1. Hoạt động khởi động
2. - Học sinh hát: Ba kể con nghe.
- 2 học sinh đọc bài “Nhớ Việt Bắc”.
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
2. HĐ Luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng tình cảm, hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết của câu chuyện.
+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.
+ Giọng người cha ở đoạn 1: thể hiện sự khuyên bảo, lo lắng cho con; ở đoạn 2: nghiêm khắc; ở đoạn 4: xúc động có sự yên tâm, hài lòng về con; ở đoạn 5: trang trọng, nghiêm túc.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:
+ Tuy vậy,/ ông rất buồn/ vì cậu con trai lười biếng.//
+ Cha muốn trước khi nhắm mắt/ thấy con kiếm nổi bát cơm.//
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ dúi, dành dụm.
TUẦN 15: Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2020 TOÁN: TIẾT 71: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). 2. Năng lực: a. Năng lưc chung: -Tự chủ, tự học: Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra. (HĐ 2) - Giao tiếp và hợp tác:Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học. Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề do giáo viên đưa ra. (HĐ 1, 2) - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn. (HĐ 2) b. Năng lực đặc thù: Rèn kĩ năng đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.. (NL: giải quyết vấn đề toán học; tư duy lập luận; NL giao tiếp toán học;) (HĐ2) 3. Phẩm chất: HS chăm chỉ, tích cực thực hiện các yêu cầu của GV ( PC: chăm chỉ, trách nhiệm) (HĐ 1,2 *Bài tập cần làm: Làm bài tập 1 (cột 1,2,3), bài tập 2; bài tập 3 II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng:- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ. - Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con. 2. Phương pháp, kĩ thuật: Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động - Trò chơi: Nối nhanh, nối đúng: GV đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả: 84 : 2 18 90 : 5 42 89 : 4 22 dư 1 97 :7 14 dư 1 - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 2. HĐ hình thành kiến thức mới - Giáo viên viết lên bảng phép tính: 648 : 3=? - Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc và tự thực hiện phép tính. + Nêu cách thực hiện phép chia. + Hướng dẫn học sinh chia từng bước. - Chốt: 648 chia 3 bằng bao nhiêu? * Giáo viên nêu phép chia: 236 : 5 - Tiến hành các tương tự như phép tính 648 : 3 - Giáo viên cho học sinh nhận xét sự khác nhau giữa 2 phép tính. *Giáo viên giúp đỡ đối tượng M1, M2. - Đặt tính. - Cách tính. + Tính từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ; mỗi lần chia được một chữ số ở thương (Từ hàng cao đến hàng thấp). + Lần 1:Tìm chữ số thứ nhất của thương (2). + Lần 2: Tìm chữ số thứ nhất của thương (1). + Lần 3: Tìm chữ số thứ nhất của thương (6). Lưu ý: Ở lần chia thứ nhất có thể lấy 1 chữ số (trường hợp 648 : 3), hoặc phải lấy hai chữ số (như trường hợp 236 : 5) 3. HĐ thực hành Bài 1 (cột 1,2,3): Cá nhân – cặp đôi – Lớp - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên nhận xét chung. Bài 2: (Cá nhân - Lớp) - Giáo viên cho học sinh nêu và phân tích bài toán. - Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. - Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài. - Cho học sinh lên chia sẻ cách làm bài. *Giáo viên củng cố: áp dụng bảng chia 9 để thực hiện giải. Bài 3: (Nhóm - Lớp) - Giáo viên treo bảng phụ có sẵn bài mẫu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài mẫu. - Yêu cầu học sinh làm theo nhóm vào bảng phụ. - Giáo viên nhận xét chung. Bài 1 (cột 4): (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán) - Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. 3. HĐ ứng dụng 4. HĐ sáng tạo - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. Học sinh đọc. - Cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp. - Học sinh lên bảng đặt tính và tính chia sẻ trước lớp. - 648 : 3 = 216 - Học sinh đặt tính và tính 236 : 5 = 47 ( dư 1) - Học sinh nhận biết được cùng chia số có 3 chữ số cho số có 1 chức số những khác nhau ở 235 : 5 là phép chia có dư - Lắng nghe và ghi nhớ thực hiện. - Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp. Đáp án: a, 218; 75; 65 b, 114 ( dư 1); 192 (dư 2); 97 (dư 4) - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - Học sinh chia sẻ kết quả. Bài giải: Có tất cả số hàng là: 234 : 9 = 26 ( hàng) Đáp số: 26 hàng - Học sinh đọc bài mẫu và trả lời theo các câu hỏi của giáo viên. - Các nhóm làm bài rồi chia sẻ trước lớp. Số đã cho 432m 888kg 600 giờ 312 ngày Giảm 8 lần 432 : 8 = 54m 888 : 8 = 111kg 600 : 8 = 75 giờ 312 : 8 = 39 ngày Giảm 6 lần 432 : 6 = 72m 888 : 6 = 148 g 600 : 6 = 100 giờ 312 : 6 = 52 ngày - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành. ............................................................................................... TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT): HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa của các từ trong bài: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,... - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4). - Kể lại được toàn bộ câu chuyện - kể tự nhiên, phân biệt lời kể với giọng nhân vật ông lão. 2. Năng lực: a- Năng lực chung:+ Tự tin trao đổi ý kiến với thầy cô, bạn bè. Cộng tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập.( NL: giao tiếp hợp tác; tự chủ- tự học; Giải quyết vấn đề) +Chú ý lắng nghe, quan sát tranh ảnh. Biết hợp tác với thầy cô, bạn bè để hiểu câu chuyện và ghi nhớ nội dung câu chuyện. Kể lại câu chuyện, áp dụng bài học vào cuộc sống.( NL: giao tiếp hợp tác; tự chủ - tự học; giải quyết vấn đề) b- Năng lực đặc thù: + HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tâp; Rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; Phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.( NL: ngôn ngữ) + HS phát triển về năng lực ngôn ngữ, có kĩ năng kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. Đối với HS M3+ M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện. Hiểu được nội dung bài đọc, rút ra được bài học cho bản thân qua bài đọc.(NL : văn học – ngôn ngữ) + HS phát triển về năng lực văn học: Nhận biết được câu chuyện nói về ai, về cái gì; nhận biết được nhân vật trong câu chuyện.( NL: Văn học) 3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh chăm chỉ lao động.PC: Chăm chỉ- trách nhiệm;) II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động - Học sinh hát: Ba kể con nghe. - 2 học sinh đọc bài “Nhớ Việt Bắc”. - Kết nối bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. 2. HĐ Luyện đọc a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng tình cảm, hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết của câu chuyện. + Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng. + Giọng người cha ở đoạn 1: thể hiện sự khuyên bảo, lo lắng cho con; ở đoạn 2: nghiêm khắc; ở đoạn 4: xúc động có sự yên tâm, hài lòng về con; ở đoạn 5: trang trọng, nghiêm túc. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó - Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: + Tuy vậy,/ ông rất buồn/ vì cậu con trai lười biếng.// + Cha muốn trước khi nhắm mắt/ thấy con kiếm nổi bát cơm.// - Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ dúi, dành dụm. d. Đọc đồng thanh Nhận xét, đánh giá, 3. HĐ tìm hiểu bài Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài. + Câu chuyện có những nhân vật nào? + Ông lão là người như thế nào? + Ông lão buồn vì điều gì? + Ông lão mong muốn điều gì ở người con? + Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã yêu cầu con ra đi và mang tiền về nhà. Trong lần ra đi thứ nhất người con đã làm gì? + Người cha đã làm gì đối với số tiền đó? + Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao? + Vì sao người con phải ra đi lần thứ hai? + Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm tiền như thế nào? + Khi ông lão vứt tiền vào lửa người con đã làm gì? + Hành động đó nói lên điều gì? + Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con? + Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện? + Hãy nêu bài học ông lão dạy con bằng lời của em? Giáo viên chốt nội dung: Đôi bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn. 4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 5. HĐ kể chuyện a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện - Sắp xếp các tranh ra nháp theo trình tự đúng. - Kể lại toàn bộ câu chuyện. b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu sách giáo khoa. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ, sắp xếp các tranh theo nhóm 2, đại diện nhóm báo cáo trước lớp. - Giáo viên nhận xét, chốt. Tổ chức cho học sinh kể: - Yêu cầu cả lớp chọn 1 đoạn tự nhẩm kể. - Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể. c. Học sinh kể chuyện trong nhóm d. Thi kể chuyện trước lớp: - Yêu cầu một số em kể lại cả câu chuyện theo vai nhân vật. Lưu ý: - Kể đúng nội dung. - Kể có ngữ điệu Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: + Câu chuyện nói về việc gì? + Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện? + Qua câu chuyện này em học được điều gì? 6. HĐ ứng dụng 7. Hoạt động sáng tạo - Học sinh hát. - Học sinh thực hiện. - Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa. Học sinh lắng nghe. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Siêng năng, lười biếng, làm lụng, kiếm nổi,...) - Học sinh chia đoạn (5 đoạn như sách giáo khoa). - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm. - Đọc phần chú giải (cá nhân). - 1 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp. - Học sinh đọc đồng thanh. 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài. - Câu chuyện có 3 nhân vật là ông lão, bà mẹ và cậu con trai. - Ông lão là người rất siêng năng, chăm chỉ. - Ông lão buồn vì người con trai lão rất lười biếng. - Ông lão muốn người con tự kiếm nổi 1 bát cơm, không phải nhờ vả vào người khác. - Người con dùng số tiền bà mẹ cho để chơi mấy ngày, khi còn lại một ít thì mang về cho cha. - Người cha ném tiền xuống ao. - Vì lão muốn thử xem đó có phải là số tiền mà người ... ẩm, ngoài ra còn có cả gửi tiền, gửi hàng hoá, điện hoa qua bưu điện. *Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận câu hỏi: nêu nhiệm vụ, ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình. - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Nhận xét * Kết luận: - Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở thông tin liên lạc phát tin tức trong nước và ngoài nước. - Đài truyền hình, đài phát thanh giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hoá, giáo dục, kinh tế, Hoạt động 3: Thực hành - Giáo viên cho học sinh đóng vai nhân viên bán tem, phong bì và nhận gửi thư, hàng. - Một vài học sinh đóng vai người gửi thư, quà. - Một số học sinh khác chơi gọi điện thoại. - Nhận xét. 3. HĐ ứng dụng 4. HĐ sáng tạo - Học sinh hát. - Học sinh trình bày. - Nhắn qua người trung gian, viết thư, gọi điện thoại, nhắn tin qua điện thoại, gửi E-mail - Học sinh lắng nghe. - Mở sách giáo khoa. Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh là: gửi thư, gọi điện thoại, gửi bưu phẩm - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác nghe và bổ sung. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác nghe, bổ sung. - Học sinh thực hiện chơi theo sự phân công của giáo viên. - Tìm hiểu và ghi lại số điện thoại, địa chỉ của một người bạn ở nơi xa. - Thực hành gửi thư hỏi thăm sức khỏe và trao đổi tình hình học tập của bản thân cho một người bạn ở nơi xa theo địa chỉ tìm hiểu được. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 30: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh ( thành phố ) nơi các em đang sống. - Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.( NL: giao tiếp hợp tác; tự chủ - tự học; giải quyết vấn đề) b. Năng lực đặc thù: HS biết tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống. 3. Phẩm chất:HS Biết trân trọng sản phẩm nông nghiệp. ( PC: chăm chỉ- trách nhiệm) *GD BVMT: Biết các hoạt động nông nghiệp, ích lợi và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các hoạt động đó. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng:GV: Hình vẽ trang 58, 59 sách giáo khoa, tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động - Yêu cầu học sinh kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh. Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện. Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có điện thoại được không? - Giáo viên nhận xét. - Kết nối nội dung bài: Ghi đầu bài lên bảng. 2. HĐ khám phá kiến thức Hoạt động 1: Hoạt động nhóm - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát các hình trang 58, 59 sách giáo khoa và thảo luận theo các gợi ý sau: + Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình? + Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì? - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Giáo viên nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau như: trồng ngô, khoai, sắn, chè,; chăn nuôi trâu, bò, dê, *Kết luận: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đáng bắt và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng được gọi là hoạt động nông nghiệp. Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp - Giáo viên cho từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống - Giáo viên cho một số cặp trình bày trước lớp. - Giáo viên nhận xét. Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp - Giáo viên chia lớp thành các nhóm. - Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy lớn yêu cầu mỗi nhóm trình bày tranh theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm. - Cho từng nhóm bình luận về tranh xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề nghiệp đó. - Giáo viên x chung và khen nhóm làm tốt nhất. 3. HĐ ứng dụng 4. HĐ sáng tạo - Học sinh hát. - Học sinh nêu. - Học sinh lắng nghe. - Mở sách giáo khoa. - Học sinh quan sát và thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. + Ảnh 1: chụp người nông nhân đang chăm sóc cây cối, để không khí thêm trong lành. + Ảnh 2: chụp cảnh chăm sóc đàn cá – cung cấp cá cho con người làm thức ăn. + Ảnh 3: chụp cảnh gặt lúa – cung cấp cho con người thóc gạo để ăn. + Ảnh 4: chụp cảnh chăm sóc đàn lợn – cung cấp thức ăn cho con người. + Ảnh 5: chụp cảnh chăm sóc đàn gà – cung cấp thức ăn cho con người. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác nghe, bổ sung. - Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe. - Học sinh trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét. - Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Học sinh trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét. - Nêu các hoạt động nông nghiệp ở nơi em ở. - Cùng bạn bè, người thân tham gia các hoạt động nông nghiệp ở nhà, địa phương nơi mình ở. ĐẠO ĐỨC QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Các em có thể quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức với mình. - Biết được mình đã làm được gì và chưa làm được gì để từ đó điều chỉnh bản thân. 2.Năng lực: a. Năng lực chung: Biết làm việc nhóm ; hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp.( NL: giao tiếp hợp tác) - Biết giải quyết vấn đề thông qua các tình huống, tham gia phát biểu ý kiến. ( NL: giải quyết vấn đề) b. Năng lực đặc thù: Biết Thực hiện hành động cụ thể biểu hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.(NL: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân) 3. Phẩm chất: Biết tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.- Đồng tình với những ai biết quan tâm đến hàng xóm láng giềng, không đồng tình với những ai thờ ơ, không quan tâm đến hàng xóm láng giềng. ( PC: chăm chỉ) II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: Giáo viên: Nội dung tiểu phẩm “Chuyện hàng xóm”. Phiếu thảo luận cho các nhóm. Nội dung truyện “Tình làng, nghĩa xóm”. - Học sinh: Vở bài tập. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Khởi động - Học sinh kể những việc mình đã làm để giúp đỡ làng xóm láng giềng? - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng. 2. HĐ thực hành: a: Bày tỏ ý kiến: Làm việc theo nhóm -> Chia sẻ trước lớp - Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu thảo luận, yêu cầu học sinh đưa ra lời giải thích hợp lý cho mỗi ý kiến của mình. Các tình huống sau: 1. Bác Tư sống một mình, lúc bị ốm không có ai bên cạnh chăm sóc. Thương bác, Hằng đã nghỉ học hẳm một buổi ở nhà để giúp bác làm công việc nhà. 2. Thấy bà Lan vừa phải trong bé Bi, vừa phải thổi cơm. Huy chạy lại, xin được trông bé Bi giúp bà. 3. Chủ nhật nào, Việt cũng giúp cu Tuấn con cô Hạnh ở nhà bên học thêm môn Toán. 4. Tùng nô đùa với các bạn trong khu tập thể, đá bóng vào cả quán nước nhà Bác Lưu. - Nhận xét câu trả lời của các nhóm *Giáo viên kết luận: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là việc làm tốt nhưng cần phải chú ý đến sức mình. Chỉ nên giúp những công việc phù hợp và vừa sức với. b: Liên hệ bản thân. Làm việc cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp - Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi, ghi lại những công việc mà bạn bên cạnh đã làm để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng của mình. - Nhận xét, kết luận: Khen những học sinh đã biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng của mình một cách hợp lý. c: Tìm hiểu truyện: “Tình làng, nghĩa xóm”: Làm việc cả lớp - Đọc chuyện: “Tình làng, nghĩa xóm”. Yêu cầu học sinh thảo luận cả nhóm, trả lời các câu hỏi sau: 1. Em hiểu “Tình làng, nghĩa xóm” được thể hiện trong câu chuyện này như thế nào? 2. Em rút ra được bài học gì cho mình qua câu chuyệt trên? 3. Ở khu phố, em đã làm gì để góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hàng xóm, láng giềng của mình? *Giáo viên kết luận: Mỗi người không thể sống xa gia đình, xa hàng xóm láng giềng. Cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng để thắt chặt hơn mối quan hệ, tình cảm tốt đẹp này. - Yêu cầu học sinh học thuộc lòng các câu ca dao, tục ngữ nói về tình làng nghĩa xóm. 3. Hoạt động ứng dụng 4. HĐ sáng tạo - Học sinh nêu. - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. 1. Hằng làm thế là sai, chỉ giúp hàng xóm theo điều kiện cho phép của mình. Hằng có thể nói với người lớn để nhờ giúp đỡ thêm chứ không được nghỉ học. 2. Huy làm thế là đúng, nhờ Huy giúp đơ, bà Lan sẽ đỡ vất vả hơn khi làm công việc của mình. 3. Việt làm thế là đúng, cu Tuấn học giỏi Toán sẽ làm cho cả nhà cô Hạnh vui, bố mẹ Việt cũng vui, hai gia đình sẽ gắn bó hơn. 4. Tùng làm thế là sai, làm ảnh hưởng đến gia đình bác Lưu hàng xóm: các bạn có thể làm đổ vỡ chai lọ trong quán... - Nhận xét các câu trả lời của nhóm khác. - Học sinh thảo luận cặp đôi, 3-4 cặp đôi phát biểu ý kiến. - Học sinh nghe, nhận xét, bổ sung bày tỏ thái độ của mình. - 1 học sinh đọc lại. Cả lớp thảo luận, 3-4 học sinh trả lời câu hỏi. - “Tình làng nghĩa xóm” ở đây được thể hiện ở chỗ: dù món quà cho bạn vân rất nhỏ nhưng vì quý Vân mà mẹ chị Quỳnh vẫn mang cho. - Bài học: Đừng coi thường những cử chỉ, sự giúp đỡ, quan tâm dù nhỏ nhất của hàng xóm, láng giềng vì điều đó thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa mọi người với nhau. - Em đã quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng những lúc cần thiết như: trông em bé... - Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng những công việc phù hợp, vừa sức với bản thân. - Quan tâm, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, xã hội .........................................................................................
Tài liệu đính kèm: