Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 12 (chuẩn kiến thức)

Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 12 (chuẩn kiến thức)

I; MỤC TIÊU: Giúp học sinh hiểu :

 -Vì sao cần tích cực tham gia việc lớp,việc trường.

 -Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.

 -H biết thể hiện tích cực trong các công việc của lớp, của trường.

 -Biết quý trọng các bạn biết tích cực tham gia viêc lớp, trường.

II; CHUẨN BỊ: H: Vở bài tập đạo đức.

III; CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

A.Bài cũ (5)

 -Nêu những gương tích cực tham gia việc lớp, việc trường.

 -HS trả lời,T nhận xét- đánh giá

B. Bài mới

 -Giới thiệu bài:(1) Tích cực tham gia việc

doc 31 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 12 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ ngày tháng năm 200
Đạo đức
Tích cực tham gia việc trường, việc lớp 
I; Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu : 
	-Vì sao cần tích cực tham gia việc lớp,việc trường. 
	-Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em. 
	-H biết thể hiện tích cực trong các công việc của lớp, của trường. 
	-Biết quý trọng các bạn biết tích cực tham gia viêc lớp, trường.
II; Chuẩn bị: H: Vở bài tập đạo đức. 
III; Các hoạt động cơ bản
A.Bài cũ (5’)
	-Nêu những gương tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
	-HS trả lời,T nhận xét- đánh giá 
B. Bài mới 
	-Giới thiệu bài:(1’) Tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
HĐ của thầy
HĐ của trò
HĐ 1:(18’) Xử lí tình huống 
Cách tiến hành:
-T chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
-Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại Tuấn được phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại.Nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang.Em sẽ làm gì nếu em là bạn Tuấn?
-Em là học sinh khá của lớp em, sẽ làm gì khi trong lớp có một bạn học yếu?
-Sau giờ ra chơi, cô đi họp và dặn cả lớp ngồi làm bài tập. Cô vừa đi một lúc ,một số bạn đùa nghịch làm ồn.Nếu em là một cán bộ lớp,em sẽ làm gì trong tình huống đó?
-Khiêm được phân công mang lọ hoađể chuẩn bị cho buổi liên hoan kỉ niệm ngày 8/ 3.Nhưng đúng hôm đó Khiêm bị ốm.Nếu em là Khiêm em sẽ làm gì?
KL: Em khuyên Tuấn đừng từ chối.
-Em xung phong giúp bạn học.
-Nhắc bạn không được làm ồn,ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
-Em nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang hộ đến lớp cho em.
HĐ 2 :(10’) Đăng kí tham gia việc lớp. 
 -Cách tiến hành: 
 -T HD hs làm việc cá nhân:
-T sắp xếp thành các nhóm công việc,giao nhiệm vụ cho hs thực hiện. 
-Kết luậnchung:Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi học sinh. 
HĐ 4 :(8 ’)Củng cố bài học 
 -Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau. 
-4 nhóm thảo luận xử lí tình huống của bài tập.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm lên trình bày phần thảo luận bằng lời hoặc đóng vai(Mỗi nhóm một tình huống)
-Nhóm khác nhận xét,góp ý.
-Ghi ra giấy những việc lớp,việc trường mà em có khả năng tham gia .Bỏ vào việc chung của lớp .
Mỗi tổ xử 1 đại diện đọc to phiếu cho lớp nghe.
-Các nhóm cam kết thực hiện tốt công việc trước lớp.
-Hát bài lớp chúng mình đoàn kết.
Toán:luyện tập 
I.Mục tiêu: Giúp hs:
	-Rèn kĩ năng thực hiện tính nhân, giải toán và thực hiện gấp,giảm một số lần.
II. Chuẩn bị : 
III,Các hoạt động cơ bản.
A,Kiểm tra bài cũ:	(5’) –2hs lên bảng làm lớp làm vào vở nháp:
	Đặt tính rồi tính: 320 x 2 ; 483 x 4
	T nhận xét đánh giá.
B,Bài mới.
-Giới thiệu bài.(1’) Luyện tập 
HĐ của thầy.
1,HĐ1:(19’) Củng cố kĩ năng nhân số có ba chữ sốvới số có một chữ số.
Bài 1: Số? 
-T hướng dẫn hs yếu kém . 
Muốn tím tích ta làm thế nào?
Bài 3: Giải toán. 
 205cây 
 ? cây
-Đây là bài toán thuộc dạng toán gì?
-Đối với dạng toán này ta làm như thế nào?
+ Bài toá 4: Tóm tắt. 
-Có : 5 thùng.
Mỗi thùng: 150 lít dầu
-Bán: 345 lít dầu.
-Còn: ? lít dầu?
-Thầy củng cố các bước làm:
B1: Tìm số dầu của 5 thùng.
B2: Tìm số dầu còn lại.
HĐ2:(11’)Củng cố cách tìm thành phần chưa biết.
-Bài 2:Tìm x 
-x trong phép tính này được gọi là gì?
-Ta làm ntn để tìm số bị chia?
HĐ2:(11’)Củng cố cách phân biệt gấp một số lần, giảm một số lần.
Bài tập 5: Viết theo mẫu.
Củng cố để hs phân biệt gấp một số lần, giảm một số lần.
Chấm ,chữa bài nhận xét.
HĐ của trò.
-H tự làm bài sau đó chữa bài.
-Lần lượt 5 hs lên điền số ,hs khác nhận xét.
Thừa số
234
107
160
124
108
Thừa số
2 
3
5
4
 8
Tích
468
321
800
496
864
Lấy thừa số thứ nhất nhân với thừa số thứ hai.
+ một hs lên bảng làm,hs khác nhận xét,đọc bài của mình.
Bài giải.
Cả ba đội trồng được số cây là:
205 x 3= 615 (Cây)
Đáp số: 615 cây
-Gấp một số lên nhiều lần.
-Nhân số đó với số lần.
-Một hs lên làm bài, hs khác nhận xét, đọc bài của mình và nêu cách làm.
Bài giải.
5 thùng có số lít dầu là:
150 x 5 = 750 (L)
số dầu còn lại là:
750-345= 405 (l)
Đáp số: 405 lít dầu
-3 hs lên làm,hs khác nhận xét.
a. x : 8 = 101 b. x : 5 = 117
 x = 101x8 x =117x5
 x = 808 x =585
c. x : 3 =282
 x = 282 x 3
 x =846
-Số bị chia.
-Lấy thương nhân với số chia.
-3hs lên làm,lớp nhận xét.
Số đã cho
96
32
88
Gấp 8 lần
96x8=768
32x8=256
88x8=704
Giảm 8 lần
96:8=12 
32:8=4 
88:8=11 
C. Củng cố-Dặn dò. (1’)
	- Nhận xét tiết học 
	-Dặn dò :Về nhà ôn lại toán nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
Tập đọc-Kể chuyện: Nắng phương nam
I,Mục đích yêu cầu:
A,Tập đọc:
	+Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc đúng các tiếng khó: Nguyễn Huệ, Uyên, chuyện trò, rạo rực, xoắn xuýt.
	- Đọc đúng câu hỏi, câu kể; Phân biệt lời người dẫn chuyện và lới nhân vật.
 	+Rèn kỹ năng đọc-hiểu :
 	-Hiểu nghĩa các từ ngữ : sắp nhỏ, lòng vòng. 
-Đọc thầm khá nhanh, nắm được cốt chuyện.
	-Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam- Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam gửi tặng cành mai vàng cho các nhỏ ở miền Bắc.
B,Kể chuyện.
	-Rèn kỹ năng nói. –Dựa vào gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.Bước đầu biết diễn tả đúng lời từng nhân vật.
	-Rèn kỹ năng nghe
	+Chăm chú theo dõi bạn kể , nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn .
II,Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài đọc và kể chuyện sách giáo khoa.
