm
Khăn mỏng , dùng để lau mặt
Viết ít 
Viết nhiều , nhanh và không nghỉ tay.
1 học sinh 
Hai nhóm thi đua: N1-3
1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm
Cô- li-a
Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.
Thảo luận nhóm đôi- trả lời. Nhận xét , bổ sung.
VD: Vì ở nhà, mẹ thường làm mọi việc, dành thời gian cho Cô- li- a học. Vì Cô- li- a chẳng phải làm gì đỡ mẹ.
1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
Cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng làm để viết thêm
1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm
Chưa bao giờ mẹ nhờ những công việc này và chưa bao giờ phải giặt quần áo.
Vui vẻ vì những việc này bạn đã nói trong bài TLV.
Lời nói phải đi đôi với việc làm. Những điều mình đã nói tốt cho mình thi mình cần phải cố gắng làm cho bằng được.
Đoạn 3 và 4
Nhóm 1 – 4
Nhóm 2 – 3. T/c nhận xét ,bổ sung, sửa sai .
1 học sinh 
3-4-2-1
Xung phong lên bảng kể theo tranh minh hoạ. Nhận xét lời kể ( không để lẫn lộn với lời của nhân vật)
Học sinh kể theo y/c của giáo viên 
Lớp nhận xét – bổ sung
Về nhà đọc lại bài, TLCH và tập kể lại câu chuyện .
Xem trước bài “Nhớ lại buổi đầu đi học” 
Điều chỉnh bổ sung:
Tiết 4: Thể dục (Giáo viên dạy phân môn: Thầy Dương)
 ************************
Tiết 5: TOÁN 
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Biết tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
- Vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.
* HSY: Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ 
 HS: VBT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Kiểm tra:
Kiểm tra bài tập về nhà 
Lên bảng sửa bài tập 5.
Nhận xét ghi điểm. NXC .
Bài mới :
a.Giơí thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa.
b. luyện tập thực hành: VBT
Bài 1:
Nêu yêu cầu bài toán 
Theo dõi nhận xét , giúp đỡ học sinh yếu.
a/ của 12 cm là 6 ; của 10 là 5 ;của 18 là 9
Chấm vở nháp. NXC.
Bài 2: Đọc yêu cầu:
? Bài toán cho biết gì?
Vân tặng số bông hoa nghĩa là thế nào?
? Bài toán hỏi gì?
Giáo viên tổ chức nhận xét, bổ sung , sửa sai. 
Tổ chức nhận xét sửa sai
Bài 3: Dành cho HS K, G 
Chữa bài và chấm điểm 1 số 
Bài 4 : Đã tô màu 1/5 số ô vuông hình nào 
 4.Củng cố:
Trò chơi : Ai nhanh hơn:
Giáo viên chuẩn bị 1 số thăm ghi các bài toán tìm 1 phần của 1 đơn vị theo nội dung bài học , học sinh lên chơi
 5.Dặn dò – Nhận xét :
Nhận xét chung tiết học 
Cb bài: Chia số có hai chữ số- làm VBT
3 học sinh lên bảng 
Học sinh nhận xét – bổ sung .
Học sinh nhắc tựa
Lớp làm nháp , 2 học sinh lên bảng 
1 học sinh đọc đề 
a.Tìm của: 12 cm; 18 kg; 10l
b. Tìm của: 24 m; 30 giờ; 54 ngày
b/ củ 24m là 6 ; củ 30 giờ là 5	
HS đọc yêu cầu
Vân làm được 30 bông hoa.
Nghĩa là Vân lấy số bông hoa của mình làm chia ra 6 phần và Vân tặng bạn 1 phần.
Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa?
Học sinh làm phiếu học tập 1 học sinh lên bảng giải .
Bài giải 
 Vân đã tặng bạn số bông hoa là:
 30 : 5 = 6( bông hoa)
 Đáp số: 6 bông hoa 
 HS đọc đề
 Học sinh làm bài vào vở
Bài giải:
 Số học sinh lớp 3A có là:
 28 : 4 = 7 ( học sinh)
 Đáp số: 7 học sinh 
Xung phong cá nhân 
Giáo viên+ học sinh theo dõi cỗ vũ , nhận xét, bổ sung, tuyên dương
Chuẩn bị bài mới. Thực hiện các bài tập còn lại .
Điều chỉnh bổ sung:
Tiết 6: TC: Luyện đọc
 BÀI TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU: 
1, Mục tiêu chung:
	- Học sinh đọc được toàn bộ bài trong SGK, lưu loát và diễn cảm
- Rèn kĩ năng đọc bài theo nhóm. 
2, Mục tiêu riêng: 
- HS yếu đọc được bài dưới sự HD của GV và các bạn cùng nhóm
- Học sinh giỏi đọc diễn cảm và phân vai.
II, CÁC HOẠT ĐỘNG :
Cả lớp
HSG và HSY
 1. Luyện đọc
- Đọc toàn bộ bài đã học buổi sáng
- Học sinh đọc cá nhân
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh thi theo nhóm
- Thi đọc diễn cảm theo nhóm
2. Củng cố: 
- Học sinh đọc toàn bài đồng thanh
- Nêu một số câu hỏi cho học sinh nhớ lại nội dung bài
- GV nhận xét dặn dò.
- HS yếu đọc dưới sự giúp đỡ của bạn cùng nhóm.
- Học sinh giỏi thi đọc theo nhóm
- HS yếu theo dõi
 Thứ ba , ngày 02 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: ĐẠO ĐỨC 
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một số việcmà HS lớp 3 có thể tự làm lấy .
- Nêu ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình .
- HS biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập,lao động sinh hoạt ở trường và ở nhà 
II. CHUẨN BỊ:
- Tư liệu “ Chuyện bạn Lâm”
- 4 phiếu học tập cá nhân
- SGK , VBT (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
 -Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
Nhận xét, đánh giá
2.Bài mới :
.Giới thiệu bài: “Tự làm lấy việc của mình” Hoạt động 1:Làm phiếu học tập 
-Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh
-Y/c: Sau 2 phút các em tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa làm. và giải thích cho biết vì sao chọn (Đ) hoặc (S)
 a. Lan nhờ chị làm hộ bài tập về nhà.
b. Tùng nhờ chị rửa hộ ấm chén- công việc mà Tùng được bố giao.
c. Trong giờ kiểm tra Nam gặp bài toán khó không giải được , bạn Hà bèn cho Nam chép bài nhưng Nam từ chối.
d. Vì muốn mượn Toàn quyển truyện , Tuấn đã trực nhật hộ Toàn.
đ. Nhớ lời mẹ dặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang chơi vui với các bạn Hường cũng chào các bạn về để nấu cơm.
Nhận xét câu trả lời + giáo dục:
 Phải luôn luôn tự làm lấy công việc của mình, không được ỷ lại vào người khác.
-Giáo viên Chuyển ý:
Hoạt động 2: “ Sắm vai”
-Giáo viên đưa ra tình huống, cả lớp theo dõi , sau đó cho học sinh thảo luận theo nhóm để sắm vai xử lí tình huống .
Tình huống:
-Toàn và Hải là đôi bạn thân Toàn học rất giỏi , còn Hải học yếu, Hải thường bị bố mẹ đánh khi bị điểm kém. Thương bạn ở trên lớp, nếu có dịp Toàn tìm cách để nhắc bài cho Hải. Nhờ thế Hải bị ít đánh đòn hơn và bài có nhiều học đạt điểm cao. Hải cảm ơn rối rít. Em là bạn học chung hai bạn Toàn và Hải , nghe lời cảm ơn của Hải tới Toàn, em sẽ làm gì?
-Giáo viên t/c nhận xét, đóng góp ý kiến cho cách giải quyết của từng nhóm.
-Giáo viên chốt nội dung . Tuyên dương nhóm có cách ứng xử tình huống tốt. Chuyển ý 
Hoạt động 3:Bày tỏ ý kiến”
- GV đọc từng ý
- Mời một số HS giải thích về cách chọn của mình đồng ý hay không đồng ý.
- GV kết luận: 
3. Củng cố: 
 -HS nêu việc mà mình có thể tự làm lấy
GDTT: chăm ngoan , học giỏi , luôn có ý thức tự giác làm tất cả những việc mình có thể làm được.
5. Dặn dò – Nhận xét :
 Về nhà thực hiện công việc của mình
- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
-HS trả lời
- 1Học sinh đọc ghi nhớ
 HS nhắc tựa
-Học sinh tự nhận xét và ghi vào phiếu cá nhân
-HS trình bày 
- Cả lớp nhận xét.
-Đáp án: a. sai; b. sai; c. đúng ; d:sai; đ. đúng.
-Mỗi nhóm cử đại diện lên bảng trình bày nội dung phiếu học tập – dán bài thảo luận lên bảng , Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe và ghi nhận.
-Đại diện nhóm cử 3 bạn lên bảng thể hiện 
-Lớp nhận xét , tuyên dương.
-Thi đua giữa các nhóm. 
-Học sinh theo dõi nêu câu hỏi nhận xét, đ ... i, ngập ngừng.
.Học sinh viết vào vở.
HSY đánh vần và viết thêm một số tiếng mới.
GV viết theo sự đánh vần của GV
Học sinh soát lại bài theo nhẫm theo 
Hs tự chữa bài.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Hai Hs lên bảng làm.Cả lớp làm VBT
Hs nhận xét.
* HSY đọc lại kết quả các tiếng vừa tìm được
Hs đọc yêu cầu của bài.
Thi viết kết quả của bảng con 
Điều chỉnh bổ sung:
TIẾT: 4 TOÁN
PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ
I. MỤC TIÊU:
	- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- Nhận số dư bé hơn số chia.
* HSY: Ôn lại bảng chia, biết cách đặt tính chia.
II/ CHUẨN BỊ:
	* GV: Bảng phụ, .
	* HS: vở , bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu bài, nêu yêu cầu giờ học, ghi bảng
2. Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia hết và phép chia có dư.
a) Phép chia hết: 
- Gv nêu phép chia 8 : 2 và yêu cầu Hs thực hiện phép chia này.
-> Đây là phép chia hết. 8 : 2 = 4.
b) Phép chia có dư.
- Gv nêu phép chia 9 : 2
- Gv hướng dẫn Hs thực hiện phép chia 
 9 2 * 9 chia 2 được 4, viết 4. 
 8 4 * 4 nhân 2 bằng 8 ; 9 trừ 8 bằng 1. 
 1 
Ta viết 9 : 2 = 4 (dư 1). Đọc là chín chia hai được 4, dư 1.
-> Đây là phép chia có dư.
. Lưu ý : Số dư phải bé hơn số chia.
3. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ và tự làm phần a).
- Gv yêu cầu Hs vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. 
- Các phép chia trong phần a) này là phép chia hết hay chia có dư?
- Gv yêu cầu 3 Hs lên bảng làm bài, nêu rõ cách thực hiện phép tính.
- Các em hãy so sánh số dư và số chia
- Gv nhận xét, chốt lại
 19 : 3 = 6 (dư 1) ; 29 : 6 = 4 (dư 5) ; 19 : 4 = 4 (dư 3)
- Gv yêu cầu 4 Hs lên bảng làm. Hs cả lớp làm vào vë.
- Gv chốt lại:
 20 : 3 = 6 (dư 2) ; 28 : 4 = 7 
 46 : 5 = 9 (dư 1) ; 42 : 6 = 7
Bài 2:
Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv hướng dẫn: Bài tập yêu cầu các em kiểm tra các phép tính chia trong bài. Muốn kiểm tra được phép tính đó đúng hay sai, các em phải thực hiện từng phép tính và so sánh kết quả.
- Gv mời 4 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
a) 32 : 4 = 8 Đ ; b) 30 : 6 = 5 S
c) 48 : 6 = 8 Đ ; d) 20 : 3 = 6 S.
Bài 3:
- Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv yêu cầu Hs quan sát và trả lời hình nào đã khoanh vào ½ số ôtô.
- Gv mời 1 em lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại: Hình a) đã khoanh vào 1/2 số 
 3. Củng cố dặn dò. 
- Tập làm lại bài. 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập. 
 - Nhận xét tiết học.
- Nhắc tên bài
Hs thực hiện phép chia.
 ,
Hs nhắc lại.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Ba Hs lên bảng làm phần a). Hs cả lớp làm vào bảng con.
Phép chia hết.
Hs nhận xét.
Ba Hs lên bảng làm . Cả lớp làm vào vë.
Số dư bé hơn số chia.
 Bốn Hs lên bảng làm. Hs làm vào VBT.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
 Hs lắng nghe
Hs làm vào phiếu
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
.Hs lên bảng làm
Hs nhận xét.
Điều chỉnh bổ sung:
TIẾT 5:
TC: TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ PHÉP CHIA HẾT VÀ CHIA CÓ DƯ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ôn lại cách đặt tính và tính
Ghi bảng: 23 : 4 =?
- Yêu cầu HS nêu các bước làm và thực hiện vào bảng con.
- Nhận xét cách làm
2. Thực hành:
- Lần lượt yêu cầu HS làm các bài tập ở VBT trang . 
- Trong quá trình HS làm, GV theo dõi và nhắc nhở HS làm cho đúng
- Gv hổ trợ HS yếu.
3. Chấm và chữa bài:
GV chấm khoảng 7-10 bài, nhận xét rõ điểm sai, đúng của từng HS.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét buổi học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành các bài tập còn lại
- Nêu có 2 bước, thực hiện từng bước vào bảng con.
- Nhận xét
Lần lượt làm các bài tập vào vở.
Lắng nghe, nhận nhiệm vụ
*********************
 Thứ sáu , ngày 05 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Thể dục giáo viên phân môn (Thầy Dương)
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu tiên đi học.
- Viết lại được những điều vừa kể thành đoạn văn ngắn từ (khoảng 5 câu.)
- Thích kể lại cho người thân nghe buổi đầu đi học của mình
* HSY: Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu tiên đi học.
*GDKNS: Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, lắng nghe tích cực
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ ghi sẵn những câu hỏi gợi ý.
III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC:
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định;
2. Kiểm tra:
? Nêu trình tự nội dung của 1 cuộc họp thông thường ?
? Nêu mục đích cuộc họp có nội dung là chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho lễ 20/11.
 -Giáo viên ghi điểm, nhận xét chung
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu nội dung và yêu cầu bài học, ghi tựa “Kể lại buổi đầu tiên em đi học”
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1: Trình bày một phút:
 -Em cần nhớ lại xem buổi đầu mình đi học như thế nào ? (Đó là buổi sáng hay buổi chiều - Buổi đó cách đây bao lâu - Em chuẩn bị cho buổi đi học đó như thế nào? - Ai dẫn em đến trừơng - Hôm đó trường học trông như thế nào? –Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao – Buổi đầu đi học kết thúc như thế nào –Em nghĩ gì về buổi đầu đi học đó?) Giáo viên chuẩn bị sẵn nội dung này ở bảng phụ.
 -Gọi 1-2 học sinh khá giỏi kể mẫu trước lớp, sau đó cho học sinh cả lớp thảo luận và kể cho bạn nghe( nhóm đôi).
-Một số học sinh tiếp tục kể trước lớp.
* Bài tập 2: Viết tích cực, thảo luận, chia sẻ
-Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu 2. Sau đó cho học sinh viết bài vào vở, chú ý việc sử dụng dấu chấm câu .
-Yêu cầu học sinh cả lớp viết vào VBT.
-Học sinh đọc bài làm.
-Gọi một số học sinh đọc bài làm, chỉnh sữa lỗi, chấm điểm 1 số bài – Nhận xét.
4. Củng cố
-Giáo viên đọc đoạn văn hay cho học sinh nghe tham khảo. 
5. Dặn dò:
 -Giáo viên nhận xét chung giờ học.
-Về nhà tập viết và kể lại hay hơn.
-2 học sinh
-Nhắc tựa
-2 học sinh đọc các câu hỏi gợi ý 
-2 học sinh 
-5 – 7 học sinh thực hiện nói trước lớp. Chú ý tập trung vào phần biểu hiện cảm xúc. 
-3 - 5 học sinh
-Lớp nhận xét, sửa sai , bổ sung .
-Lắng nghe và nêu ý kiến về đoạn văn hay.
-Tìm hiểu thêm 1 số kỉ niệm , buổi đầu đi học của 1 số người thân trong gia đình.
Điều chỉnh bổ sung:
Tiết 3: ÂM NHẠC
ÔN TẬP; BÀI HÁT ĐẾM SAO. TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
I. MỤC TIÊU:
- Hát đúng, thuộc bài, hát với tình cảm vui tươi.
HS hao hứng tham gia trò chơi âm nhạc và biểu diễn
- Giáo dục tinh thần tập thể trong các hoạt động của lớp.
II. CHUẨN BỊ:
* GV: Thuộc bài hát.
 Băng nhạc, máy nghe. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát đếm sao.
- GV cho Hs nghe băng nhạc bài hát Đếm sao
- GV yêu cầu cả lớp vừa hát vừa gõ điệm theo nhịp 3.
- Sau đó chia lớp thành các nhóm thi đua biểu diễn.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc.
Đếm sao.
Nói theo tiết tấu từ 1 đến 10.
Trò chơi hát âm a, u, i.
- GV cho Hs dùng các nguyên âm hát thay lời ca của bài Đếm sao.
- GV viết lên bảng 3 âm nói trên. Dùng thước chỉ vào từng âm ra hiệu lệnh.
- GV nhận xét.
HS lắng nghe.
HS hát và gõ đệm.
Các nhóm thi đua biểu diễn.
HS nói theo tiết tấu từ 1 đến 10.
HS hát theo.
Hoạt động 3: Tổng kềt – dặn dò.
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Bài hát Gà gáy
Nhận xét bài học.
Điều chỉnh bổ sung:
TIẾT 4:
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
-Xác định được phép chia hết và phép chia có dư
-Vận dụng phép chia hết trong giải toán 
* Ôn lại bảng chia, thực hiện được 3-4 phép tính về phép chia không dư
II. CHUẨN BỊ:
	- Bảng con
	- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
2.2 Hoạt động 1: Luyện tập, thực hành
* Bài1
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh tự làm bài
+ Y/c học sinh từng lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn
+ Tìm các phép tính chia hết trong bài
+ Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 2
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh tự làm bài
+ Học sinh làm xong 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
* Bài 3
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Củng cố,dặn dò
+ Nhận xét tiết học
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp lamfif bảng con và nhận xét.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở
* 17 chia 2 được 8, viết 8
* 8 nhân 2 bằng 16
 17 trừ 16 bằng 1
+ Các phép tính trong bài đều là các phép tính có dư, không có phép tính nào là phép tính chia hết
+ 4 học sinh lên bảng, học sinh dưới lớp làm vào vở
+ Một lớp có 27 học sinh, trong đó 1/3 số học sinh là học sinh giỏi. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh giỏi?
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập
Giải:
Lớp đó có số học sinh giỏi là:
27 : 3 = 9 (học sinh)
Đáp số : 9 học sinh.
Điều chỉnh bổ sung:
 ********************************* 
TIẾT: 5 SINH HOẠT CUỐI TUẦN 6
I.Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động trong tuần thứ 6
 - Triển khai kế hoạch & nhiệm vụ tuần học thứ 7.
 II Chuẩn bị:
- Bản tổng kết hoạt động trong tuần thứ 6
- Bản kế hoạch hoạt động trong tuần thứ 7
 III.Các hoạt động chủ yếu. (30’)
1.Đánh gia hoạt động của tuần thứ 6:
- Ưu điểm:-Đi học chuyên cần, chăm chỉ. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ tốt.
 - Học bài & làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
 - Nhiều bạn thuộc những quy tắc thầy cho ghi.
 - Thực hiện vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
-Khuyết điểm: - Vẫn còn một số em hưa học bài, bị điểm kém,. 
 - Một số bạn chưa thuộc bảng cửu chương & còn quên vở, quên bút. ( Thắng, Quyết...)
 2. Triển khai hoạt động tuần 7:
- Không ăn quà vặt .Đi học đúng giờ. Xem kĩ thời khoá biểu trước khi đến lớp. 
- Thực hiện phong trào đội “ học thắt tháo khăn quàng đỏ; Học một số bài hát của thiếu nhi ”.
 - Thực hiện kiểm tra việc giữ gìn vở sạch chữ đẹp (chấm vở luyện viết và xếp loại đợt 1). Tiếp tục duy trì tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
- Giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
 - Sinh hoạt văn nghệ: tập thể - cá nhân. Lớp phó phụ trách văn thể điều khiển ( em Y Danh).
3/ Học hát bài: Năm cánh sao vui
 4. Tổng kết dặn dò: (2’) Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở khuyến khích học sinh.
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 rat chuan.doc