Giáo án buổi sáng Lớp 1 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Nga

Giáo án buổi sáng Lớp 1 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Nga

I-Mục tiêu: Giúp HS:

-Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Tiếng Việt 1

-Biết được những yêu cầu cần đạt khi học Tiếng Việt.

-Biết sử dụng bộ đồ dùng học vần Tiếng Việt 1 thành thạo.

II-Đồ dùng dạy học:

GV và HS : Sách Tiếng Việt

 Bộ đồ dùng thực hành

III-Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp

 GV kiểm tra đồ dùng học Tiếng Việt của HS

1- GV hướng dẫn sử dụng sách Tiếng Việt

-GV giới thiệu ngắn gọn về cuốn sách TV1

GV hướng dẫn HS mở, cất sách theo kí hiệu

GV giới thiệu những yêu cầu cần đạt sau khi học TV

2.Hướng dẫn sử dụng bộ đồ dùng thực hành TV1

GV giới thiệu, hướng dẫn – làm mẫu từng thao tác

-HS thao tác

-GV động viên,khen ngợi.

 4- Tổng kết – dặn dò:

 - Nhắc nhở HS sử dụng sách vở, đồ dùng học tập tốt.

 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.

 

doc 588 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1019Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Lớp 1 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
Thứ năm ngày 21 tháng 8 năm 2008
Tiết 1 + 2 : Tiếng Việt 
 ổn định tổ chức
I-Mục tiêu: Giúp HS: 
-Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Tiếng Việt 1
-Biết được những yêu cầu cần đạt khi học Tiếng Việt.
-Biết sử dụng bộ đồ dùng học vần Tiếng Việt 1 thành thạo.
II-Đồ dùng dạy học:
GV và HS : Sách Tiếng Việt 
 Bộ đồ dùng thực hành
III-Các hoạt động dạy học:
1.ổn định lớp
 GV kiểm tra đồ dùng học Tiếng Việt của HS
GV hướng dẫn sử dụng sách Tiếng Việt
-GV giới thiệu ngắn gọn về cuốn sách TV1
GV hướng dẫn HS mở, cất sách theo kí hiệu
GV giới thiệu những yêu cầu cần đạt sau khi học TV
2.Hướng dẫn sử dụng bộ đồ dùng thực hành TV1
GV giới thiệu, hướng dẫn – làm mẫu từng thao tác
-HS thao tác
-GV động viên,khen ngợi.
 4- Tổng kết – dặn dò:
 - Nhắc nhở HS sử dụng sách vở, đồ dùng học tập tốt.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 : Toán 
 Tiết học đầu tiên
I - Mục tiêu:
 -Giúp HS nhận biết những việc thường làm trong các tiết học Toán lớp 1.
 _ HS bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học toán .
II - Đồ dùng dạy học:
Sách Toán 1 
Bộ đồ dùng
III - Các hoạt động dạy học:
1, Hướng dẫn sử dụng sách toán 1 :3-5’
 -GV giới thiệu ngắn gọn về sách Toán 1
 - GV hướng dẫn HS lấy và mở sách HS thực hành 
2, Hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập toán :10-12’
-GV yêu cầu HS mở sách Toán 1 đến bài “Tiết học đầu tiên’’
-Hướng dẫn HS quan sát từng tranh rồi thảo luận xem HS lớp 1 thường có hoạt động nào, sử dụng dụng cụ nào trong các tiết học toán 
 HS thảo luận 
