Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Trương Á

Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Trương Á

-Theo dõi các nhóm đọc.

-Nhận xét, tuyên dương.

Hoạt động 2: (12’) Hướng dẫn tìm hiểu bài:

H: Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?

H: Trước ý kiến đột ngột của trung đoàn trưởng, vì sao các chiêns sĩ nhỏ tuổi thấy cổ họng mình bị nghẹn lại?

H: Thái độ của các bạn như thế nào? Vì sao các bạn không muốn về nhà?

H: Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?

H: Thái độ của trung đoàn trưởng như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?

H: Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài?

H: Em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi?

- Hỏi thêm: Các chiến sĩ Vệ quốc quân đáng quý, đáng trân trọng như thế nào?

Hoạt động 3: (7’) Luyện đọc lại:

- GV đọc lại đoạn 2. Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn.

- Yêu cầu HSKG chọn để tập đọc với giọng biểu cảm một đoạn trong bài.

KỂ CHUYỆN

Hoạt động 1: (1’)

- GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào câu hỏi gợi ý trong SGK kể từng đoạn câu chuyện. (HSKG kể được toàn bộ câu chuyện

 

docx 23 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Trương Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 20
Thứ hai ngày 01 tháng 02 năm 2021
Tập đọc - Kể chuyện
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. MỤC TIÊU
A. Tập đọc:
1. KT: Đọc đúng các từ, tiếng khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: trung đoàn trưởng, trìu mến, gian khổ, chịu nổi, cổ họng, ở chung, ở lộn, Tổ quốc, chiến sĩ, rực rỡ... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).
2. KN: Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 SGK) 
KNS:-Đảm nhận trách nhiệm. 
Tư duy sáng tạo bình luận nhận xét. -Lắng nghe tích cực
3. TĐ: Giáo dục HS biết khắc phục khó khăn để vươn lên.
B. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các câu hỏi gợi ý, 
KNS:-Thể hiện sự tự tin 
 -Giao tiếp 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- Tranh minh hoạ truyện 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý (phần kể chuyện).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TẬP ĐỌC
1. KTBC :(3’)
- GV gọi 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Báo cáo tổng kết thi đua: “Noi gương chú bộ đội”.
2. Bài mới: (44’) Giới thiệu bài (2’)
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ hỏi để giới thiệu bài“Ở lại với chiến khu”.
- GV yêu cầu HS nêu nghĩa của từ chiến khu và GV ghi tên bài lên bảng.
2.Hoạt động 1: (23’) Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, xúc động. 
- Hướng dẫn luyện đọc
+Đọc từng câu:
-Hướng dẫn phát âm: 
 +Đọc từng đoạn:
+Đọc trong nhóm:
 -Theo dõi các nhóm đọc.
-Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: (12’) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
H: Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
H: Trước ý kiến đột ngột của trung đoàn trưởng, vì sao các chiêns sĩ nhỏ tuổi thấy cổ họng mình bị nghẹn lại?
H: Thái độ của các bạn như thế nào? Vì sao các bạn không muốn về nhà?
H: Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
H: Thái độ của trung đoàn trưởng như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?
H: Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài?
H: Em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi?
- Hỏi thêm: Các chiến sĩ Vệ quốc quân đáng quý, đáng trân trọng như thế nào?
Hoạt động 3: (7’) Luyện đọc lại:
- GV đọc lại đoạn 2. Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn.
- Yêu cầu HSKG chọn để tập đọc với giọng biểu cảm một đoạn trong bài.
KỂ CHUYỆN
Hoạt động 1: (1’)
- GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào câu hỏi gợi ý trong SGK kể từng đoạn câu chuyện. (HSKG kể được toàn bộ câu chuyện.)
Hoạt động 2: (19’) Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện:
1. Kể mẫu:
- GV treo bảng phụ có ghi các câu hỏi gợi ý, yêu cầu 2 HS khá lần lượt kể mẫu đoạn 1, 2.
2. Kể theo nhóm.
- YC HS kể theo nhóm 4 HS, kể lại câu chuyện theo từng đoạn.
- Gọi 4 HS ở 4 nhóm khác nhau yêu cầu tiếp nối nhau kể câu chuyện trước lớp. 
- Nhận xét HS.
3. Củng cố - dặn dò(3’)
- GV tổ chức cho các tổ thi hát một đoạn trong bài ca Vệ quốc quân.
- Tuyên dương tổ hát hay, đều. Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Chiến khu là nơi quân ta đóng căn cứ để chống giặc ngoại xâm. Ví dụ: Chiến khu Việt Bắc, chiến khu Dương Hoà.
- Theo dõi GV đọc bài mẫu và đọc thầm theo.
-Tiếp nối nhau đọc từng câu
-Đọc từ khó
-Đọc nối tiếp câu lượt 2.
-4 em đọc 4 đoạn.
-Đọc chú giải.
-Đọc nối tiếp đoạn lượt 2
-Nhóm 4 em luyện đọc
-Đại diện nhóm đọc.
-Nhận xét.
- Đọc thầm đoạn 1 
-Thông báo ý kiến của trung đoàn cho các chiến sĩ nhỏ về sống với gia đình.
-Xúc động, bất ngờ vì nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, không được tham gia chiến đấu.
-tha thiết xin ở lại
-sẵn sàng chịu đựng gian khổ, không muốn về chung sống giữa bọn Tây, Việt gian.
-cho các em ăn ít lại, đừng bắt các em phải trở về.
- “Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.”
-Rất yêu nước, chiến đấu hết mình vì Tổ quốc.
- Các chiến sĩ Vệ quốc quân nhỏ tuổi nhưng vô cùng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hy sinh vì Tổ quốc.
- Nghe, luyện đọc.
- 3- 4 HS thi đọc đoạn văn.
- Một HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc gợi ý.
- Nghe GV hướng dẫn.
- 2 HS kể trước lớp.
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Lần lượt từng HS kể trước nhóm, các HS cùng nhóm theo dõi và nhận xét.
- 4 HS kể nối tiếp trước lớp, lớp theo dõi, nhận xét, chọn bạn kể hay nhất.
- 1-2 HS KG kể toàn bộ câu chuyện.
Bổ sung
Toán:
ĐIỂM Ở GIỮA - TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU: 
1.KT: Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của một đoạn thẳng .
2.KN: Làm bài tập 1, 2SGK.
3.TĐ:Rèn tính nhanh nhẹn, cẩn thận trong học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thước thẳng, phấn màu; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (3’)GV kiểm tra bài 5,6 tiết 95. Nhận xét,
2.Bài mới : Giới thiệu bài (1')
Hoạt động 1: (10’) Hình thành kiến thức: 
1. Điểm ở giữa hai điểm :
- GV vẽ lên bảng một đoạn thẳng và lấy 3 điểm A, O, B theo thứ tự để giới thiệu 3 điểm thẳng hàng.
- GV nói: Ba điểm A,O,B thẳng hàng và điểm O nằm giữa A và B.
- GV vẽ đoạn thẳng MN lên bảng và cho HS tìm điểm ở giữa M và N.
- GV nhận xét và nêu ra tình huống lấy điểm I không nằm trên đoạn thẳng MN 
2. Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng:
- GV vẽ đoạn thẳng A B có M là trung điểm của đoạn thẳng ( SGK)
- GV hỏi : 
* 3 điểm này như thế nào ? 
* M nằm ở vị trí nào so với AB?
* Em hãy đo và nhận xét về độ dài đoạn thẳng AM và đoạn thẳng MB?
.
- GV nói: M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- GV hỏi lại: Vì sao M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB? 
Hoạt động 2: (18’) Luyện tập
Bài 1: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng làm bài.
- Gọi HS trả lời trước lớp.
- GV chữa bài và nhận xét HS. 
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Yêu cầu HS tự làm bài. HS giỏi làm bài tập 3
 - Chữa bài 
- Kết hợp cho HS giải thích vì sao?
3. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Củng cố bài: YC HS nêu lại nội dung vừa học.
- Dặn: Chuẩn bị bài Luyện tập.
- Nhận xét tuyên dương.
- 2 HS lên bảng kiểm tra 
- HS nhận xét 
- HS quan sát, nghe giàng, nắm: 3 điểm A, O, B thẳng hàng. 
- HS nhắc lại.
- 3 HS lên bảng làm bài 
I
N
M
I
N
M
- HS nói I không phải là điểm nằm giữa đoạn thẳng M N.
- HS quan sát 
- HS trả lời :
* 3 điểm thẳng hàng với nhau.
* Điểm M nằm giữa A và B
* 1 HS lên bảng đo, HS dưới lớp đo trong SGK. Nhận xét: Hai đoạn thẳng AM và MB có độ dài bằng nhau.
- Vì M là điểm ở giữa hai điểm A và B; độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB.
- Làm bài theo cặp, 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS vừa chỉ trên hình vừa trả lời. Sau mỗi câu hỏi lại đổi vai.
- 1 HS lên bảng vừa chỉ hình vẽ vừa trả lời:
a) Ba điểm thẳng hàng là A, M, B; M, O, N; C, N, D.
b) M là điểm ở giữa A và B; O là điểm ở giữa M và N; N là điểm ở giữa C và D.
- HS nêu.
- HS làm bài vào vở, sau đó 1 HS chữa bài trước lớp.
- HS nghe GV hỏi, chữa bài theo lời giải đúng. Giải thích, VD: 
a) O là trung điểm của đoạn thẳng AB, Chọn đưa thẻ Đ vì O ở giữa hai điểm A và B; độ dài đoạn thẳng AO bằng độ dài đoạn thẳng OB và bằng 2 cm.
Bổ sung
Thứ ba ngày 02 tháng 02 năm 2021
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU : 	
1.KT: Biết khái niệm và xác định được trung điểm của đoạn thẳng cho trước. 2.KT: Làm được các bài tập 1, 2 SGK.
3.TĐ: Rèn tính cẩn thận trong học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
HS chuẩn bị tờ giấy bìa như bài tập 3. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- GV kiểm tra bài 2, 3 tiết 96.
2. Bài mới : Giới thiệu bài. (1')
Hoạt động1: Làm bài tập 1: (17')
Phần a)
- GV vẽ lên bảng đoạn thẳng AB như SGK. 
- Yêu cầu HS thử xác định trung điểm của đoạn thẳng AB dài 4cm vào nháp.
- GV hướng dẫn cách tìm :
+ Đo đoạn thẳng AB dài bao nhiêu?
+ Chia độ dài đoạn thẳng làm 2 phần bằng nhau, mỗi phần dài bao nhiêu?
+ Sau đó xác định trung điểm M
- GV cho HS nêu lại cách tìm trung điểm. 
Phần b)
- GV yêu cầu HS xác định trung điểm của đoạn thẳng CD.
- GV chữa bài, nhận xét và ghi điểm HS, khi chữa bài, yêu cầu HS nói rõ cách làm của mình.
Hoạt động1: Làm bài tập 2: (10')
- GV cho HS gấp tờ giấy như phần HD SGK.
- GV theo dõi HS gấp, chữa bài.
 IV. Củng cố - dặn dò: (2’)
- YC HS KG nhắc lại cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng. - Dặn dò: Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài so sánh các số trong phạm vi 10 000.
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng kiểm tra 
- HS nhận xét 
- Quan sát.
- Thực hành xác định trung điểm đoạn thẳng AB. 
- Nghe HD, đo, TLCH:
+ Dài 4cm.
+ Mỗi phần dài 2cm, AM = MM = 2cm 
- HS xác định trung điểm M.
+ Bước 1: Đo độ dài cả đoạn thẳng AB (đo được 4 cm).
+ Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau (được một phần bằng 2 cm).
+ Bước 3: Xác định trung điểm của đoạn thẳng AB (xác định điểm M trên đoạn thẳng AB sao cho AM bằng AB và bằng 2 cm). 
- HS áp dụng phần a) để tự làm phần b).
- HS thực hành bài tập 2.
- HS nêu trung điểm của các đoạn thẳng trên tờ giấy vừa gấp. 
Bổ sung
Chính tả (nghe - viết)
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. MỤC TIÊU
1.KT: Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi..
2.KN:Làm đúng BT điền vào chỗ trống (vần uôt / uôc). 
3.TĐ:Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
 GV: Bảng lớp ghi sẵn nội dung bài tập 2b SGK/16.
 HS: Vở, bút, bảng con, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC (2’) Gọi 3 HS lên bảng, đọc cho HS viết các từ ngữ cần chú ý của tiết chính tả trước.
- Nhận xét HS.
2. Bài mới: (30’) Giới thiệu bài: (1’)
Hoạt động 1: (20’) HD HS viết chính tả - 
a) GV đọc mẫu lần 1.
- Hỏi: Em hãy cho biết lời bài hát trong đoạn văn cho chúng ta biết điều gì?
b) HD trình bày: 
- Đoạn viết lời bài hát được trình bày ntn?
c) H.dẫn HS viết tiếng khó rồi luyện viết vào bảng con. GV theo dõi uốn nắn.
d) Đọc cho HS viết bài. Theo dõi, giúp đỡ những HS viết chậm.
e) Nhận xét 5 - 7 bài, hdẫn chữa bài. 
Hoạt động 2: (10’) HD HS làm BT ctả:
Bài 2b/16 Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS thi làm bài nhanh giữa các tổ. 
- Chữa bài và tuyên dương tổ thắng cuộc. Giải thích ý nghĩa các câu thành ngữ cho HS hiểu.
 ... .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 06 tháng 02 năm 2021
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
1.KT: Biết so sánh các số trong PV 10.000, viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
2.KN: Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm ( nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. Làm bài tập 1, 2, 3, 4(a)
3.TĐ: Rèn tính cẩn thận trong học toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ viết sẳn nội dung của bài tập 3,4 SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (4’) 
- Bài tập số 3 tiết 98.
- Nhận xét.
2. Bài mới : Giới thiệu: (1’)
Hoạt động1: (14’) Làm bài tập 1 và 2 
Bài 1: GV hướng dẫn HS làm bài như cách làm bài 1, 2 của tiết 98.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách làm.
Bài 3:
- Ycầu 2 HS ngồi cùng bàn thi nhau viết số 
- GV chữa bài.
 Bài 4a:
- GV treo bảng phụ có vẽ tia số trong bài. 
- GV yêu cầu HS làm phần a. HS giỏi làm thêm bài 4b.
- Hỏi: Mỗi vạch trên tia số ứng với số nào ?
- Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm nào?
- GV yêu cầu HS giải thích vì sao trung điểm ứng với số 300?
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
YC HS nêu lại cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng, mỗi em làm 1 bài. 
- HS làm bài. Chữa bài.
- HS làm bài
- Chữa bài, giải thích cách làm.
- Thi viết số theo cặp. 1 HS làm bảng.
- Chữa bài theo lời giải đúng.
- HS quan sát tia số. 
- HS làm bài. 
- 1 HS lên bảng vừa chỉ vào các vạch, vừa đọc số tương ứng với vạch đó.
- HS tiếp tục chỉ trên bảng, điểm ứng với số 300.
- ...vì từ 0 đến 300 có ba đoạn nhỏ, từ 300 đến 600 ứng với ba đoạn thẳng nhỏ, vậy điểm 300 chia đoạn thẳng từ 0 đến 600 ( từ A đến B) thành hai đoạn thẳng bằng nhau.
Bổ sung
Chính tả (nghe - viết)
TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH 
 I. MỤC TIÊU
1.KT: Nghe - viết đúng bài chính tả.
2.KN: trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT 2b, phân biệt vần uôt / uôc (chọn 3 trong 4 từ). 
3.TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- GV: Bảng lớp ghi sẵn nội dung bài tập 2b SGK/20.
- HS: Vở, bút, bảng con, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC (2’)
- Gọi HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ ngữ cần chú ý của tiết chính tả trước.
- Nhận xét HS.
Bài mới: (30’) Giới thiệu bài: (1’)
Hoạt động 1: (20’) HD HS viết chính tả 2. 
a) GV đọc đoạn văn một lần.
- Đoạn văn nói lên điều gì?
b) HD trình bày (Tiến hành như tiết trước)
- Trong đoạn văn này, những từ nào phải viết hoa? Vì sao?
c) H.dẫn HS viết tiếng khó rồi luyện viết vào bảng con. GV theo dõi uốn nắn.
d) Đọc cho HS viết bài. Theo dõi, giúp đỡ những HS viết chậm.
e) Nhận xét 5 - 7 bài, hdẫn chữa bài. 
Hoạt động 2: (10’) HD HS làm BT ctả: bài 2b
- Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài. (chọn 3 trong 4 từ). 
- Gọi HS chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Dặn HS ghi nhớ các từ, câu vừa tìm được.
- Nhận xét tiết học
- 3 HS viết trên bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp: thuốc men, ruột thịt, ruốc cá, trắng muốt.
- HS theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại.
- Đoạn văn nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.
- Những chữ đầu câu phải viết hoa: Đường, Người, Đoàn, Họ, Nhìn, Những.
- HS tìm, nêu và luyện viết: thung lũng, đỉnh cao, đỏ bừng.
- HS nghe GV đọc và viết bài.
- HS đổi vở, soát lỗi và viết tổng số lỗi ra lề vở.
- HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
- 2 HS chữa bài. Lời giải:
gầy guộc; chải chuốt; nhem nhuốc; nuột nà. 
Bổ sung
Toán+:
Ôn phép cộng trong phạm vi 10.000
Mục tiêu:
KT: Biết thực hiện phép cộng trong phạm vi 10.000.
KN: Rèn tính cẩn thận
TĐ: Yêu thích môn toán
Đồ dung dạy học: Vở
Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Khởi động
Ôn tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
1235+ 3627 6780+ 1234 564+ 3478 7890+3526
 -Nhận xét
Bài 2: = 
1237.1239 2346.5624
6278.6367 35463546
19902000 67826728
-Nhận xét
Bài 3: Một cửa hàng buổi sáng bán được 1627l dầu, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 4543l dầu. Hỏi buổi chiều bán được bao nhiêu lít dầu?
-Nêu y/c
3.Củng cố- Dặn dò
-Làm vào vở
- 2 hs lên bảng
-Đọc đề
- Nêu cách so sánh
- Làm bài
- 2 hs lên bảng
-Đọc đề
-Làm bài
Bổ sung
CHIỀU:
Tập làm văn
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I. MỤC TIÊU 
1.KT: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. Báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo.
2.KN: Lời lẽ báo cáo phải rõ ràng, rành mạch, tự tin.
3.TĐ: Có ý thức báo cáo một vấn đề theo yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- Cả lớp chuẩn bị trước nội dung báo cáo về hoạt động lao động và học tập của lớp trong tháng qua.
- GV chuẩn bị mẫu báo cáo như trang 20, SGK, phô tô phát cho từng HS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ (2’)
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu tiếp nối nhau kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng”.
- Gọi 2 HS khác trả lời câu hỏi: Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?
- Nhận xét.
2.Bài mới:
- Giới thiệu bài: (1’) 
 Hoạt động 1: (19’)Làm bài tập 1 
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập1.
- Yêu cầu HS mở bài tập đọc “Báo cáo kết quả tháng thi đua Noi gương chú bộ đội” để đọc lại bài. 
- GV hỏi HS về nội dung bản báo cáo.
- Trong báo cáo, có nên đưa những gì không phải là hoạt động của tổ mình không? Vì sao?
- GV HD các tổ tiến hành báo cáo trong tổ:
+ Khi đóng vai bạn tổ trưởng để báo cáo, các em cố gắng nói rõ ràng, rành mạch phần báo cáo của mình, thái độ đàng hoàng, tự tin.
+ Trước khi thực hành báo cáo, các tổ cần thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng. Mỗi HS tự ghi nhanh ý chính của cuộc trao đổi để thực hành tập báo cáo.
- Yêu cầu các HS trong tổ lần lượt đóng vai tổ trưởng để báo cáo trước tổ.
- Yêu cầu các HS đại diện cho các tổ lên trước lớp báo cáo về tình hình của tổ mình. 
- GV nhận xét về việc báo cáo theo tổ và báo cáo trước lớp.
Hoạt động 2: (10’) Yêu cầu HS viết bài bào cáo vào vở
-GV thu vở nhận xét
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Dặn dò, nhắc nhở những HS chưa chú ý học bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HSTL
- Nghe GV giới thiệu bài để xác định nhiệm vụ giờ học.
- HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. 
- 1 HS đọc bài trước lớp, HS khác theo dõi bài trong SGK.
- Bản báo cáo gồm 2 nội dung chính đó là nhận xét các mặt (học tập và lao động) và đề nghị khen thưởng. ...
- Báo cáo chỉ đưa ra những gì là hoạt động của tổ, để đảm bảo tính chân thực của báo cáo.
- Nghe để thực hiện.
- Các tổ HS trong lớp tiến hành họp tổ trong thời gian khoảng 5 phút để thống nhất các nội dung hoạt động của tổ theo hướng dẫn của GV.
- Từng HS thực hành báo cáo trong tổ của mình. Các bạn trong tổ theo dõi để nhận xét, bổ sung cho từng bạn; chọn người tham gia cuộc thi trình bày báo cáo.
- Đại diện các tổ trình bày báo cáo. Cả lớp theo dõi nhận xét và bổ sung; bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
.
- Viết báo cáo.
Bổ sung
Toán:
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10.000 
I. MỤC TIÊU: 
- Biết cộng các số trong phạm vi 10.000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng).
- Biết giải bài toán có lới văn (có phép cộng các số trong PV 10.000). Làm bài tập 1, 2(b), 3, 4.
- Giáo dục tính kiên nhẫn trong học Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình vẽ bài tập 4
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (3’) 
- Bài số 4 tiết 99.
- Nhận xét.
2.Bài mới : Giới thiệu: (1’)
Hoạt động 1: (8’) Hình thành kiến thức: 
Cách thực hiện phép cộng : 3526 + 2759
- GV nêu bài toán (SGK).
- YC HS thực hiện tính tổng : 3526 + 2759
và nêu cách tính.
- GV hỏi Muốn thực hiện phép tính cộng các số có 4 chữ số ta làm thế nào?
Hoạt động 2: (20’) Luyện tập 
Bài 1: 
- Gọi HS nêu YC bài tập.
- GV cho HS tự làm bài. 
- Chữa bài. Yêu cầu HS nêu cách tính. 
Bài 2: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập 2b. HS giỏi làm thêm bài 2a.
- GV nhận xét bài HS . 
Bài 3:
- GV cho 1 HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS tự tóm tắt rồi làm bài. 
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề toán rồi tự làm bài.
- GV hỏi HS trả lời.
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm bài 
- HS theo dõi bài. 
- Thực hiện phép tính cộng 
 3526 + 2759 và nêu cách tính.
 - Muốn cộng các số có 4 chữ số ta làm như sau :
* Đặt tính 
* Thực hiện tính từ phải sang trái (từ hàng đơn vị)
- 1 HS đọc: Thực hiện phép tính 
- 4 HS lên bảng làm. Lớp làm vở. 
- HS thực hiện.
- Đặt tính rồi tính. 
- HS tự làm bài. 
- Lớp chữa bài.
- 1 HS đọc đề toán 
- HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- HS đọc đề bài tìm trung điểm. 
- HS trả lời.
Bổ sung
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT TUẦN 20
I/ MỤC TIÊU:
- Thấy được ưu, khuyết điểm trong tuần, ưu điểm phát huy, khuyết điểm khắc phục sửa chữa.
- Đề ra phương hướng tuần tới.
- Giáo dục ý thức tự giác, góp ý phê bình, tinh thần đoàn kết trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: Theo dõi tuần qua; GV : Kế hoạch tuần tới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định:
2/ Sinh hoạt: 
Sinh hoạt văn nghệ.
Nêu ND sinh hoạt.
* GV tổng hợp ý kiến nêu:
+ Những HS chưa thuộc bài, làm bài trước khi đến lớp : Phong, Hùng, Thành Đạt, ...
+ Những HS hay quên sách vở, ĐDHT: 
+Những HS hay nói chuyện riêng trong giờ học: 
+ Những HS xếp hàng còn lộn xộn:
+ Những HS hay ăn quà vặt, xả rác bừa bãi:
*Tổng hợp chung: ưu, khuyết điểm tuần qua, ưu điểm phát huy, khuyết điểm khắc phục sửa chữa.
c.Kế hoạch tuần tới.
- Học CT tuần 15
- Học tới đâu ôn tập tới đó để chuẩn bị KT cuối kì 1
- Về nhà học bài, làm bài đầy đủ, kiểm tra sách vở trước khi đến lớp, giữ gìn nề nếp lớp học, vệ sinh sạch sẽ gọn gàng.
- Hát
- Hát, kể chuyện, đọc thơ...
- Các tổ báo cáo.
Tổ 1: ..
Tổ 2: .
Tổ 3: .
- Lớp trưởng báo cáo: ..
- Nghe, ý kiến, bổ sung.
Bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_20_nam_hoc_2020_2021_truong_a.docx