HĐ cá nhân, nhóm, lớp.
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.
-HS quan sát tranh.
b.Luyện đọc từng câu:
-Bài có 21 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau.
Luyện đọc từ khó: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li,.
HS đọc cá nhân - đồng thanh
c.Luyện đọc đoạn:
-Bài có 3 đoạn , GV gọi 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn.
-GV hướng dẫn HS cách đọc: Cần nghỉ hơi đúng, nhấn giọng một số từ. VD:
Nen-li bắt đầu leo một cách rất chật vật. // Mặt cậu đỏ như lửa, / mồ hôi ướt đẫm trán. // Thầy giáo bảo cậu có thể xuống. // Nhưng cậu vẫn cố sức leo. // Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất, / vừa luôn miệng khuyến khích: / “Cố lên ! // Cố lên !”
Nen-li rướn người lên / và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. // “Hoan hô”! // Cố tí nữa thôi!” / - Mọi người reo lên. // Nen-li đã nắm chặt được cái xà.//
-HS hiểu nghĩa các từ: Gà tây, bò mộng, chật vật (SGK)
-HS tập đặt câu với từ chật vật.
TUẦN 29 Thứ 2 ngày 5 tháng 4 năm 2010 Tập đọc - Kể chuyện: BUỔI HỌC THỂ DỤC. Tiết: 1 & 2 Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ: (5/) MT:Ôn lại kiến thức cũ PP: Thực hành, Hỏi-Đáp ĐD: ghi nhớ HĐ cá nhân -3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cùng vui chơi và TLCH: -Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc; GV ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (20/) Luyện đọc: MT: + Đọc đúng: Đe-rốt-xi, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, khuỷu tay... +Hiều nghĩa các từ ở phần chú giải:Gà tây, bò mộng, chật vật PP: Hỏi đáp, thảo luận ĐD: -Ảnh gà tây, bò mộng. SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ GV ghi tên bài lên bảng. HĐ cá nhân, nhóm, lớp. a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe. -HS quan sát tranh. b.Luyện đọc từng câu: -Bài có 21 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau. Luyện đọc từ khó: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li,... HS đọc cá nhân - đồng thanh c.Luyện đọc đoạn: -Bài có 3 đoạn , GV gọi 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn. -GV hướng dẫn HS cách đọc: Cần nghỉ hơi đúng, nhấn giọng một số từ. VD: Nen-li bắt đầu leo một cách rất chật vật. // Mặt cậu đỏ như lửa, / mồ hôi ướt đẫm trán. // Thầy giáo bảo cậu có thể xuống. // Nhưng cậu vẫn cố sức leo. // Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất, / vừa luôn miệng khuyến khích: / “Cố lên ! // Cố lên !” Nen-li rướn người lên / và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. // “Hoan hô”! // Cố tí nữa thôi!” / - Mọi người reo lên. // Nen-li đã nắm chặt được cái xà.// -HS hiểu nghĩa các từ: Gà tây, bò mộng, chật vật (SGK) -HS tập đặt câu với từ chật vật. VD: Chú em phải chật vật lắm mới mua được vé xem chiếu bóng. d.Luyện đọc đoạn trong nhóm: Nhóm 3. -Các nhóm thi đọc: 3 nhóm. -Các nhóm khác nhận xét; GV ghi điểm. đ.Đọc đồng thanh đoạn 1: Cả lớp. Hai HS đọc đoạn 2, 3. -2 HS đọc cả bài, các HS còn lại nhận xét bạn đọc, GV bổ sung và ghi điểm. Hoạt động 2: (14/) Tìm hiểu bài: MT: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền. PP: Thảo luận, hỏi đáp ĐD: SGK, tranh HĐ lớp, cá nhân Gọi một HS đọc lại toàn bài, Cả lớp đọc thầm từng đoạn và suy nghĩ để trả lời câu hỏi: H:Các bạn trong lớp thực hiện bài thể dục như thế nào? H:Vì sao Nen - li được miễn học thể dục? H:Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen - li? -Cả lớp đọc thầm toàn bàiđể TLCH: H:Tìm thêm một tên thích hợp cho câu chuyện. -HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung. GV chốt: * Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền. Hoạt động 3: (17/) Luyện đọc lại MT: Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật PP: Học nhóm ĐD: SGK HĐ nhóm,cá nhân -Lớp chia nhóm để luyện đọc: Nhóm 5. -3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn của câu chuyện. -1 nhóm HS gồm 5 bạn đọc theo vai: người dẫn chuyện, thầy giáo, 3 HS cùng nói: Cố lên !... -Cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 4: (20/) Kể chuyện: MT: Dựa vào trí, nhớ biết nhập vai kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật. + Rèn kĩ năng nghe. PP: Học nhóm, thuyết trình D: Tranh vẽ ở SGK a.GV nêu nhiệm vụ: Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật. b.HS kể: -Một HS đọc đề bài và gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo. -HS chọn kể lại câu chuyện theo lời của một nhân vật. (Có thể Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li hoặc thầy giáo.) -GV nhắc HS thế nào là nhập vai kể lại theo lời của nhân vật. -1 HS xung phong kể mẫu. GV nhận xét, HS rút kinh nghiệm. -HS tập kể theo nhóm 5. -Thi kể giữa các nhóm: 2 nhóm. -Cả lớp và GV nhận xét, chọn bạn kể hay nhất, bạn kể có tiến bộ. GV ghi điểm. Hoạt động 5: (3/) Tổng kết: -Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì? HS trả lời. -GV nhận xét tiết học. -GV giao nhiệm vụ: +Về nhà luyện kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe. +Chuẩn bị bài sau: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Toán: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT. Các hoạt động Các hoạt động chủ yếu 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn lại kiến thức đã học PP: Thực hành ĐD: Bảng con, VBT HĐ lớp, cá nhân -GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp. -Cả lớp viết bảng con đơn vị đo diện tích đã học: cm2. 2.Bàimới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (13/) Tìm hiểu ví dụ: Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật: MT: Biết qui tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh của nó. -Vận dụng để tính được diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo làxăng-ti-mét vuông. PP:Thựchành, Quan sát, thuyết trình ĐD: -Hình chữ nhật bằng bìa có kích thước 3cm x 4cm; 6cm x 5cm; 20cm x 30cm. Bảng phụ GV ghi đề bài lên bảng. -GV gắn tấm bìa hình chữ nhật có kích thước 3cm x 4cm lên bảng. A 4cm B 3cm C D -Yêu cầu HS tính: Số ô vuông có trong hình. -HS nêu kết quả và cách làm: 4 x 3 = 12 (ô vuông). Hoặc có thể thực hiện phép cộng 4 + 4 + 4 hoặc3 + 3 + 3 + 3 GV:Các ô vuông trong hình chữ nhật ABCD được chia làm mấy hàng? Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông? vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông? +Hình chữ nhật ABCD có: 4 x 3 = 12 (ô vuông) -Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu? +Mỗi ô vuông là 1 cm2. Biết 1 ô vuông có diện tích là 1 cm2. Vậy hãy tính diện tích hình chữ nhật trên vào vở nháp: 4 x 3 = 12 (cm2) -GV yêu cầu HS đo chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ABCD. *GV giới thiệu: 4cm x 3cm = 12cm2, 12cm2 là diện tích của hình chữ nhật ABCD. *HS rút ra quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. *Lưu ý: HS thấy được “biểu tượng” diện tích của hình chữ nhật 4 x 3 (cm2) như là diện tích một con tem, một nhãn vở,... Hoạt động 2: Thực hành (18/) MT: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. Phương pháp: Thực hành, động não ĐD: Vở toán, thước HĐ cá nhân Bài 1: Cả lớp cùng làm miệng. -2 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp lắng nghe bạn đọc. -Cả lớp làm vào bảng con, GV hướng dẫn các em làm. -GV yêu cầu HS làm bài 2, 3 / 152 vào SGK vào vở ô li. -HS suy nghĩ và tự làm bài, GV theo dõi. Lưu ý: Nếu không cùng đơn vị đo nên trước khi tính diện tích phải đổi: -HS làm xong, GV chấm, chữa Hoạt động 3: Tổng kết (3/) -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em hiểu bài nhanh, vận dụng bài học tốt. -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 62, 63 vào VBT. Toán: LUYỆN TẬP Các hoạt động Các hoạt động chủ yếu 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn lại kiến thức đã học PP: Hỏi đáp ĐD: Bảng con, phấn HĐ cá nhân -Gọi 3 em nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. Các em khác nhận xét. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (30/) Luyện tập - Thực hành MT: Biết tính diện tích hình chữ nhật theo kích thước cho trước. PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình, động não ĐD: Vở toán 8cm A B 10cm D C M 8cm P N 20 cm GV ghi đề bài lên bảng HĐ lớp,cá nhân -Cả lớp làm bài 1, 2, 3 / 153 vào SGK vào vở ô li. -HS suy nghĩ và tự làm bài. -GV theo dõi, quan sát các em làm. Bài 1: GV hỏi: Bài cho kích thước của hình chữ nhật như thế nào? HS tự nhận xét 2 cạnh của hình chữ nhật không cùng số đo. Vậy trước hết phải đổi ra cùng đơn vị đo. VD: 4dm = 40cm Bài 2: HS cần phải tính diện tích của từng hình rồi mới tính được diện tích hình H. Diện tích hình chữ nhật ABCD: 10 X 8 = 80(cm) Diện tích hình chữ nhật DMPN: 20 X 8 = 160(cm) Diện tích hình H là : 160 + 80 = 240 (cm) Đáp số : 240 cm Bài 3: Đây là bài toán hợp (gồm 2 phép tính) B1: Tìm chiều dài HCN là : 5 x 2 = 10( cm) B2: Diện tích HCN là: 10 x 5 = 50 (cm ) Đáp số : 50 cm -GV chấm, chữa, nhận xét và ghi điểm. Hoạt động 2: Tổng kết (4/) -GV nhận xét tiết học. -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 64 vào VBT. Chính tả (N-V): BUỔI HỌC THỂ DỤC. VIẾT TÊN NƯỚC NGOÀI; PHÂN BIỆT S/X, IN/INH Các hoạt động Hoạt động cụ thê 1.Bài cũ: (5/) MT: Giúp HS viết đúng PP: Thực hành ĐD:Bảng con, phấn HĐ lớp -Cả lớp viết bảng con từ: bóng rổ, nhảy cao, đấu võ, thể dục -GV nhận xét, tuyên dương những em viết đúng, đẹp. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (18/) Hướng dẫn HS nghe viết MT:Nghe-viết chính xác, trình bày đúng và đẹp đoạn 4 của truyện + Ghi đúng dấu chấm than vào câu cảm câu cầu khiến. PP:Hỏiđáp,thuyết trình ĐD: Bảng con GV ghi đề bài lên bảng HĐ lớp, cá nhân *GV đọc 1 lần bài viết. -Gọi 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo. -HS nắm nội dung bài viết: H:Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen - li? -HS nhận xét chính tả: H:Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì? (Đặt sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép.) H: Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? (Các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu, tên riêng của người: Nen-li). -HS tập viết các từ khó dễ lẫn. VD:+Nen - li, cái xà, khuyủ tay, thở dốc, rạng rỡ, ... *GV đọc, HS viết bài vào vở. -HS viết xong, dò bài bằng bút chì và ghi lỗi ra lề vở. *GV chấm, chữa bài. Hoạt động2: (13/) Bài tập: MT: Viết đúng tên riêng người nước ngoà trong truyện Nen - li, Đê-rốt-xi; Cô-rét-ti; Ga-rô-nê; PP: Thực hành, động não ĐD: -Bảng phụ viết nội dung BT3a, b,VBT, Bảng con HĐ cá nhân. a,Bài tập 2: -1 HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm và theo dõi bạn đọc. -GV nêu yêu cầu của bài. -Mời 1 HS đọc cho 3 bạn lên bảng viết tên các bạn HS trong truyện Buổi học thể dục, toàn lớp nhận xét. -GV nêu cách viết tên riêng nước ngoài: viết hoa chữ cái đầu tiên,đặt dấu gạch nối giữa các tiếng trong các tên riêng ấy. Bài tập 3: Lựa chọn -1 HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm -GV cho HS làm bài 2a hoặc 2b. HS đọc kĩ yêu cầu của bài. -Cả lớp làm bài vào vở. -GV mời 3 HS làm bài trên bảng. Cả lớp và GV nhận xét. -GV giải thích bằng tranh ảnh các môn thể thao. Hoạt động 3: (3/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết chữ đẹp, đúng. Về nhà:Xem lại bài viết. +Chuẩn bị bài sau: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Phân biệt s/x, in/inh. Tập đọc: LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC. Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn kiến thức đã học HĐ cá nhân -2HS kể lại câu chuyện Buổi học thể dục TLCH: 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (13/) Luyện đọc MT: Đọc đúng: bồi bổ, khí huyết, giữ gìn,... PP:Hỏi đáp,thực hành ĐD: -Ảnh Bác Hồ đang luyện tập thể dục trong SGK. -Bảng phụ viết sẵn các câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.SGK, bảng GV ghi tên bài lên bảng. HĐ cá nhân, nhóm,lớp. a.GV đọc mẫu toàn bài. -HS quan sát ảnh. b.Luyện đọc từng câu: -Bài có 8 c ... sát, nhận xét ĐD: - Mẫu Đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công. Đồng hồ để bàn. GV ghi đề lên bảng- HĐ lớp,cá nhân GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. -GV giới thiệu mẫu Đồng hồ để bàn . -HS quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng, màu sắc và tác dụng của từng bộ phận trên Đồng hồ để bàn như kim chỉ giờ, kim chỉ phút, chỉ giây, các số ghi trên mặt đồng hồ.... -Liên hệ: Đồng hồ mẫu và đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế. -Mời 2 em lên bảng mở dần vật mẫu, HS suy nghĩ cách làm Đồng hồ để bàn. Hoạt động 2: (24/) GV hướng dẫn mẫu. MT: HS biết cách làm lọ hoa gắn tường theo đúng quy trình kĩ thuật PP: Làm theo mẫu, thực hành, quan sát ĐD: - Tranh quy trình làm Đồng hồ để bàn. -Giấy nháp, giấy thủ công. HĐ lớp, cá nhân GV hướng dẫn mẫu. -GV treo tranh quy trình làm Đồng hồ để bàn lên bảng, cả lớp quan sát. -GV hỏi: Nhìn vào tranh quy trình, em thấy quy trình làm Đồng hồ để bàn gồm mấy bước? Đó là những bước nào? -GV hướng dẫn HS cách làm Đồng hồ để bàn. +Bước 1: Cắt giấy. -Cắt 2 tờ giấy thủ công hoặc bìa màu có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ. -Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ. -Cắt 1 tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô, rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ. +Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ) -Làm khung đồng hồ: Lấy 1 tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16 ô, gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp. -Làm mặt đồng hồ: -Làm đế đồng hồ: -Làm chân đỡ đồng hồ: +Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. -Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ: -Dán khung đồng hồ vào phần đế: -Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ: Hoạt động 3: (3/) Củng cố, dặn dò: -Nêu quy trình cách Đồng hồ để bàn? HS trả lời. Về nhà tiếp tục chuẩn bị để tiết sau học tiếp. Chính tả (Nhớ-Viết): LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC. PHÂN BIỆT S/X, IN/INH. Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn tập kiến thức cũ PP: Thực hành ĐD: Bảng con, phấn HĐ lớp -Cả lớp viết bảng con từ: điền kinh, duyệt binh, truyền tin, thể dục thể hình. -GV theo dõi các em viết, nhận xét, tuyên dương . 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (20/) Hướng dẫn HS nghe viết: MT: Nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng đẹp đoạn văn Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. PP: Hỏi đáp, thực hành. ĐD: Bảng con GV ghi đề bài lên bảng. HĐ lớp,cá nhân *GV đọc 1 lần bài viết. -Gọi 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo. -HS nắm nội dung bài viết: H:Vì sao mỗi người dân phải luyện tập thể dục? -HS nhận xét chính tả: H:Bài viết có mấy câu? (3 câu). H:Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? (Các chữ đầu đoạn, đầu câu). -HS tìm những từ khó viết và tập viết các từ đó vào vở nháp, GV theo dõi, nhắc nhở các em viết đúng. *GV đọc, HS viết bài vào vở. -HS viết xong, dò lại bài bằng cách đổi vở cho nhau để dò và ghi lỗi ra lề vở. *GV chấm, chữa bài. Hoạt động 2: (11/) Bài tập: MT: Làm đúng các bài tập PP: Thực hành, động não, đàm thoại, quan sát ĐD: VBT.-Bảng phụ viết nội dung BT2a. -VBT. HĐ cá nhân a,Bài tập 2: Lựa chọn -1 HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm. -GV cho HS làm bài 2a. HS đọc thầm truyện vui, cả lớp làm bài vào vở. -GV gắn 3 băng giấy lên bảng, 3 nhóm HS thi đua nhau điền kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Câu a: bác sĩ - mỗi sáng - xung quanh - thị xã - ra sao - sút. -Một HS đọc lại câu truyện vui. -Cả lớp TLCH: Truyện vui trên gây cười ở điểm nào? Hoạt động 3: (3/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết chữ đẹp, đúng. +Nhớ và kể lại truyện vui trong BT. +Chuẩn bị bài sau: Nghe - viết: Liên Hợp Quốc.Phân biệt: tr/ch, êt/êch. Toán: PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000. Các hoạt động Các hoạt động chủ yếu 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn lại kiến thức đã học PP: Thực hành ĐD: Bảng con, phấn HĐ cá nhân,lớp -Nêu quy tắc tính diện tích hình vuông: 2em. Tính diện tích hình vuông có cạnh 6cm Cả lớp làm bảng con GV nhận xét 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (13/) Tìm hiểu ví dụ MT: Biết cộng các số trong phạm vi 100 000. PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình ĐD: Bảng phụ GV ghi đề bài lên bảng. b,Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng 45 732 + 36 194 -GV ghi bảng 45 732 + 36 194 = ? -HS nhận xét phép cộng trên gồm: +Có 2 số hạng. +Mỗi số hạng có 5 chữ số. -HS tự đặt tính và tính kết quả vào bảng con. -GV theo dõi, nhận xét. -HS lần lượt nêu các bước tính cộng từ hàng đơn vị, đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn của phép cộng 45 732 + 36 194 như SGK để có kết quả. -HS trao đổi theo nhóm 2 để rút ra quy tắc cộng 2 số có đến 5 chữ số. -Gọi 5 em nhắc lại - Cả lớp đọc thầm: *Muốn cộng hai số có nhiều chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau, rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái. Hoạt động 2: Thực hành (18/) MT: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính. PP: Thực hành, động não ĐD: Vở toán, thước HĐ lớp, cá nhân -Cả lớp cùng làm bảng con bài 1. -GV theo dõi, hướng dẫn các em làm đúng. -GV yêu cầu HS làm bài 2, 3, 4 / 155 SGK vào vở ô li. -HS tự làm bài cá nhân, GV theo dõi, giúp đỡ đối với những em còn lúng túng. Bài 2: -HS tự đặt tính để tính. Bài 3: HS đọc kĩ đề bài và làm theo yêu cầu của bài. Sau đó mới tính diện tích. Bài 4: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, xem lại những dự kiện đề bài đã cho trên hình vẽ, sau đó HS làm bài. Đoạn đường AD có thể tính theo các cách: AD = AC + CD -HS làm xong, GV chấm, ghi điểm. Hoạt động 3: Tổng kết (3/) -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em tích cực phát biểu xây dựng bài. -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3 / 67 vào VBT. Tập làm văn: VIẾT VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO. Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn tập kiến thức cũ HĐ cá nhân -3 HS kể lại một trận thi đấu thể thao mà các em đã có dịp xem. -GV nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (30/) .Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập: MT: Dựa vào bài làm miệng ở tuần trước, HS viết được một đoạn văn ngắn 5 - 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem. Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu. PP: Thảo luận, hỏi đáp, thực hành. ĐD: -Bảng lớp viết 6 câu hỏi gợi ý cho BT1 (tiết TLV tuần 28). Vở nháp GV ghi đề bài lên bảng. HĐ lớp, cá nhân -HS đọc nội dung của bài: 2 em, cả lớp đọc thầm theo bạn. -3 HS đọc các câu hỏi gợi ý trên bảng. -GV nhắc HS: +Trước khi viết cần xem lại những câu hỏi gợi ý ở BT1 - đó là những nội dung cơ bản cần kể tuy người viết vẫn có thể kể linh hoạt, không phụ thuộc vào các gợi ý. +Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu. +Nên viết vào vở nháp những ý chính trước khi viết vào vở. -HS viết bài. -HS nối tiếp nhau đọc bài viết. GV chấm chữa nhanh một số bài, cho điểm, nêu nhận xét chung. Hoạt động 2: (3/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em chuẩn bị bài chu đáo, những em chăm học. -GV giao nhiệm vụ: +Về nhà hoàn chỉnh bài viết. +Chuẩn bị bài sau: Viết thư. HĐTT: SINH HOẠT LỚP Các hoạt động Các hoạt động cụ thể 1.Hoạt động 1: (15/) MT: Đánh giá tuần trước PP: Thảo luận, đàm thoại, quan sát B1: Lớp ca múa hát tập thể. B2: Lớp trưởng điều khiển: Các tổ tự sinh hoạt phê bình, bình bầu những bạn chăm chỉ siêng năng học tập trong tuần. B3: GV nhận xét chung: -Các em đã biết giữ gìn vở sạch chữ đẹp, vở sách đầy đủ. Khen em: Vân Anh, Hùng -Trong tuần qua có những em tiến bộ trong học tập như: Trung, Hoài Trinh , Anh +Hăng say phát biểu xây dựng bài: Thảo, Quý +Những em tiến bộ: Thêm Lan +Bên cạnh đó còn có những em chưa chăm học như: Duyên, Bích +Đa số các em đi học đúng giờ. +Tổ trực nhật làm vệ sinh lớp chưa sạch sẽ.Các em cần chú ý làm về sinh khu vực quy định Hoạt động 2: (15/) MT: Kế hoạch cho tuần tới. PP: Thuyết trình Hoàn thành chương trình tuần 29 - Tiếp tục thi đua học tập tốt lao động tốt. -Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Không ăn quà vặt -GV nhắc nhỡ những em hay quên sách vở nhớ mang sách vở đi học đầy đủ. Về nhà nhớ học bài và làm bài tập. -Học tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông -Cần chú ý trong giờ học. Tiếp tục trang trí lớp học ,tu sửa bồn hoa Tự nhiên và xã hộ: CÁ Các hoạt động Các hoạt động cụ thể Hoạt động 1: Chúng em tìm hiểu.(13/) MT: Chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát . PP : Quan sát , thảo luận ĐD: Các tranh sgk phóng to ,sưu tầm . HĐ nhóm, cả lớp HS : Phân chia nhóm 4 tiến hành thảo luận theo nhóm . Nội dung thảo luận : +Kể tên một số loài cá mà em biết . +Nêu các bộ phân chính của con cá . + Các bộ phận đó có chức năng gì? B1: Các nhóm quan sát các hính sgk tranh ảnh sưu tầm GV:Theo dõi và hướng dẫn . B2 : Đại diện các nhóm trình bày – các nhóm thảo luận nhận xét . GV nhận xét và kết luận: Cá có xương sống , sống dưới nước , thở bằng mang , thường có vảy bao phủ và có vây . GV: Chuyển tiếp hđ. Hoạt động 2 (10) Chúng em thi vẽ MT: Biết vẽ và tô màu một con cá mà em ưa thích . PP : Thưc hành . ĐD : Vở bài tập , bút chì , màu . HĐ cá nhân. + Vẽ và tô màu một con cá mà em ưa thích . + Ghi tên các bộ phân chính của con cá . B1:+ HS thực hành theo yêu cầu . +GV:Theo dõi và hướng dẫn . B2 : HS- GV: Bình chon , chấm - chữa , nhận xét GV chuyển tiếp hđ : Để biết cá có ích lợi gì ? đánh bắt và chế biến cá ra sao ? Các em tiếp tục tham gia hoạt động 3 . Hoạt động 3 Chúng em sưu tầm ( 12) MT: Nêu được lợi ích , biết được cách đánh bắt và chế biến cá . PP : Thưc hành . ĐD : Tranh ảnh hs sưu tầm HĐ theo nhóm GVgiao nhiệm vụ : + HS trưng bày các tranh ảnh về cá , chế biến và đánh bắt cá theo mẫu sẵn . + Nêu lợi ích của cá B1- hs làm việc theo nhóm . Cá nước ngọt Cá nước mặn HĐ đánh bắt,chế biến B2 -Các nhóm trưng bày giới thiệu và bính chọn . - Nêu lợi ích của cá . GV: nhận xét và chuyển tiếp hđ. Hoạt động 4:Củng cố MT: Biết cách bảo vệ loài cá PP : Động nảo. HĐ cá nhân + Để bảo vệ loài cá chúng ta nên làm gì ? +Đọc nội dung bài học +Chuẩn bị bài sau .
Tài liệu đính kèm: