Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.

+ HS luyện đọc từ khó: Đê - rốt - xi; Cô - rét - ti; Xtác - đi; Ga – rô - nê; Nen - li, khuyến khích, khuỷ tay .

+ GV hướng dẫn luyện đọc câu cảm, câu cầu khiến: “Cố lên! Cố lên!”; “Hoan hô! Cố tí nữa thôi!”; “Giỏi lắm! Thôi, con xuốn đi!”

- Luyện đọc đoạn.

+ Lần 1: 3 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.

+ Lần 2: Luyện đọc, GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (chú giải SGK - 90).

+ HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

- 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc toàn bài.

* Tìm hiểu bài

- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời.

+ Các bạn trong lớp thực hiện bài thể dục như thế nào? Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục?

+ Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li? Tìm thêm một tên thích hợp cho câu chuyện?. Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Giới thiệu về buổi học thể dục và việc tập luyện của các HS trong lớp; Nen – li xin được tập và sự cố gắng tập luyện của Nen - li; Nen – li cố gắng hết sức và chiến thắng rạng rỡ của em.

 

doc 27 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Soạn: 16/3 	 	 Dạy: Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2016
TIẾNG VIỆT
Buổi học thể dục (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung, câu chuyện: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền. Biết đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến; biết cách kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật.
- HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến; ngắt, nghỉ hơi hợp lí. Rèn kĩ năng kể chuyện.
- Giáo dục HS quyết tâm vượt khó.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc đoạn, bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”, trả lời câu hỏi theo đoạn, nêu nội dung bài.
2. Bài mới: 2. 1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm, bài qua tranh vẽ.
 2. 2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi.
- Luyện đọc câu.
+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: Đê - rốt - xi; Cô - rét - ti; Xtác - đi; Ga – rô - nê; Nen - li, khuyến khích, khuỷ tay ...
+ GV hướng dẫn luyện đọc câu cảm, câu cầu khiến: “Cố lên! Cố lên!”; “Hoan hô! Cố tí nữa thôi!”; “Giỏi lắm! Thôi, con xuốn đi!”
- Luyện đọc đoạn.
+ Lần 1: 3 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
+ Lần 2: Luyện đọc, GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (chú giải SGK - 90). 
+ HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời.
+ Các bạn trong lớp thực hiện bài thể dục như thế nào? Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục?
+ Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li? Tìm thêm một tên thích hợp cho câu chuyện?. Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Giới thiệu về buổi học thể dục và việc tập luyện của các HS trong lớp; Nen – li xin được tập và sự cố gắng tập luyện của Nen - li; Nen – li cố gắng hết sức và chiến thắng rạng rỡ của em. 
- Nội dung bài nói lên điều gì? (HS nêu).GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.
- GV liên hệ bài.
 Tiết 2 
* Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 (cách ngắt nghỉ, nhấn giọng)
- HS thi đọc đoạn văn trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương.
- 3 HS đọc nối tiếp bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầu (SGK trang 90).
- HS chọn kể lai câu chuyện theo lời một nhân vật. (có thể kể theo lời Nen – li, thầy giáo, Đê - rốt – xi, Cô – rét – ti, )
- 1 – 2 HS kể mẫu trước lớp. GV cùng HS nhận xét , bổ sung.
- GV chia nhóm; HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm 3. GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể.
- 1 số nhóm thi kể nối tiếp câu chuyện trước lớp. HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
=> Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Khen ngợi, động viên những HS có lời kể sáng tạo.
+ Qua câu chuyện này em biết được điều gì? (HS nêu). GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện. HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu nội dung bài? Em hãy tìm thêm một tên thích hợp đặt cho câu chuyện?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TOÁN
Diện tích hình chữ nhật
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết hai cạnh của nó.
- HS vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng – ti – mét vuông.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác trong thực hành Toán.
II. Đồ dùng dạy học: miếng bìa, con tem, nhãn vở có kích thước 3 x 4.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: 28 cm + 24 cm=
 100 cm - 27 cm =
 125 cm: 5 =
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS quan sát hình chữ nhật như SGK (sử dụng bảng phụ)
 + Đếm số ô vuông trong hình. (12 ô vuông)
 + Nêu diện tích của mỗi ô vuông. (1 cm )
 + Tính diện tích của hình chữ nhật ABCD. (12 cm )
- HS đọc số đo chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật ABCD.
- GV giới thiệu cách tính diện tích hình chữ nhật (như trong SGK). HS phát biểu thành quy tắc. GV nhận xét, ghi bảng. HS nhắc lại.
- GV giới thiệu một số vật dụng trong thực tế có diện tích 12 cm cho HS quan sát.
=> Củng cố lại cách tính diện tích hìmh chữ nhật.
* Luyện tập:
Bài 1: HS đọc bài, tự làm vào vở nháp. 2 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
- GV hướng dẫn HS làm miệng cột 1. 
+ Nêu cách tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật?
=> Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
Bài 2: HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV nhận xét một số vở, chữa bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
+ Miếng bìa có dạng hình gì? Chiều dài, chiều rộng?
+ Muốn tính diện tích miếng bìa ta làm như thế nào?
=> Củng cố cách giải bài toánvề diện tích hình chữ nhật.
Bài 3: HS đọc đề bài, làm bài vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. 2 HS lên bảng làm bài. 
- GV cùng HS chữa bài. GV lưu ý cho HS đổi chiều dài, chiều rộng về cùng đơn vị đo trước khi tính diện tích (ở câu b)
=> Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật.
3. Củng cố, dặn dò: + Muốn tính diện hình chữ nhật, ta làm như thế nào?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
Soạn: 19/3	 Dạy: Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2016
TẬP ĐỌC
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài. Hiểu nội dung bài: Tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó, có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khoẻ.
- HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ, trả lời đúng các câu hỏi trong bài.
- Giáo dục HS ý thức chăm luyện tập thể dục, thể thao.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh Bác Hồ tập thể dục.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi 3, nêu nội dung bài “Buổi học thể dục”.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh vẽ, ghi bảng đầu bài.
 2.2: Nội dung: 
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi.
- Luyện đọc câu kết hợp đọc từ khó, dễ lẫn:
+ HS đọc nối tiếp câu đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Luyện đọc từ khó: giữ gìn, nước nhà, luyện tập, lưu thông, ngày nào,  
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc câu (BP): "Mỗi người dân ...mạnh khỏe; Vậy nên ...yêu nước"
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn trước lớp. 
+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: dân chủ; bồi bổ; khí huyết; ...
+ HS luyện đọc theo nhóm (nhóm 2). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ Thi đọc giữa các nhóm trước lớp.
- 1 – 2 HS thi đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm bài; trả lời câu hỏi SGK (trang 95)
+ Sức khỏe cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước?
+ Em sẽ làm gì sau khi đọc bài “ Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác hồ?. Cả lớp cùng GV nhận xét, bổ sung. GV tiểu kết, chốt ý.
- HS nêu nội dung bài, GV chốt lại. HS nhắc lại. 
- Gv liên hệ giáo dục HS cần chăm chỉ tập luyện thể thao. 
* Luyện đọc lại
- HS đọc đồng thanh đoạn 2. 1- 2 HS đọc toàn bộ bài.
3. Củng cố, dặn dò: + Việc luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe có khó khăn không? Những ai làm được việc này?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TOÁN
Luyện tập
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật.
