HS nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần 28: Cuộc chạy đua trong rừng, Cùng vui chơi.
- Một số HS lên bảng bắt thăm, đọc đoạn (bài) theo phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc lại những từ phát âm chưa đúng; kết hợp liên hệ giáo dục HS qua từng đoạn, bài.
* Ôn tập viết thông báo.
- HS nêu yêu cầu đọc đề bài.
- HS đọc thầm lại bài quảng cáo “Trương trình xiếc đặc sắc”; suy nghĩ trả lời câu hỏi: Khi viết thông báo cần chú ý những điểm gì?
- HS phát biểu ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại:
+ Mỗi em đóng vai người tổ chức một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội để viết thông báo.
+ Bản thông báo cần viết theo kiểu quảng cáo. Cụ thể:
Về nội dung: Đủ thông tin (mục đích – các tiết mục - thời gian - địa điểm - lời mời) GV mở bảng phụ đã viết một mẫu thông báo, lưu ý HS có thể viết đảo các nội dung.
Về hình thức: Lời văn ngắn gọn, rõ; trình bày hấp dẫn.
- HS viết bảng thông báo vào giấy A4 với các kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh, GV hướng dẫn HS viết bảng thông báo.
TUẦN 35 Soạn: 1/5 Dạy: Thứ tư ngày 4 tháng 5 năm 2016 TIẾNG VIỆT Ôn tiết 1 I. Mục đích, yêu cầu: - Ôn các bài tập đọc tuần 28; cách viết một bản thông báo. - HS đọc rõ ràng, rành mạch đoạn văn, đọc đúng tốc độ (khoảng 70 tiếng /phút), trả lời một câu hỏi về nội dung bài. HS viết bản thông báo ngắn về buổi liên hoan văn nghệ của liên đội. - Giáo dục HS ý thức tự giác học tập. II. Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu ghi tên các đoạn đọc III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng hai đoạn thơ, cả bài thơ “Mưa”; trả lời câu hỏi về nội dung bài. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Nội dung: * Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: - HS nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần 28: Cuộc chạy đua trong rừng, Cùng vui chơi. - Một số HS lên bảng bắt thăm, đọc đoạn (bài) theo phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. - HS đọc lại những từ phát âm chưa đúng; kết hợp liên hệ giáo dục HS qua từng đoạn, bài. * Ôn tập viết thông báo. - HS nêu yêu cầu đọc đề bài. - HS đọc thầm lại bài quảng cáo “Trương trình xiếc đặc sắc”; suy nghĩ trả lời câu hỏi: Khi viết thông báo cần chú ý những điểm gì? - HS phát biểu ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại: + Mỗi em đóng vai người tổ chức một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội để viết thông báo. + Bản thông báo cần viết theo kiểu quảng cáo. Cụ thể: Về nội dung: Đủ thông tin (mục đích – các tiết mục - thời gian - địa điểm - lời mời) GV mở bảng phụ đã viết một mẫu thông báo, lưu ý HS có thể viết đảo các nội dung. Về hình thức: Lời văn ngắn gọn, rõ; trình bày hấp dẫn. - HS viết bảng thông báo vào giấy A4 với các kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh, GV hướng dẫn HS viết bảng thông báo. - HS nối tiếp nhau dán bảng thông báo lên bảng lớp và đọc nội dung thông báo. - Cả lớp và GV bình chọn bảng thông báo được viết đúng, trình bày hấp dẫn nhất. => Củng cố cách viết bản thông báo 3. Củng cố, dặn dò: + Nêu nội dung các bài tập đọc tuần 28? - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS. TIẾNG VIỆT Ôn tiết 2 I. Mục đích, yêu cầu: - Ôn các bài tập đọc tuần 29; củng cố từ ngữ về các chủ điểm: Bảo vệ Tổ Quốc; Sáng tạo; Nghệ thuật. - HS đọc rõ ràng, rành mạch đoạn văn, đọc đúng tốc độ (khoảng 70 tiếng /phút), trả lời một câu hỏi về nội dung bài. HS tìm được một số từ ngữ về chủ điểm trên. - Giáo dục HS ý thức tự giác học tập. II. Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu ghi tên các đoạn đọc III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp bài mới 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Nội dung: * Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: - HS nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần 29: Buổi học thể dục, Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. - Một số HS lên bảng bắt thăm, đọc đoạn (bài) theo phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. - HS đọc lại những từ phát âm chưa đúng; kết hợp liên hệ giáo dục HS qua từng đoạn, bài. * Ôn chủ điểm Sáng tạo, Bảo vệ Tổ quốc, Nghệ thuật. - HS nêu yêu cầu bài. GV chia nhóm, phát giấy khổ to, bút dạ cho các nhóm, yêu cầu HS làm theo nhóm. GV theo dõi, hướng dẫn HS các nhóm làm bài. - Đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. Gv cùng HS nhận xét, chốt từ đúng, tuyên dương nhóm có vốn từ phong phú nhất. - GV chọn bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn, bổ sung thêm một số từ, hoàn thiện bảng kết quả: Bảo vệ Tổ quốc - Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc: đất nước, non sông, nước nhà, - Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc: canh gác, tuần tra trên biển, chiến đấu, chống xâm lược, Sáng tạo - Từ ngữ chỉ trí thức: kĩ sư, bác sĩ, giáo sư, luật sư, - Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức: nghiên cứu khoa học, giảng dạy, khám bệnh, lập đồ án, Nghệ thuật - Từ ngữ chỉ những người hoạt độngnghệ thuật: nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, nhà văn, - Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật: ca hát, sáng tác, biểu diễn, đánh đàn, vẽ tranh, quay phim, chụp ảnh, làm thơ, thiết kế thời trang, - Từ ngữ chỉ các môn nghệ thật: âm nhạc, hội hoạ, văn học, kiến trúc, điêu khắc, kịch, điện ảnh, => Củng cố vốn từ ngữ về Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật 3. Củng cố, dặn dò: + HS đặt câu một số từ ngữ về chủ điểm trên? - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS. TOÁN Ôn tập về giải toán (tiếp theo) I. Mục tiêu bài dạy: - Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị; biết cách tính giá trị của biểu thức. - HS giải đúng bài toán bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị; tính đúng giá trị của biểu thức. - Giáo dục HS chăm chỉ học toán; giữ gìn đồ vật trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học: phiếu bài tập bài 4. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới 2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 2. 2. Nội dung: Bài 1(176): HS đọc đề bài, HS tóm tắt, làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài: GV nhận xét cụ thể về đáp án, cách trình bày bài giải, nếu HS làm bài chưa đúng, yêu cầu HS nêu lại dạng toán về làm lại bài vào vở. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Biết đoạn dây thứ nhất dài bằng 1/7 chiều dài sợi dây, có tính được độ dài đoạn dây đó không? Làm phép tính gì? Biét độ dài đoạn dây thứ nhất, có tính được độ dài đoạn dây thứ hai không? Làm phép tính gì? + Bài toán thuộc dạng toán nào? => Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính. Bài 2(176): HS đọc đề bài, HS làm bài tập vào vở. 1HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, chữa bài: GV chỉ ra lỗi sai của HS và yêu cầu HS tự sửa. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Tìm số kg muối mỗi xe chở được. Tìm số kg muối 2 xe chở được. + Bài toán thuộc dạng toán nào? => Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Bài 3(176): (Tiến hành tương tự BT1) => Củng cố cách giả bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Bài 4(176): HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào phiếu bài tập. HS lên bảng làm bài, giải thích cách chọn. GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng. => Củng cố cách tính giá trị của biểu thức. 3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách tính dạng toán bài toán liên quan đến rút về đơn vị? - GV nhận xét giờ học, dặn dò. Soạn: 2/5 Dạy: Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2016 TIẾNG VIỆT Ôn tiết 3 I. Mục đích, yêu cầu : - Ôn các bài tập đọc tuần 30; HS nghe - viết đúng chính tả bài Nghệ nhân Bát Tràng. - HS đọc rõ ràng, rành mạch đoạn văn, đọc đúng tốc độ (khoảng 70 tiếng /phút), trả lời một câu hỏi về nội dung bài. HS viết rõ ràng, đúng tốc độ, trình bày bài sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ lục bát. - Giáo dục cho HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp; yêu thích, trân trọng các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng và những nghệ nhân Bát Tràng. II. Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu ghi tên các đoạn đọc. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới 2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài : 2. 