+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: Lúc-xăm-bua; Mô-ni-ca; Giét-xi-ca; in-tơ-nét; lần lượt; tơ rưng; xích lô; trò chơi; lưu luyến; hoa lệ;
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc câu (BP):
Mở đầu cuộc gặp, /các em hát tặng đoàn bài hát / “Kìa con bướm vàng”/bằng tiếng Việt.//
Cô thích Việt Nam / nên đã dạy các em tiếng Việt / và kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước / và con người Việt Nam.//
- HS đọc, nêu cách đọc.
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 3 HS nối tiếp nhau đọc 4
+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (chú giải SGK - 99).
+ HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi.
Đoạn 1:
+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị?
TUẦN 30 Soạn: 23/3 Dạy: Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2016 TIẾNG VIỆT Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (2 tiết) I. Mục đích yêu cầu: - HS đọc đúng toàn bài. Hiểu nội dung câu chuyện: “Cuộc gặp gỡ bất ngờ, thú vị thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc–xăm–bua.” Biết cách kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước. - HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật; ngắt, nghỉ hơi hợp lí. Rèn kĩ năng kể chuyện. - Giáo dục HS tình đoàn kết. hữu nghị quốc tế. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1 1. Bài cũ: HS chọn đọc đoạn bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”, trả lời câu hỏi trong bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm, bài qua tranh vẽ. 2.2: Nội dung: * Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi. - Luyện đọc câu. + HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa. + HS luyện đọc từ khó: Lúc-xăm-bua; Mô-ni-ca; Giét-xi-ca; in-tơ-nét; lần lượt; tơ rưng; xích lô; trò chơi; lưu luyến; hoa lệ; + GV hướng dẫn HS luyện đọc câu (BP): Mở đầu cuộc gặp, /các em hát tặng đoàn bài hát / “Kìa con bướm vàng”/bằng tiếng Việt.// Cô thích Việt Nam / nên đã dạy các em tiếng Việt / và kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước / và con người Việt Nam.// - HS đọc, nêu cách đọc. - Luyện đọc đoạn: + Lần 1: 3 HS nối tiếp nhau đọc 4 + Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (chú giải SGK - 99). + HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. + 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. - 1 HS đọc toàn bài. * Tìm hiểu bài - HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi. Đoạn 1: + Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị? => Những điều bất ngờ thú vị trong phút đầu gặp gỡ và bài hát, bộ sưu tập về Việt Nam Đoạn 2, 3: Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam? + Các bạn học sinh Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt nam? + Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này? => Câu chuyện giữa những người bạn mới về cô giáo lớp 6A và những câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam; Lúc chia tay. - Nội dung bài nói lên điều gì? (HS nêu).GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại. - GV liên hệ: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp. Tiết 2 *Luyện đọc lại: - GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3 (cách ngắt nghỉ, nhấn giọng) - HS thi đọc đoạn văn trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương. - 3 HS đọc nối tiếp bài. * Hướng dẫn HS kể chuyện: - HS nêu yêu cầu (SGK trang 99). GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài: + Câu chuyện được kể theo lời của ai? (theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam). + Kể bằng lời của em là thế nào? (Kể khác quan như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại) - 1 – 2 HS kể mẫu trước lớp. GV cùng HS nhận xét , bổ sung. - GV chia nhóm; HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm 3. GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể. - HS thi kể nối tiếp câu chuyện trước lớp. HS kể lại toàn bộ câu chuyện. => Sau mỗi lần kể HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Khen ngợi, động viên, cho điểm những HS có lời kể sáng tạo. + Qua câu chuyện này em biết được điều gì? (HS nêu). GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện. HS nhắc lại. 3. Củng cố, dặn dò: + Nêu ý nghĩa câu chuyện? - GV nhận xét giờ học, dặn dò TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu bài dạy: - Củng cố cách cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ). - Rèn kĩ năng cộng các số có đến năm chữ số; giải đúng bài toán về tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, bài toán giải bằng hai phép tính. - Giáo dục HS chăm chỉ học toán. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS đặt bài toán tính diện tích hình chữ nhật hoặc diên tích hình vuông rồi tính, nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 2.2: Nội dung: Bài 1(156): a) HS làm bài theo mẫu vào vở. 3 HS lên bảng làmg bài. GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách thực hiện một số phép tính trong bài. b) - HS thực hiện phép tính vào bảng con, 1 HS làm bảng lớp, nêu cách tính. GV nhận xét, chốt cách tính đúng. HS nhắc lại. => Củng cố cách thực hiện phép cộng các số có đến năm chữ số và có ba số hạng. Bài 2(156): HS đọc đề bài; 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài. GV nhận xét bài làm của học sinh vào vở, đưa ra biện pháp khắc phục cụ thể. + Muốn tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ta cần biết điều gì? + Biết chiều rộng bằng 3 cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng ta có tìm được chiều dài hình chữ nhật không? Làm phép tính gì? => Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. Bài 3(156): HS nhìn tóm tắt trả lời các câu hỏi: HS dựa vào các dữ kiện và yêu cầu của bài toán, lập đề toán, HS nhắc lại. HS làm bài. 1 HS lên bảng làm bài. GV hướng dẫn HS làm bài lúng túng dưới lớp. + Con nặng bao nhiêu kilôgam? (17 kilôgam) + Cân nặng của mẹ như thế nào so với cân nặng của con? (gấp 3 lần) + Bài toán yêu cầu gì? (tính cân nặng của cả hai mẹ con) + Muốn tính cân nặng của cả hai mẹ con ta cần biết điều gì? Làm phép tính gì? + Biết con nặng 17 kg, mẹ nặng gấp 3 lần con; có tìm được cân nặng của mẹ không? Làm phép tính gì? - GV khuyến khích HS giải bài toán bằng cách khác; Cách 2: Tính tổng số cân nặng của hai mẹ con bằng phép tính gộp: 17 + (17 x 3) = 68 (kg) Cách 3: Dựa vào số phần bằng nhau biểu diễn số cân nặng của hai mẹ con (4 phần bằng nhau): 17 x 4 = 68 (kg) - HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài. => Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính. 3. Củng cố, dặn dò: + Nêu cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật? - GV nhận xét giờ học, dặn dò. Soạn: 26/3 Dạy: Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2016 TẬP ĐỌC Một mái nhà chung I. Mục đích yêu cầu: - HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung bài thơ: “Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là Trái Đất. hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó.”; biết cách ngắt nghỉ sau mỗi dòng thơ, khổ thơ; thuộc 3 khổ thơ đầu. - HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, khổ thơ, trả lời đúng các câu hỏi liên quan nội dung bài. - Giáo dục HS yêu quý, bảo vệ môi trường. II- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ nội dung bài III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi 3, 4 nêu nội dung bài “gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua”. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh vẽ, ghi bảng đầu bài. 2.2: Nội dung: * Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi. + Luyện đọc câu kết hợp đọc từ khó, dễ lẫn: - HS đọc nối tiếp câu đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa. - Luyện đọc từ khó: lợp nghìn lá biếc, rập rình, lợp hồng, - GV hướng dẫn luyện đọc câu (BP): Bạn ơi,/ ngước mắt/ Ngước mắt lên trông/ Bạn ơi,/ hãy hát/ Hát câu cuối cùng:// Một mái nhà chung/ Một mái nhà chung...// HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ. + Luyện đọc đoạn. Lần 1: 6 HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới (GV sửa sai) + HS luyện đọc theo nhóm (nhóm 3) GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. - Thi đọc giữa các nhóm trước lớp. - 1 – 2 HS thi đọc toàn bài. * Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm bài; trả lời câu hỏi. + Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai? Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu? Mái nhà chung của muôn vật là gì? Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà? Cả lớp cùng GV nhận xét, bổ sung. GV tiểu kết, chốt ý. - HS nêu nội dung bài, GV chốt lại. HS nhắc lại. - GV liên hệ giáo dục HS hãy yêu quý bảo vệ mái nhà chung là trái đất bằng cách giữ gìn và bảo vệ môi trường. + GD học sinh yêu quê hương đất nước, có ý thức bảo vệ chủ quyền Việt Nam, bảo vệ biển, đảo. * Luyện đọc thuộc lòng: - GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ trước lớp. - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt, HS đọc có tiến bộ. 3. Củng cố, dặn dò: + Bài thơ muốn nói với các em điều gì? Em cần làm gì để góp phần bảo vệ trái đất? - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. TOÁN Phép trừ các số trong phạm vi 100 000 I- Mục tiêu bài dạy: - HS biết trừ các số trong phạm vi 100 000; biết giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m. - Rèn kĩ năng đặt tính, tính đúng phép trừ các số trong phạm vi 100 000; giải đúng bài toàn về phép trừ. - Giáo dục HS chăm chỉ học toán II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS tự đưa ra phép cộng các số có năm chữ số với số có năm chữ số, lên bảng, lớp làm nháp. GV –HS nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 2.2: Nội dung: * Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000 - HS tự lấy ví dụ phép trừ các số trong phạm vi 100 000, đặt tính và tính vào bảng con. - 1HS thực hiện phép tính trên bảng lớp. GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện phép trừ. - GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng. HS nêu lại cách thực hiện phép trừ. GV ghi bảng. - HS so sánh với cách thực hiện phép trừ hai số có bốn chữ số; rút ra cách thực hiện phép trừ hai số có nhiều chữ số. HS nhắc lại. => GV củng cố cách thực hiện phép trừ hai số có nhiều chữ số. *Luyện tập Bài 1(157): HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở nháp. 4 HS lên bảng làm bài. - GV cùng HS chữa bài. Một vài HS nêu lại cách tính một số phép tính trong bài. => Củng cố cách thực hiện phép trừ hai số có nhiều chữ số. Bài 2(157): HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài. - HS nêu cách đặt tính, tính. (lưu ý khi đặt tính phải thẳng hàng, thẳng cột) => Củng cố cách thực hiện phép trừ hai số có nhiều chữ số. Bài 3(157): HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài. GV cùng HS chữa bài. + Muốn biết độ dài quãng đường chưa được trải nhựa ta làm phép tính gì? + Độ dài cả quãng đường và quãng đường đã rải nhựa với quãng đường chưa rải nhựa đã cùng đơn vị đo chưa? Muốn biết còn bao nhiêu kilômét đường nữa chưa được trải nhựa ta làm như thế nào? =& ... g dẫn chính tả. - GV đọc đoạn chính tả. 2 - 3 HS đọc thuộc lòng đoạn chính tả; cả lớp nghe, trả lời câu hỏi: + Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai? + Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu? - HS đọc thầm, tìm từ khó viết; luyện viết bảng con, bảng lớp: lợp nghìn lá biếc, sóng xanh, rập rình,.... GV nhận xét, chỉnh sửa, HS đọc lại. - HS ghi nhớ, viết bài vào vở; đổi chéo vở để soát lỗi. GV theo dõi, uốn nắn HS viết chậm và hay sai lỗi. - GV chấm một số vở, nhân xét, tuyên dương HS viết chữ đúng, đẹp, cho lớp xem để các em học tập. * Luyện tập. Bài 2a: HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào phiếu học tập. 1 HS lên bảng làm bài. - GV cùng HS chữa bài. HS đọc lại đoạn thơ sau khi đã điền đúng tr/ch. + Vì sao chú mèo bị ốm? GV liên hệ giáo dục HS phải giữ gìn sức khoẻ. => Củng cố cách phân biệt tr/ch. 3. Củng cố, dặn dò: + Tìm từ chứa cả 2 tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr? - GV nhận xét giờ học, dặn dò. SINH HOẠT TẬP THỂ Sinh hoạt sao + Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu bài dạy - Kiểm điểm các mặt hoạt động trong tuần, nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được tuần 30. Nắm được kế hoạch tuần 31, trình tự tổ chức sinh hoạt sao, tên chủ điểm. - HS tự nhận ra ưu điểm và hạn chế của cá nhân, tập thể mình và rút kinh nghiệm khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm. Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới; nêu đúng tên các bước tổ chức sinh hoạt sao và tổ chức được buổi sinh hoạt sao theo đúng trình tự. - Có ý thức phê và tự phê, tích cực tham gia sinh hoạt tập thể, tinh thần làm chủ tập thể. II. Nội dung sinh hoạt: A. Sinh hoạt sao: Chủ điểm Yêu sao, Yêu Đội - GV yêu cầu HS nêu trình tự của buổi sinh hoạt sao, nhận xét. - Sao trưởng điều khiển sao mình sinh hoạt sao theo 5 bước: + Bước 1: Ổn định tổ chức lớp, hát 1 bài hát tập thể. + Bước 2: Kiểm tra thi đua: học tập, vệ sinh, + Bước 3: Thực hiện chủ điểm: Yêu sao, Yêu Đội a) Giới thiệu chủ điểm. b) Thi văn nghệ: - HS thi hát, múa theo nhóm, cá nhân: các bài hát về Sao nhi đồng, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - GV cùng HS nhận xét, bình chọn các cá nhân, nhóm có tiết mục hay, đặc sắc, tuyên dương. + Bước 4: GV nhận xét buổi sinh hoạt sao. HS đồng thanh đọc lời hứa Nhi đồng. + Bước 5: Dặn dò HS. - GV theo dõi, giúp đỡ các sao thực hiện. - Các sao lên trình bày (thi) trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương sao thực hiện tốt. B. Sinh hoạt lớp 1.Đánh giá hoạt động tuần 30 + HS nhận xét: - Từng tổ trưởng nhận xét về tổ mình. - Ban cán sự lớp lần lượt nhận xét chung hoạt động của cả lớp. - Cá nhân phát biểu ý kiến. + Ưu điểm: + Hạn chế: 2. Kế hoạch tuần 31: - Duy trì các nề nếp đã quy định, khắc phục tồn tại ở tuần 30: không nói chuyện riêng trong giờ học, không nói leo, vứt rác bừa bãi, - Giữ vở sạch, viết chữ đẹp; nói lời hay, làm việc tốt. - Thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh lớp học, vệ sinh các nhân, bảo vệ bàn ghế. - Giúp đỡ nhau trong học tập 3. Sinh hoạt văn nghệ: HS tổ chức sinh hoạt văn nghệ : múa, hát, kể chuyện, đọc thơ theo chủ đề tự chọn. CHÍNH TẢ (Nghe - viết) Dạy 2D Cháu nhớ Bác Hồ I- Mục đích, yêu cầu - HS viết đúng bài “Cháu nhớ Bác Hồ” (từ Đêm đêm ..đến Bác hôn). Làm được các bài tập 2a, 3a (106). - HS viết đúng tốc độ, trình bày đúng theo thể thơ lục bát. Rèn kĩ năng đọc, viết phân biệt đúng ch/tr. - Giáo dục HS có ý thức viết chữ đẹp, kính yêu, biết ơn Bác Hồ, phải thật thà dũng cảm. II- Đồ dùng dạy học: III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: 3 HS viết bảng lớp, HS lớp viết vở nháp: ùa tới, quây quanh - HS tự tìm viết chữ có phụ âm s/x. GV và HS chữa bài. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 2.2: Nội dung: * Hướng dẫn HS nghe viết. - GV đọc cả bài. HS nghe GV đọc nhớ từ khó. - Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ? - Nêu nội dung đoạn thơ. - HS (khá) tìm, HS viết chữ khó bảng lớp, bảng con: ùa tới, quây quanh - HS (khá) nêu cách trình đoạn văn, tư thế ngồi viết. - GV đọc cho HS viết, HS nghe viết đủ, đúng đẹp. GV uốn nắn từng em. - GV đọc HS soát lỗi. - GV nhận xét bài HS về từng mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày. * Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2a: (bảng phụ). - HS đọc yêu cầu bài. HS làm nháp, bảng phụ. - GV cùng HS nhận xét, sửa sai. => Củng cố cách điền tiếng có âm đầu ch/ tr, phân biệt tiếng có ch/tr. Bài 3a. - HS đọc yêu cầu bài. HS làm miệng theo cặp. - HS trình bày trước lớp, GV cùng HS nhận xét, chỉnh sửa. => Củng cố cách đặt câu phân biệt tiếng có ch/tr. 3. Củng cố, dặn dò: + HS làm gì để tỏ lòng kính yêu, biết ơn Bác Hồ? HS nhắc lại bài. - GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học. TUẦN 31 Soạn: 1/4 Dạy: Thứ hai ngày 4 tháng 3 năm 2016 TIẾNG VIỆT Bác sĩ Y-éc-xanh (2 tiết) I. Mục đích, yêu cầu: - HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung câu chuyện: “Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. “Biết cách kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách theo tranh vẽ. - HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, đọc đúng lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật; ngắt, nghỉ hơi hợp lí, rèn kĩ năng kể chuyện. - Giáo dục HS lòng yêu nước, yêu nhân loại. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1 1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng đoạn, bài “Một mái nhà chung”, trả lời câu hỏi 2, 3, nêu nội dung bài. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh vẽ. 2.2: Nội dung: * Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài, giới thiệu chung về Y-éc-xanh. + Luyện đọc câu: - HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa. - HS luyện đọc từ khó: nghiên cứu, là ủi, im lặng, - GV hướng dẫn luyện đọc câu (BP): "Y-éc-xanh kính mến...đời sao?; Tuy nhiên, ...bình yên". HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ. + Luyện đọc đoạn. Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp. Lần 2: Luyện đọc, giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (chú giải SGK - 107). + HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. - 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. - 1 HS đọc toàn bài. * Tìm hiểu bài - HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi. Đoạn 1: + Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh? Đoạn 2: + Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà? Đoạn 3: +Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước Pháp? + Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh? Theo em, vì sao Y-éc-xanh ở lại Nha Trang? - Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh của bà khách; Sự giản dị của bác sĩ Y-éc-xanh; Lòng yêu nước và lẽ sống cao đẹp của bác sĩ Y-éc-xanh; Khoảng lặng thanh bình trong tâm hồn mỗi người. + Nội dung bài nói lên điều gì? (HS nêu).GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu) HS nhắc lại. - GV liên hệ bài: sống là để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. GDHS yêu cảnh đẹp Nha Trang, yêu biển, đảo, ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ môi trường biển, đảo. Tiết 2 * Luyện đọc lại: - 4 HS đọc bài. GV hướng dẫn HS đọc bài theo vai đoạn 3. (lưu ý giọng của từng nhân vật). - HS thi đọc bài theo vai trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương. * Hướng dẫn HS kể chuyện: - HS nêu yêu cầu (SGK trang 107). HS nêu nội dung từng bức tranh. GV ghi bảng, HS nhắc lại. - HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm 4. GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể. - 1 số nhóm thi kể nối tiếp câu chuyện trước lớp. HS kể lại toàn bộ câu chuyện. => Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể, tuyên dương những HS có lời kể sáng tạo. 3. Củng cố, dặn dò: + Bác sĩ Y-éc-xanh có công lao gì đối với nước ta? Qua câu chuyện này em biết được điều gì? - GV nhận xét giờ học, dặn dò. TOÁN Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số I. Mục tiêu bài dạy: - HS biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp). - Rèn kĩ năng đặt tính, tính nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có hai lần nhớ không liền nhau); vận dụng giải đúng bài toán bằng hai phép tính. - Giáo dục HS chăm chỉ học toán, tiết kiệm lương thực, thực phẩm. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS làm bài phép trừ hai số có năm chữ số. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 2.2: Nội dung: * Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số - HS tự lấy ví dụ về phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. - HS dựa vào phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số, đặt tính và thực hiện tính vào bảng con, 1HS làm bảng lớp, nêu cách làm. - GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng. HS nêu cách thực hiện phép nhân, GV ghi bảng. HS nhắc lại, cho ví dụ. - GV lưu ý cho HS: nhân rồi mới cộng “phần nhớ” (nếu có) ở hàng liền trước. * Luyện tập Bài 1: HS nêu yêu cầu bài. 3 HS lên bảng làm bài, làm bài - GV cùng HS chữa bài. HS nêu lại cách thực hiện các phép tính trong bài. => Củng cố cách thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài, 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài. GV cùng HS chữa bài. + Để điền được số vào ô trống ta phải tìm gì? - HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép nhân. => Củng cố cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. Bài 3: HS đọc đề bài, làm bài vào vở. 1HS lên bảng. GV theo dõi, nhận xét bài làm của HS vào vở: nhận xét cụ thể kết quả, cách trình bàyđưa ra biện pháp giúp HS sửa chữa. - GV cùng HS chữa bài, chốt bài làm đúng. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Muốn biết cả hai lần chuyển vào kho được bao nhiêu ki-lô-gam thóc ta cần biết điều gì? + Biết lần đầu chuyển được 27 150kg thóc, lần sau chuyển được số thóc gấp đôi lần đầu; có tìm được số thóc lần sau chuyển được không? Làm phép tính gì? - GV khuyến khích HS giải bài toán bằng cách khác. (Giải bài toán dựa vào sơ đồ đoạn thẳng) => Củng cố cách giải bài toán có hai phép tính. 3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số? Cho ví dụ? - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Tài liệu đính kèm: