Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 1

Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 1

I. Mục tiêu: Giúp H:

- Ôn tập củng cố cách đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số.

- Vận dụng làm bài tập có liên quan.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 31 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 18 tháng 8 năm 2009
Toán: tiết 1
Đọc, viết số có ba chữ số
I. Mục tiêu: Giúp H:
- Ôn tập củng cố cách đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số.
- Vận dụng làm bài tập có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: HD ôn tập (33’)
* Yc H làm bài tập 1.
- H nêu yc của đề.
- 1 H lên bảng viết, lớp viết vào vở. 
- T nhận xét – ghi điểm.
- H khác nhận xét.
- Nêu cách đọc, viết số có 3 chữ số?
- Ta đọc (viết) từ trái sang phải ( từ hàng cao đến hàng thấp)
 - Số có 3 chữ số gồm mấy hàng? Đó là những hàng nào?
- 3 hàng: trăm, chục, đơn vị.
* Yc H làm bài tập 2, 3, 4, 5. T theo dõi HD H làm, chấm điểm, kết hợp gọi H lên bảng.
- H nêu yc của đề và làm bài.
+ 4 H lên bảng làm.
- HD chữa bài và củng cố từng bài:
- H nhận xét bài bạn trên bảng.
Bài 2: - Tại sao trong câu a lại điền 422 vào sau 421?
- Đếm thêm 1 hoặc 422 là số liền sau của 421
=> T: Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp tăng dần.
- Hai số TN liên tiếp hơn (kém) nhau mấy đơn vị?
- 1 đơn vị.
- Nếu viết dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn (lớn đến bé) giá trị số liền trước so với số liền sau thay đổi ntn?
- Từ bé đến lớn: số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau ( 1 đv)
+ Từ lớn đến bé: số đứng trước lớn hơn số đứng sau ( 1 đv)
Bài 3: HD H chữa bài :
- H nêu yêu cầu bài tập.
- Tại sao lại điền: 404 < 440?
- 2 số có các số hàng trăm giống nhau(4=4),hàng chục (0<4) nên 404 <440
- Nêu cách so sánh 2 số có 3 chữ số?
- So sánh từng cặp shữ số ở mỗi hàng với nhau.
Bài 4: Em tìm số lớn nhất, bé nhất ntn?
- 1 H nêu cách làm.
Bài 5: Yêu cầu hs nêu cách sắp xếp.
- So sánh rồi sắp xếp theo yc của bài toán.
HĐ2: HD hoàn thiện bài (2’)
- T tổng kết bài. Nhận xét tiết học.
- Dặn H làm BT và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc - Kể chuyện: tiết 1, 2
Cậu bé thông minh
I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt :
Tập đọc
+ Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
+Bước đầu biết đọc phân biệt lới người dẫn chuyện với lời các nhân vật (cậu bé và nhà vua)
+ Hiểu ND : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi tronh SGK.
Kể chuyện
 Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tanh minh hoạ.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn “Đến trước ... đẻ trứng à”.
III. Các hoạt động cơ bản:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Mở đầu : (3’) Giới thiệu 8 chủ điểm của sgk Tiếng việt 3 tập 1.
- Chú ý - theo dõi.
- Y/c cả lớp mở mục lục quan sát.
2. Bài mới: GTB
HĐ1: HD luyện đọc đúng (20’)
 B1: T đọc mẫu, HD cách đọc toàn bài.
- H lắng nghe.
 B2: HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 * Yc H đọc nối tiếp từng câu.
- Đọc nối tiếp từng câu. 
+ T hd H đọc đúng từ khó: đẻ trứng; bình tĩnh; xin sữa; chim sẻ nhỏ; sứ giả.
+ H đọc đúng từ khó.
- Yc H đọc từng đoạn trước lớp :
- H đọc nối tiếp từng đoạn. 
- H khác nhận xét, bổ sung.
+ HD hs đọc đúng giọng các nhân vật. Các câu dài.
- H luyện đọc theo yêu cầu. 
+ Giúp H hiểu nghĩa từ: kinh đô, trọng thưởng.
+ Đọc chú giải ở sgk.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- H trong nhóm nối tiếp nhau, nhận xét góp ý cho nhau.
- Đọc đồng thanh : Y/c 1 hs đọc đoạn 1. 1 hs đọc đoạn 2. Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
- H đọc theo yêu cầu.
HĐ2: Hướng đẫn tìm hiểu bài (13’)
- Y/c H đọc thầm đoạn 1, TL câu hỏi:
- H đọc thầm.
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
+ Lệnh cho mỗi làng trong vùng nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
+ Vì gà trống không biết đẻ trứng.
- Y/c H đọc thầm đoạn 2 rồi thảo luận nhóm.
- H đọc thầm và thảo luận theo nhóm bàn. 
+ Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý?
+ Bố đẻ em bé (vô lý)- Gà trống đẻ trứng (vô lý )
T: Bố không đẻ được em bé - Gà trống không thể đẻ trứng được. Qua cách đối đáp với vua ta thấy cậu bé rất thông minh.
- Y/c H đọc thầm đoạn 3:
- H đọc rồi trả lời câu hỏi.
+ Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì?
+ Rèn chiếc kim khâu thành con dao sắc.
+ Vì sao cậu bé yêu cầu vậy?
- T chốt lại ý chính đoạn 3
+ Việc nhà vua làm không nổi để cậu bé khỏi phải thực hiện lệnh vua
- Câu chuyện này nói lên điều gì?
- Ca ngợi tài trí thông minh của cậu bé.
HĐ3: Luyện đọc lại (10’)
- T đọc mẫu đoạn 2.
- Chú ý theo dõi - Đọc và nhận xét
- HD đọc theo phân vai. Chia nhóm - yc H luyện đọc.
- Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai.
- Các nhóm lần lượt thi đọc.
- T cùng cả lớp n/x.
- H nhận xét, chọn bạn đọc hay.
Kể chuyện (18’)
HĐ4: HD H kể chuyện (18’)
- T nêu nhiệm vụ : Kể chuyện theo tranh minh hoạ.
- H lắng nghe.
- HD hs kể chuyện theo tranh :
+ Y/c H quan sát lần lượt 3 tranh minh hoạ 3 đoạn và kể nhẩm.
+ H tự nhẩm.
+ Y/c 3 H nối tiếp nhau quan sát và kể 3 đoạn của câu chuyện. Nếu H lúng túng T hd gợi ý, đặt câu hỏi gợi ý theo ND từng bức tranh.
+ 3 H kể nối tiếp.
- T HD H nx : ND, diễn đạt, thể hiện ...
+ H nhận xét theo HD của T.
- Y/c hs kể lại toàn câu chuyện. 
- H kể toàn bộ câu chuyện.
- T nhận xét – ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò (3’)
- Trong câu chuyện này em thích nhân vật nào? Vì sao? (T nhận xét.)
- H tự nêu. H khác nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
- Về kể lại chuyện cho người thân nghe.
mĩ thuật : tiết 1
Thường thức mĩ thuật: Xem tranh thiếu nhi
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp hs:
- Tiếp xúc làm quen với tranh thiếu nhi của hoạ sĩ về đề tài môi trường.
- Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị: Tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường, vở tập vẽ và một số đồ dùng khác. 
III. Các hoạt động cơ bản: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. ổn định tổ chức : (2’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- H để đồ dùng lên bàn.
2. Bài mới : GTB
HĐ 1: HD hs quan và sát nhận xét (30’)
- T treo tranh mẫu.
- Mở vở tập vẽ. Quan sát 2 bức tranh.
+ Tranh vẽ hoạt động gì?
+ H trả lời.
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh phụ?
+ Hình dáng hoạt động của các hình ảnh chính ntn? ở đâu?
+ Những màu sắc nào có nhiều trong tranh? 
- Nhận xét, khen ngợi, bổ sung.
- T cho H xem tranh tìm hiểu tranh
- H nhận xét bổ sung. 
3. Củng cố - Dặn dò (2’)
- Nhận xét đánh giá chung tiết học.
- H lắng nghe.
- Khen ngợi những hs tích cực phát biểu.
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 19 tháng 8 năm 2008
Đạo đức: tiết 1
Kính yêu Bác Hồ
I. Mục tiêu: Yêu cầu đạt :
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc:
+ Biết được tình cảm của Bác Hỗ đối với và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. 
- Thực hiện theo năm điều Bác hồ dạy thiếu niên nhi đồng. 
II. Chuẩn bị: Vở bài tập, tranh ảnh tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.
III. Các hoạt động cơ bản
HĐ của thầy
1. Khởi động (2’)
HĐ của trò
- Yc cả lớp hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
- H hát.
2. Bài mới: GTB
HĐ1: Tìm hiểu về công lao, tình cảm của Bác đối với thiếu nhi (13’)
- T yc H quan sát 1 ảnh sgk nêu ND, đặt tên cho từng bức ảnh và thảo luận nhóm đôi.
- H nêu yc bài tập từng nhóm qs ảnh của nhóm mình thảo luận. 
- Gọi các nhóm lần lượt trình bày. T nx chốt lại ý kiến đúng.
- H trình bày - nhóm khác nx, bổ sung.
-Trả lời theo yêu cầu
- T HD H tìm hiểu thêm về Bác:
+ Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào?
Quê Bác ở đâu?
+ 19/5/1890. Làng sen - Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An.
+ Bác Hồ có những tên gọi nào khác?
Bác Hồ có những công lao to lớn ntn đối với đất nước, dân tộc ta?
+ Anh Ba, Nguyễn Tất Thành, 
Là người có công lao to lớn trong công cuộc giải phóng dân tộc
+ Tình cảm giữa Bác Hồ đối với thiếu nhi, nhi đồng ntn?
+ Bác luôn quan tâm yêu quý các cháu, các cháu luôn kính yêu Bác.
- T nói thêm về công lao và sự nghiệp của Bác.
HĐ2: Tìm hiểu câu chuyện: Các cháu vào đây với Bác (8’)
- T kể toàn bộ câu chuyện.
- H chú ý lắng nghe, 1 H đọc lại chuyện.
- T HD tìm hiểu nội dung câu chuyện:
+ Những việc làm nào của TN Thể hiện sự hồ hởi, vui thích khi gặp Bác?
+ Cô và các cháu reo lên : “ BH, BH muôn năm! ” 
+ Qua câu chuyện em thấy T/c của các cháu thiếu nhi với Bác Hồ ntn?
+ Các cháu rất kính yêu Bác :Thể hiện vừa nhìn thấy Bác các cháu vui sướng reo lên
+ Em thấy T/c của Bác Hồ với thiếu nhi ntn?
+ Bác rất yêu quý các cháu: Đón các cháu vui vẻ quây quần bên các cháu
+ Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
+ Cần ghi nhớ và thực hiện tốt (năm đều Bác Hồ dạy)
- T chốt lại ND trên
HĐ3: Tìm hiểu về năm điều Bác Hồ dạy (9’) 
- Gọi H đọc năm điều Bác Hồ dạy.
- H đọc nối tiếp nhau từng câu. 1 H đọc cả bài.
-Y/c H thảo luận nhóm bàn về ND Năm điều BH dạy.
- Thảo luận, nêu ý kiến trước lớp.
- T liên hệ : 
+ Những bạn nào đã thực hiện được năm đều Bác Hồ dạy và đã thực hiện ntn?
- Một số hs nêu.
- T nx, tuyên dương hs thực hiện tốt.
3. Củng cố dặn dò (2’)
- T tổng kết bài. Nhận xét tiết học
- Dặn H ghi nhớ và thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ và về Bác Hồ với thiếu nhi, các tấm gương : Cáu ngoan Bác Hồ
Toán: tiết 2
cộng, trừ các số có ba chữ số (Không nhớ)
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp H:
- Ôn tập củng cố cách tính tổng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ).
- Biết cách làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ ) và giải bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
II. Các hoạt động cơ bản:
HĐ của thầy
HĐ của trò
HĐ1: Củng cố về cách so sánh số có 3 chữ số: (4’)
- T yc H so sánh các số: 325 và 32, 637 và 537.
- 1 hs lên bảng, lớp làm bảng con.
- H khác nhận xét.
- Yc H nêu cách so sánh.
- 1 H nêu.
- T nhận xét – ghi điểm.
HĐ2: Hd ôn tập cộng, trừ các số có ba chữ số (29’)
* Yc hs làm bài 1a, b.
- Nêu yêu cầu bài tập và làm bài.
- Gọi H nêu miệng kết quả.
- 1 số H nêu kết quả, nhận xét.
- Yc H nêu cách tính nhẩm.
- T nhận xét - ghi diểm.
- Cộng trừ hàng trăm rồi viết thêm 0 vào
* Y/c hs làm bài 2, 3, 4, 5. T theo dõi HD H làm. Kết hợp gọi H lên bảng.
- Nêu yêu cầu bài tập và làm bài.
- Lần lượt 1 số H lên bảng làm. 
- Yc hs kiểm tra bài chéo - nhận xét bài trên bảng. T nhận xét – ghi điểm.
- Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau, nhận xét bài trên bảng.
- Hd củng cố từng bài:
Bài 2: Gọi H nêu lại yc của đề.
- Đọc yêu cầu bài.
- Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì?
- Ta phải đặt hàng thẳng hàng.
Bài 3: Bài toán thuộc dạng toán gì?
- ít hơn (Tìm số bé)
- Với ... H nhận xét.
HĐ2 : HD H thực hiên phép cộng các số có 3 chữ số ( có nhớ 1 lần) (8’)
- T ghi bảng : 435 + 127 = ? Yc H đặt tính rồi tính.
- 1 hs thực hiện trên bảng, lớp làm vở nháp.
- Y/c H nhận xét. Nêu cách thực hiện. 
- H nhận xét, nêu cách thực hiện.
+ PT này có gì khác so với các PT đã học?
+ Có nhớ ở hàng chục.
+ Có nhớ mấy lần?
+ Có nhớ 1 lần.
- Yc H thực hiện phép cộng : 
 256 + 162 =
(Thực hiện tương tự phép cộng trên)
- T tiểu kết.
HĐ3: Hd luyện tập (21’)
* Yc hs làm các bài tập 1(cột 1,2,3), bài 2(cột 1,2,3), bài 3a. 
T theo dõi Hd H làm, chấm điểm, kết hợp gọi H lên bảng.
- Nêu yc bài tập và làm bài vào vở. 3 H lên bảng làm.
- HD chữa bài :
Bài 1: Gọi H nhận xét bài.
- H nhận xét.
- T nhận xét – ghi điểm.
- YC H nêu cách thực hiện phép cộng.
- 1 H nêu.
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1.
- Khi thực hiện PC có nhớ ta cần chú ý điều gì?
- Nhớ từ hàng nào sang hàng nào, nhớ mấy để cộng vào.
Bài 3: Yc H nhận xét bài và nêu cách đặt tính, cách thực hiện.
- H nêu.
- T nhận xét – ghi điểm.
Nhận xét – giải thích cách làm
- T lưu ý cách đặt tính và cách thực hiện.
* Yc H làm bài 4, 5. T HD H làm.
- HD củng cố bài :
- H nêu yc và làm bài vào vở. 2 H lên bảng làm.
Bài 4: Gọi H nêu lại yc.
- H nêu lại yc của đề. Nx bài của bạn.
- T nhận xét – ghi điểm.
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm tn?
- Tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc.
HĐ 4: HD hoàn thiện bài (2’)
- T tổng kết bài. Nhận xét tiết học.
- Dặn H làm bài ở VBT.
tự nhiên xã hội : tiết 2
nên thở như thế nào? 
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
- Nếu hít thở không khí có nhiều bụi khói sẽ có hại cho sức khoẻ. 
- Có ý thức giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
II. Các HĐ cơ bản:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Bài cũ: (4’)
- Cơ quan hô hấp có chức năng gì? Nó gồm những bộ phận nào?
- 2 H trả lời. Lớp nhận xét bổ sung. 
- HĐ thở gồm mấy cử động? Đó là những cử động nào?
- T nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới : GTB
 HĐ1 : Tìm hiểu vai trò của mũi trong hô hấp (13’) 
- Y/c hs H làm việc theo cặp: Quan sát lỗ mũi của nhau. 
- H thực hiện và trả lời theo yêu cầu: 
+ Các em nhìn thấy gì trong mũi?
+ Có lông mũi.
+ Khi bị sổ mũi em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi?
+ Có các chất nhầy. 
+ Hằng ngày dùng khăn sạch lau 2 lỗ mũi em thấy có gì trên khăn?
- Yc H thở bằng miệng và nêu cảm giác của mình.
+ Các chất nhầy, đen bẩn. 
+ H thực hiện theo yc và nêu cảm giác.
+ Khi ta thở bằng miệng những chất gì sẽ bay vào miệng?
+ Bụi bẩn
+ Tại sao ta nên thở bằng mũi và không nên thở bằng miệng? Vì sao?
+ Thở bằng mũi hợp vệ sinh và có lợi cho sức khoẻ
=> KL: Phải thở bằng mũi vì trong mũi có nhiều lông nhỏ để cản bụi.
HĐ2: Tìm hiểu tầm quan trọng của môi trường thở (14’) 
- Y/c H quan sát hình 3,4,5 (sgk) thảo luận theo cặp ND sau :
- H từng cặp quan sát và thảo luận theo yêu cầu.
+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành? Bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi?
+ H 3 thể hiện không khí trong lành. Hình 4, 5 thể hiện không khí không trong lành.
+ Khi được thở ở những nơi có không khí trong lành em cảm thấy ntn?
+ Thoải mái, dễ chiụ.
+ Nêu cảm giác của em khi phải thở không khí có nhiều khói bụi?
+ Ngột ngạt khó chịu. 
- Y/c hs nêu kq thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo kq.
- T HD H rút ra kl:
+ Thở không khí trong lành có lợi gì?
+ Có đủ ô xi thấm vào máu đi nuôi cơ thể làm cơ thể khoẻ mạnh. 
+ Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì? Vì sao lại như thế?
+ ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp.
- T nêu Kl.
3. Củng cố dặn dò (3’)
- Yêu cầu hs đọc mục KL sgk.
- 3 H đọc.
- Nx giờ học. Dặn H chuẩn bị bài sau.
Tập viết: tiết 1
ôn chữ hoa a
I. Yêu cầu cần đạt : Giúp H:
 - Viết đúng chữ hoa A(1 dòng ), V, D ( 1 dòng) ;
- viết tên riêng Vừa A Dính (1 dòng ) và câu ứng dụng (1 dòng) bằng chữ cỡ nhỏ 
- Chữ viết rỏ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; Bước đầu biết nối nét với chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu chữ viết hoa A. Tên riêng và câu tục ngữ. 
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Mở đầu : (1’)
- GT nội dung phân môn Tập viết lớp 3.
2. Bài mới : GTB
HĐ1: HD hs viết trên bảng con (10’)
a. Luyện viết chữ viết hoa :
- Yc hs tìm chữ viết hoa có trong bài. 
- H tìm nêu : A, V, D.
- Nêu cấu tạo chữ A, V, D.
- H nêu chữ hoa A cao 2,5 đơn vị gồm 3 nét ... Chữ T, V, D ...
- T cho hd quan sát chữ mẫu, phân tích cấu tạo rồi HD hs viết.
- H theo dõi
- Yc H viết bảng con.
- H viết bảng con theo yêu cầu. 
- T nhận xét H viết bảng con. 
b. Luyện viết từ, câu ứng dụng :
* Yc H đọc từ ứng dụng : Vừ A Dính và giới thiệu về anh.
- H đọc từ ứng dụng.
- Yêu cầu hs viết trên bảng con. 
- T nhận xét. 
* Luyện viết câu ứng dụng :
- T giúp hs hiểu nội dung câu tục ngữ. 
- H đọc từ ứng dụng.
- Yc hs viết trên bảng con : Anh, Rách
- Viết trên bảng con. H nhận xét.
- T nhận xét. 
HĐ2 : HD hs viết bài vở tập viết (15’) 
- T nêu yêu cầu tiết tập viết. 
- H theo dõi.
- Yc H viết bài vào vở. Nhắc nhở hs tư thế ngồi, viết đúng mẫu chữ.
- H viết vào vở tập viết.
HĐ3: Chấm chữa bài (5’)
- T thu 7 vở chấm, nx và sửa kỹ từng bài.
- Rút kinh nghiệm cho hs. 
- H lắng nghe, rút kinh nghiệm.
3. Củng cố - Dặn dò : (2’)
- T tổng kết bài. Nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện viết bài ở nhà.
Thứ 5 ngày 20 tháng 8 năm 2009
Thể dục: tiết 2
ôn một số kĩ năng đội hình, đội ngũ
Trò chơI: “nhóm 3, nhóm 7”
I. Yêu cầu cần đạt : Giúp H :
- Biết được những điểm cơ bản của chương trình và một số nội quy tập luyện trong giờ học.
- Biết cách tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái. đứng nghỉ, đứng nghiêm.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. 
II. Địa điểm, phương tiện:
 - Sân trường, kẻ sân cho trò chơi. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Phương pháp 
1. Phần mở đầu (6’)
- T nhận lớp phổ biến nội dung yc tiết học. 
- Lớp trưởng tập hợp báo cáo theo đội hình 2 hàng ngang. 
- Yc H khởi động : 
- Lớp trưởng điều khiển lớp thực hiện. H xoay khớp tay, chân
- Tc chơi trò chơi làm theo hiệu lệnh. 
- Cả lớp cùng chơi. 
2. Phần cơ bản (24’)
* HD ôn tập đội hình, đội ngũ :
- T tập hợp lớp thành 2 hàng dọc. T quan sát, uốn nắn H.
- H thực hiện theo từng hàng. 
* Chơi trò chơi : nhóm 3, nhóm 7 
- T tập hợp hàng. Nêu tên trò chơI, luật chơi. Tổ chức cho hs chơi. 
- H chơi trò chơi.
3. Phần kết thúc (5’)
- Yc H đi chậm theo vòng tròn vỗ tay và hát. 
- H đi theo vòng tròn. 
- Hệ thống bài học. Nhận xét tiết học. 
- Dặn H về nhà ôn luyện lại. 
Tập làm văn: tiết 1
Nói về đội tntp. điền vào tờ giấy in sẵn
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp H: 
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTPHCM.
- Điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
II. Chuẩn bị: Vở bài tập, mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2)
III. Các hoạt động cơ bản:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Bài cũ: (2’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
2. Bài mới : GTB
HĐ1: HD tìm hiểu về Đội TNTPHCM (16’)
- T yêu cầu hs đọc đề bài tập 1.
- Đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- T gạch dưới chân những từ trọng tâm. 
- 1 H đọc lại những từ đó.
+ Đội thành lập vào ngày tháng năm nào?
+ 15/5/1941.
+ Những Đội viên đầu tiên của Đội là những ai?
+ Nông Văn Dền, Lý, Tịnh, Nì, Xậu.
+ Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào? 
+ 30/ 01/70.
+ Huy hiệu của Đội vẽ gì?
+ Hình búp măng non màu xanh, trên nền cờ Tổ quốc.
+ Bài hát chính thức là bài nào?
+ Đội ca.
- T nhận xét và nói thêm về Đội TNTP. 
- H nối tiếp nhau nêu. Lớp nhận xét.
HĐ2: HDviết đơn vào mẫu có sẵn (14’)
- T yêu cầu hs đọc đề.
- Đọc và nêu yêu cầu bài tập 2.
- Cho H thảo luận nhóm bàn về ND 1 lá đơn.
- H thảo luận nhóm và nêu.
- T nêu cách trình bày bố cục mẫu đơn. 
- Yc H làm bài vào vở bài tập. T theo dõi giúp đỡ hs yếu kém.
- Làm bài vào vở bài tập.
- Gọi hs trình bày bài viết.
- 1 số H trình bày bài.
- T cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Lớp nhận xét. 
3. Củng cố dặn dò (2’)
- T tổng kết bài. Nhận xét tiết học. 
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
Thứ 6 ngày 21 tháng 8 năm 2009
Toán: tiết 5
Luyện tập
I.Yêu cầu cần đạt: Giúp H:
- Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hành chục hoặc sang hàng trăm).
II. Các hoạt động cơ bản:
HĐ của thầy
HĐ của trò
HĐ : Củng cố cách cộng số có ba chữ số (4’)
- Yc H thực hiện tính: 725 + 162, 356 + 453
+ 1 H lên bảng làm, lớp làm vở nháp.
- T nhận xét – ghi điểm.
- H khác nhận xét.
HĐ2: HD luyện tập ( 29)
* YC H làm bài 1, 2. T theo dõi HD H làm, gọi H lên bảng.
- H nêu yc của bài và làm bài. 2 H lên bảng làm.
- HD chữa bài và củng cố bài. T nhận xét – ghi điểm.
- H nhận xét bài của bạn.
Bài 1: Khi thực hiện cộng có nhớ ta cần lưu ý điều gì?
+ Nhớ ở hàng nào sang ở hàng nào.
Bài 2: Yc H nêu cách đặt và thực hiện tính.
+ H trả lời.
* Yc H làm bài 3, 4. T HD chấm điểm, gọi H lên bảng làm.
- H nêu yc và làm bài. 3 H lên bảng làm.
- HD chữa bài và củng cố cách làm từng bài. T nhận xét – ghi điểm.
- H nhận bài.
Bài 3: Muốn tính tổng của 2 số ta làm tn?
+ Lấy giá trị của mỗi số cộng lại.
Bài 4: Yc H nêu cách tính nhẩm.
- H tự nêu.
HĐ 3: HD hoàn thiện bài (2’)
- T tổng kết bài. Nhận xét giờ học.
- Dặn H làm bài và chuẩn bị bài sau.
âm nhạc: học hát bài; Quốc ca viết nam 
 I.Mục tiêu: giúp hs : 
-Quốc ca Việt Nam là nghi lễ của nhà nớc .Đợc hát và cử nhạc khi chào cờ.
-Hát đúng lời 1 của bài hát quốc ca. 
-Có ý thức nghiêm trang khi dự lễ chào cờvà hát Quốc ca.
II. Chuẩn bị: Chép lời ca vào bảng phụ kèn,tìm hiểu thêm về bối cảnh ra đời của bài hát .
III. Các hoạt động cơ bản.
HĐ của thầy
1.Giới thiệu bài:Giới thiệu tên bài hát.
2.Bài mới.
HĐ1:Dạy hát lời ca 
-T treo bảng phụ ghi lời ca.
-Yêu cầu hs đọc lời ca.
-T giải thích từ khó 
-Hát mẫu 
-Dạy hát từng câu theo kiểu móc xích
cho đến hết bài.
-Chú ý các tiếng ngân và nghỉ hơi dài.
HĐ2:Tìm hiểu nội dung bài hát 
-Bài hát Quốc ca đợc hát khi nào ? 
Ai là tác giả của bài hát ?
-Khi chào cờ và hát chúng ta cần có thái độ ntn ?
3.Củng cố dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Yêu cầu hs chuẩn bị bài sau 
HĐ của trò.
-Mở vở tập bài hát .
-Đọc đồng thanh .
-Tập hát 
-Chuẩn bị bài sau 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 1 da sua.doc