Giáo án các môn khối 3 - Tuần 8

Giáo án các môn khối 3 - Tuần 8

I - Mục tiêu.

 - Đọc đúng: sôi nổi, xe buýt,lòng tốt, nghẹn ngào,.Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ .Đọc trôi chảy được toàn bài, biết phân biệt lời dẫn truyện và lời các nhân vật.

- Hiểu nghĩa 1 số từ ngữ trong bài .

- Cần biết quan tâm, chia sẻ nỗi buồn, niềm vui với mọi người thì cuộc sống của mỗi người sẽ tươi đẹp hơn.

 - Kể lại được câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ trong bài. Giọng kể tự nhiên phù hợp với diễn biến câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

II- Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 20 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 3 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8:
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
 Tập đọc(t15)-kể chuyện(t8): Các em nhỏ và cụ già
I - Mục tiêu.	
	- Đọc đúng: sôi nổi, xe buýt,lòng tốt, nghẹn ngào,...Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ .Đọc trôi chảy được toàn bài, biết phân biệt lời dẫn truyện và lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa 1 số từ ngữ trong bài .
- Cần biết quan tâm, chia sẻ nỗi buồn, niềm vui với mọi người thì cuộc sống của mỗi người sẽ tươi đẹp hơn.
	- Kể lại được câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ trong bài. Giọng kể tự nhiên phù hợp với diễn biến câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy và học.
1.ổn dịnh :
2.Bài cũ :
+ Đọc thuộc lòng bài "Bận" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới.
a.giới thiệu bài
b. tỡm hiểu bài
* Luyện đọc 
-hướng dẫn đọc từng câu 
-Đọc từ khó: xe buýt lòng tốt, nghẹn ngào
sôi nổi.
- HD đọc đoạn 
- HD giải nghió từ mới 
- Luyện đọc đoạn trong nhúm
- Thi đọc
*- Tìm hiểu bài.
 + Câu 1 : SGK
 + Câu 2 : SGK
 + Vì sao các bạn lại dừng cả lại?
 + Câu 3: SGK
 + Câu 4: SGK
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 5, thảo luận để trả lời câu hỏi này?
 + Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS đọc từ khú 
- 5 HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp
- HS chia nhúm 5 luyện đọc 
- HS thi đọc
- Đi về nhà sau một cuộc dạo chơi.
- Trông thấy cụ già có vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
- Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, muốn giúp đỡ ông cụ.
- Vì bà lão bị ốm nặng, rất khó qua khỏi.
- Vỡ ụng cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ.
- Ông cảm thấy ấm lòng vì tình cảm của các bạn nhỏ.
- Học sinh thảo luận, báo cáo kết quả.
- Cần quan tâm, giúp đỡ nhau.
* Luyện đọc lại.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại. 
 + Luyện đọc theo vai.	 + Tổ chức thi đọc nhóm theo vai: 
 * Kể chuyện.
- Nêu yêu cầu của bài?
 + Khi kể lại câu chuyện theo lời của bạn nhỏ, cần xưng hô như thế nào?
- Hướng dẫn kề từng đoạn.
 + Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau kể từng đoạn theo lời của một bạn nhỏ.
- Hướng dẫn kể theo nhóm đôi.
- Tổ chức kể trước lớp: 
 + Kể cá nhân.
 + Kể theo vai.
- Đọc yêu cầu của bài.
- tôi, mình, em,...
- Học sinh khá - giỏi kể nối tiếp bốn đoạn.
- Kể truyện theo nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm kể trước lớp.
- Học sinh kể lại câu chuyện trong lời một bạn nhỏ theo vai.
4. Củng cố: 
	 + Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?
5.	Dặn dò: Nhận xét giờ học.
tập đọc: 16	 Tiếng ru 
I - Mục tiêu.
	- Đọc đúng cỏc từ khú, ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ và giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa của một số từ ngữ trong bài và nội dung bài thơ: Sự yờu thương giỳp đỡ lẫn nhau của mọi người chung sống trong cộng đồng.
	- Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng tình cảm thân thiết. Học thuộc lòng bài thơ.
	- Thấy được con người sống giữa cộng đồng phải đoàn kết yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
II- Đồ dùng:
	- SGK.
III - Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài "Các em nhỏ và cụ già" 
3. Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Tỡm hiểu bài.
- Giáo viên đọc mẫu. 
- Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
- Giải nghĩa từ khó: đồng chí, nhân gian, bồi,...
 - Yêu cầu học sinh đọc toàn bộ bài thơ.
* Tìm hiểu nội dung.
 + Đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi.
 + Câu 1: SGK 
 + Đọc thầm khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi
 + Câu 2: SGK
 + Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ?
 + Đọc và trả lời câu hỏi 4: SGK
 + Vậy bài thơ khuyên chúng ta điều gì?
* Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ.
- Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp câu, luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- Học sinh đọc chỳ giải SGK.
- HS đọc toàn bài thơ.
- Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật
- Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng ...
- Vỡ nỳi cao là nhờ đất bồi
- Con người sông giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
- Con người phải biết yờu thương.
- Học sinh học thuộc lòng bài thơ.
4. Củng cố : Bài thơ khuyên chúng ta điều gì?
5. Dặn dò: Nhận xét giờ học.
Toán: 37 Giảm đi một số lần
I - Mục tiêu.
	- Biết thực hiện bài toán giảm 1 số đi nhiều lần.
	- áp dụng để giải các bài toán có liên quan. Phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị
	- Tự tin, yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng: - Mô hình 8 con gà.
III - Các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bảng chia 7.
3. Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn thực hiện giảm 1 số đi nhiều lần.
- Giáo viên nêu bài toán: SGK
 + Hàng trên có mấy con gà?
 + Số hàng dưới so với hàng trên như thế nào?
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tính số gà hàng dưới.
 + Vậy muốn giảm một số được nhiều lần ta làm như thế nào?
c- Luyện tập.
 Bài 1: Yêu cầu học sinh làm miệng, nhận xét bài làm.
 Bài 2.
- Yêu cầu học sinh đọc bài phần a.
- Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tóm tắt và cách giải bài toán.
- Yêu cầu học sinh tự làm câu b.
 Bài 3. 
- Hướng dẫn học sinh vẽ từng phần.
 + Khi muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm như thế nào? Giảm một số đi một số đơn vị làm như thế nào?
- 6 con gà.
- Số gà hàng trên giảm đi 3 lần thì bằng số gà hàng dưới.
 Học sinh làm vào giấy nháp.
- Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần.
- Học sinh làm miệng.
- Học sinh đọc.
- Phân tích bài toán và giải toỏn
- Số qủa bưởi cũn lại là:
 40 : 4 = 10 (qủa)
 Đỏp số: 10 qủa
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh thực hành vào vở.
- Lấy số đó chia cho số lần.
- Lấy số đó trừ đi một số đơn vị cần giảm.
4. Củng cố: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm như thế nào?
5. Dặn dò: - Nhận xét giờ học.
tự nhiên xã hội: 15 Vệ sinh thần kinh
I - Mục tiêu.
	- Nêu được 1 số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh. Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi có hại đối với cơ quan thần kinh.
	- Kể tên được 1 số thức ăn, đồ uống ... nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
	- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ quan thần kinh.
II - Đồ dùng học tập: Các hình trong sách giáo khoa.
III - Các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu vai trò của lão trong hoạt động thần kinh?
3. Bài mới.
a .Giới thiệu bài.
b.Tỡm hiểu bài.
* Hoạt động 1: - Yêu cầu học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa, cho biết:
 + Các nhân vật trong mỗi hình đang làm gì?.
 + Những việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
Kết luận: SGK
 *Hoạt động 2: - Yêu cầu học sinh tập diễn đạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lí như trong SGK.
Kết luận: Vui vẻ là trạng thái tâm lí có lợi cho thần kinh.
* Hoạt động 3:- Yêu cầu quan sát hình 9 cho biết: Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống gây hại cho cơ quan thần kinh.
 -HS thảo luận theo nhúm đụi
- Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm , báo cáo kết quả thảo luận.
- Chúng ta làm việc nhưng cũng phải thư giãn, nghỉ ngơi để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi.
- Học sinh lên trình diễn vẻ mặt của từng người ở mỗi trạng thái tâm lí.
- Báo cáo kết quả thảo luận.
Kể được tên 1 số thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi và trả lời.
-Ma tuý.
- Gây nghiện, có hại cho cơ quan thần kinh.
- Kết luận: Cần luyện tập, sống vui vẻ, ăn ...
để bảo vệ sức khoẻ.
4. Củng cố:Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ quan thần kinh.Cần luyện tập, sống vui vẻ, ăn ...để bảo vệ sức khoẻ.
 5. dặn dò: Nhận xét giờ học.
chính tả :15 (Nghe -viết) Các em nhỏ và cụ già
I.Mục tiêu.
	- Nghe - viết đúng đoạn từ "Cụ ngừng lại ... thấy lòng nhẹ hơn" trong bài "Các em nhỏ và cụ già".
	- Viết đúng, đẹp bài chính tả. Tìm được các từ có tiếng âm đầu r/d/gi hoặc vần uôn/ uông.
	- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II.Đồ dùng:- Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy và học.
1.ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Học sinh viết: nhoẻn cười, trống rỗng, chống chọi
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn viết chính tả.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
 +Đoạn chính tả kể chuyện gì?
 +Đoạn văn có mấy câu?
 +Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa?
- Yêu cầu học sinh tìm các từ dễ viết sai và hướng dẫn luyện viết.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
 -Đọc soát lỗi.
 -Chấm và nhận xét một số bài chấm.
c.Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a.
-HS làm bài tập 2b.Tỡm cỏc từ chứa tiếng cú vần uụng hoặc vần uụn ,cú nghĩa sau:
+Trỏi nghĩa với vui 
+Phần nhà được ngăn bằng tường,vỏch kớn đỏo.
+Vật bằng kim loại phỏt ra tiếng kờu để bỏo hiệu
-Chốt kết qủa đỳng.
4. Củng cố:chữa lỗi sai phổ biến.
5. dặn dò: Nhận xét giờ học.
- Học sinh đọc lại bài.
- Cuộc nói chuyện giữa cụ già và các bạn nhỏ.
- 3 câu. 
- Các chữ đầu câu.
- Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh đổi chéo vở soát lỗi.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- 1 học sinh lên bảng chữa bài.
Giặt giũ,rỏt ,dọc.
-HS làm vào vở bài tập.
-Nờu kếtqủa, lớp nhận xột:
+buồn 
+buồng
+chuụng
luyện từ và câu:8 Từ ngữ về cộng đồng. Ôn tập câu: Ai làm gì?
I- Mục tiêu.
	- Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Cộng đồng. Ôn tập kiểu câu: Ai (cái gì; con gì) làm gì?
	- Rèn kĩ năng tìm từ theo chủ điểm và trả lời câu hỏi; đặt câu hỏi thuộc kiểu câu Ai (cái gì, con gì) làm gì?
	- Trao dồi vốn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng.
	Bảng phụ ghi nội dung của 2 nhóm trong bảng phân loại - bài tập 1.
III- Các hoạt động dạy và học.
1.ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: - Tìm từ chỉ hoạt động, thái độ của người hoặc sự vật.
3. Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- hướng dẫn làm bài.
Bài 1: Nêu yêu cầu của bài 1.
- Đọc nội dung 2 nhóm trong bảng phân loại. 
 + Cộng đồng là gì?
 + Vậy xếp cộng đồng vào nhóm nào?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài , nêu kết quả bài làm.
- Yêu cầu học sinh tìm thêm các từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng để bổ sung vào bảng.
Bài 2:Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa 
của 1 số thành ngữ, tục ngữ trong bài , nêu ý kiến .
a.Chung lưng đấu cậtnghĩa là thế nào?
c.Ăn ở như bỏt nước đầynghĩa là thế nào? 
Bài 3- Hướng dẫn làm mẫu câu a. 
 + Câu văn thuộc mẫu câu nào?
 + Bộ phận ... dạy lúc mấy giờ.
+ Theo em 1 ngày mỗi người nên ngủ mấy tiếng, từ mấy giờ đến mấy giờ?
+ Để ngủ ngon em thường làm gì?
Kết luận: Khi ngủ cơ quan thần kinh cũng nghỉ ngơi. Cần ngủ từ 7 - 8 giờ trong một ngày 
* Hoạt động 2: Lập thời gian biểu hàng ngày
- Hoạt động theo nhóm và thảo luận:
+ Chúng ta lập thời gian biểu để làm gì?
+ Hãy đưa ra 1 thời gian biểu mà em cho là hợp lý ?
+ Làm việc theo thời gian biểu hợp lí để làm gì?
- Học sinh tiến hành thảo luận nhóm và ghi lại kết quả ra giấy.
- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét.
- Học sinh làm việc cá nhân. Bài tập 3 - trang 28 - BTTNXH.
- Học sinh tiến hành thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Kết luận: Thời gian biểu giúp sắp xếp thời -2-3HS nờu lại bài học trong SGK
 gian học tập, nghỉ ngơi hợp lí. Cần thực hiện
 đúng theo thời gian biểu đã lập.
4.Củng cố:Học tập, nghỉ ngơi hợp lí giúp bảo vệ tốt cơ quan thần kinh.
5.Dặn dò:
	- Yêu cầu học sinh đọc mục "Bạn cần biết".
	- Nhận xét giờ học.
toán: 39 Tìm số chia
I - Mục tiêu.
	- Biết tìm số chia chưa biết. Củng cố tên gọi và quan hệ giữa các thành phần trong phép chia.
	- Rèn kĩ năng tìm số chia chưa biết.
II- Đồ dùng: 6 hình vuông.
III- Các hoạt động dạy và học.
1.Ổn định .
2. Kiểm tra bài cũ.
	 Đặt tính và tính vào bảng con 48 :6= ?
	- Nêu tên thành phần và kết quả của phép chia đó?
3.Bài mới :a.Giới thiệu bài
 b.Tỡm hiểu bài.
* Hướng dẫn cách tìm số chia.
- HS lấy 6 hình vuông chia đều thành 2 hàng.
 + Mỗi hàng có mấy hình vuông? 
- Bài toán: Có 6 ô vuông, chia đều thành 2 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy ô vuông?
+ Nêu phép tính để tìm ... trong mỗi nhóm?
+ Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép chia?
 + Mỗi hàng có 3 ô vuông. Hỏi 6 ô vuông chia được hàng ? nêu phép tính?
 + 2 là gì trong phép chia 6 : 2 = 3
 6 và 3 là gì trong phép chia 6 : 2 = 3
Vậy số chia trong phép chia bằng số bị chia chia cho thương.
- Nêu phép tính 30 : x = 5
 + Nêu tên gọi của x?
- Yêu cầu học sinh tìm thành phần x?
+ Vậy muốn tìm số bị chia làm như thế nào? 
 * .
Bài 1. Yêu cầu học sinh làm miệng.
 + Nhận xét đặc điểm của mỗi phép chia trong mỗi cột?
+Chốt kết qủa đỳng.
Bài 2:Tỡm x
-HDnhận biết cỏc thành phần của phộp chia.
4.Củng cố :Muốn tìm số chia làm như thế nào? 
5.Dặn dò: Nhận xét giờ học.
- Học sinh lầy 6 hình vuông.
-... 3 ô vuông.
 6 : 2 = 3 (ô vuông)
SBC SC thương
- 2 hàng,2 = 6 : 3
Số chia.
Số bị chia, thương.
x là số chia.
x = 30 : 5
x = 5
-...số bị chia chia cho thương.
- Học sinh làm miệng.
-35:5=7 28:7=4
-35:7=5 28:4=7
- HS làm bài vào vở , nhận xét.
a.12:x=2 b.42:x=6
 x=12:2 x=42:6
 x=6 x=7
tập làm văn:8 Kể về người hàng xóm
I- Mục tiêu.
	- Kể và viết lại một cách tự nhiên; chân thật về một người hàng xóm.
	- Diễn đạt bằng lời gãy gọn, tự nhiên khi kể về người hàng xóm.Trình bày sạch sẽ, rõ ràng bài viết.
	- Trau dồi vốn Tiếng Việt.-GDHS sống phải biết tỡnh làng nghĩa xúm.
II - Các hoạt động dạy và học.
1.ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Kể lại câu chuyện "Không nỡ nhìn"
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài
b.Tỡm hiểu bài
* Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh nhớ lại đặc điểm của người hàng xóm mà mình định kể.
 + Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi?
 + Làm nghề gì? Hình dáng, tính tình ra sao?
 + Tình cảm của gia đình đối với người đó như thế nào?
 + Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?
- Gọi 1 học sinh khá kể mẫu.
- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm đôi về người hàng xóm.
- Gọi 1 số học sinh kể trước lớp.
-Chốt ý đỳng ,nhận xột.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 2.
- Học sinh tự làm bài, gọi 1 số em đọc bài trước lớp.
-GV chấm một số bài viết của HS.
- Nhận xét bài viết của học sinh.
- Học sinh theo dõi.
- Suy nghĩ về người hàng xóm.
- Học sinh kể mẫu.
- Theo dõi, nhận xét.
- Học sinh kể theo nhóm (một bạn kể, một bạn nghe và nhận xét)
- 5 đến 6 học sinh kể, cả lớp theo dõi - nhận xét.
- Học sinh đọc.
- Học sinh làm bài vào vở 
-4-5HS đọc bài viết.
-Lớp nhận xột.
4. Củng cố:Kể lại một cách tự nhiên; chân thật về một người hàng xóm.
-GDHS sống phải biết tỡnh làng nghĩa xúm.
 5. Dặn dò: Nhận xét tiết học.
toán:40 Luyện tập 
I- Mục tiêu.
	- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính, nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số, chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
	- Rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết trong phép tính, tính và đặt tính, xem đồng hồ.
	- Tự tin, hừng thú trong học tập.
II- Đồ dùng:- Mô hình đồng hồ.
III- Các hoạt động dạy và học.
1.ổn định
2. Kiểm tra bài cũ.
	-HS nờu cỏch tỡm số chia?
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Luyện tập.
Bài 1.tỡm x
 + Nêu tên thành phần, kết quả của mỗi phép tính?
- Bài toán củng cố lại kiến thức gì? Nêu cách tìm các thành phần đó?
-Chốt kết qủa đỳng.
Bài 2.
- Yêu cầu học sinh làm lần lượt từng phép tính.
- Nêu cách thực hiện, cách đặt tính từng phép tính?
Bài 3.
- HD học sinh tìm hiểu đề , làm bài vào vở.
- Phân tích đề toán.Nêu dạng toán.
-Chấm bài ,nhận xột.
Bài 4.- Yêu cầu HSquan sát và làm bài miệng
 +1 giờ 25 phút còn gọi là mấy giờ?
4.Củng cố :Nờu cỏch tỡm số hạng ,số chia...
5. Dặn dò:Nhận xét giờ học.
 Thứ sỏu ngày17 thỏng 10 năm 2009
- Học sinh làm bài - 2 học sinh lên bảng làm bài.
- ...tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia, số chia.
a.x+12=36 x=24
b.x-25=15 x=40
c.x:7=5 x=35
- HS làm bài vào bảng con.
- 2 học sinh lên bảng làm bài tương ứng với 2 dãy.
a.35 20 b.64 2 80 4
 x7 x7 6 32 8 20
 245 140 04 00
 4 0
 0 0
 Đọc yêu cầu của bài.
-Tỡm một trong cỏc phần bằng nhau của một số.
-HS giải vào vở.
-Đỏp số :12 ldầu.
HS nờu kếtquả:B.1 giờ 25 phỳt 
-13giờ
chính tả:16 Nhớ viết: Tiếng ru
I- Mục tiêu.
	- Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài "Tiếng ru". Phân biệt r/gi/d, uôn/uông.
	- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp, đảm bảo tốc độ bài viết.
	- Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng:
	- Bảng phụ ghi nội dung bài tập Tiếng Việt.
III- Các hoạt động dạy và học
1.ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh viết: giặt giũ, rét run, da dẻ, ...
3. Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn viết chính tả
- Giáo viên đọc bài chính tả.
 + Bài thơ viết theo thể thơ gì?
 + Cách trình bày ra sao?
 + Các dấu ở các dòng thơ như thế nào?
- Hướng dẫnHS tìm và luyện viết từ, tiếng dễ viết sai.
- Yêu cầu học sinh nhớ - viết vào vở.
- Giáo viên chấm , chữa bài,nhận xột.
c- Hướng dẫn làm bài tập.
- Hướng dẫn học sinh làm bài 2b.
-HD làm bài tập 2a.
-Chốt kết qủa đỳng.
4. Củng cố :GV chữa lỗi sai phổ biến .
5. Dặn dò.
 - Nhận xét giờ học.
-Theo dừi SGK,2 HS đọc bài.
- Thơ lục bát.
- Dòng 6 chữ cách lề 2 ô li, dòng 8 chữ viết cách lề 1 ô li.
- Dòng 2 dấu chấm phẩy; dòng 7 dấu gạch nối;...
- Học sinh tìm và luyện viết vào bảngcon:ngụisao,nhõngian, chẳng sỏng đờm.
- Học sinh nhớ lại và viết vở.
- Học sinh làm vào vở BT TV
-Đọc kết quả ,lớp nhận xột.
-2b:Cuồn cuộn ,chuồng ,luống.
-2a,viết cỏc từ vào bảng con:rỏn ,dễ ,giao thừa.
 Thể dục :15 Ôn đi chuyển hướng phải ,trái-Trò chơi:Chim về tổ
I.Mục tiêu:
-Ôn động tác đi chuyển hướng phải ,trái.Học rtò chơi : Chim về tổ.
-Thực hiện động tác ở mức độ cơ bảng đúng,biết cách chơi và tham gia trò chơi đúng luật.
-Tích cực rèn luyện sức khỏe.
II.Đồ dùng dạy học:
-1 còi,kẻ vạch và các ô vòng tròng cho trò chơi.
III.Hoạt động dạt học:
1.Phần mở đầu :
-Phổ biến nội dung ,yêu cầu tiết dạy. HS lắng nghe
-Kkởi động. Giậm chân tại chỗ và đếm theo nhịp
 Trò chơi :Kéo cưa lừa xẻ.
2.Phần cơ bản:
*ôn đi chuyển hướng phải ,trái
-Nhắc lại cách đi chuyển hướng phải ,trái. HS theo dõi ,2 HS làm mẫu.
 -Chia tổ tập luyện Lớp trưởng điều khiển các tổ tập.
-GV theo dõi ,nhận xét.
-Cho các tổ thi đua Các tổ thi tập 
*Học trò chơi :Chim về tổ.
Giới thiệu trò chơi ,cách chơi. HS theo dõi.
-cho một số HS làm mẫu 4HS làm mẫu,lớp theo dõi.
-GV điều khiển trò chơi HS thực hiện trò chơi 10 phút
-GV có thể thay đỏi vị trí của các HS Cả lớp thực hiện trò chơi.
đứng làm tổ sẽ thành chim và ngược lại
-Nhận xét trò chơi.
3.Phần kết thúc:
-Thả lỏng Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
-Hệ thống bài học HS và GV hệ thống bài học.
Nhận xét -Dặn dò.
 Thể dục :16 Đi chuyển hướng phải, trái.
I. mục tiêu:
-Kiển tra tập hợp hàng ngang ,dóng hàng .Tiếp tục ôn tập động tácĐi chuyển hướng phải ,trái.
-Thực hiện động tác tương đối chính xác.
-GDHS tích cực rèn luyện thể dục để cơ thể luôn khỏe mạnh.
II. Đồ dùng dạy học :
Kẻ vạch trò chơi.
III. Hoạt động dạy học:35 phút
1.Phần mở đầu 
-Phổ biến nội dung buổi tập. HS lắng nghe 
 Lớp trưởnggbáo cáo sĩ số.
-Khởi động Giậm chân tại chỗ 
2.Phần cơ bản: 
kiểm tra tập hợp hàng ngang,dóng hàng Lớp tập luyện hai lần.
 Tập theo tổ,lớp trưởng điều khiển
-Theo dõi ,nhận xét
*ôn di chuyển hướng phải,trái lớp thực hiện2-3 lần
GV theo dõi,điều chỉnh,hướng dẫn HS. Các tổ tập luyện theoHD của lớp trưởng.
-*Trò chơi :Chim về tổ 
Giới thiệu trò chơi,nêu cách thực hiện. Chuyển đội hình vòng tròn để tập
 HS điểm số 1,2,3
 Lớp thực hiện trò chơi
 Sau một lượt chơi đổi vị trí.
3.Phần kết thúc:
-Thả lỏng Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp.
-GV hệ thống bài học. HS cùng GV hệ thống bài học.
-Nhận xét -dặn dò: Tuyên dương những tổ tập luyện chăm chỉ.
Âm nhạc :8 Ôn tập bài hát Gà gáy
I. Mục tiêu:
-HS thuộc bài hát ,biết thể hiện bài hát với tình cảm vui tươi.
-Hát diễn cảm kết hợp vận động phụ họa .
-GDHS lòng yêu quý đối với dân ca.
II, Đồ dùng dạy học:Một số động tác phụ họa .
III. Hoạt động dạy học:
1.Ổn định 
2. bài cũ 
3. bài mới 
a. giới thiệu bài
b.Tìm hiểu bài
*Hoạt động 1:Ôn tập bài hát 
-GV hát mẫu HS nghe hát
-cho HS hát theo nhóm HS hát theo nhóm, dãy bàn, cả lớp
-HD hát gõ đệm theo nhịp 2\4 HS theo dõi
-Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi!
 X x x x HS tập hát và vỗ tay đệm theo nhịp 2\4
 Tập theo nhóm .
-Theo dõi ,sữa sai Tập theo dãy bàn 
 Tập cả lớp.
*Hoạt động 2:Tập vận động phụ họa HS theo dõi
và biểu diễn bài hát
 -GV làm mẫu HS theo dõi
-Chia nhóm chọn động tác phụ họa Các nhóm biểu diễn trước lớp.
và biểu diễn trước lớp.
-Tuyên dương nhóm diễn hay ,đẹp. Lớp nhận xét bình chọn.
-Cả lớp thực hiện ,1 nhóm hát,1 nhóm
vỗ tay theo nhịp,1 nhóm múa phụ họa.
4.Củng cố :Cả lớp hát lại bài hát.
5.Nhận xét -Dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Lop 3 tuan 8 2009.doc