Giáo án Tiếng việt 3 tuần 21

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 21

Tập đọc – Kể chuyện.

Ông tổ nghề thêu

 I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

a) Kiến thức: - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: đi sứ, lộng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo ; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung quốc và dạy cho dân ta.

b) Kỹ năng: Rèn Hs : Đọc đúng các kiểu câu.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mìm cười, nhàn rỗi.

- Thái độ: Giáo dục Hs phải siêng năng, cần cù trong việc.

B. Kể Chuyện.

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1087Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200
Tập đọc – Kể chuyện.
Ông tổ nghề thêu
 I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
Kiến thức: - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: đi sứ, lộng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo ; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung quốc và dạy cho dân ta.
Kỹ năng: Rèn Hs : Đọc đúng các kiểu câu.
Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mìm cười, nhàn rỗi.
Thái độ: Giáo dục Hs phải siêng năng, cần cù trong việc.
B. Kể Chuyện.
 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại toàn bộ câu truyện.
 - Kể tự nhiên, phối hợp được điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 II/ Các hoạt động:
Bài cũ: Trên đường mòn Hồ Chí Minh, Gv mời 2 em đọc lại bài và trả lời câu hỏi:
+ Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ ?
- Gv nhận xét bài kiểm tra của các em.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv đọc diễm cảm toàn bài. Giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
 - Gv mời Hs giải thích từ mới: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mìm cười, nhàn rỗi.
 - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Đọc từng đoạn trước lớp.
 - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?
+ Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt thế nào?
- Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 2. Thảo luận câu hỏi:
+ Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
- Gv mời 2 hs đọc các đoạn 3, 4. Trả lời câu hỏi.
+ Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3
- Gv cho 4 Hs thi đọc đoạn 3 trước lớp .
- Gv yêu cầu 5 Hs tiếp nối nhau thi đọc 5 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
a) Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập và mẫu.
- Gv nhắc nhở các em đặt tên ngắn ngọn, thể hiện đúng nội dung.
- Sau đó Gv mời Hs tiếp nối nhau đặt tên cho đoạn 1.
- Tiếp tục Gv mời Hs đặt tên cho các đoạn 2, 3, 4, 5.
- Gv nhận xét chốt lại:
+ Đoạn 1: Cậu bé ham học ; Cậu bé chăm học ; Lòng ham học của Trần Quốc Khái.
+ Đoạn 2: Thử tài, Vua Trung Quốc thử tài sứ thần Việt Nam ; Thử tài sứ thần nước Việt ; Đứng trước thử thách.
+ Đoạn 3: Học được nghề mới ; tài trí của Trần Quốc Khái
+ Đoạn 4: Xuống đất an toàn, Hạ cánh an toàn
+ Đoạn 5: Truyền nghề cho dân ; Dạy nghề thêu cho dân.
- Gv mời 1 Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
Kể lại một đoạn của câu chuyện.
- Gv yêu cầu mỗi Hs chọn 1 đoạn để kể lại chuyện
- Gv mời 5 Hs tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện
- Gv nhận xét bạn kể tốt.
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự?
- Gv mời 1 Hs đọc đoạn 5.
+ Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ?
+ Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ? 
- Gv nhận xét, chốt lại: Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. 
5. Tổng kềt – dặn dò.
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Bàn tay cô giáo.
Nhận xét bài học.
Tập viết
Ôn chữ O, Ô, Ơ – Lãn Ông
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa O, Ô, Ơ .Viết tên riêng “Lãn Ông” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị:	* GV: Mẫu viết hoa O, Ô, Ơ.
	 Các chữ Lãn Oâng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nê vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ O, Ô, Ơ hoa.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ O, Ơ, Ô.
- Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát.
- Nêu cấu tạo các chữ chữ O, Ô, Ơ: Nét cong kín, Ô thêm dấu mũ, Ơ thêm râu.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng.
Luyện viết chữ hoa.
 - Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài: L, Ô, Q, B, H, T, Đ.
 - Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Gv yêu cầu Hs viết chữ O, Ô, Ơ , Q, T vào bảng con.
Hs luyện viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: 
 Lãn Ông .
 - Gv giới thiệu: Lãn Oâng: Hải Thượng Lãn Oâng Lê Hữu Trác (1720 – 1792) là một lương y nổi tiếng, sống vào cuối đời nhà Lê. Hiện nay, một phố cổ của thủ đô Hà Nội mang tên Lãn Ông.
 - Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
 Oåi Quảng Bá, cá Hồ Tây.
Hàng đào tơ lụa làm say lòng người.
- Gv giải thích câu ca dao: Ca ngợi những sản vật quý, nổi tiếng ở Hà Nội. Hà Nội có ổi Quảng Bá và cá ở Hồ Tây rất ngon, có lụa ở phố hàng Đào đẹp đến say lòng người.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
- Gv nêu yêu cầu:
 + Viết chữ Ô: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết chữ L, Q : 1 dòng.
 + Viế chữ Lãn Ông: 2 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu tục ngữ 2 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là O, Ô , Ơ. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- Gv công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Trực quan, vấn đáp.
Hs quan sát.
Hs nêu.
PP: Quan sát, thực hành.
Hs tìm.
Hs quan sát, lắng nghe.
Hs viết các chữ vào bảng con.
Hs đọc: tên riêng : Lãn ông.
.
Một Hs nhắc lại.
Hs viết trên bảng con.
Hs đọc câu ứng dụng:
Hs viết trên bảng con các chữ: Ràng, Nhị Hà. 
PP: Thực hành, trò chơi.
Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Hs viết vào vở
PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi. 
Đại diện 2 dãy lên tham gia.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Ôn chữ P.	- Nhận xét tiết học.
Chính tả
Nghe – viết : Ông tổ nghề thêu
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Nghe và viết chính xác , trình bày đúng, đẹp của bài “ Oâng tổ nghề thêu” .
- Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu. 
Kỹ năng: Làm đúng bài tập chính tả, điền vào chỗ trống tiếng có âm tr/ch ; dấu hỏi / dấu ngã.
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Các hoạt động:
Bài cũ: Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
- Gv gọi Hs viết các từ: gầy guộc, lem luốc, tuốt lúa, suốt ngày.
- Gv nhận xét bài thi của Hs.
2.. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Đoạn viết có mấy câu ?
 + Những từ nào trong đoạn phải viết hoa? 
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: 
- Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
- Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
-Mục tiêu: Giúp Hs biết điền vào chỗ trống tiếng có âm tr/ch.
 + Bài tập 2: 
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
- Gv mời các em đọc kết quả.
- Gv mời 2 Hs lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả.
- Gv nhận xét, chốt lại:
: chăm chỉ – trở thành – trong – triều đình – trước thử thách – xử trí – làm cho – kính trọng – nhanh trí – truyền lại – cho nhân dân.
: nhỏ – đã – nổi tiếng – tuổi – đỗ – tiến sĩ – hiểu rộng – cần mẫn – lịch sự – cả thơ – lẫn văn xuôi – của 
PP: Phân tích, thực hành.
Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
Hs trả lời.
Hs trả lời.
Hs viết ra nháp.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự c ... bị : Từ ngữ về sáng tạo, dấu phẩy. 
Nhận xét tiết học.
Thứ ngày tháng năm 200
Tập đọc
Người trí thức yêu nước
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu nội dung bài: Ca ngợi bác sĩ Đặng Văn Ngữ – một trí thức yêu nước đã hiến dân cả cuộc đời mình cho sự nghiệp khoa học và sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do của tổ Quốc.
- Hiểu được các từ ngữ trong bài : trí thức, nấm pê – ni – xi – lin, khổ công, nghiên cứu.
b) Kỹ năng:
 - Rèn cho Hs đúng các từ dễ phát âm sai. 
 - Biết đọc bài với giọng ke73 nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục và thương tiếc bác sĩ Đặng văn Ngữ.
c) Thái độ: Rèn Hs lòng biết ơn những người có công với đất nước.
II/ Các hoạt động:
Bài cũ: Bàn tay cô giáo.
	- GV kiểm tra 2 Hs đọc bài thơ đọc thuộc lòng bài thơ: “Chú ở bên Bác Hồ”.
 + Từ những tờ giấy cô làm ra những gì?
 + tả bức tranh gấp và cắt dán giấy của cô giáo?
 - GV nhận xét bài cũ.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu, đoạn văn.
Gv đọc diễm cảm toàn bài.
- Giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng câu .
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc từng câu của bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
- Giúp hs giải nghĩa các từ: trí thức, nấm pê – ni – xi – lin, khổ công, nghiên cứu.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm bài văn. Trả lời câu hỏi:
 + Tìm những chi tiết nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ?
- Gv nhấn mạnh: Chỉ có những người có lòng yêu nước thiết tha mới bỏ cuộc sống giàu sang ở nước ngoài, rở về hết lòng phục vụ đất nước đang có chiến tranh.
- Gv mời 1 Hs thành tiếng bài văn.
+ Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến?
- Gv hỏi: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ hi sinh trong hoàn cảnh nào?
+ Em hiểu gì qua câu chuyện người trí thức yêu nước?
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Mục tiêu: Giúp các em củng cố lại bài.
- Gv chọn đọc mẫu một đoạn trong bài.
- Gv yêu cầu 2 Hs thi đọc hai đoạn trong bài.
- Gv yêu cầu 2 Hs đọc cả bài.
- Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
Học sinh lắng nghe.
Hs quan sát tranh.
Hs đọc từng câu.
Hs tiếp nối nhau đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Hs luyện đọc các từ .
Hs giải nghĩa từ.
4 Hs tiếp nối đọc 4 đoạn trước lớp.
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải.
Hs đọc thầm đoạn 1 và 2, 3.
+ Vì yêu nước bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã rời Nhật Bản để trờ về nước tham gia cuộc kháng chiến.
+ Vì yêu nước nên cả khi 60 tuổi ông vẫn lên đường ra mặt trận chống Mĩ.
Hs đọc.
Oâng đã được một va li nấm pê-ni. -xi -lin. Nhờ vậy bộ đội ta chế được thuốc chữa bệnh cho thương binh. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, ông ra mặt trận, chế thuốc sốt rét
- Ông đã hi sinh trong một trận bom của kẻ thù.
Hs phát biểu cá nhân.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc hai đoạn trong bài.
Hai Hs đọc cả bài.
3 Hs lên chơi trò chơi.
5.Tổng kết – dặn dò.
Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi.
Chuẩn bị bài: Nhà bác học và bà cụ.
Nhận xét bài cũ. 
Chính tả
Nhớ – viết : Bàn tay cô giáo
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ “ Bàn tay cô giáo.”
 b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập tìm từ chứa tiếng có vần khó: phân biệt tr/ch hay chứa tiếng bắt đầu bằng dấu hỏi/dấu ngã.
c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Ba, bốn băng giấy viết BT2.
 Bảng phụ viết BT3.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
 1) Bài cũ: “ Oâng tổ nghề thêu”.
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ ch/tr.
Gv và cả lớp nhận xét.
2) Giới thiệu và nêu vấn đề.	Giới thiệu bài + ghi tựa.
3) Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc 1 lần bài thơ “ Bàn tay cô giáo”
Gv mời 2 HS đọc thuộc lòng lại bài thơ.
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
+ Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
 - Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: 
 thoắt, mềm mại, tỏa, dập dềnh, lượn..
Hs nhờ và viết bài vào vở
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
 - Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
 - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
 - Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2: - Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 Hs
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
: trí thức – chuyên – trí óc – chế tạo – chân tay – trí thức – trí tuệ .
: ở đâu – cũng – những – kĩ sư – kĩ thuật – kĩ sư – sản suất – xã hội – bác sĩ – chữa bệnh.
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
Có 4 chữ.
Viết hoa.
Viết cách lề vở 3 ô li.
Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh nhớ và viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
3 lên bảng làm.
Hs nhận xét
Cả lớp chữa bài vào VBT.
5. Tổng kết – dặn dò. mVề xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Nói về trí thức – nghe kể: Nâng niu từng hạt giống
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs
- Quan sát tranh, nói đúng về trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm.
- Nhớ và kể đúng câu chuyện “ Nâng niu từng hạt giống”
b) Kỹ năng: 
- Biết kể lại được câu chuyện rõ ràng, mạch lạc.
c) Thái độ: 
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. 
 Tranh ảnh minh họa.
 * HS: VBT, bút.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Báo cáo hoạt động.
- Gv gọi 2 Hs đọc lại bảng báo cáo.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
Mục tiêu: Giúp các em biết quan sát tranh và nói rõ những người trí thức trong bức tranh là ai và họ đang làm gì?
+ Bài tập 1:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv mời 1 Hs làm mẫu (nói nội dung bức tranh).
- Gv yêu cầu Hs quan sát 4 bức tranh theo nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
 + Tranh 1: Một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh. Câu bé nằm trên giường đắp chăn. Chắc cậu đang bị sốt. Bác sĩ xem để kiểm tra nhiệt độ.
 + Tranh 2: Ba người trí thức trong tranh là kỹ sư cầu đường. Họ đangđứng trước mô hình của chiếc cầu được xây dựng. Họ trao đổi bàn bạc cách thiết kế cây cầu.
+ Tranh 3: Người trí thức trong tranh là một cô giáo. Cô đang dạy bài tập đọc. Các bạn Hs đang chăm chú nghe giảng bài.
+ Tranh 4: Những người trí thức trong tranh là 4 nhà nghiên cứu. Họ đang làm việc trong phòng thí nghiệm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài.
Mục tiêu: Giúp các em nghe và kể lại đúng câu chuyện.
+ Bài tập 2:
- Yêu cầu hs đọc đề bài.
- Gv kể câu chuyện lần 1. Cho Hs quan sát tranh ông Lương Định Của.
- Kể xong lần 1 Gv hỏi:
+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
+ Vì sao ông Lương Định Của không đem giao ngay cả mười hạt giống?
+ Ôâng Lương Định Của làm gì để bảo vệ giống lúa.
- Gv kể chuyện lần 2 và lần 3.
- Gv cho Hs tập kể chuyện.
- Gv yêu cầu Hs tập thể kể lại nội dung câu chuyện.
- Gv hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?
- Gv chốt lại: ông Lương Định Của rất say me nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Oâng đã nâng nui từng hạt lúa, ủ chúng trong người, bảo vệ chúng, cứu chúng khỏi chết vì giá rét.
- Gv nhận xét, tuyên dương những bạn kể tốt.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs: Người trí thức trong tranh 1 là một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh. Câu bé nằm trên giường đắp chăn. Chắc cậu đang bị sốt. Bác sĩ xem để kiểm tra nhiệt độ.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs lắng nghe.
PP: Quan sát, luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs lắng nghe và quan sát tranh.
Mười hạt giống quý.
Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo, những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét.
Oâng chia 10 hạt giống thóc thành 2 phần. Nắm hạt gieo trồng trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia ông ngâm vào nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho hạt thóc nảy mầm.
Hs kể lại chuyện.
 Hs trả lời.
Hs cả lớp nhận xét.
 5 Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Nói viết về người lao động trí óc.
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng viet tuan 21 da sua.doc