Giáo án các môn lớp 3 - Nguyễn Thị Phương Lan - Tuần 2

Giáo án các môn lớp 3 - Nguyễn Thị Phương Lan - Tuần 2

I. Mục đích - yêu cầu:

A.Tập đọc :

 - Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩyvà giữâ các cụm từ:bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện vvới lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhị bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn .( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B. Kể chuyện :

- Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ .

II. Đồ dùng dạy học :

 - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể .

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn .

 

doc 55 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 - Nguyễn Thị Phương Lan - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 	Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2009 
Tiết 1 Hoạt động tập thể
 Tập trung học sinh
 Lớp trực tuần nhận xét
Tiết 2 + 3: Tập đọc – Kể chuyện :
 $ 4 + 5 : Ai có lỗi
I. Mục đớch - yờu cầu: 
A.Tập đọc :
 - Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩyvà giữâ các cụm từ:bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện vvới lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhị bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn .( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện : 
- Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể .
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn .
III. Các hoạt động dạy học : 
 Tập đọc :
A. Kiểm tra bài cũ : 
	 - 2 HS đọc bài : Hai bàn tay em 
	 ? Hai bàn tay em được so sánh với gì?
 GV nhận xét cho điểm 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài 
- HS chú ý nghe 
- GV hướng dẫn cách đọc
- HS quan sát tranh minh hoạ SGK
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp
- Giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu:
+ GV viết bảng Cô - rét ti, En – ri cô
- 2 – 3 HS nhìn bảng đọc, lớp đọc.
* GV theo dõi, uốn nắn thêm cho HS đọc đúng các từ ngữ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS chia đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn + giải nghĩa từ.
 Kiêu căng
- Cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác.
 Hối hận: 
- buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình.
 Can đảm
- không sợ đau, không sợ xấu hổ hay nguy hiểm.
 Ngây
- đờ người ra, không biết nói gì, làm gì.
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
- HS luyện đọc theo cặp
+ Ba nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT các đoạn 1, 2, 3.
 GV nhận xét sửa sai cho HS và cho điểm.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc đoạn 4, 5
3. Tìm hiểu bài:
* HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời:
? Hai bạn nhỏ trong truyện tên gì?
- En-ri-cô và Cô-rét-ti.
? Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
- Cô-rét-ti vô ý chạm khửu tay vào En-ri-cô....
* Lớp đọc thầm đoạn3 và trả lời:
? Vì sao En-ri-cô hối hận và muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
- Sau cơn giận En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là bạn ấy không cố ý chậm vaaaof khuỷ tay mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
*1 HS đọc lại đoạn 4 lớp đọc thầm.
 ? Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
- Tan học, thấy Cô-rét-ti đi theo mình, En- ri- cô nghĩ là bạn định đánh mìnhnên rút thước cầm tay...
* HS đọc thầm đoạn 5 – trả lời câu hỏi.
? Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào?
- Bố mắng: En-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn lai giơ thước định đánh bạn.
-? Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
- En-ri-cô đáng khen vì cậu biết ân hận, biết thương bạn, khi bạn làm lành, cậu cảm động ôm chầm lấy bạn.
- Cô-rét-ti đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạnvà rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn.
4. Luyện đọc lại:
- GV chọn đọc mẫu đoan 1,3 đoạn lưu ý HS về giọng đọc ở các đoạn
- HS chú ý nghe
- 2 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em ) đọc phân vai
- Lớp nhận xét, bình chọn những cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
- GV nhận xét chung, ghi điểm động viên HS.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ thi kể lại lần lượt 
5 đoạn câu chuyện “Ai có lỗi” bằng lời của em dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ.
2. Hướng dẫn kể
- Lớp đọc thầm mẫu trong SGK và quan sát 5 tranh minh hoạ.( Phân biệt : En-ri-cô mặc áo xanh. Cô- rét-ti mặc áo nâu)
- Từng HS tập kể cho nhau nghe
- GV mời lần lượt 5 HS nối tiếp nhau kể 
- 5 học sinh thi kể 5 đoạn của câu chuyện dựa vào 5 tranh minh hoạ.
+ Nếu có HS không đạt yêu cầu, GV mời HS khác kể lại đoạn đó.
- Lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- GV nhận xét ghi điểm.
III. Củng cố – dặn dò:
- Em học được gì qua câu chuyện này ?
- Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau, yêu thương, nghĩ tốt về nhau, phải can đảm nhận lỗi khi cư xử không tôt với bạn.
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò giờ học sau.
Tiết 4: Toán :
 $ 6: Trừ các số có ba chữ số ( Có nhớ một lần )
I. Mục tiêu:
 - Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc ở hàng trăm).
 - Vận dụng vào giải toán có lời văn ( có một phép trừ )
 - Bài 4 ( Dành cho HS khá giỏi)
II. Các hoạt động dạy học: 
A. Ôn luyện:	- 1 HS lên bảng làm BT3 - Lớp làm BC
	 GV nhận xét sửa sai cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu các phép tính
trừ . 
a. Giới thiệu phép tính 432 – 215 = ? 
- HS đặt tính theo cột dọc 
- GV gọi HS lên thực hiện 
- GV gọi 1 HS thực hiện phép tính 
 432
	215
	217
- 2 không trừ được 5 ta lấy 12 trừ 5 
bằng7, viết 7 nhớ 1.
- 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1. 
- 4 trừ 2 bằng 2, viết 2 
- 2-3 HS nhắc lại cách tính 
+ Trừ các số có mấy chữ số ? 
- 3 chữ số 
+ Trừ có nhớ mấy lần ? ở hàng nào ? 
- Có nhớ 1 lần ở hàng chục 
b. Giới thiệu phép trừ 627 – 143 = ? 
- HS đọc phép tính 
 627
 143
 484
- 1 HS thực hiện phép tính 
- vài HS nhắc lại 
2. Hoạt động 2: Thực hành 
a. Bài 1: Yêu cầu HS thực hiện đúng các phép tính trừ có nhớ một lần ở hàng chục 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu cách làm , HS làm bảng con 
 541 422 564 
 127 114 215
 414 308 349
- GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng 
b. Bài 2: Yêu cầu tương tự bài 1.
- GV nêu yêu cầu
- HS nêu yêu cầu BT
- Vài HS lên bảng + lớp làm vào vở.
- GV nhận xét sửa sai
- Lớp nhận xét bài trên bảng.
c. Bài 3: Yêu cầu giải được bài toán có lời văn về phép trừ.
- HS nêu yêu cầu về BT
 627 746 516
 443 251 342
 184 495 174
- HS phân tích bài toán + nêu cách giải.
- 1HS lên tóm tắt + 1 HS giải + lớp làm vào vở.
 Bài giải
 Bạn Hoa sưu tầm được số tem là:
 335 – 128 = 207 (tem)
 Đáp số: 207 tem
- GV nhận xét ghi điểm 
- Lớp nhận xét.
d. Bài 4: Yêu cầu tương tự bài 3.
- HS nêu yêu cầu BT
Tóm tắt
- HS phận tích bài toán.
Đoạn dây dài : 243 cm
Cắt đi :27 cm
- 1 HS lên tóm tắt + 1 HS giải. Lớp làm vào vở.
Còn lại : ... cm?
 Bài giải
 Đoạn dây còn lại là:
 243 – 27 = 216 (cm)
 Đáp số: 216 cm
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Đạo đức 
 $ 2 : Kính yêu Bác Hồ ( tiết 2)
I. Mục tiêu : 
 - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, với dân tộc .
 - Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ .
 - Biết thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
 - HS khá giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động : 	
 - GV bắt nhịp cho lớp hát bài “ tiếng chim trong vườn Bác ” 
 + Bài vừa hát là gì ? nêu lại nội dung bài hát ?
2. Hoạt động 2 : HS tự liên hệ 
a. Mục tiêu : Giúp Hs tự đánh giá việc thực hiện năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên ,nhi đồng của bản thân và phướng hướng phấn đấu rèn luyện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng .
b. Cách tiến hành : 
- HS hoạt động theo cặp 
+ Em đã thực hiện được những điều nào 
- HS thảo luận theo cặp 
trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, 
nhi đồng ? Thực hiện như thế nào ? còn điều nào em chưa thực hiện tốt ? vì sao ? 
em dự định gì trong thời gian tới ? 
- Vài HS liên hệ theo lớp 
- GV khen những HS đã thực hiện tốt năm 
điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng , nhắc nhở cả lớp học tập bạn 
3. Hoạt động 2 : HS trình bày những tư liệu đã sưu tầm được về Bác Hồ , về Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ .
a. Mục tiêu : Giúp HS biết thêm những thông tin về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu niên và thêm kính yêu Bác Hồ .
b. Cách tiến hành : 
- Từng nhóm HS lên trình bày kết quả đã sưu tầm được 
- Cả lớp thảo luận , nhận xét về kết quả sưu tầm của nhóm bạn .
- GV khen những HS , nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu và giới thiệu hay 
- GV giới thiệu một vài tư liệu khác về Bác Hồ 
- HS chú ý nghe 
4. hoạt động 3 : Trò chơi phóng viên 
a. Mục tiêu : Củng cố bài học .
b. Tiến hành : 
- HS đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp vè Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi .
- Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác ? Quê Bác ở đâu ?
- Bác sinh vào ngày, tháng nào ? 
- Vì sao thiếu nhi lại yêu quý Bác hồ ? 
- Bạn hãy đọc năm diều Bác Hồ dạy ? 
* HS khá giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
- Bạn hãy kể việc làm của bạn trong tuần 
qua để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ ? 
- Bạn hãy kể một tấm gương cháu ngoan Bác Hồ mà em biết ? 
c. Kết luận chung : Bác Hồ là vị lãnh tụ đại của dân tộc Việt Nam, Bác đã lãnh đạo nhân dân, đã đấu tranh giành độc lập, thống nhất cho tổ quốc, Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi, các cháu thiếu niên cũng rất kính yêu Bác Hồ .
III. Củng cố dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài sau .
 Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2009.
 Tiết 1: Thể dục
	 $ 3: Ôn đi đều – trò chơi “Tìm người chỉ huy”
 Và “ Nhóm ba nhóm bảy”.
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết cách đi 1 - 4 hàng dọc theo nhịp ( nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải), biết dóng hàng cho thẳng trong khi đi.
 - Biết cách đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy.
 - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm : Sân trường.
- Phương tiện: còi, kẻ sân chơi “kết bạn”.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu:
5 - 6 phút
1. Nhận lớp:
- ĐHTT:
- Cán sự lớp báo cáo sĩ số.
x x x x x
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
x x x x x 
2. Khởi động:
- ĐHKĐ:
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp .
x x x x x
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc và chơi trò chơi :(Làm theo hiệu lênh)
x x x x x 
B. Phần cơ bản 
1. Tập đi theo nhịp 1-4 hàng dọc 
20 – 25 phút
- GV cho lớp đi thường theo nhịp rồi đi đều theo nhịp
2. Đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy.
- GV cho HS đi theo vạch kẻ thẳng,đi nhanh chuyển sang chạy. 
GV theo dõi uốn sửa cho HS.
3. Chơi trò chơi : “Tìm người chỉ huy” và “ Nhóm ba nhóm bảy”. 
- GV nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi 
- HS chơi trò chơi 
- Lớp nhận xét thắng, thua 
C. Phần kết thúc : 
 5’
- Thả lỏng đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát .
- Nhận xét giờ học 
- Giao bài tập về nhà 
Tiết 2: Chính tả: ( Nghe- viết )
 $3 : Ai có lỗi ?
I. Mục đích - yêu cầu:
 - Nghe - viết đúng bà ...  35’ 
- GV huướng dẫn cách đọc giờ, phút:
- Các kim đồng hồ chỉ 8h 35’ em nghĩ xem còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9h ?
HS tính từ vị trí hiện tại của kim dàiđến vạch 12 
- HS nhẩm miệng ( 5, 10, 15 , 20, 25)
- 25 phút nữa thì đến 9h nên đồng hồ chỉ 9h kém 25’ 
- Vậy 8h 35’ hay 9h kém 25’ đều được.
- GV hướng dẫn đọc các thời điểm của đồng hồ theo hai cách .
2. Hoạt động 2: Thực hành 
a. Bài 1: Củng cố cách xem đồng hồ. Yêu cầu quan sát và trả lời đúng 
- HS nêu yêu cầu bài tập
-
- HS trả lời lần lượt theo từng đồng hồ.
- Lớp chữa bài 
b. Bài 2: Thực hành trên mặt đồng hồ bằng bìa ( vị trí phút ) 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS nêu vị trí phút theo từng trường hợp tương ứng.
- GV nhận xét chung 
- HS so sánh vở bài làm của mình rồi sửa sai.
c. Bài 3: Yêu cầu quan sát và đọc đúng các giờ đã cho ứng với các đồng hồ: A, B, C, D, E, G. 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét chung 
- Lớp nhận xét.
d. Bài 4: Yêu cầu nêu được thời điểm tương ứng trên mặt đồng hồ và trả lời được câu hỏi tương ứng 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS quan sát tranh và nêu miệng 
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét 
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 3: Âm nhạc
( GV chuyên dạy)
Tiêt 4: Tự nhiên xã hội
$ 6: Máu và cơ quan tuần hoàn
I. Mục tiêu:
 - Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình.
 +Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn: vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể...
II. Đồ dùng dạy học.
 - Các hình trong SGK (14 – 15)
 - Tiết lợn để lắng đọng trong ống thuỷ tinh.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
a. Mục tiêu:
- Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ .
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
b. Tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Các nhóm quan sát hình 1, 2,3 (SGK) và tiếp tục quan sát ống máu đã chống đông. Thảo luận theo câu hỏi. 
+ GV yêu cầu các nhóm quan sát, thảo luận. 
+ Bạn đã bị đứt tay, trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tay bạn nhìn thấy gì ở vết thương ?
+ Quan sát máu đã được chống đông trong ống nghiệm bạn thấy máu chia thành mấy phần? đó là phần nào?...
- Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
c. GV kết luận: Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm hai thành phần là huyết tương và huyết cầu còn gọi là tế bào máu.
- Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ, huyết cầu đỏ hình dạng như cái đĩa lõm 2 mặt....
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
a. Mục tiêu: Kể tên được các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
b. Tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát hình 4 (15) và thảo luận theo cặp theo câu hỏi sau:
+ Chỉ vào hình đâu là tim, đâu là các mạch máu?
+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực?
+ Chỉ vào vị trí của tim trên lồng ngực của mình?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày két quả thảo luận.
c. Kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu.
3. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “tiếp sức”
a. Mục tiêu: Hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể.
b. Tiến hành:
- Bước 1: GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi.
- Bước 2:
- HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
c. Kết luận: Nhờ có các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô xi để hoạt động. Đồng thời máu cũng có chức năng....
IV. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
 Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009 
 Tiết 1: Chính tả: (tập chép)
	 $ 6: Chị em
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Chép và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng bài tập về các từ chứa tiếng có vần ăc/ oăc ( bài tập 2), BT( 3) a/ b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
A. KTBC: 	- 3HS viết bảng lớp: Trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi.
	- Lớp viết bảng con: Trung thực.
 GV nhận xét sửa sai.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài 
2. Hướng dẫn nghe viết.
a. Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc bài thơ trên bảng phụ 
- HS chú ý nghe
- 2 HS đọc lại
+ Người chị trong bài thơ làm những việc gì?
- Chị trải chiếu, buông màn, ru em ngủ, quét nhà sạch thềm....
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì?
- Thơ lục bát 
+ Cách trình bày bài thơ lục bát như thế nào ?
- HS nêu.
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Các chữ đầu dòng. 
- Luyện viết tiếng khó:
- GV đọc: Trải chiếu, lim dim, luống rau, hát ru...
- HS luyện viết vào bảng con.
+ GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng.
b. Chép bài.
- HS nhìn vào SGK – chép bài vào vở.
- GV theo dõi HS viết, uấn nắn cho HS.
c. Chấm chữa bài.
- GV đọc lại bài 
- HS dùng bút chì soát lỗi 
- GV thu bài chấm điểm.
- Nhận xét bài viết.
3. HD làm bài tập.
a. Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào nháp + 3 HS lên bảng làm.
- Lớp đọc bài của mình – nhận xét bài của bạn.
+ Lời giải: Đọc ngắc ngứ 
Ngoắc tay nhau 
- GV nhận xét kết luận.
Dấu ngoặc đơn.
b. Bài 3 
- HS nêu yêu cầu BT
- GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS 
- HS làm vào nháp + 3 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét.
+ Chung
- GV nhận xét
+ Trèo; chậu.
III. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tập làm văn
$ 3: Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục đích – yêu cầu:
 - Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (BT1).
 - Biết viết Đơn xin nghỉ học đúng mẫu ( BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Mẫu đơn xin nghỉ học
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: 	- 2HS đọc lại đơn xin vào Đội	
	- Lớp + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. GT bài ghi đầu bài.
2. HD làm bài tập 
a. Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập: Kể về gia đình mình cho một người bạn mới ( đến lớp, quen...)
- HS chú ý nghe.
- HS kể về gia đình theo bàn (nhóm)
- Đại diện các nhóm thi kể 
- Lớp nhận xét,bình chọn.
- Gv nhận xét sửa sai cho HS. 
VD: Nhà tớ chỉ có 4 người...Bố tớ là công nhân. Mẹ tớ là cô giáo ...
b. Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- 1HS đọc mẫu đơn. Sau đó mới đưa về trình tự của lá đơn.
- GV phát mẫu đơn cho từng HS điền nội dung. 
- 2 –3 HS làm miệng bài tập.
- GV thu bài – chấm điểm
- HS làm vào vở.
- GV nhận xét bài viết 
III. Củng cố dặn dò 
 - Nhắc lai nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
$ 15: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết xem giờ ( chính xác đến 5 phút).
- Biết xác định 1/2, 1/3 của một nhóm đồ vật.
+ Học sinh khá giỏi giải được bài tập 4.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	- 1HS làm lại bài tập 2
	- 1HS làm lại bài tập 3 
 GV nhận xét sửa sai 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
1. Bài 1: Học sinh quan sát và trả lời được chính xác các đồng hồ chỉ (giờ phút) (chính xác đến 5 phút).
- Gv dùng mô hình đồng hồ HD học sinh làm bài tập.
- HS quan sát các đồng hồ trong SGK.
- HS nêu miệng BT
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
+ Hình A: 6h 15 phút C : 9h kém 5’
 B : 2h 30’ D : 8h
- Gv nhận xét sửa sai
- Lớp nhận xét
2. Bài 2: Củng cố cho HS về bài toán có lời văn. 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV hướng dẫn HS phân tích + giải 
- HS phân tích + nêu cách giải 
- 1HS nên bảng + lớp làm vào vở.
 Bài giải
 Có tất cả số người là?
 5 x 4 = 20 ( người)
 Đáp số: 20 người
- GV nhận xét.
- Lớp nhận xét
3. Bài 3: Yêu cầu HS chỉ ra được mỗi hình xem đã khoanh vào một phần mấy của quả cau và bông hoa.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS quan sát và trả lời miệng,
- GV nhận xét sửa sai
- Lớp nhận xét.
4. Bài 4: ( Dành cho HS khá giỏi)
- HS nêu yêu cầu BT
- 3HS lên bảng + lớp làm bảng con
 4 x 7 > 4 x 6 4 x 5 = 5 x 4
 28 24 20 20
 - GV nhận xét sửa sai cho HS.
 16 : 4 < 16 : 2
III. Củng cố dặn dò :
 Nhận xét tiết học
 Chuẩn bị bài sau
Tiết 4: Mĩ thuật
$ 3: Vẽ theo mẫu: Vẽ quả
I. Mục tiêu:
- Nhận biết màu sắc, hình dáng tỉ lệ một vài loại quả.
- Biết cách vẽ quả theo mẫu.
- Vẽ được hình quả và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
- GV: Chuẩn bị quả bưởi, chuối,na...
	+ Hình gợi ý cách vẽ quả
- HS: Mang theo quả, VTV
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu một vài quả, nêu câu hỏi.
+ Tên các loại quả ?
- Na, bưởi, chuối....
+ Nêu đặc điểm, hình dáng của từng loại quả?
- Dài, tròn ....
+ Tỉ lệ chung và tỉ lệ từng bộ phận ?
+ Màu sắc của các loại quả? 
- GV tóm tắt những đặc điểm về hình dáng của một số loại quả. 
- Nêu yêu cầu, mục đích vẽ .
b. Hoạt động 2: Cách vẽ quả.
- GV đặt mẫu vẽ ở vị trí thích hợp, sau đó hướng dẫn cách vẽ theo thứ tự.
- HS chú ý nghe 
- So sánh ước lượng chiều cao, chiều ngang của quả để vẽ hình dáng chung cho vừa với phần giấy.
+ Bước 1: Vẽ phác hình quả 
- HS chú ý quan sát GV làm mẫu.
Bước 2: Sửa lại hình cho giống quả mẫu.
- HS chú ý nghe – quan sát GV vẽ mẫu.
Bước 3: Vẽ màu theo ý thích.
c. Hoạt động 3: Thực hành
- HS quan sát mẫu – thực hành vẽ vào vở TV.
- GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
d. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá .
- HS nhận xét đánh giá bài của bạn 
- GV nhận xét chung – khen ngợi 1 số bài vẽ đẹp.
IV Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Sinh hoạt lớp:
 Nhận xét trong tuần
 I .Mục tiêu:
	- HS nhận xét các bạn trong lớp mình.Từ đó biết tự sửa chữa và hoàn thiện trong tuần tới.
	- Biết kế hoạch và hoạt động tuần sau. 
 II. Các hoạt động chính: 
	* Các tổ báo cáo kết quả học tập và các hoạt động khác của tổ.
	* Lớp trởng nhận xét.
	* GV nhận xét 
* Nề nếp: 
	- Thực hiện tốt các nếp đi học chuyên cần truy bài 15' trước giờ vào lớp, vệ sinh sạch sẽ. nhất là vệ sinh cá nhân.
* Học tập: - Có ý thức học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Cường, Chạc Chung, Toàn, Thời.
Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa cố gắng học tập như: Chinh, Giàng Hương, Chương.
	- Thể dục: Tập đều, thường xuyên - liên tục. 
	- Lao động: Chăm sóc bồn hoa, vệ sinh xung quanh lớp học. 
 III. Phương hướng tuần sau :
	 Phát huy những ưu điểm đã có.
 Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2.doc