Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:

 2.2: Nội dung:

* Luyện đọc:

- GV đọc mẫu toàn bài, HS theo dõi.

+ Luyện đọc câu.

- HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.

- HS luyện đọc từ khó: Cô – li –a, làm văn, lia lịa, loay hoay, áo lót; sơ mi, .

- HS luyện đọc câu (BP): “Nhưng chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế vẫn viết; Cô – li – a! Hôm nay đi nhé” (HS đọc, HS nêu cách ngắt nghỉ hơi, GV nhận xét, bổ sung).

+ Luyện đọc đoạn:

- Lần 1: 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp.

- Lần 2: Luyện đọc giải nghĩa từ ngữ (khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn, ) HS đặt câu với từ “ngắn ngủn” và tìm từ trái nghĩa với từ đó.

- Luyện đọc câu khó:

Thế là / tôi bỗng nhớ / có lần tôi giặt bít tất của mình /bèn viết thêm: /“Em còn giặt bít tất”.

- HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

 

doc 26 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Soạn: 23/9 	 	Dạy: Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2015
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
 Bài tập làm văn ( 2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu: 
- HS đọc đúng toàn bài. Hiểu nội dung bài: “Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói”. Biết kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch, đúng tốc độ, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu đọc phận biệt lời nhân vật “tôi” và lời người mẹ, sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự và kể lại được câu chuyện theo tranh, nhận xét đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn.
- Giáo dục HS ý thức tự giác và thực hiện nói phải đi đôi với làm. 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài.
III -Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc bài: “Cuộc họp của chữ viết”; trả lời câu hỏi 2 SGK trang 45.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, HS theo dõi.
+ Luyện đọc câu.
- HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS luyện đọc từ khó: Cô – li –a, làm văn, lia lịa, loay hoay, áo lót; sơ mi, ...
- HS luyện đọc câu (BP): “Nhưng chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế vẫn viết; Cô – li – a! Hôm nay đi nhé” (HS đọc, HS nêu cách ngắt nghỉ hơi, GV nhận xét, bổ sung).
+ Luyện đọc đoạn:
- Lần 1: 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp.
- Lần 2: Luyện đọc giải nghĩa từ ngữ (khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn,) HS đặt câu với từ “ngắn ngủn” và tìm từ trái nghĩa với từ đó.
- Luyện đọc câu khó:
Thế là / tôi bỗng nhớ / có lần tôi giặt bít tất của mình /bèn viết thêm: /“Em còn giặt bít tất”.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- Các nhóm thi đọc. GV gọi 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi SGK (4 câu hỏi SGK). Sau mỗi đoạn GV tiểu kết chốt ý đoạn:
 Ý1: Cô- li –a loay hoay viết bài văn về việc nhà;
Ý2: Cô – li –a cố viết bài văn dài; 
Ý3: Cô –li –a làm việc đã viết trong bài văn.
+ GV giải nghĩa thêm từ: loay hoay; quần áo lót.
- HS đọc thầm cả bài thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Bài đọc giúp em hiểu điều gì? HS nêu 
+ Nội dung bài nói lên điều gì? HS trả lời, GV tiểu kết chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), HS nhắc lại.
- Tranh vẽ thể hiện nội dung đoạn nào trong bài? 
- GV liên hệ GD: Giúp đỡ người thân làm công việc nhà và chăm chỉ làm việc phù hợp với lứa tuổi.
 Tiết 2 
* Luyện đọc lại:
- GV đọc lại đoạn 3 và 4, hướng dẫn HS đọc. HS thi đọc đoạn 3 và 4.
- GV hướng dẫn HS đọc truyện theo vai (nhân vật “tôi” với lời người mẹ), HS nhận vai đọc, luyện đọc trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS đọc yêu cầu bài trong SGK, GV nhấn mạnh yêu cầu của đề bài (sắp xếp các tranh theo đúng trình tự câu chuyện)
+ HS quan sát 4 tranh SGK, nêu nội dung từng tranh, HS thảo luận theo cặp, nêu trình tự tranh đã sắp xếp.
+ 4HS nối tiếp kể 4 đoạn theo tranh, GV cùng HS nhận xét.
- HS thi kể trước lớp, nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
=> Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Tuyên dương HS kể sáng tạo.
+ Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? (HS nêu; GV nhận xét tiểu kết ý nghĩa câu chuyện) HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Em học tập được gì ở bạn Cô - li – a? Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò. 	
ĐẠO ĐỨC
Tự làm lấy việc của mình (tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố hành vi biết tự làm lấy việc của mình
- HS tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, và sinh hoạt ở trường, ở nhà.	
- HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
 II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Một số tranh ảnh về công việc phù hợp với lứa tuổi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Vì sao phải giữ lời hứa? Cho ví dụ về việc giữ lời hứa?
- GV nhận xét HS trả lời và nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài
 2.2 Nội dung
* Hoạt động 1: Liên hệ thực tế
 Mục tiêu: HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm
+) Cách tiến hành:
+ Các em đã tự làm lấy công việc gì của mình?
+ Các em đã thực hiện công việc ấy như thế nào?
+ Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc?
	HS trình bày trước lớp, khen ngợi những em đã biết tự làm lấy việc của mình và khuyến khích những HS khác noi theo bạn.
=> Kết luận: Mỗi người phải biết tự làm công việc của mình và giúp đỡ người khác lúc khó khăn.
*Hoạt động 2: Đóng vai
 Mục tiêu: HS thực hiện một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi
+) Cách tiến hành:
- GV giao cho một nửa số nhóm thảo luận tình huống 1, một nửa thảo luận tình huống 2, sau đó thể hiện qua trò chơi sắm vai
- Tình huống 1: ở nhà, Hạnh được phân công quét nhà, nhưng hôm nay Hạnh cảm thấy ngại nên nhờ mẹ làm hộ.
Nếu em có mặt ở đó, em sẽ khuyên bạn thế nào?
- Tình huống 2: Hôm nay, đến phiên Xuân trực nhật lớp. Tú bảo: nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi thì tớ sẽ làm trực nhật thay cho.
Bạn Xuân nên ứng xử như thế nào khi đó?
- Các nhóm HS thảo luận, đại diện các nhóm lên trình bày, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
=> GV kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có công việc của mình, và mỗi người cần phải làm lấy việc của mình.
*Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
+ Mục tiêu: HS biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan điểm có liên quan đến vấn đề tự làm lấy việc của mình.
+) Cách tiến hành:
- GV đưa ra các ý kiến, quan điểm có liên quan tới vấn đề tự làm lấy việc của mình.
- Sau mỗi ý kiến, HS suy nghĩ và giơ thẻ màu để bày tỏ thái độ tán thành/không tán thành/ phân vân.
- Sau mỗi ý kiến, HS giải thích lí do, GV nhận xét chung, tuyên dương.
=> Kết luận: Trong học tập, lao động, sinh hoạt ở nhà, ở trường, các em cần tự làm lấy các công việc của mình. Như vậy các em mới mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
3. Củng cố, dặn dò:
+ 	Vì sao cần phải tự làm lấy việc của mình? 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.
- HS có kĩ năng giải toán về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II. Đồ dùng dạy học: các hình minh hoạ (BT4)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào? Cho ví dụ?
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
 2.2: Nội dung:
Bài 1: 2HS làm bảng, lớp làm bảng con.
- HS nêu cách làm. GV cùng HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
+ Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số, ta làm thế nào?
=> Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 2: HS đọc bài. 1HS làm bảng, lớp làm vở.
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài, cách giải bài toán, câu trả lời, phép tính, đáp số. GV nhận xét một số bài: đáp án, cách trình bày bài, Nếu HS làm bài chưa đúng, GV yêu cầu HS nêu lại cách làm và sửa lại.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố giải toán có liên quan đến tìm một phần mấy của một số.
Bài 4: GV treo bảng phụ chép sẵn bài, HS đọc bài, nêu yêu cầu bài. HS quan sát hình minh hoạ, thảo luận cặp. GV hướng dẫn các nhóm còn lúng túng:
+ Mỗi hình chữ nhật được chia thành mấy ô vuông bằng nhau?
+ Tô số ô vuông là tô bao nhiêu ô vuông? Đã tô màu vào số ô vuông hình nào?
- HS nêu câu trả lời, giải thích cách làm.
- HS trả lời: Ở hình 1 và hình 3 đã tô màu vào một phần mấy số ô vuông? (HS nêu câu trả lời, giải thích cách làm)
=> Củng cố cách nhận biết .
Bài 3: HS đọc bài, 1HS làm bảng, lớp làm nháp.
- GV cùng HS nhận xét, HS giải thích cách làm.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
=> Củng cố giải toán có liên quan đến tìm một phần mấy của một số
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số, ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
 THỦ CÔNG
Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy
- Củng cố cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- HS gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kĩ thuật, các cánh của ngôi sao tương đối đều, hình dán tương đối phẳng, cân đối.
- GD HS tính chăm chỉ khéo léo, hứng thú với giờ học gấp hình, yêu lao động.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Mẫu ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn, giấy thủ công, kéo, hồ dán; tranh quy trình gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
HS: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 2.2: Nội dung
* Thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng
- HS nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (GV treo tranh quy trình lên bảng).
Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh.
Bước 2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh.
Bước 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy hình chữ nhật màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng.
- GV gợi ý cho HS cách dán lá cờ vào vở và cách trang trí cho đẹp.
- HS thực hành cá nhân, GV theo dõi chung, giúp đỡ HS.
- GV nhắc nhở HS cách cầm và sử dụng kéo, thu gon giấy vụn vứt vào thùng rác.
* Trưng bày sản phẩm.
- GV treo bảng phụ các yêu cầu của sản phẩm:
+ Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau và cân đối.
+ Dán được ngôi sao năm cánh lên tờ giấy hình chữ nhật màu đỏ thành lá cờ đỏ sao vàng. Hình dán tương đối phẳng, cân đối.
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn, GV cùng HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày.
- GV nhắc nhở HS thu gọn giấy vụn vứt vào thùng rác, liên hệ ý thức giữ vệ sinh môi trường.
3.Củng cố dặn dò
+ Nêu các bước gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS thu dọn sản phẩm và vệ sinh lớp học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
 ...  sẽ xưng hô thế nào?
- HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh.
- HS kể trong nhóm, GV quan sát giúp đỡ.
- HS thi kể một đoạn câu chuyện theo lời một nhân vật, khuyến khích HS kể toàn bộ câu chuyện theo lời nhân vật.
=> Sau mỗi lần kể GV cùng HS nhận xét, đánh giá về nội dung diễn đạt, giọng kể.
+ Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? (HS nêu; GV nhận xét tiểu kết ý nghĩa câu chuyện) vài HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nếu là Quang, khi nhìn thấy cụ già khuỵu xuống, em sẽ làm gì?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò. 	
TOÁN
Bảng nhân 7
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết cách lập bảng nhân 7, bước đầu thuộc bảng nhân 7.
- HS thuộc bảng nhân 7 và vận dụng trong giải toán.
- Giáo dục HS tích cực học toán, có phương pháp tự học.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc thuộc bảng nhân 5, 6.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Lập bảng nhân 7.
- GV lấy một tấm bìa có 7 chấm tròn, gắn bảng lớp.
+ Tấm bìa có mấy chấm tròn?
+ 7 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta có thể viết phép nhân như thế nào?
- GV lấy hai tấm bìa, HS quan sát.
+ Có mấy tấm bìa?
+ Mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn, lấy hai tấm bìa thì 7 chấm tròn được lấy mấy lần?
+ 7 chấm tròn lấy 2 lần thì viết được phép nhân như thế nào?
- HS tự lập các phép tính của bảng nhân 7 theo cặp.
- 1HS lên lập bảng nhân 7.
- HS lớp đọc lần lượt từng phép nhân đã lập được trước lớp, đối chiếu với phép nhân bạn lập được ở trên bảng để nhận xét, GV chốt phép nhân đúng. (HS nêu cách lập bảng nhân 7).
Lưu ý: HS có thể dùng 2 cách để lập các phép nhân của bảng nhân 7: (Chuyển đổi về tổng của các số hạng bằng nhau hoặc lấy tích liền trước cộng thêm 7).
- HS nhận xét về các thừa số, tích của các phép nhân trong bảng nhân 7 (GV xoá dần kết quả)
=> Củng cố cách lập bảng nhân 7.
* Luyện tập.
Bài 1(31): HS nối tiếp nhau nêu kết quả, 1HS ghi kết quả của từng phép nhân lên bảng lớp.(Lưu ý HS về vai trò của số 0 ở 2 phép nhân 0 x 7; 7 x 0). HS đọc lại các phép nhân trên bảng.
+ 0 nhân với một số được kết quả như thế nào?
=> Củng cố về bảng nhân 7, vai trò của số 0 trong phép nhân.
Bài 2(31): HS đọc bài toán, làm bài vào vở, bảng lớp. GV theo dõi, nhận xét: câu trả lời, phép tính, đáp ánNếu HS làm bài chưa đúng, GV hướng dẫn HS làm lại bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án.
+ Muốn biết 4 tuần lễ có tất cả bao nhiêu ngày, làm thế nào?
+ Phép tính giải của bài toán vận dụng phép nhân trong bảng nào?
=> Củng cố giải toán có liên quan đến phép nhân.
Bài 3(31): GV treo bảng phụ chép sẵn bài, HS quan sát và nêu yêu cầu bài.
+ Đếm thêm 7 có nghĩa là gì?
+ Thay việc đếm thêm 7 ta có thể làm phép tính gì?
+ Số liền sau hơn số liền trước mấy đơn vị, số liền trước kém số liền sau mấy đơn vị? 
+ Các số trong các ô chính là tích của các phép nhân trong bảng nhân mấy đã học?
=> Củng cố cách điền thêm 7 vào chỗ trống.
3. Củng cố, dặn dò: + HS đọc thuộc lòng bảng nhân 7.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
 ĐẠO ĐỨC
Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (tiết 1)
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- HS làm được những việc thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ anh chị em trong cuộc sống hàng ngày.
- HS biết yêu quý, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ.
 II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Một số tranh ảnh về gia đình, những câu thơ bài hát về gia đình.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Hãy kể tên một số việc mà em tự làm lấy? Em cảm thấy thế nào khi làm công việc đó?
- GV nhận xét HS trả lời và nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài
 2.2 Nội dung
* Hoạt động 1: Động não
 Mục tiêu: HS biết được những tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình.
+) Cách tiến hành: 
+ Nêu các biểu hiện về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình?
+ Nhớ lại một kỉ niệm về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình?
- HS thảo luận theo nhóm đôi, đại diện kể trước lớp.
+ Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình dành cho em? Và những em nhỏ thiếu sống tình cảm đó?
=> Kết luận, liên hệ.
*Hoạt động 2: Kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất”
 Mục tiêu: HS biết được bổn phận phải quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ. 
+) Cách tiến hành: GV kể chuyện, HS theo dõi.
+ Chị Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ?
+ Vì sao mẹ Ly nói rằng “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng”?
+ Em đã tặng quà mẹ nhân dịp sinh nhật bao giờ chưa? Đó là món quà gì? 
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
=> GV kết luận, liên hệ: Con cháu phải có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ, những người thân. Sự quan tâm đó sẽ mang lại niềm vui cho mọi người.
*Hoạt động 3: Đánh giá hành vi
 Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
+) Cách tiến hành: Các nhóm đọc các hành vi ở bảng phụ, đưa ra nhận xét. GV nhận xét chung, liên hệ.
a/ Sau bữa ăn, Hiền luôn giúp mẹ lau bàn, quét nhà sạch sẽ.
b/ Bố mẹ đi làm, Hương ở nhà mải chơi nhảy dây với bạn để em ngã sưng cả trán.
c/ Trời nóng nực, bố đi làm về, Vinh vội vàng lấy nước mát cho bố uống.
d/ Bố mẹ đi làm, Lam ở nhà mải chơi điện tử, trời mưa to, để ướt hết quần áo ngoài sân.
=> Kết luận: Việc làm của bạn Hiền, Bích, Vinh là rất tốt các em nên học tập. Việc làm của Hương, Lam chưa thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
3. Củng cố, dặn dò:
+ 	HS hát bài “Cả nhà thương nhau”.
+ Vì sao cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ? 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
THỦ CÔNG
Gấp, cắt, dán bông hoa (tiết 1)
I. Mục tiêu bài dạy
- HS biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
- HS gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh; các cánh của mỗi bông hoa tương đối đều nhau, hình dán tương đối phẳng, trang trí được các bông hoa theo ý thích. 
- GD HS tính chăm chỉ khéo léo, hứng thú với giờ học gấp hình, yêu lao động.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Mẫu bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh cỡ lớn, giấy thủ công, kéo, hồ dán; tranh quy trình gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. 
HS: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 2.2: Nội dung
* Quan sát, nhận xét
- GV đưa ra mẫu bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh , HS quan sát mẫu.
- GV nêu câu hỏi:
+ Các bông hoa có màu sắc như thế nào?
+ Các cánh có giống nhau không?
+ Khoảng cách giữa các cánh hoa?
+ Những bông hoa này dùng để làm gì?
- HS trả lời, GV nhận xét, kết luận: Các bông hoa có màu sắc, hình dạng cánh hoa và số cánh hoa khác nhau. Trên cùng một bông hoa, số cánh hoa có hình dạng giống nhau, khoảng cách giữa các cánh hoa cũng giống nhau. Những bông hoa này có thể dùng để trang trí, làm thành bức tranh
- GV liên hệ: Yêu quý các loài hoa và bảo vệ cây hoa.
* Hướng dẫn gấp mẫu
- GV thao tác mẫu, GV làm mẫu 1 lần từ đầu đến khi hoàn thành sản phẩm HS quan sát.
- GV hướng dẫn lần 2 vừa làm mẫu vừa hướng dẫn theo tranh quy trình.
Bước 1: Gấp giấy.
Bước 2: Vẽ đường cong trên hình gấp.
Bước 3: Cắt giấy theo đường vẽ.
- GV hướng dẫn HS cắt ngôi sao 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
+) Cắt bông hoa 5 cánh.
+ GV làm mẫu: Gấp tương tự ngôi sao 5 cánh
+ Vẽ đường lượn cong.
+ Dùng kéo cắt lượn theo đường cong được bông hoa 5 cánh.
+) Gấp, cắt bông hoa 4, 8 cánh.
+ Cắt tờ giấy hình vuông.
+ Gấp làm 4 phần bằng nhau, gấp đôi được 8 phần.
+ Cắt theo đường cong.
- HS quan sát mẫu, lấy giấy nháp ra thực hành.
- GV theo dõi, sửa chữa uốn nắn các thao tác của học sinh. Nhận xét, tuyên dương HS gấp đúng, đẹp.
3. Củng cố dặn dò
+ Nêu các bước gấp, cắt, dán bông hoa?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS thu dọn sản phẩm và vệ sinh lớp học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Hoạt động thần kinh
- Mục tiêu bài dạy:
- HS biết một số phản xạ tự nhiên, thường gặp trong đời sống.
- HS nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên, thường gặp trong đời sống, phân tích được hoạt động phản xạ; có khả năng thực hành một số phản xạ.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ cơ quan thần kinh.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ nội dung bài.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bµi cò: + Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ? Nêu vai trò của não, tủy sống và các dây thần kinh?
2. Bµi míi: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Hoạt động 1: Những ví dụ về phản xạ.
 MT: - HS phân tích được hoạt động của phản xạ. Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 các câu hỏi:
+ Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng? 
+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng? 
+ Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là gì?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Phản xạ là gì? Nêu một vài ví dụ về phản xạ thường gặp trong đời sống?
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng, kết luận (ghi bảng), HS nhắc lại.
Ví dụ: Khi đang đi trên đường không chú ý có tiếng còi ô tô làm ta giật mình; con ruồi bay qua mắt, ta nhắm mắt lại, ...
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Thử phản xạ của đầu gối” và “Ai phản ứng nhanh”
 MT: HS có khả năng thực hành một số phản xạ.
Trò chơi 1: Thử phản xạ đầu gối
- Bước 1: GV hướng dẫn HS cách tiến hành phản xạ đầu gối. HS theo dõi.
- Bước 2: HS thực hành thử phản xạ đầu gối theo nhóm.
- Bước 3: Các nhóm thực hành trước lớp. GV tuyên dương nhóm thực hiện thành công: Các bác sĩ thường dùng phản xạ đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động của tủy sống, những người bị liệt thường mất khả năng phản xạ đầu gối.
Trò chơi 2: Ai phản ứng nhanh
- Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi, HS theo dõi.
- Bước 2: HS chơi thử 1 – 2 lần; tổ cức cho HS chơi trò chơi. 
- Bước 3: Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương những HS có phản xạ nhanh.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Em hãy nêu những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống?
- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_sang_cac_mon_lop_3_tuan_6_nam_hoc_2015_2016_tie.doc