GV chốt nội dung tranh.
3,Giới thiệu các yêu cầu cần đạt sau khi học toán:3-5’
- Đếm, đọc số, viết số, so sánh 2 số 
- Làm tính cộng , tính trừ.
- Nhìn hình vẽ nêu được bài toán, phép tính, giải bài toán.
-Biết giải các bài toán
-Biết đo độ dài, biết thứ ngày tháng .
4,Giới thiệu bộ đồ dùng học toán của HS :15’
GV lấy và giới thiệu – nêu tác dụng từng chi tiết HS thao tác lấy, cài , cất đồ dùng.
-GV hướng dẫn HS còn lúng túng.
5, Tổng kết, dặn dò:3- 5’
-Nhận xét giờ học.
-Nhắc HS chuẩn bị tiết sau. 
Thứ sáu ngày 22 tháng 8 năm 2008
Tiết1: Đạo đức
Em là học sinh lớp Một ( Tiết 1 )
I– Mục tiêu: HS biết được:
- Các em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
 -Vào lớp 1 , em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô mới
 HS có thái độ :
- Vui vẻ phấn khởi đi học , tự hào đã trở thành HS lớp 1.
- Biết yêu quý bạn bè, thầy cô giáo , trường lớp.
II. Tài liệu và phương tiện .
Vở bài tập.
Các bài hát: Trường em, Đi học, Em yêu trường em.
III- Các họat động dạy học :
1, Hoạt động 1 : Bài tập 1: 8’-10’
 “ Vòng tròn giới thiệu tên”
 -Mục tiêu : Giúp HS biết giới thiệu, tự giới thiệu tên của mình và nhớ tên các bạn trong lớp.
-Cách tiến hành:
HS đứng thành vòng tròn và điểm danh từ 1 đến hết. Đầu tiên em số 1 giới thiệu tên mình , sau đó em số 2 giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình. Em thứ 3 giới thiệu tên bạn thứ nhất , thứ hai và tên mình
- Thảo luận : 
+ Trò chơi giúp em điều gì?
+ Em thấy như thế nào khi tự giới thiệu tên với các bạn , khi nghe các bạn giới thiệu tên mình không?
* Kết luận: Mỗi người đếu có một tên. Trẻ em cũng có quyền có tên họ
2, Hoạt động 2 : Bài tập 2 : 10’-12’
 “ HS tự giới thiệu về sở thích của mình”
GV nêu yêu cầu: Hãy giới thiệu với bạn bên 
cạnh những điều em thích
HS tự giới thiệu theo cặp.
GV gọi một số HS tự giới thiệu trước lớp.
* Kết luận: Những điều thích và không thích đều có ở mỗi người.
3, Hoạt động 3: Bài tập 3: 13’-15’ 
 “ HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình”
Em đã mong chờ ngày đi học và chuẩn bị cho ngày đó như thế nào?
Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp 1?
HS kể trong nhóm và trước lớp.
GV kết luận chung.
4 Hoạt động tiếp nối 
- Kể về các bạn cho bố mẹ nghe .
Hs chơi trò chơi 
 rất vui , tự hào .
Hs tự giới thiệu về mình .
-Hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình .
Tiết 2: Toán
 Nhiều hơn , ít hơn
I – Mục tiêu : 
_ Giúp HS biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.
Biết sử dụng các từ :” Nhiều hơn , ít hơn” khi so sánh về số lượng.
II - Đồ dùng dạy học :
GV : 4 cái thìa + 5 cái cốc.
HS : Bộ đồ dùng học toán 1.
III – Các hoạt động dạy học :
A, Kiểm tra bài cũ : 3’- 5’
GV kiểm tra bộ đồ dùng .
B, Bài mới : 25’-28’
a- Giới thiệu bài: 1’-2’
b- So sánh số lượng cốc và số lượng thìa:
- GV giới thiệu : Có một số cái thìa và một số cái cốc
- Gọi HS lên đặt thìa vào cốc, hỏi : 
+ Còn cốc nào chưa có thìa ?
GV giảng : Khi đặt thìa vào cốc thì vẫn còn cốc chưa có thìa. Ta nói : “Số cốc nhiều hơn số thìa.”
GV hướng dẫn HS nêu : “Số thìa ít hơn số cốc” .
HS thao tác và trả lời .
HS nhắc lại : 4-5 HS 
- Qan sát tranh SGK:
GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ , giới thiệu cách so sánh số lượng 2 nhóm đồ vật .
@ Hình 1: Hướng dẫn nối nút chai để đưa kết luận :
Số chai ít hơn số nút chai.
Số nút chai nhiều hơn số chai.
@Hình 2, 3, 4: Hướng dẫn tương tự 
d- Trò chơi : Nhiều hơn, ít hơn.
- GVđưa 2 nhóm đối tượng khác nhau. Cho HS thi đua nêu xem nhóm nào có số lượng nhiều hơn , nhóm nào ít hơn.
+ So sánh số bạn gái với số bạn trai trong lớp.
+ So sánh số sách với số vở.
+So sánh số que tính với số bút chì 
HS nói nhanh, chính xác được tuyên dương
 3- Củng cố, dặn dò: (3’- 5’)
VN : So sánh số lượng 2 đồ vật khác nhau trong nhà em.
 ---&---&--&--Rút kinh nhgiệm sau tiết dạy---&---&---&---
Tiết 3 +4: Tiếng Việt
Các nét cơ bản
I-Mục đích – yêu cầu:
- HS làm quen và nhận biếtđược các nét cơ bản.
- Biết gọi tên và viết đúng các nét.
- Bước đầu nhận biết được mối quan hệ giữa các nét tạo thành chữ.
II- Đồ dùng dạy học.
Các nét cơ bản viết mẫu .
Vở tập viết lớp 1.
III- Các hoạt động dạy học .
 Tiết 1
1. ổn định tổ chức:3-5’
- GV kiểm tra đồ dùng của HS
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài :1-2’
- GV ghi bảng : Các nét cơ bản
b. Nhận diện các nét cơ bản :15-17’
*, Nét - : nét gạch ngang
- G V đưa mẫu, giới thiệu “ – “ : nét gạch ngang.
GV đọc, chỉ 
- Nét ngang giống vật gì?
 *, Nét |: nét sổ thẳng 
- GVđưa mẫu và giới thiệu 
- GVchỉ đọc 
- Nét sổ thẳng giống vật gì?
*, Nét \ : nét xiên phải
- GV giới thiệu,đọc 
- Vật nào giống nét này ?
*, Nét / : nét xiên trái
- GV giới thiệu , đọc 
- Nét xiên trái giống vật gì ?
*,Nét : nét móc ngược
- GV giới thiệu , đọc
-Nét móc ngược giống vật gì?
*, Các nét : móc xuôi , móc hai đầu cong hở phải , cong hở trái , cong kín , khuyết trên , khuyết dưới, nét thắt:
- GV tiến hành tương tự.
C. Luyện viết bảng con : 10-12’
+ Nét gạch ngang: 
GV đưa mẫu:
 + Cô có nét gì?
GV tô nét – hướng dẫn viết: Đặt bút giữa dòng li thứ 3 kéo ngang một đoạn.
- GV viết mẫu 
- GV sửa sai.
- Các nét còn lại : GVhướng dẫn tương tự.
- GV sửa triệt để từng nét .
Gv hướng dẫn Hs viết các nét cơ bản vào bảng con .
 Tiết 2 4.Luyện tập
a. Luyện đọc: 10’- 12’
-GV chỉ bảng từng nét
-GV nhận xét , sửa phát âm.
c. Luyện viết vở : 20’
- Hướng dẫn HS tô từng dòng trong vở Tập viết
- GV chấm , nhận xét.
4- Củng cố , dặn dò: 3’-5’
- Cô dạy các nét gì?
- NHắc HS chuẩn bị bài sau: e 
HS đọc
Giống thước kẻ đặt nằm ngang
HS đọc : nét sổ thẳng
HS nêu
HS đọc 
HS nêu
HS đọc 
HS nêu
HS nêu
HS nêu
HS đọc
Nét ngang
HS viết bảng
Hs đọc .
HS tô vở
các nét.
Thứ bảy ngày 23 tháng 8 năm 2008
 Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
Bài 1 :e
I- Mục đích – yêu cầu
 -HS làm quen và nhận biết được chữ và âm e.
 -Bước đầu nhận biết được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật , sự vật.
 -Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Trẻ em và loài vật đếu có lớp học của mình
II- Đồ dùng dạy học.
Chữ mẫu e.
Bộ chữ học vần.
III- Các hoạt động dạy học:
A- ổn định tổ chức.
GV kiểm tra đồ dùng, sách vở.
B- Dạy bài mới:
 Tiết 1
1.Giới thiệu bài :1’-2’
2.Nội dung bài
a.Dạy chữ ghi âm : 20’
GV ghi bảng, đọc mẫu
-Hướng dẫn phát âm.
- GV tô lại và nói : Chữ e gồm một nét thắt.
HS phát âm: e
HS thao tác lấy âm e trong bộ đồ dùng cài vào bảng gài
HS nhắc lại
- Chữ e giống hình cái gì ?
b.Hướng dẫn quy trình viết:10’-12’
- GV đưa chữ mẫu e.
-GV tô lại và hướng dẫn viết.
-Chữ e cao mấy dòng li ?
- GV nêu quy trình viết .
-GV nhận xét, sửa sai.
-Vị trí chỗ thắt của chữ e ở đâu?
-GV tuyên dương HS viết đúng và đẹp. 
Hình sợi dây vắt chéo.
Chữ e cao 2 dòng li .
HS viết trên không chữ e.
HS viết bảng con.
Bên dưới đường kẻ li thứ hai của dòng kẻ li thứ nhất.
 Tiết 2
3- Luyện tập :
a.Luyện đọc: 10’
ở tiết 1 chúng ta đã học âm gì ?
GV chỉ bảng: e
-Chữ e có nét gì ?
b. Luyện viết: 15’-17’
-Bài hôm nay viết chữ gì?
-GV hướng dẫn tô chữ e trong vở tập viết.
-GV hướng dẫn cách để vở , cầm bút, tư thế ngồi.
-GV chấm 1/2 số vở, nhận xét.
c. Luyện nói: 5’-7’
-Hãy quan sát các bức tranh, em thấy những gì?
-GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
-GV uốn nắn HS nói đủ câu, đủ ý.
-Các bức tranh có điểm nào chung?
* GV kết luận: Học là cần thiết nhưng rất vui. Ai cũng phải đi học và học chăm chỉ.
Âm e.
HS đọc.
Có một nét thắt.
Chữ e.
HS tô từng dòng.
HS nêu.
HS thảo luận.
HS nói về từng bức tranh.
Đều đi học.
4.Củng cố, dặn dò: 1’-2’
-Trò chơi: “Ai khéo hơn ai”
-GV phổ biến luật và cách chơi.
-GV nhận xét và tuyên dương khi HS chơi.
-GV nhắc chuẩn bị bài sau.
HS chơi.
HS đọc âm e trên bảng.
Toán
Tiết 3.Hình vuông , hình tròn
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn.
- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.
II- Đồ dùng dạy học:
GV : Một số vật thật : đồng hồ hình tròn, viên gạch hoa
HS : Bộ đồ dùng học toán.
III- Các hoạt động dạy học.
A-Kiểmtra bài cũ: 3’-5’
-GV đưa 3 bút chì và 2thước kẻ. HS so sánh.
B- Dạy bài mới: 13’-15’
a, Giới thiệu hình vuông.
+, Giới thiệu vật mẫu có hình vuông.
GV đưa tấm nhựa hình vuông và giới thiệu 
Đây là hình vuông ?
+, Nhận biết hình vuông:
HS nhắc lại.
HS lấy hình vuông trong bộ đồ dùng cài vào thanh cài.
- GV nhận xét và gọi HS nói : “ hình vuông ” 
+, Quan sát SGK.
HS quan sát SGK và nói tên vật có hình vuông.
b, Giới thiệu hình tròn:
GV tiến hành tương tự như hình vuông
C- Thực hành – luyện tập : 17’
Bài 1: Hướng dẫn HS dùng bút màu để tô màu các hình vuông.
Bài 2: HS tô màu các hình tròn.
Bài 3: 
- GV chấm một số bài
Bài 4:
GV hướng dẫn HS làm từng bước.
* Chốt : Cách gấp, cắt hình vuông.
HS tô màu
HS thao tác.
D  ... h vi đạo đức.
- HS thực hiện đúng các chuẩn mực đạo đức đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Khởi động:( 3’- 4’)
- Hát tập thể: Lớp chúng mình.
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
2. Hoạt động 2: Ôn tập: ( 28’- 30’)
- HS làm phiếu bài tập.
- HS đọc và làm phiếu bài tập.
- 1 số HS đọc bài làm.
- HS khác nhận xét.
* GV nhận xét chung và kết luận về các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học.
- Thi hát và đọc thơ về các chuẩn mực, hành vi đạo đức.
- GV chia 3 nhóm:
 + GV đưa đề tài, các nhóm thi đua:
 Đề tài: sạch sẽ, lễ phép, chăm chỉ.
- Các nhóm thi đua.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thể hiện đúng và hay.
3. Củng cố: ( 1’- 3’)
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS thực hiện tốt các hành vi chuẩn mực đạo đức.
__________________________________________________________________________
Thứ tư ngày 6 tháng 5 năm 2009
Tập đọc
 òóo
I- Mục đích- yêu cầu :
- HS đọc trơn cả bài; phát âm đúng các từ khó: quả na, nhọn hoắt, buồng chuối, thơm lừng.
- Ôn vần: oăt, oăc. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần oăt, oăc.
- Biết đọc và nghỉ hơi đúng dấu câu.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Nhắc lại được nội dung bài. Hiểu nội dung bài: Tiếng gà gáy báo hiệu một ngày mới đang đến, muôn vật đang lớn lên, kết qủa, chín tới..
II- Đồ dùng dạy học :
- Tranh SGK.
 III- Các hoạt động dạy học :
 Tiết 1 
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3’- 5’)
- Cá heo bơi giỏi như thế nào?
H đọc bài Ânh hùng biển cả”
 B. Dạy bài mới : ( 20’- 22’)
 1. Giới thiệu bài : (1’- 2’)
 2. Luyện đọc: ( 20’ – 21’)
- GV đọc mẫu toàn bài.
HS theo dõi SGK.Nhẩm và học thuộc lòng bài thơ .
a. Luyện đọc tiếng, từ:
- Bài được chia làm mấy khổ thơ?
- GV ghi: quả na, nhọn hoắt, buồng chuối, thơm lừng .
- GV hướng dẫn đọc: 
 + quả na: âm n trong tiếng na đọc thẳng lưỡi, giống tiếng nảy trong từ nảy mầm.
 + nhọn hoắt:đọc đúng vần oăt trong từ .Gv đọc mẫu .
+buồng chuối :đọc đúng vần uông trong tiếng buồng , vần uôi trong tiếng chuối .Gv đọc mẫu.
+ thơm lừng : Đọc đúng âm l trong tiếng lừng .- GV đọc mẫu.
HS đọc các tiếng, kết hợp phân tích tiếng theo dãy.
b. Luyện đọc câu:
- GV hướng dẫn đọc câu:
+ Đọc hai dòng thơ đầu : nghỉ hơi sau dấu ba chấm .- Gvđọc mẫu.
+ đọc dòng 5 , 6 , 7 đọc vắt dòng – GV đọc mẫu.
+ đọc dòng 8 , 9 , 10 : Đọc vắt dòng thành một câu,– GV đọc mẫu.
+ đọc dòng20 , 21 , 22 : Đọc vắt dòng, phát âm đúng “ chạy trốn”,– GV đọc 
mẫu.
+ Đọc dòng 23, 24 ,25 đọc vắt dòng , đọc đúng tiếng lên . – Gv đọc mẫu.
Hs đọc hai dòng thơ đầu .
HS đọc dòng thơ5 , 6 , 7 theo dãy.
HS đọc dòng thơ 8,9,10 theo dãy.
HS đọc dòng thơ 20, 21, 22 theo dãy.
HS đọc dòng thơ 23, 24, 25 theo dãy.
c. Luyện đọc đoạn:
Gv chia bài thơ ra làm ba khổ thơ .
- GV hướng dẫn đọc:
 + Khổ 1: đọc liền từ, đọc vắt dòng các câu thơ , đọc to rõ ràng - GV đọc mẫu.
 + Khổ 2: đọc liền từ, đọc vắt dòng các câu thơ , đọc to rõ ràng - GV đọc mẫu.
+ Khổ 3: đọc liền từ, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ- GV đọc mẫu.
* Đọc nối khổ:
HS dùng bút chì đánh dấu.
Chia 3 khổ thơ:
 + Khổ 1: “òó..onhọn hoắt”
 + Khổ 2: “ Giục buồng chuốira đồng”
 + Khổ 3: “ Giục đàn saoò..ó..o”
HS đọc khổ 1 theo dãy.
HS đọc khổ 2 theo dãy.
HS đọc khổ 3 theo dãy.
HS đọc nối khổ thơ theo dãy.
d. Đọc cả bài:
- GV hướng dẫn đọc: giọng đọc nhẹ nhàng, vui vẻ.
HS đọc cả bài.
3.Ôn vần: ( 8’- 10’)
- GV ghi vần: oăt, oăc
- GV nhận xét.
- Trong câu tiếng nào chứa vần oăt?
* Tranh 2:
- GV hướng dẫn tương tự
- GV nhận xét, sửa từ cho HS
HS đọc trơn 2 vần.
HS nêu yêu cầu bài 1.
HS dùng bút chì tìm và nêu tiếng trong bài có vần oăt.
HS nêu yêu cầu bài 2.
HS đọc mẫu tranh 1.
Măng nhọn hoắt
Tiếng hoắt có vần hoắt.
HS thi nói câu chứa tiếng có vần oăt, oăc ngoài bài.
 Tiết 2
1. Luyện đọc : ( 10’- 12’ )
- GV đọc mẫu SGK
- GV nhận xét, cho điểm.
Đọc khổ thơ, nối khổ thơ, cả bài.
2. Tìm hiểu nội dung : ( 8’- 10’)
- Đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi 1?
- Gà gáy vào lúc nào trong ngày?
- Đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi 2?
- Tiếng gà gáy làm muôn vật đổi thay như thế nào?ví dụ như quả na 
- GV nhận xét.
Gv kết luận :tiếng gà gáy báo hiệu một ngày mới bắt đầu với sự thay đổi diệu kì của muôn loài .
- GV đọc mẫu toàn bài.
* Học thuộc lòng:
- GV dành thời gian cho HS nhẩm lại bài.
HS đọc thầm cả bài.
HS trả lời câu hỏi1.
HS trả lời câu hỏi 2.
HS đọc bài: 2- 3 HS.
HS nhẩm bài, đọc thuộc lòng.
 3. Luyện nói : ( 8’- 10’)
- Nêu chủ đề luyện nói?
- GV nhận xét, sửa cho HS.
HS nêu: Nói về các con vật em biết.
HS thảo luận trong nhóm.
Các nhóm đại diện trình bày, thể hiện.
 D. Củng cố : ( 3’- 5’)
- Nhận xét giờ học .
1 HS đọc toàn bài.
 _______________________________
 Toán
Tiết 137- luyện tập chung
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS :
- Viết số trên tia số.
- Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong dãy số.
- Giải toán có lời văn.
- Xem đồng hồ, xác định giờ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: ( 3’-5’)
Viết các số từ 10 đến 20 
Trong các số vừa viết số nào là số tròn chục ?
HS làm bảng con
B. Luyện tập- thực hành: 30 – 32’
Bài 3: ( B)
KT : Đặt tính và tính các phép tính trong phạm vi 100.
Chốt: Nêu cách đặt tính và thực hiện tính ?
Bài 1: (SGK )
KT: Viết số trên tia số.
Đọc các số vừa viết ?
Các số được viết theo thứ tự nào ? 
Tìm số liền trước của số 100 ?
Hai số liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
Bài 2: (SGK )
KT: Tìm số lớn nhất và số bé nhất trong dãy số đã cho.
Chốt: Cách tìm số lớn nhất, bé nhất ?
Bài 5: (SGK )
KT: Xác định thời gian biểu thích hợp.
Chốt: Khi 2 giờ kim dài chỉ số mấy , kim ngắn chỉ số mấy ?
 Gv :Để nối đúng ta cần xác định rõ thời gian biểu cho phù hợp
Bài 4: (V)
KT: Giải toán có lời văn.
Chốt: Em sử dụng phép tính gì để tìm số trang chưa viết?
Dự kiến sai lầm :
Bài 2 : Hs khoanh không đúng số lớn nhất , bé nhất .
Bài 3 : Hs đặt tính còn sai .
C. Củng cố:(3’-5’)
Nêu cách trình bày bài toán giải có lời văn ?
Đặt tính thẳng cột ,thực hiện tính từ phải sang trái .
Các số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn .
Số liền trước số 100 là số 99 .
 Hai số liền kề hơn kém nhau 1 đơn vị .
+ Quan sát các số.
 + So sánh các số.
 + Khoanh số.
Kim dài chỉ số 12 , kim ngắn chỉ số 2 .
Làm phép tính trừ .
Trình bày theo 4 dòng :bài giải , câu trả lời , phép tính , đáp số .
 ---*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
..
 _______________________________
Hoạt động tập thể
Chủ đề : Bác Hồ kính yêu
I .Mục tiêu 
- Thi kể chuyện ,sưu tầm tư liệu về Bác Hồ .
II Đồ dùng 
Tranh ảnh về Bác Hồ 
III.Hoạt động 
1 .Khởi động 
- Hs hát bài hát “ Ai yêu Bác Hồ bằng thiếu niên nhi đồng”
2 .Kể chuyện về Bác Hồ 
- Gv kể 
- Hs kể 
3.Hs trưng bày tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ như tranh ảnh , các đĩa phim , các bài báo , sách , truyện .
 _________________________________________________________________
Thứ năm ngày 7 tháng 5 năm 2009
Toán
Kiểm tra học kì 2
_______________________________
 Chính tả
 ò...ó...o
I. Mục đích yêu cầu:
 - H viết đúng, đủ 13 dòng thơ đầu của bài “ ò...ó...o”
 - Viết đúng các từ: tròn xoe, buồng chuối, thơm lừng.
 - Viết đúng tốc độ, cư li. Trình bày đẹp.
 - Thực hiện các bài tập chính tả điền vần oăt hay oăc, chữ ng hay ngh.
II. Đồ dùng
- Bài chép mẫu.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ :2- 3’
đọc cho hs viết bảng :gói ,ghép
B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài: ( 1’- 2’)
 2. Hướng dẫn tập chép 
a. Hướng dẫn viết từ khó: (8’-10’)
- G đọc mẫu toàn đoạn chép.
- Gv đưa từ khó:tròn xoe ,buồng chuối , thơm lừng :
Phân tích tiếng xoe ?
Gv ghi bảng : xoe : x + oe 
Lưu ý vần oe được viết bằng con chữ o trước con chữ e sau .
 - Từ “ buồng chuối”:
Phân tích tiếng buồng ? 
Gv ghi bảng :buồng : b + uông + ( / ) 
Vần uông được ghi bằng những con chữ nào ?
- Từ thơm lừng 
Phân tích tiếng lừng ?
Lừng : l + ưng + ( / ) 
Chú ý tiếng lừng có âm đầu l viết bằng con chữ l .
- Xoá bảng, GV đọc những tiếng khó.
Hs viết bài .
Quan sát
Xoe : x + oe 
Buồng : b + uông + ( / )
Lừng : l + ưng + ( / )
HS đọc lại các từ khó một lượt.
HS viết bảng con.
b.Hướng dẫn chép bài:(13’-15’)
G hướng dẫn H cách trình bày bài.
Kiểm tra tư thế ngồi viết của H
Gv đọc cho hs viết bài .( đọc từng cụm từ )
HS chỉnh sửa tư thế ngồi.
Viết bài.
c.Soát lỗi:(3’-5’)
G đọc soát lỗi.
Chấm 1 số bài và nhận xét.
H soát lỗi bằng bút mực và bút chì.
Ghi số lỗi và chữa lỗi (nếu có) ra lề vở.
Báo lỗi .
d. Bài tập: (3’-5’)
- Nêu y/c bài 2 ?
 Chỗ chấm thứ nhất em điền chữ gì?
Chỗ chấm thứ hai em điền vần gì?
- Nêu y/c bài 3 ?
Chỗ chấm thứ nhất em điền chữ gì?
Chỗ chấm thứ hai em điền chữ gì?
*G kết luận : khi đi với i, ê, e dùng ngh còn các trường hợp khác đi với ng....
Điền vần oăt hay oăc
H làm bài - đọc câu hoàn chỉnh
điền vần oăt
điền vần oăc
H làm bài - đọc câu hoàn chỉnh
điền chữ ng
điền chữ ngh
1HS làm bảng phụ.
3. Củng cố:(1’-2’)
- Nhận xét bài viết.
- Nhận xét tiết học.
ôn tập 
bài luyện tập số 1 
I- Mục đích- yêu cầu :
- HS đọc đúng bài tập đọc: Lăng Bác ( 15’ )
- Hs tập chép bài : Quả Sồi ( 20’ )
II- Đồ dùng dạy học :
Tranh SGK
III- Các hoạt động dạy học :
1.Luyện đọc: ( 15’)
a.- GV giới thiệu bài .
- Gv đọc mẫu 
- Gọi Hs đọc bài .
- Gv nhận xét .
b.Tìm hiểu nội dung bài 
Hãy tìm câu thơ tả ánh nắng Ba Đình và bầu trời Ba Đình vào mùa thu ?
Đi trên Quảng trường Ba Đình , bạn nhỏ có cảm tưởng như thế nào ?
Gv kết luận : Thăm lăng Bác vào một ngày nắng mùa thu , bạn nhỏ nhớ đến Bác Hồ đang đọc Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 / 9 / 1945 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà .
2 .Chính tả ( 20’ )
Gv nhắc Hs cách trình bày bài và tư thế ngồi viết đúng .
Gv chấm bài , nhận xét .
Gv chấm bài tập .
3 . Nhận xét giờ học .
Hs theo dõi .
HS đọc 6 dòng thơ đầu .
HS đọc 4 dòng thơ tiếp theo .
HS đọc cả bài thơ .
HS nhận xét bạn đọc .
Hs đọc thầm 6 câu thơ đầu và trả lời câu hỏi .
HS đọc thầm 4 câu thơ tiếp theo và trả lời câu hỏi .
Hs tập chép bài : Quả Sồi .
Hs làm bài tập 2 ( làm miệng )
HS làm bài tập 3 vào SGK .
_________________________________
Thứ sáu ngày 8 tháng 5 năm 2009
Tiếng Việt
Kiểm tra học kì 2 
_________________________________
Hoạt động ngoài giờ
Chủ điểm :Bác Hồ kính yêu 
Đọc và làm theo báo Đội
_________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3(29).doc