Giáo án các môn Lớp 02 - Tuần 34

Giáo án các môn Lớp 02 - Tuần 34

TOÁN

Ôn tập về phép nhân, phép chia(tiếp)

I.Mục tiêu:

1- Thực hành tính trong các bảng nhân, chia đã học. Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Nhận biết 1 phần tư số lượng thông qua các hình minh họa. Giải bài toán bằng một phép tính chia. Số 0 trong phép cộng và phép chia.

2- Rèn kĩ năng tính toán nhanh, chính xác.

3- Tích cực học tập .

II.Hoạt động dạy học:

1/ Kiểm tra: Y/C h/s nối tiếp nhau đọc bảng nhân, chia đã học.

2/ Thực hành :

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 929Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 02 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2007
 Chào cờ
Toán
Ôn tập về phép nhân, phép chia(tiếp)
I.Mục tiêu: 
1- Thực hành tính trong các bảng nhân, chia đã học. Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Nhận biết 1 phần tư số lượng thông qua các hình minh họa. Giải bài toán bằng một phép tính chia. Số 0 trong phép cộng và phép chia.
2- Rèn kĩ năng tính toán nhanh, chính xác.
3- Tích cực học tập .
II.Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra: Y/C h/s nối tiếp nhau đọc bảng nhân, chia đã học.
2/ Thực hành :
 Bài 1: - Gọi h/s nêu y/c của bài, cho h/s tự làm bài.
- Khi biết 4 9 = 36 có thể ghi ngay kết quả của 36 : 4 không? vì sao?
- Gọi h/s nhận xét bài làm của bạn.
- Y/ Ch giỏi nêu thêm những trường hợp khác tương tự .
Bài 2: - Gọi h/s nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài. 
- Y/C h/s tự làm bài. Gọi h/s nhận xét
Bài 3: - Gọi h/s đọc đề bài và tự phân tích đề .
- Y/C h/s tự làm bài, Gọi h/s chữa bài.
Bài 4: - Y/C h/s đọc đề bài.
- Y/C h/s suy nghĩ và tự trả lời.
Bài 5: - Bài toán y/c chúng ta làm gì?
- Hỏi: Mấy cộng với 4 thì bằng 4? Vậy điền số mấy vào ô trống thứ nhất.
- Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì điều gì có thể xảy ra?Khi lấy 0 nhân hoặc chia cho một số thì điều gì có thể xảy ra?.
3/Củng cố: - G chốt những kiến thức cơ bản .
- Nhận xét tiết học.
- Làm bài vào vở bài tập.
- Y/C h/s nối tiếp nhau đọc bài làm.
- Có thể ghi ngay kết quả 36 : 4 = 9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.
- 2 h/s lên bảng làm bài, cả lớp làm bài .
- 1 h/s đọc đề bài và phân tích đề, tóm tắt theo nhóm đôi.
Số bút chì màu mỗi nhóm nhận được là:
27 : 3 = 9( chiếc bút).
Đáp số: 9 chiếc bút.
- Hình nào được khoanh vào một phần tư số hình vuông.
- Nối tiếp nhau trả lời.
- Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
- 0 cộng 4 bằng 4. Điền số 0.
- Tự làm các phần còn lại.
- ... thì kết quả chính là số đó.
-... thì kết quả vẫn bằng 0.
- H giỏi làm 1 VD khác tương tự .
Tập đọc 
Người làm đồ chơi
I.Mục tiêu:
1- H/S hiểu nghĩa các từ : ế hàng, hết nhẵn. Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi.
2- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay.
3- Có lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.
II.Đồ dùng: Một số con vật nặn bằng bột.
III.Hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra: Gọi 3 h/s đọc thuộc lòng bài thơ Lượm và trả lời câu hỏi của bài.
- G nhận xét , cho điểm .
2/Bài mới: Tiết 1 
- G đọc mẫu .
 - Y/C h/s đọc nối câu, đoạn tìm từ, câu văn dài luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Từ : làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn, suýt khóc...
+ Câu văn: ( G treo bảng phụ )
 Tôi ... khóc/ ... tỏ ra... bình tĩnh.// Bác đừng về.// Bác... chơi/bán... cháu.// (giọng câu cầu khẩn). Nhưng độ này ... nữa( giọng buồn). Cháu mua/ ... cùng mua.//( giọng sôi nổi)
- G cất bảng .