2. Nội dung : * Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: - HS nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần 30: Cuộc gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua, Một mái nhà chung. - Một số HS lên bảng bốc thăm, đọc đoạn (bài) theo phiếu, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. - HS đọc lại những từ phát âm chưa đúng; kết hợp liên hệ giáo dục HS qua từng đoạn, bài. * Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung và trình bày bài - GV đọc bài chính tả, một vài HS đọc lại, kết hợp giải nghĩa từ mới. Cả lớp nghe, trả lời câu hỏi: + Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng, những cảnh đẹp nào đã hiện ra? -> GV liên hệ giáo dục HS yêu thích, trân trọng các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng và những nghệ nhân Bát Tràng. - HS nhận xét cách trình bày bài thơ, trả lời các câu hỏi: + Bài thơ có mấy dòng thơ? Mỗi dòng thơ có mấy chữ? + Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? + Bài thơ có những chữ nào khó viết? HS luyện viết bảng con. HS viết bảng lớp: lên, cao lanh, nở, bay lả, bay la, luỹ tre, lá trúc, tròn trĩnh, lất phất, lăn tăn, Tây Hồ, Bát Tràng - GV nhận xét, chỉnh sửa. HS đọc lại các chữ đã viết. - GV đọc chính tả. HS nghe, viết vở, GV đọc lại, HS đổi vở, soát lỗi. - GV nhận xét, chữa bài: GV nhận xét về tốc độ viết, trình bày bài chính tả, viết đúng, đều nét.Nếu HS viết chưa đúng, GV yêu cầu HS sửa lại. 3. Củng cố, dặn dò: + Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng, những cảnh đẹp nào đã hiện ra? - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS. TOÁN Luyện tập chung I- Mục tiêu bài dạy: - Củng cố cho HS đọc, viết các số có năm chữ số; biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; tính giá trị của biểu thức; biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị; biết xem đồng hồ (chính xác đến từng phút) - Rèn cho HS kĩ năng đặt tính và tính, đọc, viết các số có năm chữ số; thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; tính giá trị của biểu thức; giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị; xem được đồng hồ chính xác đến từng phút. - Giáo dục HS chăm chỉ học toán; biết tiết kiệm thời gian. II- Đồ dùng dạy học: mô hình đồng hồ. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài tập 3 tr 176 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 2.2: Nội dung: Bài 1(177): HS viết vào bảng con. 1 HS viết trên bảng lớp. - GV cùng HS nhận xét, chốt số đúng. HS đọc cá nhân, cả lớp các số vừa viết. (Nếu HS đọc các số chưa đúng, GV yêu cầu HS nghe bạn đọc, nêu cách đọc và đọc lại) => Củng cố cách đọc, viết các số có năm chữ số. Bài 2(177): HS nêu yêu cầu, làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. - GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách thực hiện các phép tính trong bài. => Củng cố cách thực hiện bốn phép tính trong phạm vi 100 000. Bài 3(177): HS phát biểu ý kiến, giải thích cách đọc giờ trên từng đồng hồ. - GV cùng HS nhận xét. HS quay kim đồng hồ để được các giờ như trong bài. => Củng cố cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút). Bài 4(177): HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảg làm bài. - GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách tính giá trị các dạng biểu thức trong bài. - GV nhận xét về cách tính giá trị biểu thức của HS, những biểu thức HS tính chưa đúng, yêu cầu HS nêu lại cách làm và sửa lại. => Củng cố cách tính giá trị của biểu thức. Bài 5(177): HS đọc đề bài, phân tích bài toán. - HS tự làm bài tập vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, nhận ... Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào? - HS nhận xét cách trình bày bài thơ, trả lời các câu hỏi: + Bài thơ có mấy khổ? Ta nên trình bày như thế nào cho đẹp? + Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? + Bài thơ có những chữ nào khó viết? HS luyện viết bảng con. HS viết bảng lớp: choàng trở dậy, ngoài cửa, ửng hồng, mải miết. - GV nhận xét, chỉnh sửa. HS đọc lại các chữ đã viết. - GV đọc chính tả. HS nghe, viết vở, GV đọc lại, HS đổi vở, soát lỗi - GV nhận xét, chữa bài: tốc độ viết, cách trình bày bài chính tả. Nếu HS viết sai các phụ âm dễ lẫn, GV yêu cầu HS tự sửa - Gv nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: + Ngôi sao Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào? liên hệ. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ôn tập học kì II: Tự nhiên (tiết 2) I. Mục tiêu bài dạy - Củng cố những kiến thức đã học về chủ đề tự nhiên. - HS nêu được nơi em đang sống thuộc dạng địa hình nào; kể về Mặt Trời, Trái Đất, ngày, tháng, mùa... - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ thiên nhiên, yêu thiên nhiên ở quê hương mình. II. Đồ dùng dạy học: Quả địa cầu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Bài cũ: + Nêu các bộ phận chính của thực vật? Kể tên một số con vật thuộc nhóm côn trùng? GV nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: 2.2 Nội dung: * Hoạt động 1: Ôn tập về Mặt Trời Trái Đất, ngày, tháng, mùa MT: Củng cố một số kiến thức về Mặt Trời, Trái Đất, ngày, tháng, mùa. HS nhận dạng được địa hình ở địa phương. - Nêu vai trò của Mặt Trời đối với sự sống? - Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh? Nêu tên các hành tinh đó? Hành tinh nào có sự sống? + Nêu hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó? + Một năm có bao nhiêu ngày, mùa, tháng? - HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá. + Khi Mặt Trời tự quay quanh mình nó hết một vòng thì Trái Đất tự quay quanh mình nó bao nhiêu vòng? GV nhận xét, kết luận, tiểu kết hoạt động 1. * Hoạt động 2: Ôn tập đồi, núi, cao nguyên MT: Củng cố cho HS kiến thức về đồi, núi, cao nguyên. HS nêu được dạng địa hình ở địa phương. + So sánh giữa đồi và núi? So sánh giữa cao nguyên và đồng bằng? - Nơi em đang ở thuộc dạng địa hình nào? - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi. - HS nhắc lại, GV tiểu kết, liên hệ giáo dục. * Hoạt động 3:Vẽ tranh MT: Giúp các em tái hiện phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình. - HS vẽ tranh và tô màu bức tranh quê hương theo nhóm. - HS thuyết trình bức tranh trước lớp. - GV cùng HS bình chọn HS vẽ đẹp và trình bày tốt. 3.Củng cố, dặn dò: + Nêu vai trò của Mặt Trời với sự sống? Trái Đất là hành tinh thứ mấy trong hệ Mặt Trời? - GV tổng kết toàn bài, nhận xét tiết học, dặn dò HS. Soạn: /5 Dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2016 TIẾNG VIỆT Ôn tập cuối học kì II I. Mục đích, yêu cầu: - HS đọc thầm bài “Cây gạo”, trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc; Biết đặt và trả lời câu hỏi “Bằng gì?”, sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. - HS trả lời nhanh, đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc; đặt và trả lời câu hỏi bằng gì?, điền đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu. - HS chăm chỉ, tự giác học tập. II.Đồ dùng dạy học: phiếu học tập III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới 2. Bài mới: 2. 1.Giới thiệu bài: 2. 2.Nội dung: * Đọc, trả lời câu hỏi bài “Cây gạo” - HS nêu yêu cầu bài. - HS đọc thầm bài “Cây gạo” tự trả lời các câu hỏi (phiếu học tập). GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. - GV cùng HS chữa bài: GV nêu câu hỏi, HS đọc đáp án. GV- HS nhận xét, chốt đáp án đúng. -> GV liên hệ, kết luận. * Ôn: Đặt và trả lời câu hỏi “Bằng gì?”, dấu chấm, dấu phẩy. Bài 1: Chép vào chỗ trống bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì? Trong mỗi câu sau: a. Thành tích của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt nam trong SEAGAME 22 được tạo nên bằng công sức của các huấn luyện viên và cầu thủ toàn đội. .......................................................................................................................... b. Cô giáo em động viên học sinh học tập bằng những lời ân cần và dịu dàng. ........................................................................................................................... c. Nhân dân ta xây dựng đất nước bằng hàng triệu bàn tay lao động và hàng triệu khối óc. .............................................................................................................................. - HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS làm bài. - 1- 2 HS làm mẫu trước lớp. GV – HS nhận xét, chỉnh sửa. - HS viết bài vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài, chấm một số bài. => Củng cố câu kiểu Bằng gì?. Bài 2: Đoạn văn sau có dấu chấm nào dùng sai? Em thay dấu này bằng dấu gì? Chép lại đoạn đã sửa dấu chấm vào chỗ trống. Trong bài địa lí tuần này. Chúng em đã biết vị trí của các đại dương trên Trái Đất. Qua quan sát quả địa cầu, chúng em biết Việt Nam giáp với biển Đông thuộc Thái Bình Dương. .............................................................................................................................................................................................................................................................................. - HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS làm bài. - 1 – 2 HS làm mẫu trước lớp. GV – HS nhận xét, chỉnh sửa. - HS vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài, GV chấm bài, nhận xét, bổ sung. => Củng cố tác dụng dấu chấm, dấu phẩy. 3.Củng cố, dặn dò: + HS đặt một câu theo mẫu câu “ Bằng gì?”, liên hệ. - GV nhận xét giờ học, dặn dò. TOÁN Ôn tập cuối học kì II I- Mục tiêu bài dạy: - Củng cố đọc, viết các số có 5 chữ số, biết tính giá trị của biểu thức; biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật - Rèn kĩ năng đọc, viết các số có 5 chữ số; tính giá trị của biểu thức; giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị; tính chu vi hình chữ nhật. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác trong thực hành toán, phát triển năng lực tư duy. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới 2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 2. 2. Nội dung: Bài 1: a) Đọc các số sau: 90 809; 73004 b) Viết các số sau: 1- Hai mươi bảy nghìn bốn trăm linh tám 2- Năm mươi bảy nghìn không trăm mười bảy - HS đọc cá nhân, cả lớp. – HS viết số trên bảng con, HS viết trên bảng lớp GV cùng HS nhận xét, HS đọc lại các số vừa viết được. => Củng cố cách đọc, cách viết số có nhiều chữ số. Bài 2: Tính: a) 64935 – 87036 : 6 b) 10307 + 11793 x 3 - HS nêu yêu cầu bài, 2 HS lên bảng làm bài. lớp làm vào vở. GV cùng HS chữa bài. - HS nêu cách tính giá trị các dạng biểu thức đã học. => Củng cố cách tính giá trị biểu thức. Bài 3: Hoàn đi bộ 6 km hết 90 phút. Hỏi Hoàn đi bộ 5 km thì hết bao nhiêu phút? - HS đọc đề bài, HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Muốn biết đi bộ 5 km hết bao nhiêu phút ta cần biết điều gì? + Biết đi bộ 6 km hết 90 phút, có tìm được đi bộ 1 km hết bao nhiêu phút không? Làm phép tính gì? + Bài toán thuộc dạng toán nào? => Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Bài 4: Một hình chữ nhật có cạnh dài bằng 15 cm, cạnh ngắn bằng 90 mm. Tính chu vi hình chữ nhật đó theo đơn vị xăng – ti – mét. - HS đọc đề bài, 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV cùng HS chữa bài. - HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật. + Chiều dài và chiều rộng đã cùng đơn vị đo chưa? Trước khi tính chu vi hình chữ nhật ta thường phải làm gì? => Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật. 3. Củng cố, dặn dò: + Nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông? - GV nhận xét giờ học, dặn dò. TIẾNG VIỆT Ôn tập cuối học kì II I. Mục đích, yêu cầu: - HS viết đúng bài chính tả “Câu chuyện của con chuồn chuồn ớt”, biết viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. - HS trình bày đúng hình thức văn xuôi, viết đủ bài, chữ viết đều, đẹp, trình bày sạch sẽ; viết được một đoạn văn ngắn kể một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. - HS chăm chỉ, tự giác học tập; bảo vệ môi trường. II.Đồ dùng dạy học: III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới 2. Bài mới: 2. 1.Giới thiệu bài: 2. 2.Nội dung: * Nghe –viết: Câu chuyện của con chuồn chuồn ớt. - GV đọc mẫu bài viết 1 lần. Lớp đọc thầm. + Đoạn văn có mấy câu? + Trong đoạn viết có những dấu câu nào? - GV đọc HS viết bài vào vở. GV đọc lại HS soát lỗi. - GV thu bài, nhận xét. * Ôn: Viết về bảo vệ môi trường - HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS làm bài: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. - 1 – 2 HS kể mẫm trước lớp. GV- HS nhận xét, chỉnh sửa. - HS viết bài vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài, nhận xét, chữa bài. - HS đọc bài trước lớp, GV nhận xét, tuyên dương. => Củng cố cách viết một đoạn văn kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. 3.Củng cố, dặn dò: + HS đọc đoạn viết về môi trường. - GV nhận xét giờ học, dặn dò. SINH HOẠT TẬP THỂ Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu bài dạy - HS nắm được ưu, nhược điểm của cá nhân, tổ, lớp trong tuần 35. - HS tự đánh giá, kiểm điểm bản thân, tập thể. - Giáo dục HS ý thức tự giác thực hiện nhiệm vụ. II. Nội dung sinh hoạt: 1.Đánh giá hoạt động tuần 35 + HS nhận xét: - Từng tổ trưởng nhận xét về tổ mình. - Ban cán sự lớp lần lượt nhận xét chung hoạt động của cả lớp. - Cá nhân phát biểu ý kiến. - GV nhận xét chung: + Ưu điểm: + Hạn chế: 2. Bình bầu cá nhân, tổ xuất sắc - GV tổ chức cho HS bình bầu những tấm gương, tổ có thành tích xuất sắc trong năm học 2015 – 2016. - GV nhận xét, tổng hợp kết quả hoa điểm tốt của cá nhân, tổ, tuyên dương. 3. Lớp sinh hoạt văn nghệ chủ điểm: Bác Hồ kính yêu.
Tài liệu đính kèm: