Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

+ HS luyện đọc từ khó: liều mạng, vung rìu, lăn quay, leo tót, cựa quậy, lừng lững, .(Nếu HS đọc chưa đúng, GV yêu cầu HS đọc lại, tự tìm từ có phụ âm dễ lẫn và tự sửa)

+ GV hướng dẫn HS luyện đọc câu (BP): "Từ khi có .ấy cho; Thấy thế .cung trăng" HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ.

- Luyện đọc đoạn:

+ Lần 1: 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trước lớp.

+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (chú giải SGK - 132).

+ HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

+ 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc toàn bài.

* Tìm hiểu bài

- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời.

+ Nhờ đâu chú Cuội phát hiện cây thuốc quý? Chú Cuội dùng cây thuốc quý vào việc gì?

+ Thuật lại những việc xảy ra với vợ chú Cuội? Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?

 

doc 27 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Soạn: 13/4 	 	 Dạy: Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2016
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Sự tích chú Cuội cung trăng (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người. Biết cách kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý.
- HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ; kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý, trả lời đúng các câu hỏi trong bài.
- Giáo dục HS về lòng nhân hậu, ước mơ khám phá, chinh phục tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài thơ “Mặt trời xanh của tôi”, trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh vẽ.
 2.2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi.
- Luyện đọc câu:
+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: liều mạng, vung rìu, lăn quay, leo tót, cựa quậy, lừng lững, ..(Nếu HS đọc chưa đúng, GV yêu cầu HS đọc lại, tự tìm từ có phụ âm dễ lẫn và tự sửa)
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc câu (BP): "Từ khi có ...ấy cho; Thấy thế ...cung trăng" HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ.
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trước lớp.
+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (chú giải SGK - 132). 
+ HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời.
+ Nhờ đâu chú Cuội phát hiện cây thuốc quý? Chú Cuội dùng cây thuốc quý vào việc gì?
+ Thuật lại những việc xảy ra với vợ chú Cuội? Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
+ Em tưởng tượng chú Cuội sống trên mặt trăng như thế nào? Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: 
=> Đoạn 1: Chàng tiều phu gặp hổ và phát hiện ra cây thuốc quý; 
=> Đoạn 2: Cuội dùng cây thuốc cứu người và lấy được vợ nhưng lại gặp tai hoạ bất ngờ;
=> Đoạn 3: Cuội theo cây thuốc quý lên trời.
+ Nội dung bài nói lên điều gì? (HS nêu).GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.
- GV liên hệ bài.
 Tiết 2 
* Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3 (cách ngắt nghỉ; nhấn giọng). GV cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay, tuyên dương.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầuvà các gợi ý (SGK trang 132). 
- 1 HS dựa vào gợi ý, kể mẫu trước lớp
- HS kể lại câu chuyện theo nhóm 3 (nhóm HS kể nối tiếp theo đoạn; HS kể lại toàn bộ câu chuyện) GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm kể.
- 1 số nhóm thi kể nối tiếp theo đoạn thi kể đoạn, toàn bộ câu chuyện trước lớp.
=>Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Tuyên dương những HS có lời kể sáng tạo.
+ Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta? (HS nêu) GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện. HS nhắc lại.
3.Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu nội dung bài? Em thấy chú Cuội có đức tính gì quý báu?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TOÁN
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000; biết cách giải bài toán bằng hai phép tính.
- Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000; giải bài toán bằng hai phép tính.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán; tiết kiệm nhiên liệu (xăng dầu).
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS làm bài tập 4 (171)
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1(172): HS nêu yêu cầu bài. HS làm bài tập vào vở nháp. 2HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách tính giá trị một số biểu thức trong bài.
=> Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia nhẩm các số trong phạm vi 100 000; cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 2(172): HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách thực hiện một số phép tính trong bài.
=> Củng cố ccáh đặt tính, tính cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000.
Bài 3(172): HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- HS tự tóm tắt, làm bài vào vở. GV nhận xét bài làm của HS vào vở: đáp án, cách trình bày bài, Nếu HS làm chưa đúng, GV chỉ ra lỗi sai của HS, hướng dẫn HS tự sửa lại.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết cửa hàng đó còn lại bao nhiêu lít dầu ta cần biết điều gì?
+ Biết cửa hàng có 6450 lít dầu, đã bán 1/3 số dầu đó, có tìm được số lít dầu đã bán không? Làm phép tính gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố cách giải giải bài toán về tìm một phần mấy của một số.
Bài 4(172): HS đọc đề bài, HS suy nghĩ, làm bài vào vở nháp (HS làm cột 1, 2 hoặc cả bài). 4 HS lên bảng làm bài, giải thích cách suy luận.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố về cách tìm chữ số chưa biết trong phép nhân.
3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách tính giá trị của các dạng biểu thức?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Soạn: 16/4	 Dạy: Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2016
TẬP ĐỌC
Mưa
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung bài thơ: “Tả cảnh trời mưa và sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả”. HS học thuộc lòng bài thơ.
- HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, ngắt nhịp hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ, trả lời đúng các câu hỏi trong bài.
- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên và tình cảm gia đình.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc đoạn, trả lời câu hỏi; nêu nội dung bài “Sự tích chú Cuội cung trăng”.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh vẽ, ghi bảng đầu bài.
 2.2: Nội dung: 
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi.
- Luyện đọc câu:
+ HS đọc nối tiếp câu (mỗi HS đọc một dòng thơ) đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Luyện đọc từ khó: lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt, làn nước mát, lặn lội, cụm lúa,...
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc một số câu (BP):"Chớp đông ...nước mát; Chỉ thương ...lên chưa". HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ.
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ.
+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới (GV sửa sai)
+ HS luyện đọc theo nhóm (nhóm 5). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ Thi đọc giữa các nhóm trước lớp.
- 1HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm bài; trả lời câu hỏi.
+ Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ? Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào?
+ Vì sao mọi người thương bác ếch? Hình ảnh bác ếch gợi cho em nhĩ đến ai? Cả lớp cùng GV nhận xét, bổ sung. GV tiểu kết, chốt ý.
+ Bài thơ nói về điều gì? GV nhận xét, chốt nội dung bài. HS nhắc lại.
* Luyện đọc thuộc lòng
- HS thi đọc thuộc lòng theo đoạn, toàn bài thơ.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Em thích khổ thơ nào nhất? Khổ thơ đó miêu tả những gì?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
TOÁN
Ôn tập về đại lượng 
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam); biết cách giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đã học.
- Rèn kĩ năng làm tính với các số đo đại lượng đã học; giải đúng bài toán liên quan đến những đại lượng đã học.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán; tiết kiệm tiền và sử dung có mục đích.
II. Đồ dùng dạy học: Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1(172): HS nêu yêu cầu bài. 1 HS lên bảng khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng, giải thích cách chọn.
=> Củng cố về mối quan hệ giữa km và m.
Bài 2(173): HS đọc đề bài, làm bài vào vở nháp. 
- HS phát biểu ý kiến, giải thích. GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
- GV hướng dẫn HS làm bài. (thực hiện phép cộng: 200g + 100g để tìm cân nặng của quả cam, )
=> Củng cố về phép cộng, phép trừ với đơn vị đo khối lượng: gam.
Bài 3(173): HS nêu yêu cầu bài.
a) HS thực hiện trên mô hình đồng hồ cá nhân. 1 HS lên quay kim đồng hồ trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt cách quay đúng.
b) HS phát biểu ý kiến, nêu cách tìm. GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng. GV lưu ý HS xác định khoảng thời gian và thời điểm.
=> Củng cố về cách xem đồng hồ và cách tìm khoảng thời gian.
Bài 4(173): HS đọc đè bài, phân tích bài toán.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài, chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Tìm số tiền Bình có.
+ Tìm số tiền thừa của Bình sau khi mua bút chì.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố giải toán bằng hai phép tính.
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề?
 - GV nhận xét tiết học,dặn dò HS.
 ĐẠO ĐỨC
Tìm hiểu môi trường ở địa phương
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết thực trạng môi trường ở địa phương nơi mình sinh sống.
- HS nêu được thực trạng môi trường ở địa phương nơi mình sinh sống, thực hiện hành vi giữ gìn, bảo vệ môi trường.
- GDHS có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về môi trường.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: HS nêu một số việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn? GV nhận xét.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
 2.2 . Nội dung:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường ở địa phương nơi em sinh sống
 Mục tiêu: HS nắm được thực trạng môi trường ở địa phương nơi mình ở, có ý thức giữ vệ sinh môi trường.
- HS luận nhóm đôi trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Không khí ở địa phương em trong lành hay bị ô nhiễm? (Nếu bị ô nhiễm thì nêu nguyên nhân bị ô nhiễm)
+ Đường làng, ngõ xóm...đã được giữ vệ sinh sạch sẽ chưa?
+ Người dân có những biện pháp nào để xử lí rác thải sinh hoạt, nước thải nhà máy....?
+ Người dân đã có ý thức giữ gìn, vệ sinh môi tr ... 1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1: HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán.
- HS tự làm bài vào vở. GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Biết số dân của xã hai năm trước là 5236 người, năm ngoái số dân của xã tăng thêm 87 người. Có tìm được số dân của xã năm ngoái không? Làm phép tính gì? Biết năm nay số dân của xã tăng thêm 75 người, có tìm được số dân của xã năm nay không? Làm phép tính gì?
- GV khuyến khích HS giải bài toán bằng cách khác: 
+ Tính số dân của xã tăng trong hai năm trước. 
+ Tính số dân của xã hiện nay.
=> Củng cố cách giải bài toán bằng phép cộng.
Bài 2, 3: (Tương tự BT1)
- GV nhận xét cụ thể bài làm của HS: cách trình bày bài, đáp án...Nếu HS làm chưa đúng, GV chỉ ra lỗi sai và yêu cầu HS sửa lại.
=> Củng cố cách giải bài toán về tìm một phần mấy của một số.
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài. 1 HS lên bảng làm bài. HS làm phiếu bài tập.
- GV cùng HS chữa bài. HS giải thích cách điền Đ / S ở từng biểu thức trong bài.
- Yêu cầu HS sửa lại biểu thức chưa đúng.
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu cách tính giá trị của các dạng biểu thức đã học? Cho ví dụ?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 
CHÍNH TẢ (Nhớ - viết)
Dòng suối thức
I- Mục đích yêu cầu: 
- HS nghe, viết đúng bài chính tả “Dòng suối thức”, phân biệt tr / ch
- HS viết chữ rõ ràng, đúng tốc độ, trình đúng hình thức bài thơ lục bát; phân biệt từ có phụ âm đầu tr/ch.
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp; yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng chép bài tập 2a, 3a
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: 2 HS viết bảng, lớp viết bảng con tên 5 nước ở Đông Nam Á
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc bài chính tả. cả lớp nghe, trả lời câu hỏi:
+ Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào?
+ Trong đêm, dòng suối thức để làm gì?
- HS đọc thầm, tìm từ khó viết; luyện viết bảng con, bảng lớp: trên nương, thậm thình,.... GV nhận xét, chỉnh sửa, HS đọc lại.
- HS ghi nhớ, nghe - viết bài vào vở; đổi chéo vở để soát lỗi. GV theo dõi, uốn nắn HS viết chậm và hay sai lỗi.
- GV thu bài, nhận xét: tốc độ viết, cách trình bày bài chính tảNếu HS viết chưa đúng các phụ âm đễ lẫn, GV hướng dẫn HS cách phân biệt, yêu cầu HS tự sửa.
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS viết chữ đúng, đẹp.
* Luyện tập.
Bài 2a: HS nêu yêu cầu bài, thảo luận theo nhóm đôi.
- HS phát biểu ý kiến; các HS khác nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng. 1 HS lên bảng ghi lại kết quả, HS đọc lại.
=> Củng cố cách tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr / ch.
Bài 3a: HS nêu yêu cầu, làm bài vào phiếu học tập. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng. HS đọc lại toàn bộ bài thơ sau khi đã hoàn thành.
+ Mẹ ru bạn nhỏ về những điều gì?
=> Củng cố cách phân biệt tr / ch.
3. Củng cố, dặn dò: + Tìm từ chứa tiếng có âm đầu ch/tr và đặt câu với từ đó?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
SINH HOẠT TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu bài dạy 
- HS nắm được ưu, nhược điểm của cá nhân, tổ, lớp trong tuần 34. Nắm được nhiệm vụ tuần 35.
- Tự đánh giá, kiểm điểm bản thân, tập thể. Đề ra phương hướng hoạt động tuần 35.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác thực hiện nhiệm vụ của người học sinh để trở thành đội viên tốt.
II. Nội dung sinh hoạt:
1.Đánh giá hoạt động tuần 34
+ HS nhận xét:
 - Từng tổ trưởng nhận xét về tổ mình.
 - Ban cán sự lớp lần lượt nhận xét chung hoạt động của cả lớp.
 - Cá nhân phát biểu ý kiến.
+ Ưu điểm: 
+ Hạn chế:
2. Kế hoạch tuần 35:
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những hạn chế.
- Tích cực học tập, rèn luyện, đọc sách thư viện thường xuyên, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Thực hiện tốt phong trào thi đua đợt 4.
- Chuẩn bị tốt cho các hoạt động ngoài giờ chào mừng ngày 30/4 và 1/5.
- Tích cực học và ôn tập cho tốt để thi cuối kì II.
- Thu gom giấy vụn làm kế hoạch nhỏ.
3. Lớp sinh hoạt văn nghệ chủ điểm: Bác Hồ kính yêu.
TUẦN 35
Soạn: 27/4 	 	 Dạy: Thứ tư ngày 4 tháng 5 năm 2016
TIẾNG VIỆT
Ôn tiết 1
I. Mục đích, yêu cầu:
- Ôn các bài tập đọc tuần 28; cách viết một bản thông báo.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch đoạn văn, đọc đúng tốc độ (khoảng 70 tiếng /phút), trả lời một câu hỏi về nội dung bài. HS viết bản thông báo ngắn về buổi liên hoan văn nghệ của liên đội.
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu ghi tên các đoạn đọc
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng hai đoạn thơ, cả bài thơ “Mưa”; trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:
 2.2. Nội dung:
* Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
- HS nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần 28: Cuộc chạy đua trong rừng, Cùng vui chơi.
- Một số HS lên bảng bắt thăm, đọc đoạn (bài) theo phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc lại những từ phát âm chưa đúng; kết hợp liên hệ giáo dục HS qua từng đoạn, bài.
* Ôn tập viết thông báo.
- HS nêu yêu cầu đọc đề bài.
- HS đọc thầm lại bài quảng cáo “Trương trình xiếc đặc sắc”; suy nghĩ trả lời câu hỏi: Khi viết thông báo cần chú ý những điểm gì? 
- HS phát biểu ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại:
+ Mỗi em đóng vai người tổ chức một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội để viết thông báo.
+ Bản thông báo cần viết theo kiểu quảng cáo. Cụ thể:
 Về nội dung: Đủ thông tin (mục đích – các tiết mục - thời gian - địa điểm - lời mời) GV mở bảng phụ đã viết một mẫu thông báo, lưu ý HS có thể viết đảo các nội dung.
 Về hình thức: Lời văn ngắn gọn, rõ; trình bày hấp dẫn.
- HS viết bảng thông báo vào giấy A4 với các kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh, GV hướng dẫn HS viết bảng thông báo.
- HS nối tiếp nhau dán bảng thông báo lên bảng lớp và đọc nội dung thông báo.
- Cả lớp và GV bình chọn bảng thông báo được viết đúng, trình bày hấp dẫn nhất. 
=> Củng cố cách viết bản thông báo
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu nội dung các bài tập đọc tuần 28?
 - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS.
 TIẾNG VIỆT
Ôn tiết 2
I. Mục đích, yêu cầu:
- Ôn các bài tập đọc tuần 29; củng cố từ ngữ về các chủ điểm: Bảo vệ Tổ Quốc; Sáng tạo; Nghệ thuật.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch đoạn văn, đọc đúng tốc độ (khoảng 70 tiếng /phút), trả lời một câu hỏi về nội dung bài. HS tìm được một số từ ngữ về chủ điểm trên.
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu ghi tên các đoạn đọc
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:
 2.2. Nội dung:
* Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
- HS nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần 29: Buổi học thể dục, Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
- Một số HS lên bảng bắt thăm, đọc đoạn (bài) theo phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc lại những từ phát âm chưa đúng; kết hợp liên hệ giáo dục HS qua từng đoạn, bài.
* Ôn chủ điểm Sáng tạo, Bảo vệ Tổ quốc, Nghệ thuật.
- HS nêu yêu cầu bài. GV chia nhóm, phát giấy khổ to, bút dạ cho các nhóm, yêu cầu HS làm theo nhóm. GV theo dõi, hướng dẫn HS các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. Gv cùng HS nhận xét, chốt từ đúng, tuyên dương nhóm có vốn từ phong phú nhất.
- GV chọn bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn, bổ sung thêm một số từ, hoàn thiện bảng kết quả:
Bảo vệ Tổ quốc
- Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc: đất nước, non sông, nước nhà,
- Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc: canh gác, tuần tra trên biển, chiến đấu, chống xâm lược,
Sáng tạo
- Từ ngữ chỉ trí thức: kĩ sư, bác sĩ, giáo sư, luật sư,
- Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức: nghiên cứu khoa học, giảng dạy, khám bệnh, lập đồ án,
Nghệ thuật
- Từ ngữ chỉ những người hoạt độngnghệ thuật: nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, nhà văn,
- Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật: ca hát, sáng tác, biểu diễn, đánh đàn, vẽ tranh, quay phim, chụp ảnh, làm thơ, thiết kế thời trang, 
- Từ ngữ chỉ các môn nghệ thật: âm nhạc, hội hoạ, văn học, kiến trúc, điêu khắc, kịch, điện ảnh, 
=> Củng cố vốn từ ngữ về Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật
3. Củng cố, dặn dò: + HS đặt câu một số từ ngữ về chủ điểm trên?
 - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TOÁN
Ôn tập về giải toán (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị; biết cách tính giá trị của biểu thức.
- HS giải đúng bài toán bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị; tính đúng giá trị của biểu thức.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán; giữ gìn đồ vật trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học: phiếu bài tập bài 4.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1(176): HS đọc đề bài, HS tóm tắt, làm bài vào vở. 
- GV nhận xét, chữa bài: GV nhận xét cụ thể về đáp án, cách trình bày bài giải, nếu HS làm bài chưa đúng, yêu cầu HS nêu lại dạng toán về làm lại bài vào vở.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Biết đoạn dây thứ nhất dài bằng 1/7 chiều dài sợi dây, có tính được độ dài đoạn dây đó không? Làm phép tính gì? Biét độ dài đoạn dây thứ nhất, có tính được độ dài đoạn dây thứ hai không? Làm phép tính gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 2(176): HS đọc đề bài, HS làm bài tập vào vở. 1HS lên bảng làm bài. 
- GV nhận xét, chữa bài: GV chỉ ra lỗi sai của HS và yêu cầu HS tự sửa.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Tìm số kg muối mỗi xe chở được. Tìm số kg muối 2 xe chở được.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3(176): (Tiến hành tương tự BT1)
=> Củng cố cách giả bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 4(176): HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào phiếu bài tập. HS lên bảng làm bài, giải thích cách chọn. GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_sang_cac_mon_lop_3_tuan_34_nam_hoc_2015_2016_ti.doc