 - Cho H đọc cả bài ( đồng thanh , cá nhân). G nhận xét .
- Giải nghĩa từ .
- cả lớp đọc thầm.
- đọc nối câu , đoạn 
- đọc đồng thanh
- Giải nghĩa từ mới .
c/Tìm hiểu bài: Tiết 2 
- Bác Nhân làm nghề gì ? 
- Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế?
- Thái độ của bác Nhân ra sao?
 - Cho H đọc đoạn 2 .
- ? Dạo này hàng của bác ra sao ?
- ? Vì sao bác ế hàng ? Thái độ của bác ra sao ? 
- Bạn nhỏ có thái độ thế nào ? 
- ? Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui ? 
-? Hành động của bạn đó cho em thấy bạn là người như thế nào?
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
d/ Luyện đọc lại: Gọi h/s luyện đọc theo vai.
- Cho thi giữa các nhóm .
- G chấm điểm .
3/ Củng cố: - G chốt lại nội dung bài học .- Nhận xét cho điểm.
- nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên phố .
- Vì bác nặn rất khéo...
- Bác rất cảm động.
- hàng của bác bị ế .
- Bạn rất nhân hậu, thương người.
- Cần thông cảm, chia xẻ với người có hoàn cảnh khó khăn.
- Thực hiện đọc theo y/c.
 Chính tả ( N – V )
Người làm đồ chơi
I.Mục tiêu:
1- H/S viết tóm tắt nội dung bài Người làm đồ chơi. Làm bài tập chính tả phân biệt ch/ tr
2- Rèn kĩ năng nghe, viết đúng, đẹp. Làm chính xác bài tập.
3- Tích cực lluyện chữ .
II. Đồ dùng: Bảng phụ chép nội dung bài tập chính tả.
III.Hoạt động dạy học: 
1/Kiểm tra: Gọi 3 h/s lên bảng, h/s dưới lớp làm vở nháp bài tập sau
 Tìm các tiếng bắt đầu bằng ch/ tr; s/x.
- G nhận xét .
2/Bài mới: a/Giới thiệu bài.
b/Hướng dẫn viết chính tả.
- Đoạn văn nói về ai? 
- Bác Nhân làm nghề gì? Vì sao bác định chuyển về quê?
- Bạn nhỏ đã làm gì?
- Đoạn văn có mấy câu?
- Tìm những chữ được viết hoa trong bài
- Y/C h/s tìm chữ khó viết và đọc.
- Cho H luyện viết bảng con .
- Đọc cho h/s viết chính tả và soát lỗi.
- Thu bài chấm, nhận xét.
c/ Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: - Gọi h/s đọc đề.
- Y/C h/s tự làm bài và nhận xét.
 Bài 3: - Y/C h/s đọc đề.
- Tổ chức cho h/s thi điền từ tiếp sức.
+ Chia lớp thành 3 nhóm
+ Y/C các nhóm thực hiện điền từ (mỗi h/s một từ).
3/Củng cố: 
- Nhận xét tiết học
- Nói về 1 bạn nhỏ và bác Nhân. Bác làm nghề nặn đồ chơi. Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện nhiều nên đồ chơi của bác không bác được.
- Bạn lấy tiền mua hết đồ chơi của bác.
- Có 3 câu.
- Nhân là tên riêng. Khi, Một, Bác là chữ đầu câu.
- nặn đồ chơi, chuyển nghề, lấy tiền, cuối cùng.
- Mở vở viết bài.
- Đọc y/c bài tập 2.
- 2 h/s lên bảng làm bài, h/s dưới lớp làm bài vào vở.
- 1 h/s đọc y/c bài 3.
- Làm bài 
Đáp án: a/Trồng trọt, chăn, trĩu, trôi, chép, trắm, chuồng, chuồng, chuồng.
b/ giỏi, kĩ sư, ở mỏ, sĩ, nổi, tỉnh
Tiếng Việt +
Luyện đọc - Đọc thêm bài : Cháy nhà hàng xóm .
I.Mục tiêu:
1- H. hiểu kĩ nội dung bài :Người làm đồ chơi. Hiểu và đọc thêm nội dung bài : Cháy nhà hàng xóm: Biết giúp đỡ ng]ời khac khi họ gặp khó khăn . .
 2- Rèn kĩ năng đọc hay, đọc diễn cảm.
3- ý thức giúp đỡ mọi người .
 II.Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài :
2/ Hướng dẫn luyện đọc:
a. Bài :Người làm đồ chơi
. - Y/C h/s luyện đọc cá nhân( lưu ý giọng đọc các nhân vật ).
 - Tổ chức cho h/s thi đọc tiếp sức , đọc theo vai. Cử h/s làm giám khảo chấm, đánh giá .
- G nhận xét , cho điểm .
- cho H trả lời câu hỏi : Theo em vì sao anh Hồ Giáo lại yêu quý đàn bê của mình như vậy ?
- G chốt ý chính của bài .
b. Bài : Cháy nhà hàng xóm .- G đọc mẫu 1 lần .
- Y / c H đọc nối câu , nối đoạn , cả bài ( cá nhân , đồng thanh )
- Cho H giải nghĩa từ và trả lời các câu hỏi cuối bài .
- G chốt ý chính của bài .
- H đọc cả bài .
- H đọc phân vai .
 – Nhận xét bạn .
- H giỏi thi đọc hay .
- H nêu 
- H nghe .
- Đọc bài .
- Hỏi - đáp trong nhóm .
- H nêu lại ý .
3. Củng cố : Thi đọc : Cho 2 H bốc thăm 2 bài tập đọc và thi đọc .
- G – H chấm , đánh giá . Nhận xét tiết học.
Âm nhạc+
Ôn bài hát lớp 2.
I.Mục tiêu:
1- Ôn tập một số bài hát đã học. H/S thuộc lời ca và hát đúng giai điệu.
2- Tập biểu diễn các bài hát kết hợp vận động phụ họa hoặc múa đơn giản.
 - Nghe hát và thực hiện trò chơi.
 3- Yêu thích môn học .
III.Hoạt động dạy học:
1/Hoạt động 1: Ôn tập một số bài hát đã học.
- Y/C h/s Nêu tên các bài hát đã học .
- Y/C h/s hát ôn mỗi bài 2 lần, lần 2 hát kết hợp múa đơn giản.
- Cho thi giữa các nhóm .
- Gnhận xét .
2/Hoạt động 2: Trò chơi “chim bay cò bay”
- Y/C h/s đứng thành vòng tròn, mỗi em cách nhau 1 sải tay.
- Điều khiển và hát bài Chim bay cò bay.
- Nêu cách chơi và luật chơi.
- Y/C h/s thực hiện chơi.
3/Củng cố : Nhận xét tiết học.
- Nêu tên các bài hát 
- Thực hiện theo y/c.
- Thực hiện theo y/c.
- Nghe hát và nghe phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Thực hiện chơi theo sự điều khiển của g/v
Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2007
 Toán
Ôn tập về đại lượng
I.Mục tiêu:
1- Củng cố kĩ năng xem giờ đúng trên đồng hồ.Củng cố về đơn vị đo; Giải bài toán có lời văn có liên quan đến đơn vị đo là lít, đồng.
2- Biết xem giờ đúng, chính xác.
3- Tích cực học tập .
II.Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra: Kể tên các đơn vị đo đã học.
2/Thực hành .
Bài 1: Quay mặt đồng hồ đến các vị trí trong phần a của bài và y/c h/s đọc giờ.
- Y/C h/s quan sát các mặt đồng hồ ở phần b.
- Y/C h/s đọc giờ trên các đồng hồ.
- Hỏi: 2 giờ chiều là mấy giờ? Vậy đồng hồ a và đồng hồ nào chỉ cùng một giờ.
- Y/C h/s thực hiện hỏi đáp theo nhóm đôi với các đồng hồ còn lại.
Bài 2: - Gọi h/s đọc đề bài toán.
- Y/C h/s tự phân tích đề bài và tự làm bài.
- Gọi h/s chữa bài bạn làm.
Bài 3: Thực hiện tương tự bài 2.
- Y/C h/s tìm dạng toán.
Bài 4: Bài tập y/c ta làm gì?
- Y/C h/s đọc các câu trong bài.
- Y/C h/s làm bài miệng.
- G chốt những đơn vị đo độ dài đã học. 
3/Củng cố: 
- Bài hôm nay ta ôn lại những đơn vị đo đại lường nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Đọc giờ: 3 giờ 30 phút, 5 giờ 15 phút, 10 giờ, 8 giờ 30 phút.
- Thực hiện theo y/c.
- Là 14 giờ.
- đồng hồ A và đồng hồ E chỉ cùng một giờ.
- 1 h/s đọc đề bài, đay là dạng toán nhiều hơn .
- Thực hiện theo y/c , làm bài vào vở
- Thực hiện làm bài
Bạn Bình còn lại số tiền là
1000 – 800 = 200( đồng)
Đáp số: 200 đồng.
- Tưởng tượng và ghi lại độ dài của một số đồ vật quen thuộc như chiếc bút chì, ngôi nhà...
- Nối tiếp nhau nêu các độ dài vào chỗ chấm.
+ đo thời gian 
+ đo độ dài 
+ tiền Việt Nam 
Thể dục
Chuyền cầu
( GV chuyên dạy )
Tập đọc
Đàn bê của anh Hồ Giáo.
I.Mục tiêu:
1- H/S hiểu nghĩa các từ: Trập trùng, quanh quẩn, nhảy quẫng, rụt rè, từ tồn. H/S hiểu được đàn bê quấn quýt bên anh Hồ Giáo như những đứa trẻ.Biết được hình ảnh rất đẹp, đáng quý trọng của Anh Hùng Lao động Hồ Giáo.
2-Rèn kĩ năng đọc đúng, giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
3- Biết kính trọng Anh Hùng Lao động.
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi câu văn dài .
III.Hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra: Gọi 3 h/s nối tiếp nhau đọc cả bài Người làm đồ chơi và trả lời câu hỏi của bài.
- G nhận xét , cho điểm .
2/Bài mới: a/Giới thiệu bài
b/Luyện đọc:
- G đọc mẫu .
- Y/C cả lớp đọc thầm.
- Y/C h/s đọc nối câu, đoạn tìm từ, câu văn dài luyện đọc; Kết hợp giải nghĩa từ khó.
+ Từ: Trong lành, trập trùng, nũng nịu, rụt rè,...
+Câu văn:( G treo bảng phụ ) Giống như ... bên mẹ./ đàn bê ... Hồ Giáo.// Những con bê đực./ y hệt ... mạnh,/ chốc chốc... lên/ rồi ... nhau/ ... anh.//G cất bảng
- Y/C h/s đọc cả bài.( cá nhân , cả lớp .)
- G nhận xét .
- Thảo luận các từ khó trong bài và giải nghĩa.
- H nghe .
- h đọc thầm ., đọc nối câu , nối đoạn .
- Luyện đọc từ , câu .
- đọc cá  ...  6km : 2 = ...
45dm + 38 dm = ... 15 cm : 3 = ...
- Y/ c H tính nhẩm , nhớ ghi tên đơn vị đi kèm .
Bài 3 :( dành cho H cả lớp) Hình vẽ bên có mấy hình tâm giác ?
A. 7 hình 
B. 8 hình 
C. 9 hình .
- Cho H đếm hình và chọn đáp án .
- G chữa bài .
Bài 4 : ( dành cho H cả lớp)a/ Tính chu vi hình chữ nhật biết độ dài các cạnh là : 201 m , 68 m , 130 m , 100m .
Cho H áp dụng và tính . 
- g chấm chữa bài .
b/ ( dành cho H khá giỏi )Tính chu vi hình tam giác biết cạnh thứ nhất dài 34cm , cạnh thứ hai dài hơn cạnh thứ nhất 10 cm , cạnh thứ ba là 43cm .
 -Y/ c H tính độ dài cạnh thứ hai và tính chu vi của hình .
3- Củng cố : 
- G chốt kiến thức cơ bản về kiến thức .
-Nhận xét giờ học .
- H đọc đề và lựa chọn số đo nào thích hợp với nội dung của câu .
- Chọn phương án C .
- Tính nhẩm , ghi kết quả từng phép tính 
- KT chéo .
- H đếm hình và chọn đáp án .
- H áp dụng tính tổng độ dài các cạnh của hình .
- Tính cạnh thứ hai và tính chu vi .
Thể dục +
Thi chuyền cầu.
( Gv chuyên dạy )
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Ôn tập – Thực hành : An toàn giao thông 
Bài 5: Phương tiện giao thông đường bộ 
 I. Mục tiêu : 1- H được ôn lại kiến thức về một số loại xe thường thấy trên đường . Hiểu thêm tác dụng của các PTGT đó .
2- Kĩ năng nêu tên các loại xe .
3- Thói quen kkhông đi bộ dưới lòng đường , không chạy bám theo PTGT .
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh các PTGT . Băng các tiếng còi cuẩ PTGT : xe máy , ô tô , xích lô ...
III Hoạt động dạy học :
1- Giới thiệu bài : 
2- Thực hành :
 a/ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm :
- G các PTGT . Y/ c H nêu tên các loại PTGT cà phân 2 loại xe cơ giới và xe thô sơ .
- G khen , các nhóm trả lời tốt , sửa lại những chỗ chưa chính xác .
- G chốt ý . Em có nên chơi đùa hay đi lại dưới lòng đừơng hay không ? 
- G cất tranh .
b- Hoạt động 2 :Trò chơi : Nghe tiếng còi đoán phương tiện GT 
- G bật băng và cho nghe các tiếng còi của PTGT và H nêu tên của PTGT đó 
- G nhận xét .
3- Củng cố : - Cần nhớ : Khi qua đường phải quan sát các loại PTGT tránh từ xa để đảm bảo an toàn . 
 -Nhận xét giờ học .
- H thảo luận và nêu .
- Cho hỏi đáp giữa các nhóm .
- Nhận xét bạn .
- H nghe và nêu .
Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2007
Toán
Ôn tập về hình học (tiếp)
I.Mục tiêu:
1- H tiếp tục ôn độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác và xếp hình.
2- Rèn kĩ năng tính toán nhanh , xếp hình chính xác.
3- Yêu thích môn toán .
II.Hoạt động dạy học:
1/GTB :
2/H/S thực hành làm bài.
Bài 1: - Y/C h/s đọc đề bài và nêu cách tính độ dài của đường gấp khúc.
- Y/C h/s tự làm bài và báo cáo kết quả.
Bài 2: - Y/C h/s đọc đề bài và nêu cách tính chu vi của hình tam giác.
- Y/C h/s tự làm bài 
- Gọi h/s nhận xét.
Bài 3: - Gọi h/s nêu cách tính chu vi hình tứ giác.
- Các cạnh của hình tứ giác này có đặc điểm gì? 
- Em có thể tính chu vi hình tứ giác này theo mấy cách.( H khá giỏi tính bằng cách nhanh )
- Y/C h/s thực hành tính.
- Gọi h/s nhận xét bài bạn
 Bài 4: - Y/C h/s dự đoán và tự tính độ dài của 2 đường gấp khúc và kiểm tra.
 Bài 5: Tổ chức cho h/s thi xếp hình
- Chia lớp thành 3 đội chơi, các đội tự xếp (thời gian 5 phút).
- Theo dõi, nhận xét, tuyên bố đội thắng.
3/Củng cố: - G chốt kiến thức .
- Nhận xét tiết học.
- 1 h/s đọc đề và nêu 
- Đường gấp khúc ABCD dài 9 cm; 
- Đường gấp khúc GHIKM dài 80 mm.
- Nối tiếp nhau nêu cách tính chu vi hình tam giác.
 Chu vi hình tam giác là:
 30 + 15 + 35 = 80 (cm).
 Đáp số: 80 cm.
- Nối tiếp nhau nêu cách tính chu vi hình tứ giác.
- Các cạnh bằng nhau.
- Theo 2 cách.
+Cách 1: Chu vi hình tứ giác MNPQ là:
 5 + 5 + 5 + 5 = 20( cm)
+Cách 2: Chu vi hình tứ giác MNPQ là: 
5 4 = 20 (cm)
Đáp số: 20 cm.
- Tự làm bài và so sánh: Hai đường gấp khúc bằng nhau.
- Thực hiện chơi theo y/c. 
Tập làm văn
Kể ngắn về người thân.
I.Mục tiêu:
1- H/S biết giới thiệu về nghề nghiệp của người thân.
2- Tự giới thiệu bằng lời của mình về nghề nghiệp của người thân.
 - Viết được đoạn văn ngắn kể về người thân.
3- Tình cảm yêu quý người thân .