III,Các hoạt động cơ bản. 
A.Tập đọc
1.Bài cũ (5’) -H đọc nối tiếp bài: Chõ bánh khúc của gì tôi.
Vì sao tác giả không quên được mùi vị bánh khúc của quê hương?
2.Dạy bài mới
a.giới thiệu bài (1’) : Sử dụng tranh ở sách giáo khoa để giới thiệu chủ điểm và bài học. 
-b.Bài giảng.
HĐ của thầy.
1,HĐ1:(20’)HD luyện đọc đúng. 
a.Giáo viên đọc toàn bài . 
-T đọc bài: Đọc giọng sôi nôỉi,diễn tả rõ sắc thái tình cảm trong lời nói của từng nhân vật.Nhấn giọng các từ gợi tả.
-Hướng dẫn cách đọc toàn bài .
b.-HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu .
-Sửa lỗi phát âm cho hs . 
-Đọc từng đoạn trước lớp :
-T lưu ý cho hs đọc đúng câu hỏi, câu kể.Nhấn giọng các từ gợi tả.
-Giúp hs hiểu từ mới được chú giải ở sách giáo khoa.
-Đọc từng đoạn trong nhóm :
-Đọc đồng thanh:
2,HĐ2:Hướng dẫn tìm hiểu bài.(13’)
-Truyện có những bạn nhỏ nào?
-Uyên và các bạn đi đâu? vào dịp nào?
-Nghe thư, đọc thư Vân các em mong muốn điều gì?
-Phương nghĩ ra sáng kiến gì? 
-Vì sao bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân?
-Chọn thêm một tên khác cho chuyện. 
3HĐ3:Luyện đọc lại(10’)
-Thầy chia lớp thành 4 nhóm
-T cùng cả lớp n/x tuyên dương nhóm đọc phân vai tốt 
HĐ của trò.
-Đọc thầm SGK . 1hs đọc cả bài.
-Đọc nối tiếp theo từng câu, kết hợp đọc tiếng khó.
-Nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. 
-H các nhóm đọc ,góp ý cho nhau. 
-3 hs đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài.
-1 hs đọc bài.
-Lớp đọc thầm cả bài. 
-Uyên,Huệ, Phương cùng một số bạn ở TPHCM, Vân ở ngoài Bắc.
-Đọc thầm đoạn 1: 
-Đi chợ hoa ,ngày 28 tết.
-Đọc thầm đoạn 2 
Gửi cho Vân ít nắng phương Nam. 
-1 hs đọc đoạn 3:lớp đọc thầm. 
+Gửi tặng Vân ngoài Bắc cành mai
-Cành mai chở nắng phương nam đến cho Vân trong những ngày đông giá rét.
-Câu chuyện cuối năm,tình bạn, cành mai
-Mỗi nhóm 4 em đọc phân vai. 
-Các nhóm thi đọc phân vai.
Kể chuyện (18’)
*.T nêu nhiệm vụ :(1’) T nêu yêu cầu của tiết kể chuyện.
+HĐ4: (18’)HD hs kể từng đoạn của câu truyện
-T hướng dẫn hs kể chuyện.
T và hs nhận xét ,bình chọn người kể hay nhất 
-Lắng nghe.
-Một hs đọc lại yêu cầu của chuyện và gợi ý của chuyện. 
-1 hs kể mẫu đoạn 1:
-Từng cặp hs tập kể 
-3 hs kể nối tiếp theo 3 đoạn của câu chuyện .
- 1 hs kể cả câu chuyện 
C.Củng cố dặn dò (4’)
-Câu chuyện này nói lên điều gì? Tình bạn thân thiết, gắn bó với nhaugiữa các thiếu nhi trên mọi miền đất nước ta. 
-Nhận xét tiết học
-DD :Kể lại cho người thân nghe.
Toán: so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
I.Mục tiêu: Giúp hs:
	-Biết cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. 
II. Chuẩn bị : Tranh minh hoạ sách giáo khoa 
III,Các hoạt động cơ bản.
A,Kiểm tra bài cũ:(5’)
	-2hs lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp.
Đặt tính và tính: 354 x 2 ;168 x4
	-T nhận xét cho điểm.
B,Bài mới.
	-Giới thiệu bài.(1’) So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
HĐ của thầy.
1,HĐ1:(9 ’) Giới thiệu bài toán 
-Đoạn thẳng AB dài 6cm,đoạn thẳng CD dài 2 cm.Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD?
-T phân tích bài toán và vẽ sơ đồ.(SGK)
-Đặt đoạn CD lên đoạn AB từ trái sang phải.
Đặt đoạn CD lên mấy lần thì hết đoạn AB?
Vậy đoạn thẳng AB dài mấy lần đoạn thẳng CD?
HD nhận biết dài hơn mấy lần bằng phép chia: 6 : 2 = 3(lần)
Vậy biết số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào? 
HĐ2:(19’) Thực hành 
-Giúp hs yếu kém làm bài.
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Vì sao em biết hàng trên nhiều gấp 3 hay 4 lần số hình tròn hàng dưới?
 Bài 2: 
-Củng cố về cách tìm số lần thông qua làm tính chia.
 Bài 3: 
-Nhận xét 
-Bài 4:
-Tính a.Chu vi hình tam giác ABCD: 
 A
 2cm 3cm
 B C
 4cm
b.Chu vi hình vuông MNPQ
 M 2cm N
 2cm 2cm
 Q 2cm P
T củng cố cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình vuông.
-Chấm bài, nhận xét. 
HĐ của trò.
-H quan sát sự hướng dẫn của giáo viên .
-3 lần.
-3 lần.
-Lấy số lớn chia cho số bé.
-Một số hs nhắc lại kết luận trên.
-Tự đọc và làm bài tập vào vở, chữa bài .
-Nêu miệng bài của mình,hs khác nhận xét.
-Số hình tròn hàng trên gấp 3 lần số HT hàng dưới.
-Số hình tròn hàng trên gấp 4 lần số HT hàng dưới.
-Nêu qua cách đếm hoặc qua phép chia.
-1 hs lên bảng làm, hs khác nhận xét,nêu bài của mình.
-1 hs lên làm,hs khác nêu cách làm.
Bài giải.
-Con chó cân nặng gấp con thỏ số lần là: 15 : 3 = 5(lần)
 ĐS: 5 lần
-2 hs lên làm,lớp so sánh kết quả với mình, nhận xét.
Bài giải
a.Chu vi hình tam giác ABC là:
2 + 3 +4 = 9(cm)
ĐS: 9cm
b.Chu vi hình vuông MNPQ là:
2 + 2 + 2 + 2 = 8 (cm)
ĐS: 8cm
 C. Củng cố-Dặn dò. (1’)
	- Nhận xét tiết học 
	-Dặn dò :Về nhà làm bài tập sgk và xem lại bài vừa học
tự nhiên xã hội: phòng cháy khi ở nhà 
I.Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết: 
	-Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích tại sao không được đặt chúng ở gần lửa.
	-Nói được những thiệt hại do cháy gây ra. 
	-Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
	-Biết cất diêm,bật lửa cẩn thận,xa tầm với của trẻ em.
II,Chuẩn bị:- Các hình sgk trang 44,45 SGK.Mẫu tin báo về nhữ ... ợc so sánh với các hoạt động lăn tròn của những hòn tơ nhỏ...
-Đọc thầm nêu yêu cầu bài tập
-Thảo luận theo cặp và làm bài vào vở.
Con vật,sự vật
HĐ
Từ so sánh
HĐ
a.Con trâu đen
(Chân) đi
Như
đậpđất
b. Tàu cau
vươn
như
(tay) vẫy
c. Xuồng con
đâu ,húc2
như
nằm đôi
-Đọc thầm ,nêu yêu cầu.
-H tự làm,một số hs đọc câu đã nối.
-Những ruộng lúa đã trỗ bông.
Những chú voi thắng cuộc huơ vòi chào khán giả.
-Cây cầu làm bằng thân dừa bắc ngang dòng kênh.
 -1 hs nêu yêu cầu bài tập,lớp đọc thầm sách giáo khoa.
-Làm bài vào vở,nêu miệng.
a.ve kêu ra rả như dạo khúc nhạc vui 
b.Mưa rơi xối xả như té nước vào mặt.
c.Gió thổi ào ào...trên mặt đất.
C. Củng cố –Dặn dò (2’)
	-Nhắc lại nội dung bài học.
	-Nhận xét tiết học 
	–Về nhà học thuộc các thành ngữ ,tục ngữ .
Thứ ngày tháng năm 2007
Tập đọc : cảnh đẹp non sông 
I.Mục đích ,yêu cầu :
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng 
	-Chú ý đọc đúng các từ ngữ: Gió đưa, khói toả, sừng sững, chia hai
	-Níăt nhịp đúng giữa các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ. 
	-Giọng đọc biểu lộ niềm tự hào về cảnh đẹp của các miền đát nước.
2 .Rèn kỹ năng đọc hiểu .
	-Biết các địa danh trong bài qua chú thích.
	-Cảm nhận được vẽ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.
 	-Học thuộc lòng bài thơ.
II Đồ dùng : 
	Tranh ảnh về cảnh đẹp được nhắc đến trong các câu ca dao. 
III. Các hoạt động dạy học cơ bản 
A.Kiểm tra bài cũ (5’)
	-3 hs kể lạicâu chuyện Nắng phương Nam 
	-Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân? Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
	T nhận xét ,cho điểm. 
B.Bài mới :
*Giới thiệu bài (1’) T đưa tranh giới thiệu
HĐ của thầy
*HĐ 1: (13’)HD luyện đọc 
a.Giáo viên đọc bài thơ: Giọng nhẹ nhàng, tha thiết bộc lộ niềm tự hào với cảnh đẹp non sông. Nhấn giọng từ gợi tả.
-HD đọc toàn bài .
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
-Đọc từng dòng thơ: 
+Sửa lỗi phát âm cho hs 
-Đọc từng khổ thơ trước lớp .
GV nhắc hs nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ,khổ thơ.
-Giúp hs hiểu được các địa danh có trong bài. 
+Đọc từng khổ thơ trong nhóm :
-Đọc đồng thanh:
*HĐ 2.(7’)HD tìm hiểu bài 
-Mỗi câu ca dao nói đến một vùng đó là những vùng nào?
+6 câu ca dao nói đến cảnh đẹp 3 vùng Bắc- Trung- Nam của đất nước ta. Câu 1,2 nói về miền Bắc, câu 3,4 nói về MT câu 5,6 nói về MN
-Mỗi vùng có những cảnh đẹp gì?
-Theo em ai đã gìn giữ tô đẹp cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?
*HĐ 3:(8 ’)Luyện đọc học thuộc lòng
-Tuyên dương hs đọc hay,đọc thuộc. 
HĐ của trò 
-Theo dõi,đọc thầm theo T 
-1 hs đọc cả bài.
-Mỗi hs nối tiếp đọc 2 dòng thơ.
-Đọc nối tiếp cả 6 câu ca dao.
-Đọc theo nhóm đôi hs nghe để góp ý cho nhau.
-Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
-Đọc thầm toàn bài và phần chú giải cuối bài.
-Câu 1: Lạng Sơn; Câu 2:Hà Nội;Câu 3:Nghệ An; Câu 4:TTH -Đà Nẵng; câu 5: TPHCM; câu 6Long An,Tiền Giang; Đồng Tháp
-Đồng Đăng có phố Kì Lừa...
-Cha ông từ bao đời nay đã gìn giữ tô điểm ...
-Mỗi tổ 6 hs tiếp nối thi đọc thuộc lòng 6 câu ca dao.
-4 hs đọc thuộc cả bài.Lớp nhận xét, bình chọn người đọc hay
C.Củng cố –Dặn dò (2’) 
	-Bài vừa học giúp em hiểu điều gì?( Đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp)
-Nhận xét tiết học.
	 -Dặn dò hs: Về nhà học thuộc lòng bài thơ 
Thể dục: bài 24
I.Mục tiêu : Giúp hs :
	- Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. 
	 -Học động tác nhảy.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng.ơng đối đúng.
	-Chơi trò chơi : “Ném trúng đích”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi đúng luật.
II. Địa điểm ,phương tiện :
 	 -Sân trường, kẻ sân cho trò chơi ,lá cờ vải,còi...
III. Nội dung và phơng pháp lên lớp 
Phần mở đầu 
-T nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học 
-Khởi động : Chạy chậm dọc sân 
+xoay khớp khuỷ tay .... 
+chạy nhẹ tại chỗ vỗ tay hát 
+Chơi trò chơi vi tính
1’
2’
1’
1’
Theo đội hình 2 hàng dọc chuyển sang 4 hàng ngang cán sự điều khiển.
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
 x
Phần cơ bản 
Ôn tập 6 động tác của bài thể dục phát triển chung. 
-T đến từng tổ quan sát nhắc nhở kết hợp sửa động tác sai cho hs 
-Thi giữa các tổ dưới sự điều khiển của thầy.Tổ nào thuộc nhất cả lớp biểu dương.
-Học động tác nhảy.
+T làm mẫu động tác.Giải thích động tác,Hô nhịp chậm H tập theo.
-Lần 2,3 hô,làm mẫu hs làm theo 
-Lần 4,5 thầy hô, hs tập.
+Chơi trò chơi : “Ném bóng trúng đích”
-HD cách chơi, cho hs chơi.
-Biểu dương những hs thắng cuộc.
-Ai thua đi động tác “con vịt” 8m
7-8’
8’
8’
-H tập theo 4 tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng. Theo đội hình 2 hàng ngang. 
-Tổ chức cho hs thi giữa các tổ.
Đội hình 4 hàng ngang.
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x 
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x x
 x
-Chơi theo tổ 
Phần kết thúc 
-Đi chậm theo vòng tròn vừa đi vừa thả lỏng 
Hệ thống bài học 
nhận xét tiết học –Giao bài tập về nhà 
-Theo đội hình 4 hàng ngang chuyển sang vòng tròn ,lớp trưởng điều khiển.
-Ôn lại bài vừa học 
Thứ ngày tháng năm 200
Tập làm văn
I.Mục đích yêu cầu :Giúp học sinh:
	-Rèn kỹ năng nói :Dựa vào bức tranh (hoặc một tấm ảnh) về một cảnh đẹp của nước ta, học sinh nói được nhứng điều đã biết về cảnh đẹp đó.(Theo gợi ý sgk).Lời kể rõ ý, có cảm xúc,thái độ mạnh dạn,tự nhiên.
	-Rèn kỹ năng viết :H viết được những điều vừa nói thành một đoạn văn (từ 5-7 câu ).Dùng từ đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh,(ảnh).
II. Chuẩn bị :ảnh biển Phan Thiết (SGK).Tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước.
 -Bảng lớp ghi câu hỏi gợi ý. 
III. Các hoạt động cơ bản
A.Kiểm tra bài cũ(5’)
	-Yêu cầu 1 hs kể chuyện Tôi có đọc đâu 
	-2 hs nói về quê hương nơi em đang ở.
	-T ,H/s nhận xét ,cho điểm 
B. Bài mới 
	Giới thiệu bài :(1’) 
HĐ của thầy
HĐ 1: (12’) H kể miệng . 
-T kiểm tra sự chuẩn bị của hs về tranh ảnh cho tiết học. 
-T lưu ý cho hs khi nói không phụ thuộc vào gợi ý,có thể nói tự do.
-T hướng dẫn hs nói về cảnh đẹp trong tấm ảnh biển Phan Thiết, yêu cầu hs nói lần lượt theo từng câu hỏi.
-T và hs nhận xét khen những hs nói đủ ý, biết dùng từ ngữ gợi tả...
HĐ2:(10’) Học sinh làm bài viết. 
-T HD hs cách dùng từ, viết tên riêng... 
-T nhận xét để hs rút kinh nghiệm . 
-Chấm chữa bài cho hs – nhận xét.
HĐ của trò
-1 học sinh đọc yêu cầu bài tậpvà gợi ý trong sách giáo khoa.
-1 học sinh khá ,làm mẫu.
-2 hs thi nói trước lớp.
-H tập nói về nội dung tranh, ảnh đã chuẩn bị theo nhóm đôi.
Đại diện một số nhóm trình bày.
-Hs khác nhận xét.
-Đọc thầm nêu yêu cầu bài tập
Viết bài vào vở.Sau đó một số hs trình bày bài viết của mình trước lớp.
C .Củng cố – Dặn dò.(1’)
 -Nhận xét tiết học 
 -Về nhà chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước và tập kể về cảnh đẹp đó.
Chính tả. nghe viết: cảnh đẹp non sông
I,Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kỹ năng viết chính tả :
	-Nghe –Viết chính xác 4 câu ca dao cuối trong bài “ Cảnh đẹp non sông”.Trình bày đúng thể thơ lục bát, thể song thất.
	-Luyện viết đúng một số tiếng chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn ch/ tr; hoặc at/ac.
	Viết bài cẩn thận, sạch ,đẹp.
II,Chuẩn bị:- Bảng lớp viết bài tập 1. 
III,Các hoạt động cơ bản.
A,Kiểm tra bài cũ: (5’)
	 -2 hs viết bảng,lớp viết vở nháp ,các tiếng có chứa vần ooc,2 tiếng bắt đầu bằng ch/tr.
 -T nhận xét - Đánh giá.
B,Giới thiệu bài. (1’) Rèn kỹ năng viết chính tả ,làm bài tập chính tả 
HĐcủa thầy.
1,HĐ1:(17’)HD hs viết chính tả.
a.HD hs chuẩn bị 
-T đọc lần 1 khổ thơ 
-Bài chính tả có những tên riêng nào?
-Tên riêng ta phải viết như thế nào?
-3 câu ca dao thể lục bát ta trình bày ntn?
-Câu ca dao cuối thể thơ 7 chữ ta phải trình bày thế nào?
-T đọc tiếng khó. 
Quan sát -Sửa sai cho hs .
b.Học sinh viết bài.
-T đọc lần 2,hd cách trình bày,quan sát hd/ hs yếu viết đúng chính tả trình bày đẹp.
Thầy đọc lần 3
c.*Chấm chữa bài.Thu 7 bài chấm. 
-T nhận xét chữa lỗi hs mắc nhiều . 
2,HĐ2(10’):Hướng dẫn hs làm bài tập. 
-Bài 1 : Tìm và viết lại chỗ trống các từ:
a.Chứa tiếng bắt đầu bằng ch/ tr có nghĩa như sau...
b.Chứa tiếng có vần at hoặc ac có nghĩa như sau...
-T nhận xét ,chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả: Cảnh đẹp non sông.
-Nhận xét củng cố cách dùng ch/ tr ; ươc/iêc
-Chấm bài, nhận xét bài.
HĐcủa trò.
-Chú ý theo dõi và đọc lại bài thơ .
 -Nghệ, Hải Vân, Hòn Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười.
-Viết hoa con chữ đầu của mỗi chữ.
-Dòng 6 chữ viết lui vào, dòng 8 chữ viết lui ra khoảng 1 chữ.
-Hai chữ đầu dòng thơ viết bằng nhau.
-Một hs viết bản, lớp viết vào vở nháp, nhận xét: quanh quanh,non xanh,nghìn trùng, chia hai.
-Viết bài vào vở.
-Soát bài, chữa lỗi.
-Đọc thầm yêu cầu bài tập , làm bài vào vở.
-1 hs lên bảng làm, hs khác nhận xét đọc lại kết quả.
a.Cây chuối, chữa bệnh, trông.
b.vác,khát, thác.
-Một hs nêu yêu cầu ,lớp đọc thầm.
-H nêu miệng kết quả bài làm của mình.
-Bắt đầu bằng tiếng ch: chảy
-Bắt đầu bằng tếng tr: tranh, trùng
b.Có vần ươc: nươc.
Có vần iêc: biếc.
3,Củng cố –Dặn dò.(1’)
	-Nhận xét tiết học. 
	-Về nhà làm bài tập còn lại 
Toán: luyện tập. 
I.Mục tiêu: Giúp hs:
	-Củng cố về bảng chia 8.áp dụng vào làm tính và giải toán. 
	-Củng cố cho hs về nhận biết số phần bằng nhau của một số
II,Các hoạt động cơ bản.
A,Kiểm tra bài cũ:(4’)
	-Yêu cầu 3 hs đọc bảng chia 8 
-	T nhận xét,đánh giá. 
B,Bài mới.
	-Giới thiệu bài.(1’) Luyện tập... 
HĐcủa thầy.
1,HĐ1:(23’) Củng cố về bảng chia 8
-Quan sát giúp đỡ hs làm bài tập.
Bài tập 1: Tính nhẩm:
-T viết kết quả sau khi hs nêu.
-Củng cố về mối quan hệ giữa bảng nhân và bảng chia 8.
-Bài 2: Tính nhẩm.
-Bài 3: Giải toán.
-Yêu cầu hs nêu cách làm.
2,HĐ2 :(6 ’) Củng cố về cách tìm số phần bằng nhau 
 -Bài 4: Tô màu số ô vuông trong mỗi hình. 
-Vì sao tô màu vào số ô vuông đó.
* Chấm bài, nhận xét. 
HĐcủa trò.
-Nêu miệng kết quả bài tập. 
8x2=16 ...
8x3=24...
... 
-2 hs lên bảng làm, H khác nhận xét.
32 : 8 = 4 ; 32 : 4= 8....
-1hs lên làm,hs khác nhận xét đọc bài làm của mình.
-Tính số gạo sau khi bán,từ số gạo còn lại tính số gạo trong mỗi túi.
-Nêu miệng kết quả bài làm.
-Hình 1 tô vào 2 ô vuông vì có 16 ô vuông to màu số ô vuông đó thì lấy 16 : 8 = 2 ô vuông .Vậy tô màu vào 2 ô vuông.
4,Củng cố-Dặn dò. (3’) 
	-Nhận xét tiết học.
	-Làm bài tập ở nhà sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T12 L3 Theo chuan KTKN.doc