- HS tính đúng diện tích hình chữ nhật có kích thước cho trước và giải được các bài toán có liên quan.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. Đưa ví dụ về tính diện tích hình chữ nhật.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài1: HS nêu yêu cầu bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV cùng HS chữa bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Tính diện tích hình chữ nhật, làm thế nào?
- GV hướng dẫn HS làm bài. (lưu ý cho HS đổi về cùng đơn vị đo trước khi thực hiện tính)
=> Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 2: HS đọc đề bài. HS đọc tên 2 hình chữ nhật; nêu chiều dài, chiều rộng của hai hình. HS nêu cách tính diện tích hình H.
- HS làm bài vào nháp. 1 HS lên bảng làm bài. GV khuyến khích HS giải bài toán bằng cách khác. 
- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
+ Hình gồm những hình chữ nhật nào ghép lại với nhau?
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Có công thức diện tích hình H không?
+ Diện tích hình H như thế nào so với diện tích của 2 hình chữ nhật ABCD và DEHG?
+ Muốn tính được diện tích của hình chữ nhật H ta phải làm gì?
A
B
N
M
P
D
C
=> Củng cố cách giải bài toán tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 3: HS đọc đề bài, 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV cùng HS chữa bài, chốt lời giải đúng, nhận xét.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Muốn tính diện tích hình chữ nhật, trước tiên ta tính chiều dài?
=> Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật.
3. Củng cố, dặn dò: + HS đặt đề toán có lời giải vận dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật?
+ Tính diện tích hình chưc nhật biết chu vi hình chữ nhật là 60 cm; chiều dài bằng chu vi?
- GV nhận xét tiết học,dặn dò HS. 
 ĐẠO ĐỨC
 Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
- HS nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm, thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước mọi lúc, mọi nơi.
- GDHS có ý thức sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước, khuyên mọi người nên tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Tài liệu về sử dụng nguồn nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Bài cũ: 
+ Tại sao phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài: 
	 2.2 Nội dung
* Hoạt động 1: Xác định các biện pháp bảo vệ nguồn nước
Mục tiêu: HS nêu được các biện pháp bảo vệ nguồn nước.
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày trước lớp về kết quả điều tra thực trạng và các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
- Các nhóm khá ... dò HS.
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
I- Mục đích, yêu cầu: 
- HS nghe, viết đúng chính tả bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (từ đầu đến của mỗi người yêu nước); phân biệt s/x. 
- HS viết rõ ràng, đúng tốc độ, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; điền đúng tiếng bắt đầu bằng s/x trong đoạn văn.
- Giáo dục HS chăm tập thể dục thể thao; ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS viết bảng lớp, bảng con tự tìm và viết thêm từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả. HS nghe, trả lời câu hỏi:
+ Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
+ Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước?
+ Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- HS đọc thầm, tìm từ khó viết; luyện viết bảng con, bảng lớp: giữ gìn, xây dựng, đời sống, sức khoẻ,.... GV nhận xét, chỉnh sửa, HS đọc lại, nêu tư thế ngồi viết.
- GV đọc bài chính tả, HS nghe - viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn HS viết chậm và hay sai lỗi.
- GV đọc lại bài chính tả; HS đổi chéo vở, soát lỗi.
- GV nhân xét, tuyên dương HS viết chữ đúng, đẹp.
* Luyện tập.
Bài 2a: HS làm việc cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến. GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
- HS đọc lại đoạn văn đã điền s/x.	
+ Truyện vui trên gây cười ở điểm nào?
=> Củng cố cách phân biệt s/x..
3. Củng cố, dặn dò: + Em hãy kể tên những môn thể thao mà em biết?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
SINH HOẠT TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu bài dạy 
- HS nắm được ưu, khuyết điểm của mình, của bạn trong tuần, nắm được nhiệm vụ phương hướng tuần 30.
- HS biết tự nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động trong tuần, biết thực hiện theo nhiệm vụ, phương hướng đề ra.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, ý thức phê và tự phê cao.
II. Nội dung sinh hoạt:
 1. Nhận xét đánh giá tuần 24:
+ Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- Lần lượt các tổ trưởng báo cáo các thi đua của tổ mình trong tuần. 
- Ý kiến của các cá nhân, HS.
- Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung.
- GV thống nhất ý kiến HS. Tuyên dương cá nhân, tổ có thành tích trong tuần (GV nhắc tên riêng). 
+ Ưu điểm: 
+ Hạn chế:
 2. Kế hoạch tuần 30:
- Duy trì sĩ số, thực hiện nề nếp theo quy định. Đi học đúng giờ, chăm chỉ tự giác học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài,...
- HS rèn chữ viết đúng đẹp, tiếp tục thi olympic Toán.
- Đủ đồ dùng học tập.
- Không ăn quà trong trường, vệ sinh đúng nơi quy định.
- Chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn, lễ phép vâng lời thầy cô. 
- HS ăn bán trú, ngủ trưa gấp chăn gối gọn gàng, sạch sẽ; trong khi ăn không được nói chuyện; thực hiện ăn sạch, uống sạch, chống lãng phí.
- HS bảo vệ giữ gìn bàn ghế, cơ sở vật chất của trường.
3. Lớp sinh hoạt văn nghệ chủ điểm: Em yêu mẹ, bà và cô.
CHÍNH TẢ (Nghe - viết) Dạy 2D
Hoa phượng
I- Mục đích, yêu cầu
- HS viết đúng bài “ Hoa phượng”, viết cả bài thơ. Làm được bài tập 2a.
- HS trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. Rèn cho HS đọc, viết phân biệt đúng s/x.
- Giáo dục HS có ý thức viết chữ đẹp, có ý thức yêu quý đất đai chăm lao động.
II- Đồ dùng dạy học: 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS tự tìm viết chữ có phụ âm đầu là l/n. GV và HS chữa bài.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Hướng dẫn HS nghe viết. 
- GV đọc toàn bài. HS nghe, nhớ từ khó.
- Bài thơ là lời của ai nói với ai? Bạn nhỏ bất ngờ điều gì?
- HS đọc câu hỏi SGK trang 97 nhận xét.
- HS tìm, viết chữ khó bảng lớp, bảng con: lấm tấm, lửa thẫm, đỏ rực 
- HS nêu cách trình đoạn văn, tư thế ngồi viết. 
- GV đọc cho HS viết, HS nghe viết đủ, đúng. GV lưu ý HS viết đúng kĩ thuật.
- GV đọc HS soát lỗi.
- GV chấm chữa bài, nhận xét bài HS về từng mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày. 
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a (bảng phụ - 97): 
- 1HS đọc yêu cầu, HS phát biểu ý kiến. HS viết bảng nối tiếp. 
- GV và HS nhận xét về chính tả, HS đọc lại lời giải. 
- HS giải nghĩa từ: sấm rền vang, chớp loé sáng.
- GV nêu câu hỏi, HS nêu nội dung đoạn văn.
 => Củng cố cách điền và phân biệt tiếng có âm đầu s/ x. 
3. Củng cố, dặn dò:
+ Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x?
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
TUẦN 30
Soạn: 23/3 	 	 Dạy: Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2016
TIẾNG VIỆT
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài. Hiểu nội dung câu chuyện: “Cuộc gặp gỡ bất ngờ, thú vị thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc–xăm–bua.” Biết cách kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.
- HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật; ngắt, nghỉ hơi hợp lí. Rèn kĩ năng kể chuyện.
- Giáo dục HS tình đoàn kết. hữu nghị quốc tế.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS chọn đọc đoạn bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”, trả lời câu hỏi trong bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm, bài qua tranh vẽ.
 2.2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi.
- Luyện đọc câu.
+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: Lúc-xăm-bua; Mô-ni-ca; Giét-xi-ca; in-tơ-nét; lần lượt; tơ rưng; xích lô; trò chơi; lưu luyến; hoa lệ; 
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc câu (BP): 
 Mở đầu cuộc gặp, /các em hát tặng đoàn bài hát / “Kìa con bướm vàng”/bằng tiếng Việt.//
 Cô thích Việt Nam / nên đã dạy các em tiếng Việt / và kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước / và con người Việt Nam.//
- HS đọc, nêu cách đọc.
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 3 HS nối tiếp nhau đọc 4
+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (chú giải SGK - 99). 
+ HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi.
 Đoạn 1: 
+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị? 
=> Những điều bất ngờ thú vị trong phút đầu gặp gỡ và bài hát, bộ sưu tập về Việt Nam
Đoạn 2, 3: Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam? 
+ Các bạn học sinh Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt nam? 
+ Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này?
=> Câu chuyện giữa những người bạn mới về cô giáo lớp 6A và những câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam; Lúc chia tay.
- Nội dung bài nói lên điều gì? (HS nêu).GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.
- GV liên hệ: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
 Tiết 2 
*Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3 (cách ngắt nghỉ, nhấn giọng)
- HS thi đọc đoạn văn trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương.
- 3 HS đọc nối tiếp bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầu (SGK trang 99). GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài:
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai? (theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam).
+ Kể bằng lời của em là thế nào? (Kể khác quan như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại)
- 1 – 2 HS kể mẫu trước lớp. GV cùng HS nhận xét , bổ sung.
- GV chia nhóm; HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm 3. GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể.
- HS thi kể nối tiếp câu chuyện trước lớp. HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
=> Sau mỗi lần kể HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Khen ngợi, động viên, cho điểm những HS có lời kể sáng tạo.
+ Qua câu chuyện này em biết được điều gì? (HS nêu). GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện. HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu ý nghĩa câu chuyện?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò 
TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ).
- Rèn kĩ năng cộng các số có đến năm chữ số; giải đúng bài toán về tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, bài toán giải bằng hai phép tính.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: 
- HS đặt bài toán tính diện tích hình chữ nhật hoặc diên tích hình vuông rồi tính, nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1(156): a) HS làm bài theo mẫu vào vở. 3 HS lên bảng làmg bài. GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách thực hiện một số phép tính trong bài.
b) - HS thực hiện phép tính vào bảng con, 1 HS làm bảng lớp, nêu cách tính. GV nhận xét, chốt cách tính đúng. HS nhắc lại.
=> Củng cố cách thực hiện phép cộng các số có đến năm chữ số và có ba số hạng.
Bài 2(156): HS đọc đề bài; 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài. GV nhận xét bài làm của học sinh vào vở, đưa ra biện pháp khắc phục cụ thể.
+ Muốn tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ta cần biết điều gì?
+ Biết chiều rộng bằng 3 cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng ta có tìm được chiều dài hình chữ nhật không? Làm phép tính gì?
=> Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
Bài 3(156): HS nhìn tóm tắt trả lời các câu hỏi: HS dựa vào các dữ kiện và yêu cầu của bài toán, lập đề toán, HS nhắc lại. HS làm bài. 1 HS lên bảng làm bài. GV hướng dẫn HS làm bài lúng túng dưới lớp.
+ Con nặng bao nhiêu kilôgam? (17 kilôgam)
+ Cân nặng của mẹ như thế nào so với cân nặng của con? (gấp 3 lần)
+ Bài toán yêu cầu gì? (tính cân nặng của cả hai mẹ con)
+ Muốn tính cân nặng của cả hai mẹ con ta cần biết điều gì? Làm phép tính gì?
+ Biết con nặng 17 kg, mẹ nặng gấp 3 lần con; có tìm được cân nặng của mẹ không? Làm phép tính gì?
- GV khuyến khích HS giải bài toán bằng cách khác;
 Cách 2: 
 Tính tổng số cân nặng của hai mẹ con bằng phép tính gộp: 17 + (17 x 3) = 68 (kg)
 Cách 3: 
 Dựa vào số phần bằng nhau biểu diễn số cân nặng của hai mẹ con (4 phần bằng nhau): 17 x 4 = 68 (kg)
- HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài.
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_sang_cac_mon_lop_3_tuan_29_nam_hoc_2015_2016_ti.doc