II.Đồ dùng: Tranh vẽ về 1 số nghề nghiệp. Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý.
III.Hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra: Gọi 3 h/s tự kể lại đoạn văn nói về một việc làm tốt của bản thân.
2/Bài mới: a/Giới thiệu bài
b/Hướng dẫn làm bài:
 Bài 1( miệng): - Gọi h/s đọc y/c, cho h/s suy nghĩ trong 5 phút.
- Treo tranh sưu tầm y/c h/s quan sát và dịnh hình nghề nghiệp, công việc. Treo bảng có ghi các câu hỏi gợi ý .
- Gọi h/s tập nói, sau mỗi h/s nói gọi h/s nhận xét theo gợi ý: Em biết gì về bố, mẹ, anh, chị ... của bạn?
Bài 2( viết) : 
- Gọi h/s đọc đề và tự làm bài.
- Gọi h/s đọc bài làm của mình.
- Gọi h/s nhận xét bài bạn, G cho điểm.
3/Củng cố: - G chốt ý chính cần có khi viết một đoạn văn về người thân .
- Nhận xét tiết học.
- 2 h/s đọc y/c của bài và các câu hỏi gợi ý,
suy nghĩ.
- Nối tiếp nhau kể. Trình bày lại theo ý bạn nói. Tìm ra các bạn nói hay nhất.
VD: Mẹ em là cô giáo. Mẹ em đi dạy từ sáng tới chiều.Tối đến mẹ em còn soạn bài, chấm điểm cho các anh chị. Công việc của mẹ em được nhiều người yêu quý vì mẹ em đã dạy dỗ trẻ thơ nên người.
- Tự viết bài vào vở.
- 5 h/s đọc bài trước lớp.
- Nhận xét bài bạn.
Thủ công
Ôn tập thực hành : Thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích.
I.Mục tiêu: 
1- Tiếp tục cho h/s thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích.
2- Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.
3- Thói quen lao động theo quy định, yêu thích lao động thủ công, biết quý sản phẩm mình làm ra.
II.Chuẩn bị: G/V có 3 tờ giấy khổ to. H/S có giấy màu, hồ dán, kéo.
III.Hoạt động dạy học:
1/G/V nêu y/c nội dung tiết học.
2/ Thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích.
- Chia lớp thành 3 tổ.
- Y/C các tổ cử tổ trưởng.
- Y/C h/s nêu tên các đồ chơi mình sẽ làm. G phát giấy khổ to để H trưng bày SP.
- Y/C các tổ tự làm đồ chơi trong vòng 15 phút.
- Khi h/s làm g/v theo dõi nhắc nhở.
- Y/C h/s các tổ trưng bày sản phẩm và cử một người lên trình bày ý tưởng trưng bày.
- Y/C các tổ khác nghe, nhận xét.
- G nhận xét , đánh giá Sp
3/Đánh giá sản phẩm và công bổ tổ có nhiều sản phẩm làm đúng kĩ thuật và đẹp.
4/Nhận xét tiết học. 
- Nhận tổ.
- Thực hiện theo y/c.
- Cá nhân h/s nối tiếp nhau nêu.
- Thực hiện theo y/c.
- Thực hiện trưng bày theo tổ.
- Thực hiện đánh giá theo tiêu chí g/v y/c
đạo đức
Tìm hiểu địa phương phường Quang Trung
I - Mục tiêu :
1- Học sinh nắm được 1 số thông tin cơ bản về đặc điểm tình hình dân cư, nghề nghiệp của nhân dân trong phường.
2- Nêu được đặc điểm của phường .
3- Có ý thức giữ vệ sinh môi trường và thực hiện an toàn giao thông.
II - Đồ dùng dạy học : - Tư liệu về phường QT .
- Phiếu ghi nội dung cho HS thảo luận.
III - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2- Bài mới :
a/ Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm phường Quang Trung (MT: HS nắm được tên một số đường phố , các cơ quan , khu dân cư trên địa bàn phường.)
- G nêu : Đặc điểm của phường Quang Trung : Phường Quang Trung là 1 phường trong nội thành TPHD . Phường có đông dân , hơn 3000 nghìn hộ dân .Phường gồm nhiều phố và ngõ xóm được chia thành 17 khu dân cư.
b/ Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
- MT : H được thực hành để biết được đặc điểm nơi mình ở .
