Giáo án Các môn học phụ khối 3 tuần 33

Giáo án Các môn học phụ khối 3 tuần 33

TỰ NHIÊN XÃ HỘI : Tiết 65

CÁC ĐỚI KHÍ HẬU

(Mức độ tích hợp GDBVMT : liên hệ ).

I. MỤC TIÊU:

 -Nêu được tên 3 đớikhí hậu trên Trái Đất : nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.

-*GDMT : Bước đầu biết các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Quả địa cầu. Vở bài tập, thẻ chữ ( chơi trò chơi).

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn học phụ khối 3 tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ hai, ngày 26 tháng 4 năm 2010
TỰ NHIÊN XÃ HỘI : Tiết 65
CÁC ĐỚI KHÍ HẬU
(Mức độ tích hợp GDBVMT : liên hệ ). 
I. MỤC TIÊU:
 -Nêu được tên 3 đớikhí hậu trên Trái Đất : nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
-*GDMT : Bước đầu biết các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Quả địa cầu. Vở bài tập, thẻ chữ ( chơi trò chơi).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
HS khá giỏi 
A/. Kiểm tra bài cũ : (3-5') Năm, tháng và mùa.
-Khoảng thời gian nào được gọi là 1 năm? -1 năm có bao nhiêu ngày và được chia thành mấy tháng?
-Vì sao trên Trái đất có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông?
B/.Bài mới: (25-30') 
* Hoạt động 1. Tìm hiểu các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
+Tổ chức cho học sinh thảo luận.
-Hãy nêu những nét khí hậu đặc trưng của các nước sau đây: Nga, Úc, Brazil, Việt Nam.
-Theo em, vì sao khí hậu các nước này khác nhau?
+ Học sinh quan sát hình 2.
+ Giáo viên giới thiệu: Trái đất chia làm 2 nửa bằng nhau, ranh giới là đường xích đạo. Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
*Hoạt động 2: Đạc điểm chính của các đới khí hậu.
+Thảo luận.
+Giáo viên kết luận:
-Nhiệt đới: nóng quanh năm.
-Ôn đới: ấm áp, có đủ 4 mùa.
-Hàn đới: rất lạnh.
-Ở 2 cực của Trái đất, quanh năm nước đóng băng.
+Học sinh tìm trên quả địa cầu 3 nước nằm ở mỗi đới khí hậu nói trên.
-*GDMT : Nước VN nằm ở đới khí hậu nào?. Để BV MT theo từng mùa ta phải làm gì?. 
Hoạt động kết thúc: Trò chơi “Ai tìm nhanh nhất”.
C/. Củng cố & dặn dò: (3-5') 
-Học sinh nhắc lại ghi nhớ.
-Hoàn thành vở Bt TNXH. Ôn lại bài đã học.
-Chuẩn bị bài: Bề mặt Trái đất.
+ Tiến hành thảo luận cặp đôi.
+ Đại diện phát biểu.
- Nét khí hậu đặc trưng của các nước:
Nga: khí hậu lạnh.
Úùc : khí hậu mát mẻ.
Brazil: khí hậu nóng.
Việt Nam: có khí hậu cả nóng và lạnh. 
- Vì chúng nằm ở các vị trí khác nhau trên Trái đất.
+ Học sinh chú ý lắng nghe.
+ Học sinh chỉ vào quả địa cầu và nhắc lại yêu cầu.
+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
 Đới khí hậu Đặc điểm khí hậu chính
 Hàn đới lạnh quanh năm, có tuyết
 Ôn đới ấm áp, mát mẻ, có đủ 4 mùa
 Nhiệt đới nóng ấm, mưa nhiều
- Nhiệt đới: Việt Nam
- Ôn đới: Pháp, Thụy Sĩ, Uùc
-Hàn đới: Canada, Thụy Điển
-Sách thiết kế trang 133.
-*Nằm ở khi 1hậu nhiệt đới.
-*Tích cực trồng cây gây rừng, chăm sóc và BV cây trồng. 
-* Nêu được đặc điểm chính của 3 đớikhí hậu.
******** 
Thứ ba, ngày 27 tháng 4 năm 2010
Đạo đức - Tiết 33 
(DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG)
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NƯỚC.
 I.Mục Tiêu : 
-HS nắm được những kiến thức cơ về vệ sinh môi trường nước.
-Nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ cần có ý thức và hành vi đúng phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
-Giải thích tại sao cần phải xử lý nước thải.
 II. Đ D D H : 
-Các hình trang 72, 73: SGK tự nhiên xã hội lớp 3.
 III. Hoạt động dạy và học :
 A. Bài cũ: (3-5') 
-Đường sắt là đường dành riêng cho phương tiện nào?
-Cần nhớ những quy định trên để giữ an toàn giao thông đường sắt.
 B. Bài mới : (25-30') GT bài, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
HS khá giỏi 
Hoạt động 1: Quan sát tranh.
- GT tranh 1,2 : SGK.
- Hãy nêu nội dung của từng bức tranh.
- Trong các hành vi trên hành vi nào là đúng ?
- Hành vi nào không đúng ?
- Trong nước thải có gì gây hại cho con người ?
- Tất cả các nguồn nước thải trước khi cho chảy vào ao, hồ, sông,  ta phải làm gì ?
- Gv nhận xét, bổ sung.
=> Kết luận
Hoạt động 2: Liên hệ về cách xử lý nước thải hợp vệ sinh.
- GV nhận xét.
- GT tranh vẽ 3, 4 : SGK trang 73.
. Hệ thống cống nào hợp vệ sinh ?
Vì sao ?
-Nước thải có cần được xử lý không ?
=> Kết quả.
- Liên hệ thực tế.
-GD HS ý thức bảo vệ nguồn nước. Nước là tài nguyên không phải là vô tận, vì vậy chúng ta phải sử dụng tiết kiệm, không gây ô nhiễm nguồn nước.
- HS quan sát – nhận xét.
- HS thảo luận.
. Rác đỗ không đúng nơi quy định
. Tắm rửa và sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh.
. Nước thải của nhà máy làm ô nhiễm nguồn nước.
- Tắm rửa, sinh hoạt trên sông.
Đỗ rác; nước thải của nhà máy ra sông.
- Chất bẩn và chất độc hại; vi khuẩn gây bệnh.
- Phải được xử lý.
- Từng nhóm báo cáo.
- SGK.
- HS liên hệ về gia đình và xung quanh.
- HS quan sát, nhận xét.
- Hình 4.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường không bốc mùi hôi thối.
-Rất cần thiết vì nếu không xử lý trước khi thải ra sông ngòi, ao, hồ nó sẽ làm ô nhiễm nguồn nước gây tác hại đến sức khoẻ.
- SGK.
-HS tự liên hệ về việc xử lý nước thải ở gia đinh và ở địa phương.
C/ Củng cố, dặn dò : (3-5') 
Về nhà học bài
Tiết sau: Bài GD quyền trẻ em.
D/ Nhận xét tiết học. 
----------- 
Thủ công : Tiết 33
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN TIẾT 3
I. MỤC TIÊU: 
-Biết cách làm quạt giấy tròn. 
-Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Giấy, thanh quạt, màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: (3-5') 
Kiểm tra đồ dùng của học sinh để làm quạt giấy tròn.
2. Bài mới: (25-30')
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
HS KHÁ GIỎI 
* Hoạt động 3. Thực hành.
Mục tiêu: HS gấp được chiếc quạt theo đúng quy trình, kỹ thuật)
Cách tiến hành: 
+ Giáo viên gọi 2 học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
+ Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn.
+ Giáo viên nhắc học sinh kĩ thuật làm quạt đẹp.
+ Giáo viên quan sát và giúp đỡ học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
+ Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh và tuyên dương những sản phẩm đẹp.
+ Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí.
Bước 1: cắt giấy.
Bước 2: gấp, dán quạt.
Bước 3: làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
+ Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn.
+ Học sinh trang trí quạt giấy bằng cách vẽ hình, kẻ các đường màu song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt.
+ Sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kĩ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa. Khi dán,cần bôi hồ mỏng, đều.
+ Học sinh thực hành.
+ Học sinh trưng bày, nhận xét và tự đánh giá sản phẩm.
-*Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn. 
4. Củng cố & dặn dò: (3-5') 
-Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập, kĩ năng thực hành và sản phẩm của học sinh.
-Chuẩn bị : Oân tập chương 3 và 4..
------------ 
THỂ DỤC Tiết 65
TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 3 NGƯỜI – TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I. MỤC TIÊU : 
-Thực hiện được tung bắt bóng cá nhân (tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay). 
-Biết cách tung bắt bóng theo nhóm 2-3 người.
-Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
-Sân trường; Còi 
-3 em /quả bóng
-2 em / 1 dây nhảy
Nội dung
ĐL
Phương pháp
HS khá gỉoi 
Phần mở đầu:
1. Nhận lớp :GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học 
2. Khởi động : Tập bài TD phát triển chung 1 lần liên hòan
Trò chơi : Chạy 1 vòng quanh sân tập
Phần cơ bản
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới :- Ôn bài động tác tung và bắt bóng theo 3 nhóm người.
- Thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau các tình huống trong khi thực hiện bài tập. Hs thực hiện từng đường bóng cao thấp gần hay xa để di chuyển tới chỗ bắt bóng, khi bắt bóng xong sang động tác tung bóng
Trò chơi: "Nhảy dây kiểu chụm hai chân"
 " Chuyển đồ vật" 
Phần kết thúc
1. Hồi tĩnh : Đứng thành vòng tròn cuối người thả lỏng
 GV và HS hệ thống bài học
2. Nhận xét – Dặn dò
Tuyên dương – Phê bình tiết học
Về nhà : Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân.
2'
2' 
10 - 12'
chuyển
4-5'
7-9' 
1 - 2'
2 - 3'
1'
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
4 hàng dọc
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
******** 
Thứ năm, ngày 29 tháng 4 năm 2010
THỂ DỤC Tiết 66
ÔN TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 2 – 3 NGƯỜI
I. MỤC TIÊU : 
-Thực hiện được tung bắt bóng cá nhân (tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay). 
-Biết cách tung bắt bóng theo nhóm 2-3 người.
-Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
-Sân trường; 2-3 em /1quả bóng; 2 em / 1 dây nhảy
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội Dung
ĐL
Phương Pháp 
HS khá giỏi 
Phần mở đầu:
1. Nhận lớp :GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
Tập bài TD phát triển chung 
2. Khởi động : 
Trò chơi : Chơi trò Hs ưa thích
Chạy chậm 1 vòng sân trường
1 - 2'
2'
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
Phần cơ bản
1. Kiểm tra bài cũ : 
Bài TD phát triển chung
2. Bài mới :- Ôn bài động tác tung và bắt bóng cá nhân theo 2 - 3 người.
- Hs thực hiện cá nhân tại chỗ 1 số lần sau đó tập di chuyển.
- Di chuyển tung và bắt bóng theo nhóm 2 người. Khoảng cách 2 - 4m và tung bóng qua lại cho nhau.
- Nhảy dây theo kiểu dụm hai chân 
Trò chơi: 
 " Chuyển đồ vật"
2'
4 - 5'
5 - 7'
4 - 5'
6 - 8'
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
Phần kết thúc
1. Hồi tĩnh : Đứng thành vòng tròn thả lỏng toàn thân, hít thở sâu
 Hệ thống bài học
2. Nhận xét – Dặn dò
Nhận xét – tuyên dương
Về nhà : Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân.
1 - 2'
2 - 3'
1 - 2'
************ 
Thứ sáu, ngày 30 tháng 4 năm 2010
TỰ NHIÊN XÃ HỘI : Tiết 66
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT 
(Mức độ tích hợp GDBVMT : Bộ phận ).
I. MỤC TIÊU:
 -Biết trên bề mặt Trái đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí trên lược đồ.
-*GDMT : Biết được các loại địa hình trên trái đất là thành phần tạo nên môi trtường sống của con người và sinh vật. GD ý thức giữ gìn Môi trường sống. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Quả địa cầu
-Lược đồ các châu lục và các đại dương.
-Hai bộ thẻ chữ ghi tên 4 châu lục, 6 đại dương và tên một số nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A/ Kiểm tra bài cũ: (3-5') Các đới khí hậu
-Có mấy đới khí hậu? Nêu đặc điểm chính của các đới khí hậu đó?
-Hãy cho biết các nước : Ấn Độ, Phần Lan, Nga, Argentina thuộc các đới khí hậu nào?
-Nhận xét và ghi điểm.
B/ Bài mới: (25-30') 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
HS khá giỏi 
*Hoạt động 1. Tìm hiểu bề mặt của Trái đất.
+Thảo luận nhóm. Hỏi:
-Quan sát em thấy quả địa cầu có những màu gì?
-Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu?
-Theo em, các màu đó mang những ý nghĩa gì?
+Giáo viên kết luận: SGK
* Hoạt động 2: Lược đồ các châu lục và các đại dương.
-Giáo viên yêu cầu học sinh tìm vị trí của nước Việt Nam trên lược đồ và cho biết nước ta nằm ở châu lục nào?.
-*GDMT : Để BVMT sống của con người ta cần phải làm gì?. 
+Giáo viên kết luận: 6 châu lục và 4 đại dương trên Trái đất không nằm rời rạc mà xen kẽ gắn liền với nhau trên bề mặt Trái đất.
+ Tiến hành thảo luận. Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Các màu: xanh nước biển, xanh đậm, vàng, hồng nhạt, màu ghi.
- Màu chiếm diện tích nhiều nhất là màu xanh nước biển.
- Mang ý nghĩa là: màu xanh nước biển để chỉ nước biển hoặc đại dương. Các màu còn lại để chỉ đất liền hoặc các quốc gia.
+ Lớp nhận xét.
-Có 6 châu lục trên Trái đất: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
-Có 4 đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
-Vài học sinh tìm và chỉ vị trí nước Việt Nam, sau đó nêu Việt Nam nằm ở châu Á.
-*Trồng cây, BVMT nước, không khai thác khoáng sản bừa bãi.... 
-*Biết được nước chiếm phần lớn bề mặt Trái đất. 
4. Củng cố & dặn dò: (3-5') 
+ Học sinh đọc “ Bóng đèn toả sáng”.
+ Học sinh sưu tầm và tìm hiểu thêm về 6 châu lục và 4 đại dương.
+ Chuẩn bị bài: Bề mặt lục địa.
-------------- 
Hoạt động tập thể tuần 33 Tiết 33
I/Mục tiêu :
-Củng cố các mặt hoạt động trong tuần.
-Khắc phục những mặt yếu phát huy những mặt mạnh.
II/Lên lớp:
1.Kiểm điểm về tình hình học tập về các mặt hoạt động 
-Học tập: Đi học chuyên cần học bài và làm bài đầy đủ .
Các mặt hoạt động đi vào nề nếp.
Tồn tại: Một số em đọc còn yếu. Chưa chuẩn bị Bài cũ : 
-Đề nghị tuyên dương :
.
2.Phương hướng tuần tới:
Học bài và làm bài đầy đủ trườc khi đến lớp: 
-Kiểm tra đồ dùng học tập .
-Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ daỵ.
III/ Sinh hoạt sao, đội : Văn hoá văn nghệ kể chuyện về chú Bộ đội và Bác Hồ.
******* 

Tài liệu đính kèm:

  • docCac mon 33.doc