Giáo án các môn khối 3 - Tuần 8

Giáo án các môn khối 3 - Tuần 8

I - Mục tiêu.

 - Củng cố về phép chia trong bảng chia 7.

 - Áp dụng bảng chia 7 để làm tính và giải các bài toán có lời văn.

 - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.

II- Đồ dùng:

 - Hình vẽ các chú mèo - Sách giáo khoa trang 36.

III - Các hoạt động dạy và học.

1 - Kiểm tra bài cũ.

 + Đọc thuộc bảng chia 7?

2 - Bài mới.

doc 22 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 3 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
toán
Luyện tập
I - Mục tiêu.
	- Củng cố về phép chia trong bảng chia 7.
	- áp dụng bảng chia 7 để làm tính và giải các bài toán có lời văn.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Đồ dùng:
	- Hình vẽ các chú mèo - Sách giáo khoa trang 36.
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Kiểm tra bài cũ.
 + Đọc thuộc bảng chia 7?
2 - Bài mới.
 Bài 1:
- Với bài tính nhẩm làm như thế nào?
- Yêu cầu hoc sinh làm bài vào vở và nêu miệng kết quả bài toán.
 + Nhận xét từng cặp phép tính trong phần a?
 + Nhận xét về các các thành phần và kết quả của 3 phép tính trong mỗi cột phần b?
 Bài 2:
- Yêu cầu học sinh làm lần lượt vào bảng con.
 + Nêu cách thực hiện lần lượt từng phép tính?
 Bài 3:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => giải bài toán vào vở.
 Bài 4:
- Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và khoanh vào số con mèo bằng bút chì.
 + Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
- Đọc yêu cầu.
- Suy nghĩ và nêu nhanh kết quả.
-Làm bài và nêu miệng bài toán.
- Lấy tích chia cho thừa số này kết quả là thừa số kia.
- Số chia giống nhau, số bị chia lớn hơn thì tích lớn hơn.
- Học sinh làm bài.
- Đọc đề toán.
- Phân tích đề toán.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Tìm số con mèo trong mỗi hình vẽ.
- Học sinh làm bài - một học sinh
 lên bảng chữa bài.
- Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
Tập đọc - kể chuyện
Các em nhỏ và cụ già
I - Mục tiêu.	
A - Tập đọc.
	- Đọc đúng: lùi dần, sôi nổi, lễ phép, nặng nhọc, ốm nặng lắm, lòng tốt, ríu rít,...Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ .Đọc trôi chảy được toàn bài, biết phân biệt lời dẫn truyện và lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa 1 số từ ngữ trong bài cũng như nội dung của bài.
- Cần biết quan tâm, chia sẻ nỗi buồn, niềm vui với mọi người thì cuộc sống của mỗi người sẽ tươi đẹp hơn.
B - Kể chuyện.
	- Kể lại được câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ trong bài. Giọng kể tự nhiên phù hợp với diễn biến câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
	II- Đồ dùng:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Bài cũ.
+ Đọc thuộc lòng bài "Bận" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2 - Bài mới.
a - Luyện đọc.
- Hướng dẫn luyện đọc theo qui trình.
- đặt câu với từ nghẹn ngào.
b - Tìm hiểu bài.
 + Các bạn nhỏ đang chơi đá bóng ở đâu?
 + Trên đường về các bạn gặp chuyện gì?
 + Vì sao các bạn lại dừng cả lại?
 + Theo em vì sao không quen biết ông cụ mà các bạn vẫn băn khoăn, lo lắng cho ông cụ nhiều như vậy?
 + Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
 + Vì sao khi trò chuyện với các bạn ông cụ thấy nhẹ lòng hơn?
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 5 , thảo luận để trả lời câu hỏi này?
 + Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Học sinh luyện đọc. 
- Chơi bóng dưới lòng đường.
- Gặp một cụ già ngồi ở vệ cỏ ven đường.
- Trông thấy cụ già có vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
- Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu, muốn giúp đỡ ông cụ.
- Vì bà lão bị ốm nặng, rất khó qua khỏi.
- Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ.
- Ông cảm thấy ấm lòng vì tình cảm của các bạn nhỏ.
- Ông thấy được an ủi vì các bạn nhỏ quan tâm tới ông.
- Học sinh thảo luận , báo cáo kết quả.
+ Những đứa trẻ tốt bụng.
+ Chia sẻ.
- Cần quan tâm, giúp đỡ nhau.
c- Luyện đọc lại.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại.
	+ Luyện nhấn giọng ở một số từ trong đoạn.
	+ Luyện đọc theo vai.
	+ Tổ chức thi đọc nhóm theo vai: Người dẫn chuyện, ông cụ, bốn bạn nhỏ.
d- Kể chuyện.
- Nêu yêu cầu của bài?
 + Khi kể lại câu chuyện theo lời của bạn nhỏ, cần xưng hô như thế nào?
- Hướng dẫn kề từng đoạn.
 + Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau kể từng đoạn theo lời của một bạn nhỏ.
- Hướng dẫn kể theo nhóm đôi.
- Tổ chức kể trước lớp: 
 + Kể cá nhân.
 + Kể theo vai.
- Đọc yêu cầu của bài.
- tôi, mình, em,...
- Học sinh khá - giỏi kể nối tiếp bốn đoạn.
- Kể truyện theo nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm kể trước lớp.
- Học sinh kể lại câu chuyện trong lời một bạn nhỏ theo vai.
3- Củng cố - Dặn dò: 
	 + Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?
	+ Nhận xét giờ học.
******************************************************************
tập đọc
Tiếng ru 
I - Mục tiêu.
	- Đọc đúng: làm mật, lúa chín, lửa tàn, núi cao, nước,... Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ và giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa của một số từ ngữ trong bài và nội dung bài thơ.
	- Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng tình cảm thân thiết. Học thuộc lòng bài thơ.
	- Thấy được con người sống giữa cộng đồng phải đoàn kết yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
II - Các hoạt động dạy và học.
1- Bài mới.
a- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
 + Bài thơ thuộc thể loại gì? Gồm mấy khổ, mỗi khổ có mấy câu?
- Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai.
 - Yêu cầu học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
- Giải nghĩa từ khó: đồng chí, nhân gian, bồi,...
 - Hướng dẫn cách ngắt nghỉ câu dài.
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bộ bài thơ.
 + Để đọc đúng bài thơ cần đọc như thế nào?
c- Tìm hiểu bài.
 + Đọc thầm khổ 1 và cho biết: Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?
 + Đọc và trả lời câu hỏi 2?
 + Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ?
 + Đọc và trả lời câu hỏi 4?
 + Vậy bài thơ khuyên chúng ta điều gì?
d- Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ.
- Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cả lớp đọc thầm.
-... thể thơ lục bát. Gồm ba khổ thơ, mỗi khổ có sáu hoặc tám câu thơ.
- Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc từ - 
(cá nhân - đồng thanh)
- Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- Học sinh đặt câu với từ "đồng chí"
- Ngắt nghỉ hơi chính xác giọng tình cảm, thiết tha.
- Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật.
- Con cá yêu nước vì có nước cá mới sống được.
 -Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng chim mới thả sức tung cánh bay lượn.
- Vì núi nhờ có đất bồi mà cao, biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy.
- Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
- Con người sông giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
- Học sinh học thuộc lòng bài thơ theo hướng dẫn của giáo viên.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
*****************************************
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009
Toán
Giảm đi một số lần
I - Mục tiêu.
	- Biết thực hiện bài toán giảm 1 số đi nhiều lần.
	- áp dụng để giải các bài toán có liên quan. Phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị
	- Tự tin, yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng:
	- Mô hình 8 con gà.
III - Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bảng chia 7.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn thực hiện giảm 1 số đi nhiều lần.
- Giáo viên nêu bài toán: SGK
 + Hàng trên có mấy con gà?
 + Số hàng dưới so với hàng trên như thế nào?
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tính số gà hàng dưới.
 + Vậy muốn giảm một số được nhiều lần ta làm như thế nào?
c- Luyện tập.
 Bài 1: Yêu cầu học sinh làm miệng , nhận xét bài làm.
 Bài 2.
- Yêu cầu học sinh đọc bài phần a.
- Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tóm tắt và cách giải bài toán.
- Yêu cầu học sinh tự làm câu b.
 Bài 3.
- Hướng dẫn học sinh vẽ từng phần.
 + Khi muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm như thế nào? Giảm một số đi một số đơn vị làm như thế nào?
- 6 con gà.
- Số gà hàng trên giảm đi 3 lần thì bằng số gà hàng dưới.
 Học sinh làm vào giấy nháp.
- Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần.
- Học sinh làm miệng.
- Học sinh đọc.
- Phân tích bài toán.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh thực hành vào vở.
- Lấy số đó chia cho số lần.
- Lấy số đó trừ đi một số đơn vị cần giảm.
3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học
.	 
Tự nhiên xã hội
Vệ sinh thần kinh
I - Mục tiêu.
	- Nêu được 1 số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh. Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi có hại đối với cơ quan thần kinh.
	- Kể tên được 1 số thức ăn, đồ uống ... nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
	- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ quan thần kinh.
II - Các hoạt động dạy và học.
1 - Kiểm tra bài cũ.
	- Nêu vai trò của lão trong hoạt động thần kinh? Cho ví dụ.
2 - Bài mới.
a - Giới thiệu bài.
b - Hoạt động 1: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa, cho biết:
 + Các nhân vật trong mỗi hình đang làm gì?.
 + Những việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
Kết luận: Chúng ta làm việc nhưng cũng phải thư giãn, nghỉ ngơi để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi.
c - Hoạt động 2: Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh.
- Yêu cầu học sinh tập diễn đạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lí như trong sách giáo khoa.
- Tổ chức thảo luận nếu 1 người luôn ở trạng thái tâm lí như vậy thì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
Kết luận: Vui vẻ là trạng thái tâm lí có lợi cho thần kinh.
d- Hoạt động 3: Kể được tên 1 số thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
- Yêu cầu quan sát hình 9 cho biết: Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống gây hại cho cơ quan thần kinh.
 + Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn.
 + Kể thêm những tác hại do ma túy gây ra đối với sức khoẻ.
- Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm , báo cáo kết quả thảo luận.
- Học sinh lên trình diễn vẻ mặt của từng người ở mỗi trạng thái tâm lí.
- Báo cáo kết quả thảo luận.
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi và trả lời.
-Ma tuý.
- Gây nghiện, có hại cho cơ quan thần kinh.
- Kết luận: Cần luyện tập, sống vui vẻ, ăn uống đủ chất, điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh. Tránh xa ma tuý để bảo vệ sức khoẻ.
3 - Củng cố - dặn dò: Nhận xét giờ học.
Chính tả (Nghe viết)
Các em nhỏ và cụ già
I- Mục tiêu.
	- Nghe - viết đúng đoạn từ "Cụ ngừng lại ... thấy lòng nhẹ hơn" trong bài "Các em nhỏ và cụ già".
	- Viết đúng, đẹp bài chính tả. Tìm được các từ có tiếng âm đầu r/d/gi hoặc vần uôn/ uông.
	- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng:
	- Bảng phụ g ... n.
c - Hoạt động 2: Lập thời gian biểu hàng ngày.
- Hoạt động theo nhóm và thảo luận:
? + Chúng ta lập thời gian biểu để làm gì?
+ Hãy đưa ra 1 thời gian biểu mà em cho là hợp lý ?
+ Làm việc theo thời gian biểu hợp lí để làm gì?
- Học sinh tiến hành thảo luận nhóm và ghi lại kết quả ra giấy.
- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét.
- Học sinh làm việc cá nhân. Bài tập 3 - trang 28 - BTTNXH.
- Học sinh tiến hành thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy.
	- Kết luận: Thời gian biểu giúp sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi hợp lí. Cần thực hiện đúng theo thời gian biểu đã lập. Học tập, nghỉ ngơi hợp lí giúp bảo vệ tốt cơ quan thần kinh.
3 - Củng cố - dặn dò:
	- Yêu cầu học sinh đọc mục "Bạn cần biết".- Nhận xét giờ học.
Tập đọc
Những chiếc chuông reo
I- Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ: túp lều, lò gạch, nặn, cái núm,... Hiểu nghĩa 1 số từ: trò ú tim, cây nêu...và nội dung chính của bài.
	- Đọc lưu loát toàn bài với giọng kể vui, nhẹ nhàng.
	- Trân trọng tình cảm thân ái giữa những người lao động ở nông thôn.
II- Đồ dùng:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và trả lời các câu hỏi bài: Tiếng ru.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Hướng dẫn luyện đọc từng câu.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
 * Hướng dẫn cách ngắt nghỉ câu dài.
 * Giải nghĩa 1 số từ: cây nêu, trò ú tim,...
- Yêu cầu đọc đồng thanh toàn bài
c- Tìm hiểu bài.
? + Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1?
 + Tìm những chi tiết nói lên tình thân giữa gia đình bác thợ gạch với cậu bé?
 + Đọc và trả lời câu hỏi 3?
d- Luyện đọc lại.
- Để thấy được tình thân ái giữa gia đình bác thợ và các bạn nhỏ phải nhấn giọng ở nhữ từ nào?
- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 2, 3 để thể hiện sự nhấn giọng đó:
- Học sinh đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp câu. Tìm từ khó => luyện đọc.
-Học sinh luyện đọc từng đoạn.
- Đặt câu với từ: trò ú tim.
- Học sinh đọc đồng thanh.
- Đọc thầm đoạn 1.
- Là túp lều bằng phên rạ, ở giữa cánh đồng...
* Cậu bé thường ra lò gạch chơi trò ú tim với các con bác thợ gạch.
* Con trai bác rủ cậu nặn những chiếc chuông bằng đất.
-...đã làm cho sân nhà bạn nhỏ ấm áp và náo nức hẳn lên.
- ... ú tim, nhóm lửa, nặn cái núm, một viên bi nhỏ.
- Học sinh luyện đọc hay đoạn 2, 3
3- Củng cố - Dặn dò. Bài văn cho ta thấy điều gì?- Nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2009
	Toán
Tìm số chia - 39
I - Mục tiêu.
	- Biết tìm số chia chưa biết. Củng cố tên gọi và quan hệ giữa các thành phần trong phép chia.
	- Rèn kĩ năng tìm số chia chưa biết.
	- Hứng thú, tự giác trong học toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Hướng dẫn cách tìm số chia.- Yêu cầu học sinh lấy 6 hình vuông chia đều thành 2 hàng.
? + Mỗi hàng có mấy hình vuông? 
- Giáo viên nên bài toán: Có 6 ô vuông, chia đều thành 2 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy ô vuông?
?+ Nêu phép tính để tìm số ô vuông trong mỗi nhóm?
+ Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép chia?
? + Mỗi hàng có 3 ô vuông. Hỏi 6 ô vuông chia được? hàng ? nêu phép tính?
Vậy số chia trong phép chia bằng số bị chia chia cho thương.
- Nêu phép tính 30 : x = 5
? + Nêu tên gọi của x?
- Yêu cầu học sinh tìm thành phần x?
? + Vậy muốn tìm số bị chia làm như thế nào? 
 + Tự nghĩ 1 phép chia khác có số bị chia chưa biết => làm vào nháp.
3- Thực hành.
Bài 1. Yêu cầu học sinh làm miệng.
? + Nhận xét đặc điểm của mỗi phép chia trong mỗi cột?
Bài 2.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở. Nêu cách tìm số số bị chia, số chia? 
Bài 3: Học sinh đọc đề => thảo luận nhóm.
- Yêu cầu 2 học sinh (hỏi - đáp).
3 - Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
- Học sinh lầy 6 hình vuông.
-... 3 ô vuông.
 6 : 2 = 3 (ô vuông)
SBC SC thương
- 2 hàng.
2 = 6 : 3
Số chia.
Số bị chia, thương.
x : số bị chia.
x = 30 : 5
x = 5
-...số bị chia chia cho thương.
- Học sinh làm.
- Học sinh làm miệng.
* Số bị chia giống nhau, số chia lớn hơn thì tích nhỏ hơn, số chia nhỏ hơn thì tích lớn hơn.
*Số chẵn : số lẻ=>thương chẵn.
 Số lẻ : số lẻ => thương lẻ.
 Số chẵn : số chẵn => thương chẵn.
- Học sinh làm bài vào vở => nhận xét.
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi => báo cáo kết quả thảo luận.
tập làm văn
Kể về người hàng xóm
I- Mục tiêu.
	- Kể và viết lại một cách tự nhiên; chân thật về một người hàng xóm.
	- Diễn đạt bằng lời gãy gọn, tự nhiên khi kể về người hàng xóm.Trình bày sạch sẽ, rõ ràng bài viết.
	- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II - Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	- Kể lại câu chuyện "Không nỡ nhìn"
	- Nhận xét.
2- Bài mới:
a- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh nhớ lại đặc điểm của người hàng xóm mà mình định kể.
 + Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi?
 + Làm nghề gì? Hình dáng, tính tình ra sao?
 + Tình cảm của gia đình đối với người đó như thế nào?
 + Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?
- Gọi 1 học sinh khá kể mẫu.
- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm đôi về người hàng xóm.
- Gọi 1 số học sinh kể trước lớp.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 2.
- Học sinh tự làm bài, gọi 1 số em đọc bài trước lớp.
- Nhận xét bài viết của học sinh.
- Học sinh theo dõi.
- Suy nghĩ về người hàng xóm.
- Học sinh kể mẫu.
- Theo dõi, nhận xét.
- Học sinh kể theo nhóm (một bạn kể, một bạn nghe và nhận xét)
- 5 đến 6 học sinh kể, cả lớp theo dõi - nhận xét.
- Học sinh đọc.
- Học sinh làm bài vào vở => đọc bài viết.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học.
Tập viết
ôn chữ hoa: G
I- Mục tiêu.
	- Củng cố cách viết chữ hoa thông qua bài tập ứng dụng: Tên riêng " Gò Công". Câu ứng dụng : Khôn ngoan đối đáp người ngoài
 Gà cùng một mẹ chờ hoài đá nhau.
	- Viết đúng, đẹp chữ hoa. Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ.
	- Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	- Mẫu chữ viết hoa: ....................................................
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh viết: Ê - đê; Em.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Yêu cầu học sinh nhận xét trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ nào viết hoa? Nêu quy trình viết từng chữ.
- Giáo viên viết mẫu và nêu lại quy trình viết các chữ hoa: G, C, K
- Hướng dẫn viết các chữ hoa G, K
c- Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét chiều cao các chữ; khoảng cách giữa các tiếng của từ ứng dụng.
- Yêu cầu học sinh luyện viết từ ứng dụng: Gò Công.
d- Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét về độ cao, khoảng cách giữa các chữ trong câu ứng dụng và luyện viết.
e- Hướng dẫn học sinh viết trong vở Tập Viết.
Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm.
- Học sinh quan sát, nhận xét
- Học sinh viết vào bảng con.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh luyện viết vào bảng con.
- Học sinh nhận xét và luyện viết bảng con.
Học sinh viết vở.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
	Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
toán
Luyện tập - 40
I- Mục tiêu.
	- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính, nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số, chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
	- Rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết trong phép tính, tính và đặt tính, xem đồng hồ.
	- Tự tin, hừng thú trong học tập.
II- Đồ dùng:
	- Mô hình đồng hồ.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Tự nghĩ 1 phép chia có số chia chưa biết. Tìm số chia?
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện tập.
Bài 1.
? + Nêu tên thành phần, kết quả của mỗi phép tính?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Bài toán củng cố lại kiến thức gì? Nêu cách tìm các thành phần đó?
Bài 2.
- Yêu cầu học sinh làm lần lượt từng phép tính.
- Nêu cách thực hiện, cách đặt tính từng phép tính?
Bài 3.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề => làm bài vào vở.
Bài 4.
- Yêu cầu học sinh quan sát và làm bài miệng. ? +1 giờ 25 phút còn gọi là mấy giờ?
3- Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- Học sinh làm bài - 2 học sinh lên bảng làm bài.
- ...tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia, số chia.
.........
- Học sinh làm bài vào bảng con.
- 2 học sinh lên bảng làm bài tương ứng với 2 dãy.
* Đọc yêu cầu của bài.
* Phân tích đề toán.
* Nêu dạng toán.
- Học sinh làm bài - 1 học sinh lên bảng làm.
- Học sinh làm miệng.
-... 13 giờ 25 phút.
Chính tả
	Nhớ viết: Tiếng ru
I- Mục tiêu.
	- Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài "Tiếng ru". Phân biệt r/gi/d, uôn/uông.
	- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp, đảm bảo tốc độ bài viết.
	- Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng:
	- Bảng phụ ghi nội dung bài tập Tiếng Việt.
III- Các hoạt động dạy và học
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh viết: giặt giũ, rét run, da dẻ, ...
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn viết chính tả
- Giáo viên đọc bài chính tả.
? + Bài thơ viết theo thể thơ gì?
 + Cách trình bày ra sao?
 + Các dấu ở các dòng thơ như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh tìm và luyện viết từ, tiếng dễ viết sai.
- Yêu cầu học sinh nhớ - viết vào vở.
- Giáo viên chấm => chữa bài.
c- Hướng dẫn làm bài tập.
- Hướng dẫn học sinh làm bài 2a.
3- Củng cố - Dặn dò.
 - Nhận xét giờ học.
- 2 học sinh đọc bài.
- ... lục bát.
- Dòng 6 chữ cách lề 2 ô li, dòng 8 chữ viết cách lề 1 ô li.
- Dòng 2 dấu chấm phẩy; dòng 7 dấu gạch nối;...
- Học sinh tìm và luyện viết vào bảng con.
- Học sinh nhớ lại => viết vở.
- Học sinh làm vào vở BT TV.
sinh hoạt lớp
Tuần 8
I- Kiểm điểm công tác tuần 8.
a- Lớp trưởng lên nhận xét các vấn đề chung diễn biến trong tuần.
b- Lớp phó học tập lên nhận xét về vấn đề học tập của lớp trong tuần.
c- Ba tổ trưởng nhận xét về tổ mình phụ trách.
d- Giáo viên:
	+ Thực hiện tốt qui định của nhà trường về vấn đề mặc đồng phục tất cả các buổi trong tuần.
	+ Chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông khi đi trên đường.
	+ Chưa có ý thức tự giác học bài khi giáo viên không có trong lớp: . 
	+ Một số học sinh ý thức kém trong quá trình xếp hàng ra về: 
II- Phương hướng phấn đấu.
	+ Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
	+ Vừa học chương trình mới, vừa ôn lại kiến thức cũ đề chuẩn bị kiểm tra định kỳ lần 1.
III- Chương trình văn nghệ.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 Tuan 8(9).doc