(GVphát phiếu ghi câu hỏi)
+ Nhà em ở số nhà bao nhiêu? phố nào?
+ Em biết tên những đường phố nào trong phường?
+ Em biết có những cơ quan nào đóng trên địa bàn phường?
+ Nghề nghiệp chính của nhân dân địa bàn phường là gì?
* KL: Phường có nhiều phố, ngõ xóm. Có nhiều cơ quan hành chính đóng trên địa bàn phường như : UBND tỉnh, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, .... Nghề nghiệp chủ yếu của nhân dân địa phương là công nhân, cán bộ, thợ thủ công, buôn bán,...
3 . Củng cố : - Em cần làm gì để góp phần thực hiện tốt an toàn giao thông và giữ vệ sinh môi trường nơi em ở ? 
- G nhận xét giờ học .
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trả lời trước lớp.
- H nhận xét, bổ sung.
- HS nói về nghề nghiệp của bố mẹ và hàng xóm,...các cơ quan đóng trên địa bàn phường...
- H nêu các việc em cần làm . 
- VD : - Quét dọn đường phố nơi em ở .
 - Thường xuyên có ý thức khi tham gia giao thông .
Tiếng Việt +
Luyện tập: Tập làm văn -Tập viết 
I - Mục tiêu
1- Củng cố kiến thức đã học về Tập làm văn: Kể ngắn về người thân.Luyện viết các chữ hoa kiểu 2 .
2- Kĩ năng làm văn hay viết đúng mẫu, đúng cỡ.
3- Tích cực luyện tập 
III - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2- Thực hành : a/ Tập làm văn
- Hướng dẫn HS làm bài tập
Viết đoạn văn kể về một người trong gia đình mà em rất yêu quý
- GV tổ chức cho HS tự viết bài vào vở.
- Hướng dẫn HS bài làm cần nêu được người đó là ai, làm nghề gì ,tình cảm giữa em và người đó như thế nào? 
 -G chấm bài , nhận xét .
- Khuyến khích H giỏi làm văn có sáng tạo .
b. Tập viết
- Tổ chức cho HS luyện viết phần viết thêm trong vở tập viết.
- H khá giỏi viết phần chữ nghiêng.
- GV giúp đỡ những em viết chưa đúng mẫu.
- Chấm điểm 1 số bài.- Nhận xét 
3- Củng cố: nhận xét tiết học
- 1 HS đọc đề bài
- HS nói người mình sẽ kể 
- Vài em kể mẫu trước lớp.
- Cả lớp làm vào vở.
- Nhiều em đọc bài làm
- Nhận xét - bổ sung
- HS mở vở Tập viết luyện viết phần viết thêm.
- Những HS khá, giỏi tập viết phần chữ nghiêng.
Thủ công +
Thi làm đồ chơi theo ý thích.
I.Mục tiêu:
1- H/S biết tự tổ chức cuộc thi làm đồ chơi theo ý thích.
2- Rèn kĩ năng tự làm đồ chơi 
3- Có ý thức trong khi đánh giá sản phẩm của bạn.
II.Đồ dùng:
- Mỗi h/s có một tờ giấy màu, kéo, hồ dán.
III.Hoạt động dạy học:
1/GTB :
 2/ Thực hành thi làm đồ chơi theo ý thích.
- G cho H tự tổ chức cuộc thi .
- Cử 1 h/s điều hành cuộc thi. 
- Cử 3 h/s làm ban giám khảo.
- Y/C h/s được cử làm điều hành lên nêu y/c của cuộc thi và thời gian thi.
- G/V cùng ban giám khảo theo dõi h/s thi.
- Khuyến khích sự sáng tạo trong cách trưmg bày .
- Ban giám khảo thu bài dự thi của thí sinh 
- G – H đánh giá, chọn sản phẩm đẹp, công bố người đoạt giải.
3/ Củng cố : 
 - G/V nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo y/c.
- 1 h/s lên nêu y/c của cuộc thi: mỗi bạn tự làm một sản phẩm và tự trưng bàyvà nộp , ai có sản phẩm đẹp trình bày sáng tạo, thời gian ngắn sẽ dành được giải.
- Thực hiện làm đồ chơi
- Đánh giá bạn .
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 34 
( Ghi ở sổ chủ nhiệm )

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc