Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

* Luyện đọc:

- GV đọc mẫu toàn bài, giới thiệu tác phẩm, HS theo dõi.

+ Luyện đọc câu:

- HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi.

- HS luyện đọc từ khó: xách nỏ, lông xám, loang, nghiến răng, bẻ gãy nỏ,.

- GV hướng dẫn luyện đọc câu (BP): "Nếu con thú rừng.khắp ngực; Bác cắn môi.ra về". HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ.

+ Luyện đọc đoạn:

 Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp.

 Lần 2: Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (chú giải SGK - 114).

- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

- 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

+ 1 HS đọc toàn bài.

* Tìm hiểu bài

- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi.

+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì?

+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm? Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì?

 

doc 28 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Soạn: 6/4 	 	 Dạy: Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2016
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Người đi săn và con vượn (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường. Biết cách kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bác thợ săn dựa vào tranh minh hoạ.
- HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; có kĩ năng kể chuyện.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ cây trồng, vật nuôi; bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng đoạn, bài “Bài hát trồng cây”, trả lời câu hỏi trong bài.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh vẽ.
 2.2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, giới thiệu tác phẩm, HS theo dõi.
+ Luyện đọc câu:
- HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi. 
- HS luyện đọc từ khó: xách nỏ, lông xám, loang, nghiến răng, bẻ gãy nỏ,...
- GV hướng dẫn luyện đọc câu (BP): "Nếu con thú rừng...khắp ngực; Bác cắn môi...ra về". HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ.
+ Luyện đọc đoạn:
 Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp.
 Lần 2: Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (chú giải SGK - 114). 
- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
+ 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi.
+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì?
+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm? Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì? 
+ Vì sao bác thợ săn quyết định từ nay không bắn nữa?
- Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Tài săn bắn của bác thợ săn; Sự căm giận của vượn mẹ khi bị bắn; cái chết thương tâm của vượn mẹ; Nỗi xót xa, ân hận của người thợ săn.
+ Nội dung bài nói lên điều gì? (HS nêu ). GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu) HS nhắc lại.
- GV liên hệ bài.
+ Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân?
+ Chúng ta cần làm gì để bảo các con vật, bảo vệ môi trường? 
Tiết 2
* Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 (cách ngắt nghỉ, nhấn giọng). (Nếu HS đọc ngắt, nghỉ hơi chưa đúng, GV yêu cầu HS đọc lại theo cô)
- HS thi đọc bài đoạn trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương.
- 1 – 2 HS đọc toàn bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầu (SGK trang 114). HS nêu nội dung từng bức tranh. GV ghi bảng, HS nhắc lại.
- HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm 2. GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể. 1 số nhóm thi kể nối tiếp câu chuyện trước lớp. HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
=>Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Khen ngợi, tuyên dương những HS có lời kể sáng tạo.
+ Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta? (HS nêu). GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện. HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Câu chuyên khuyên chúng ta điều gì? 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TOÁN
Luyện tập chung
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách nhân, chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số; biết giải bài toán có phép nhân và phép chia.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính nhân, chia số có năm chữ số với số có một chữ số; giải đúng bài toán về phép nhân, phép chia.
- Giáo dục HS tích cực tư duy học toán; tiết kiệm thời gian.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS lên bảng, lớp làm nháp đưa một phép chia và đặt tính, tính. GV, HS nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1(165): HS nêu yêu cầu bài, làm bài vở. 2 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài. 
- HS nêu lại cách thực hiện các phép tính trong bài.
=> Củng cố cách thực hiện phép nhân, chia số có năm chữ số với số có một chữ số.
Bài 2(166): HS đọc đề bài, HS làm bài tập vào vở, 1 HS lên bảng làm. 
- GV nhận xét một số vở: Nhận xét cụ thể về kết quả, cách trình bày bài,...(Nếu HS làm bài chưa đúng, GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và làm lại vào vở...)
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết có bao nhiêu bạn được nhận bánh ta cần biết điều gì?
+ Biết mỗi hộp có 4 cái bánh, có tất cả 105 hộp, có tìm đuợc số chiếc bánh không? Làm phép tính gì?
=> Củng cố cách giải giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 3(166): HS đọc đề bài, HS tự tóm tắt và làm vở nháp. GV theo dõi, cùng HS chữa bài.
- HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật
+ Muốn tính dện tích hình chữ nhật, ta cần biết điều gì? 
+ Biết chiều dài bằng 12 cm, chều rộng bằng 1/3 chiều dài; có tìm được chiều rộng khômg? Làm phép tính gì?
=> Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 4(166): HS đọc đề bài, suy nghĩ, HS làm miệng, giải thích.
- GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
=> Củng cố cách xác định các ngày trong tháng.
3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu tính diện tích hình chữ nhật?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Soạn: 9/4	 Dạy: Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2016
TẬP ĐỌC
Cuốn sổ tay
I- Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, nắm được công dụng của sổ tay; biết cách ứng xử đúng: không tự tiện xem sổ tay của người khác.
- HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dẫu câu và giữa các cụm từ, đọc phân biệt được lời người dẫn truyện với lời các nhân vật.
- Giáo dục HS ý thức tôn trọng tài sản riêng của người khác; thích ghi chép sổ tay.
II- Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ, bản đồ hành chính thế giới.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS chọn đọc 2 đoạn trả lời câu hỏi bài “Người đi săn và con vượn”. 1HS đọc toàn bài, nêu nội dung bài.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh vẽ, ghi bảng đầu bài.
 2.2: Nội dung: 
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi.
+ Luyện đọc câu:
- HS đọc nối tiếp câu đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Luyện đọc từ khó: Mô-na-cô; Va-ti-căng, cầm lên, nắn nót, lí thú, một phần năm, (Nếu HS đọc ngọng, vấp, GV yêu cầu HS đọc lại, nêu cách đọc)
- GV hướn dẫn HS luyện đọc câu (BP): Đừng!..của bạn; Để mang...trọng tài" HS đọc nêu cách ngắt nghỉ. (HS đọc ngắt, nghỉ hơi chưa đúng, GV yêu cầu HS đọc lại)
+ Luyện đọc đoạn:
- GV chia bài làm 4 đoạn để HS luyện đọc: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Sao lại xem sổ tay của bạn?; 
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến những chuyện lí thú; 
+ Đoạn 3: tiếp theo đến rộng hơn nước ta trên 50 lần; Đoạn 4: đoạn còn lại.
 Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn 
 Lần 2: Luyện đọc kết giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- Thi đọc giữa các nhóm trước lớp.
- 1 – 2 HS thi đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm bài; trả lời câu hỏi.
+ Thanh dủng sổ tay làm gì? Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh?
+ Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn?. Cả lớp cùng GV nhận xét, bổ sung. GV tiểu kết, chốt ý.
+ Em có dùng sổ tay không? Sổ tay đã giúp gì cho em?
 + Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình? (HS) GV chốt lại. HS nhắc lại. 
Liên hệ: Giáo dục HS yêu quê hương, có ý thức trách nhiệm giữ gìn, BVNT biển, đảo. 
* Luyện đọc lại:
- GV chia lớp thành các nhóm 4; các nhóm phân vai: Lân, Thanh, Tùng, người dẫn truyện; luyện đọc theo vai.
- Các nhóm thi đọc theo vai trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt, HS đọc có tiến bộ.
3. Củng cố, dặn dò: + Câu chuyện Cuốn sổ tay cho em biết thêm điều gì?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TOÁN
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp theo)
I- Mục tiêu bài dạy:
- HS biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- HS giải được các bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính đúng giá trị của biểu thức. 
- Giáo dục HS quý trọng thực phẩm.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: HS đặt đề toán có lời văn dạng bài toán liên quan đến rút về đơn vị đã học.
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
* Hướng dẫn giải bài toán
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- GV giới thiệu tóm tắt bài toán:
 35l: 7 can
 10l: can?
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS lập kể hoạch giải bài toán:
+ Tìm số lít mật ong trong mỗi can. 
+ Tìm số can chứa 10 lít mật ong.
- Thực hiện kế hoạch giải bài toán:
+ Tìm số lít mật ong có trong mỗi can: 
 7 can chứa 35 l mật ong
 1 can chứa  l mật ong ? => Chọn phép tính 35 : 7 = 5 (l) 
+ Tìm số can chứa 10 lít mật ong:
 5 l mật ong chứa trong một can
 10 l mật ong chứa trong can ? => Chọn phép tính 10 : 5 = 2 (can)
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp. GV theo dõi HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Muốn tìm số lít mật ong có trong mỗi can ta làm phép tính gì? (phép chia)
+ Muốn tìm số can chứa 10 lít mật ong ta làm phép tính gì? (phép chia)
- GV nhận xét, khái quát hoá cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, ghi bảng:
+ Tìm giá trị của một đơn vị: làm phép tính chia
+ Tìm số đơn vị của một giá trị: làm phép tính chia
- HS nhắc lại.
+ Trong hai bước tính trên, bước nào là bước rút về đơn vị?
- HS so sánh với cách giải dạng bài toán rút về đơn vị đã học.
=> Củng cố giải bài toán rút về đơn vị.
* Luyện tập:
Bài 1(166): HS đọc đề bài, 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV theo dõi, cùng HS chữa bài, chốt bài làm đúng.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn tìm xem 15 kg đường đựng trong mấy túi thì phải tìm xem mỗi túi đựng mấy kilôgam đường. (HS tìm và nêu kết quả). 5 kg đường đựng trong một túi thì 15 kg đường đựng trong mấy túi? Làm phép tính gì?
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 2(166): Tương tự bài tập 1. GV nhận xét một số vở: Nhận xét về kết quả, cách trình bày bài(Nếu HS chưa giải được bài toán, GV yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, làm lại bài tập vào vở)
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3(166): HS nêu yêu cầu bài, nêu cách tính giá trị các dạng biểu thức đã học.
- HS dựa vào cách tính giá trị của các biểu thứ ... 2a: HS nêu yêu cầu bài, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
- Đại diện một nhóm trình bày ý kiến trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng; chỉ vị trí các nước trên bản đồ cho HS quan sát.
=> Củng cố cách phân biệt l/n.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ HS nêu một số từ ngữ bắt đầu bằng l/n, liên hệ. 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò.
SINH HOẠT TẬP THỂ
 Sinh hoạt sao + Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu bài dạy 
- Kiểm điểm các mặt hoạt động trong tuần, nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được tuần 32. Nắm được kế hoạch tuần 33, trình tự tổ chức sinh hoạt sao, tên chủ điểm.
- HS tự nhận ra ưu điểm và hạn chế của cá nhân, tập thể mình và rút kinh nghiệm khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm. Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới; nêu đúng tên các bước tổ chức sinh hoạt sao và tổ chức được buổi sinh hoạt sao theo đúng trình tự.
- Có ý thức phê và tự phê, tích cực tham gia sinh hoạt tập thể, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Nội dung sinh hoạt:
A. Sinh hoạt sao: Chủ điểm Yêu sao, Yêu Đội
- GV yêu cầu HS nêu trình tự của buổi sinh hoạt sao, nhận xét.
- Sao trưởng điều khiển sao mình sinh hoạt sao theo 5 bước:
+ Bước 1: Ổn định tổ chức lớp, hát 1 bài hát tập thể.
+ Bước 2: Kiểm tra thi đua: học tập, vệ sinh, 
+ Bước 3: Thực hiện chủ điểm: Yêu sao, Yêu Đội
a) Giới thiệu chủ điểm.
b) Thi văn nghệ:
- HS thi hát, múa theo nhóm, cá nhân: các bài hát về Sao nhi đồng, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn các cá nhân, nhóm có tiết mục hay, đặc sắc, tuyên dương.
+ Bước 4: GV nhận xét buổi sinh hoạt sao. HS đồng thanh đọc lời hứa Nhi đồng.
+ Bước 5: Dặn dò HS.
- GV theo dõi, giúp đỡ các sao thực hiện.
- Các sao lên trình bày (thi) trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương sao thực hiện tốt.
B. Sinh hoạt lớp
1.Đánh giá hoạt động tuần 32
+ HS nhận xét:
 - Từng tổ trưởng nhận xét về tổ mình.
 - Ban cán sự lớp lần lượt nhận xét chung hoạt động của cả lớp.
 - Cá nhân phát biểu ý kiến.
+ Ưu điểm: 
+ Hạn chế:
2. Kế hoạch tuần 33:
+ Tiếp tục duy trì sĩ số, thực hiện nề nếp theo quy định. Đi học đúng giờ.
+ Trọng tâm học kiến thức tuần 33.
- HS rèn chữ viết đúng đẹp.
+ Đủ đồ dùng học tập.
+ Không ăn quà trong trường, vệ sinh đúng nơi quy định.
+ Chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn, lễ phép vâng lời thầy cô. 
- HS thi đua học tốt dành nhiều điểm kính yêu, biết ơn Bác Hồ
- HS tiếp tục luyện tập các tiết mục văn nghệ, báo tường chuẩn bị thi theo kế hoạch Đội
- Tích cực học và ôn tập cho tốt để thi cuối kì II.
3. Lớp sinh hoạt văn nghệ chủ điểm: Bác Hồ kính yêu.
CHÍNH TẢ (Nghe - viết) Dạy 2D
Tiếng chổi tre
I.Mục đích yêu cầu.
- HS nghe - viết bài chính tả: Tiếng chổi tre (từ Những đêm đông... đến em nghe). Phân biệt âm đầu l/n.
- HS trình bày đúng hai khổ thơ theo hình thức thơ tự do. Tìm được từ ngữ chứa tiếng chỉ khác nhau âm đầu l/ n; điền âm đầu l/ n vào chỗ trống thích hợp.
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp; giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
III.Đồ dùng dạy học: - Thẻ màu (BT 2a). 
III.Các hoạt động dạy –học chủ yếu:
1. Bài cũ:- HS viết bảng lớp, vở nháp: lội suối, bà nội, nồi cơm, lỗi lầm.
- 1HS tự tìm viết chữ có phụ âm l/ n. GV và HS chữa bài.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Hướng dẫn nghe- viết.
- HS bài chính tả, cả lớp theo dõi bài.
+ Hai khổ thơ nói nên điều gì? 
+ Mỗi dòng thơ có mấy tiếng ? Các chữ cái đầu mỗi dòng thơ viết thế nào ? 
+ Tìm các tiếng, từ có âm vần dễ lẫn trong bài ?
- HS viết bảng con, bảng lớp, đọc lại: lặng ngắt, cơn giông, lao công, quét rác, sạch lề, đẹp lối,
+ Nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút ?
- GV hướng dẫn cách trình bày bài, đọc bài, bao quát lớp, lưu ý đến HS viết chậm. 
- HS nghe đọc, viết bài; đổi vở, soát lỗi.
- GV thu 1 số bài, nhận xét về tốc độ viết, cách trình bày đoạn thơ tự do; lỗi chính tả... 
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a (122):
- HS chơi trò chơi “Đoán xem chữ gì ? Cả lớp cùng GV đánh giá bằng thẻ màu, nhận xét, bổ sung, ghi bảng: làm, nên non, nên, núi, lấy, nước. 
+ Đọc lại phát âm chuẩn tiếng bắt đầu bằng l/ n ?
+ Nêu ý nghĩa các câu tục ngữ , đọc các câu tục ngữ tương tự ?
=> Củng cố cách điền âm đầu l/ n vào chỗ trống.
Bài 3a (123): - HS trao đổi cặp, các cặp lần lượt nêu kết quả trước lớp.
- Cả lớp cùng GV nhận xét, ghi bảng: VD: lội ruộng, họ nội; la cà, quả na; lo lắng, trời nắng; ....
=> Củng cố cách tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng chỉ khác nhau âm đầu l/ n.
3.Củng cố – dặn dò: 
+ HS đặt câu với một số tiếng tìm được ở bài tập 3.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chăm rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. 
TUẦN 33
Soạn: 13/4 	 	 Dạy: Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2016
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Cóc kiện trời (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, biết cách đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật. Hiểu nội dung câu chuyện: “Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.” Biết cách kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật trong chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
- HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, ngắt, nghỉ hơi hợp lí; đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật; kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật trong chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ cây cối, con vật; bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: tranh kể truyện
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc đoạn, bài “Cuốn sổ tay”, trả lời câu hỏi SGK, nêu nội dung bài
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh vẽ.
 2.2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi.
+ Luyện đọc câu:
- HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS luyện đọc từ khó: nắng hạn, nứt nẻ, trụi trơ, náo động, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng, (Nếu HS đọc ngọng, phát âm chưa chuẩn, GV yêu cầu HS đọc lại theo cô)
- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu (BP): "Đến cửa....ở hai bên; Trời túng thế ...muôn loài" HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ. 
+ Luyện đọc đoạn:
 Lần 1: 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trước lớp
 Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ (chú giải SGK - 123). 
- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời.
+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời? Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi đánh trống?
+ Kể lại cuộc chiến giữa hai bên? Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào?
+ Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen? Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Cóc cùng các bạn đi kiện trời; Sự sắp sếp đội ngũ khéo léo của Cóc và cuộc chiến đấu giữa hai bên; Thái độ của Trời thay đổi sau cuộc chiến.
+ Nội dung bài nói lên điều gì? (HS nêu).GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại. GV liên hệ bài.
 Tiết 2 
* Luyện đọc lại:
- GV chia nhóm, HS phân vai.
- 1 vài nhóm thi đọc bài theo vai trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay, tuyên dương.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầu (SGK trang 124). 
- HS phát biểu ý kiến, cho biết các em thích kể theo vai nào. (vai Cóc, vai các bạn của Cóc, vai Trời) HS quan sát, nêu nội dung từng bức tranh. GV ghi bảng, HS nhắc lại.
- HS kể lại câu chuyện theo nhóm 2 (HS kể một đoạn trong câu chuyện; HS kể lại toàn bộ câu chuyện) GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm kể.
- 1 số HS thi kể đoạn, toàn bộ câu chuyện trước lớp.
=> Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Khen ngợi, tuyên dương những HS có lời kể sáng tạo.
+ Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta? (HS nêu). GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện. HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò: + Em học tập được gì ở Cóc? Nêu nội dung bài?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TOÁN
Kiểm tra
I. Mục tiêu bài dạy:
- Kiểm tra đánh giá về: đọc, viết số có năm chữ số; tìm số liền sau của số có năm chữ số; sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn; thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân, chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số, giải bài toán có đến hai phép tính.
- Rèn kĩ năng tính toán, giải toán có lời văn.
- Giáo dục HS yêu thích học toán, có ý thức tốt trong giờ kiểm tra.
II. Đồ dùng dạy học: Giấy kiểm tra, đề kiểm tra
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ kiểm tra
2. Nội dung: GV đưa bảng phụ ghi sẵn đề bài, HS làm lần lượt từng bài vào giấy kiểm tra
*Đề bài:
Phần I: Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh tròn chữ đặt trước câu trả lời đúng
1. Số liền sau của số 68 457 là: 
A. 68 467 B. 68 447 C. 68 456 D. 68 458
2. Các số 48 617; 47 861; 48 716; 47 816 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
A. 48 617; 48 716; 47 861; 47 816
B. 48 716; 48 617; 47 861; 47 816
C. 47 816; 47 861; 48 617; 48 716
D. 48 617; 48 716; 47 816; 47 861
3. Kết quả của phép cộng 36 528 + 49 347 là:
A. 75 865 B. 85 865 C. 75 875 D. 85 875
4. Thương của hai số 81720 và 9 là :
A. 9080	B. 980 C. 9008 D. 908
5. Số ba mươi nghìn năm trăm linh năm viết là :
A. 30 005 B. 30 505 C. 30 550 
Phần II: Làm các bài tập sau:
 1. Đặt tính rồi tính
a/16 535 + 73 537 b/53 125 – 17 133 
 c/21 638 x 3 	 d/12 250 : 5
2. Tính giá trị biểu thức:
a/46521 – 53472 : 4 b/ 15607 + 9376 x 4
 3. Một hình chữ nhật có chiều dài 1dm8cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó?
4. Trong một xưởng mai công nghiệp, cứ 15m vải thì may được 5 bộ quần áo cùng một cỡ. Hỏi có 372m vải thì may được bao nhiêu bộ quần áo như thế?
- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
*Đáp án 
Phần I: 
1. D 2. C 3. D 4. A 5. D
Phần II: 
1. a/ 90 072	b/ 35 992	c/ 64914	d/ 2450
2. a/33153 b/ 53111
3/ 
Đổi 1dm8cm = 18cm
Chiều rộng hình chữ nhật là:
18 : 2 = 9 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
18 x 9 = 162 (cm2)
 Đáp số: 162 cm2
4/ May 1 bộ quần áo cần số mét vải là:
15 : 3 = 5 (m)
372m vải thì may được số bộ quần áo là:
372 : 3 = 124 (bộ)
 Đáp số: 124 bộ quần áo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_sang_cac_mon_lop_3_tuan_32_nam_hoc_2015_2016_ti.doc