Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Kim Vui

Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Kim Vui

I.Mục tiêu :

Đọc và hiểu câu chuyện Người đi săn và con vượn.

Nói về các việc làm bảo vệ môi trường.

BVMT: vận động mọi người bảo vệ động vật có ích.( HĐ CB6)

KNS: cần cảm thông với các bạn khó khăn, bạn chưa hoàn thành. (HĐ TH 3)

II.Chuẩn bị :

III.Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học

1. Nội dung

- Khởi động: Hát

2. Tự chủ

- Nội dung:

 Thực hiện như sách hướng dẫn

Rút kinh nghiệm:

Âm nhạc

Bài hát dành cho địa phương: Hái hoa

I. Mục tiêu:

HS hát đúng giai điệu, thuộc lời của bài hát

II. Chuẩn bị:

Thanh phách

III. Các hoạt động dạy học

1. Hoạt động cơ bản

 

doc 12 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Kim Vui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2019
Mĩ thuật
GVC
Môn:Toán
Tiết 1:	Bài 88:Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp theo) 
I.Mục tiêu : 
 Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
II.Chuẩn bị : 
III.Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học
Nội dung
Khởi động: Trò chơi
Tự chủ
- Nội dung:
HĐCB 2:
Tìm số lít trong mỗi can
7 can chứa 35 lít mật ong
1 can: ? lít mật ong
Làm phép chia : 35: 7 =5 (l)
Tìm số can chứa 10 lít mật ong
5 lít mật ong: 1 can
10 lít mật ong: ? can
Làm phép chia: 10 : 5 = 2 (can)
HĐ TH 1: HS làm vào bảng nhóm
Rút kinh nghiệm:
Môn :Tiếng việt
Tiết 1,2	Bài 32A : Hãy yêu thương vạn vật sống quanh ta 
I.Mục tiêu : 
Đọc và hiểu câu chuyện Người đi săn và con vượn.
Nói về các việc làm bảo vệ môi trường.
BVMT: vận động mọi người bảo vệ động vật có ích.( HĐ CB6)
KNS: cần cảm thông với các bạn khó khăn, bạn chưa hoàn thành. (HĐ TH 3)
II.Chuẩn bị :
III.Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học
Nội dung
Khởi động: Hát
Tự chủ
- Nội dung:
	Thực hiện như sách hướng dẫn
Rút kinh nghiệm:
Âm nhạc
Bài hát dành cho địa phương: Hái hoa
Mục tiêu:
HS hát đúng giai điệu, thuộc lời của bài hát
Chuẩn bị:
Thanh phách
Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động cơ bản
- KiÓm tra t­ thÕ ngåi, s¸ch vë ®å dïng
Giới thiệu Bài hát Hái hoa
2. Hoạt động thực hành
- Đọc lời bài hát
-Dạy hát từng câu theo lỗi mắc xích.
-Các nhóm tập hát
-Một số nhóm lên biểu diễn
- Tập gõ đệm theo phách
- Nhóm tập vỗ tay
- Một số nhóm biểu diễn hát kết hợp gõ đệm theo phách
GV nhận xét từng nhóm.
Hoạt động ứng dụng
Dặn học sinh về học thuộc lời bài hát và gõ đệm
Rút kinh nghiệm:
Chào cờ
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2019
Toán 
Tiết 2	Bài 88:Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp theo) 
I.Mục tiêu : 
 Tính giá trị của biểu thức
III.Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học
Nội dung
Khởi động: Trò chơi
2. Tự chủ
- Nội dung:
Thực hiện như sách hướng dẫn
Rút kinh nghiệm:
Thể dục
GVC
Tiếng việt 
Tiết 1: 	Bài 32B: Trả lại sự bình yên cho muôn vật quanh ta 
I.Mục tiêu : 
Kể lại câu chuyện Người đi săn và con vượn.
II.Chuẩn bị :
III.Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học
Nội dung
Khởi động: Trò chơi
Tự chủ
- Nội dung:
Thực hiện như sách hướng dẫn
Rút kinh nghiệm:
Tự nhiên và xã hội
Tiết 3:	Bàì 26: Vì sao có ngày và đêm trên Trái Đất 
I.Mục tiêu : 
Ý thức được tầm quan trọng của ngày –đêm và yêu thích, tìm hiểu, khám phá các hiện tượng tự nhiên.
II.Chuẩn bị :
GV: PBT (bìa trong)
III.Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học
Nội dung
Khởi động: Hát
Tự chủ
- Nội dung:
Rút kinh nghiệm
Luyện Toán
Luyện tập
Mục tiêu: Ôn phép tính chia số có 4 chữ số, giải toán có lời văn
Chuẩn bị: Bảng phụ
Nội dung:
HS làm các bài tập sau vào vở
Bài 1: tính
40317-12987 50006-1887 32991 +47865 19373+4385
62110x 6	43907 x 4	 51987: 7	 92827:8
Bài 2: tóm tắt
Chiều dài: 234 m
Chiều rộng: 8 m
Chu vi, Diện tích HCN
Bài 3: số
1023m =... dm 809dm =....cm 979cm =....mm
70dm =..m 6500cm =...dm 2000cm =...m
Bài 4: tính
48972: 7 x4 98 023 - 10160 x 2 12 020 - 1269 x 6 76 530-18973:8
Bài 5: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 2865, chiều rộng bằng 1/5 chiều dài. Tính chu vi, diện tích của mảnh vươn.
Bài 6: Đặt tính rồi tính
3901 + 16 785 39075 : 6 7265 x 8 86321 - 29876
Gọi HS CHT lên bảng lớp làm bài 1,2 GV hướng dẫn
HS HT làm tới bài 2,3 
HS HTT làm bài thêm 4,5,6
Rút kinh nghiệm:
	`
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 24 tháng 4 năm 2019
Tiếng việt
Tiết 2,3	Bài 32B: Trả lại sự bình yên cho muôn vật quanh ta 
I.Mục tiêu : 
Củng cố cách viết chữ hoa X. Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu l/n hoặc v/d. Nhìn viết một đoạn văn.
Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?
II.Chuẩn bị :
HS: vở tập viết (nếu có) GV: mẫu chữ, PBT (HĐTH 2b)
III.Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học
Nội dung
- Khởi động: Trò chơi
+ Giáo viên đọc bài chính tả, gọi 1-2 học sinh đọc lại
+ Học sinh tự tìm và viết từ khó, trao đổi trong nhóm
+ Giáo viên đọc bài cho học sinh viết
+ Học sinh trao đổi tập soát lỗi cho nhau
+ Giáo viên nhận xét một số tập của học sinh
+ Làm bài tập chính tả
Tự chủ
- Nội dung:
HĐTH 4 chọn câu b
HĐTH 2 chọn câu b
HDDCB 5: viết chì
Rút kinh nghiệm:
Luyện TV
Ngôi nhà chung
Mục tiêu: Nghe viết bài Ngôi nhà chung 
Chuẩn bị: vở 
III.Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học
Nội dung
Khởi động: Hát
Tự chủ
- Nội dung:
HS đọc bài trong nhóm 
HS CHT đọc cho GV nghe
HS viết từ khó trong nhóm
HS viết vào vở Tiếng việt 
GV nhận xét bài viết
GV nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:
Thủ công
Tiết 2	LÀM QUẠT GIẤY TRÒN 
I/ Mục tiêu:
	- Biết cách làm quạt giấy tròn
	- Làm được quạt giấy tròn, các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
II/ Tài liệu và phương tiện :	
	Giáo viên:
	- SGK, SGV, giấy thủ công, kéo, keo dán...
	- Mẫu quạt giấy bằng giấy thủ công.
	Học sinh:	
	- Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, keo dán, vở thủ công...
III/ Tiến trình:
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. Quan sát, tìm hiểu về quạt giấy tròn
- GV cho HS quan sát mẫu quạt giấy đã làm sau đó đặt các câu hỏi gợi ý:
+ Quạt có mấy bộ phận? ( Thân, tay cầm )
+ Để gấp được quạt giấy tròn cần dán nối mấy tờ giấy? ( Dán nối 2 tờ giấy )
+ Nêu sự khác nhau giữa quạt giấy tròn có cán cầm và không có cán cầm?
- GV nhận xét, bổ xung
3. HS tìm hiểu cách làm quạt giấy tròn 
- GV hướng dẫn HS làm quạt tròn bằng giấy theo các bước
a. Bước 1: Cắt giấy
+ Cắt 2 tờ giấy thủ công HCN chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt
+ Cắt 2 tờ giấy HCN cùng màu dài 16 ô, rộng12 ô làm cán quạt
b. Bước 2: Gấp, dán quạt
+ Đặt tờ giấy HCN lên bàn, mặt kẻ ô lên trên. Gấp các đoạn cách đều theo chiều rộng của tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy đường dấu giữa
+ Tương tự gấp tờ giấy thứ 2
+ Để mạt màu của 2 tờ giấy lên trên. Bôi hồ và dán 2 mép giấy vào nhau. Dùng chỉ buộc vào nếp gấp giữa và bôi hồ nếp gấp trong cùng sau đó ép chặt
c. Bước 3: Làm cán và hoàn chỉnh quạt
+ Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp quận theo cạnh 16 ô, khoảng cách 1 ô cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại được cán quạt
+ Bôi hồ vào 2 mép ngoài cùng của quạt và dán cán quạt
+ Mở 2 cánh quạt theo chiều ngược lại, ép hai cán quạt vào nhau được quạt giấy hình tròn
- GV cho HS tập làm quạt giấy
2. Hoạt động thực hành:
1. HS nhắc lại cách làm quạt giấy tròn bằng giấy thủ công
- GV cho HS 1-2 HS nêu lại cách làm 
- GV nhận xét, nêu lại các bước	
2. HS thực hành làm quạt giấy tròn
- GV cho HS thực hành làm quạt giấy theo ý thích	
3. Trưg bày sản phẩm, nhận xét đánh giá
- GV cho HS các nhóm trưng bày sản phẩm đã hoàn thiện và nhận xét, đánh giá:
+ Nếp gấp đều
+ Quạt tròn đều, cân đối
- GV nhận xét
4. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.
	3. Hoạt động ứng dụng:
- Giới thiệu với bạn bè, người thân về sản phẩm của mình.
- Làm một chiếc quạt bằng giấy thủ công và tặng cho bạn bè.
Rút kinh nghiệm	
Toán 
Tiết 1:	Bài 89: Luyện tập chung 
I.Mục tiêu : 
Em biết giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
 II.Chuẩn bị :
III.Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học
Nội dung
Khởi động: Hát
Tự chủ
- Nội dung:
HĐTH 1: 
Ngày thứ nhất : 20kg
Ngày thứ hai nhiều hơn ngày thứ nhất: 5 kg
VD: ngày thứ nhất hái được 20 kg cam, ngày thứ hai hái được nhiều hơn ngày thứ nhất 5 kg. Hỏi ngày thứ hai hái được bao nhiêu kg?
Bài giải
Số kg cam hái được ngày thứ hai là:
20 + 5 = 25 (kg)
Đáp số: 25 kg.
Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 25 tháng 4 năm 2019
Toán 
Tiết 2: 	Bài 89: Luyện tập chung 
I.Mục tiêu : 
Viết và tính giá trị của biểu thức
II.Chuẩn bị :
III.Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học
Nội dung
Khởi động: Trò chơi 
Tự chủ
- Nội dung:
HĐTH 5: Nêu lại công thức tính diện tích hình vuông
Hướng dẫn HS tìm cạnh hình vuông: 24 : 4=6(cm)
Tìm diện tích : 6x6=36 (cm2)
Rút kinh nghiệm:
Tiếng việt
Tiết 1 :	Bài 32C: Những chuyện lí thú trên hành tinh của chúng ta 
I.Mục tiêu : 
Đọc và hiểu câu chuyện Cuốn sổ tay.
KNS: Giáo dục HS không được tự ý xem sổ tay, thư từ khi chưa có sự cho phép của người khác. (HĐCB 8)
II.Chuẩn bị :
III.Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học
Nội dung
Khởi động: Hát
 2. Tự chủ
- Nội dung:
HĐCB 3: viết chì
Rút kinh nghiệm:
Thể dục
GVC
Tiếng việt
Tiết 2 	Bài 32C: Những chuyện lí thú trên hành tinh của chúng ta 
I.Mục tiêu : 
Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc v/d. 
Luyện tập dùng dấu chấm và dấu hai chấm.
BVMT: Không vứt rác bừa bãi trong lớp, trường để bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. (HĐTH 3)
II.Chuẩn bị :
III.Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học
Nội dung
Khởi động: Hát
 2. Tự chủ
- Nội dung:
HĐTH 1, HĐTH 2 chọn câu b: ghi vào vở
Rút kinh nghiệm:
Đạo đức
Tiết 1:	GIỮ GÌN VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết được nơi công cộng là nơi nào?
-Học sinh biêt giữ gìn vệ sinh nơi công cộng (nơi có nhiều người qua lại)
-Giữ vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn hoá mới
-Giáo dục cho Học sinh có thói quen giữ vệ sinh nơi công cộng
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-1 .Kiểm tra bài cũ : 
- Đảm bảo an toàn khi đi đường
-Giáo viên nêu câu hỏi:
+Để đi bộ được an toàn, em phải đi như thế nào?
+Muốn qua đường an toàn, ta cần tránh những điều gì?
-Nhận xét
2 .Bài mới 
Giữ vệ sinh nơi công cộng 
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng .
* Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp
-Mục tiêu: Học sinh hiểu được nơi công cộng là những nơi nào, biết được tác dụng của việc giữ vệ sinh nơi công cộng
-Tiến hành: 
-Giáo viên nêu các câu hỏi:
+Nơi công cộng là những nơi nào?
+Nêu ví dụ về những nơi công cộng mà em biết?
+Em có nên vứt rác bừa bãi trong lớp học, trên sân trường không? Vì sao?
+Đi chơi trên công viên, khi ăn quà bánh, em có nên vứt rác ở ngay mặt đường, thảm cỏ, bồn hoa không? Vì sao?
+Vào bệnh viện, em có được khạc nhổ lung tung trên nền nhà không?
+Vì sao em phải giữ vệ sinh nơi công cộng?
-Mời một số Học sinh trả lời
-Kết luận: Nơi công cộng là trường học, bệnh viện, công viên, siêu thị, ta phải giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường sống luôn sạch sẽ
* Hoạt động 2: Thảo luận để đóng vai
-Mục tiêu:Học sinh tự biết cách xử lí các tình huống về giữ vệ sinh nơi công cộng
-Tiến hành:
-Giáo viên nêu các tình huống và chia các nhóm thảo luận để đóng vai
-Tình huống1: Em cùng bạn đi vệ sinh, đi tiểu xong, bạn em không dội nước và chạy vào lớp học
-Tình huống2: Trong giờ thủ công, sau khi hoàn thành xong sản phẩm, trống báo hiệu ra chơi, các bạn trong nhóm học tập của em chạy ùa ra không nhặt giấy vụn
-Tình huống3: Giờ ra chơi, em nhìn thấy 2 bạn Học sinh ăn quà, xả rác
-Tình huống4: Vào công viên chơi, em thấy một nhóm các em nhỏ ăn sữa chua và vứt hộp xuống thảm cỏ
-Các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận, đóng vai để xử lí các tình huống đó
-Giáo viên mời đại diện các nhóm lên trình bày
-Giáo viên nhận xét, chốt ý từng tình huống
* Hoạt động 3 : Trò chơi Ai nhanh hơn
-Mục tiêu: củng cố lại nội dung bài đã học
-Giáo viên đưa ra 2 bảng phụ có kẻ sẵn nội dung: những việc nên và không nên làm để giữ gìn vệ sinh nơi công cộng
-Lớp cử 2 đội chơi, mỗi đội 3 em, trong thời gian 3 phút, các em lần lượt chơi tiếp sức: điền các việc nên và không nên làm để giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, đội nào ghi được nhiều việc đúng, nhanh, đội đó sẽ thắng
-Học sinh tham gia chơi
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc .
3. Củng cố - dặn dò : 
-Liên hệ, giáo dục Học sinh giữ gìn vệ sinh nơi công cộng nhất là trường học của chúng ta để tạo môi trường luôn xanh, sạch, đẹp
-Nhận xét tiết học
-Dặn Học sinh thực hiên tốt những điều đã học
- Hát ổn định để vào tiết học .
-2 Học sinh thực hiện lên bảng kiểm tra theo nội dung của giáo viên .
+ Học sinh lắng nghe giáo viên sửa chữa .
- Học sinh cả lớp lắng nghe 
- 02 học sinh nêu lại tựa bài 
+ Cho học sinh thảo luận cả lớp .
- Học sinh hiểu được nơi công cộng là những nơi nào, biết được tác dụng của việc giữ vệ sinh nơi công cộng
+ Học sinh trả lời .
- Nơi có nhiều người qua lại
- Trường học, bệnh viện, công viên, siêu thị
-Học sinh tự trả lời
+ Không , phải bỏ rác vào thùng rác trong công viên , giữ vệ sinh chung .
+ Không , khác nhổ đúng nơi qui định , giữ vệ sinh chung .
+ Giữ vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn hoá mới .
-các em nhận xét, bổ sung thêm ý kiến
-Học sinh lắng nghe và nêu lại ý chính : Nơi công cộng là trường học, bệnh viện, công viên, siêu thị, ta phải giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường sống luôn sạch sẽ
+ HS thảo luận để đóng vai
- Học sinh tự biết cách xử lí các tình huống về giữ vệ sinh nơi công cộng
-Tình huống 1: Em nên nhắc nhở bạn dội nước sạch sẽ sau khi đi vệ sinh xong
-Tình huống 2: Các em phải nhặt giấy vụn sạch sẽ rồi mới được ra chơi
-Tình huống 3: Em nên nhắc 2 bạn đó nhặt rác
-Tình huống 4: Em cần nhắc các em nhỏ: sau khi ăn quà xong, các em nên bỏ hộp sữa vào thùng rác để giữ gìn vệ sinh chung
+ Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét góp ý 
+ Lắng nghe giáo viên nhận xét , chốt ý .
+ Học sinh tham gia trò chơi : Ai nhanh hơn 
-Học sinh tham gia trò chơi
-Từng nhóm nhận 2 bảng phụ có kẻ sẵn nội dung: những việc nên và không nên làm để giữ gìn vệ sinh nơi công cộng
+ Học sinh nêu lại : giữ gìn vệ sinh nơi công cộng nhất là trường học của chúng ta để tạo môi trường luôn xanh, sạch, đẹp
Rút kinh nghiệm
Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm 2019
Toán 
Tiết 1:	Bài 90: Em đã học được những gì?
I.Mục tiêu : 
Cộng, trừ số có năm chữ số; nhân, chia số có năm chữ số.
Giải bài toán có hai phép tính.
II.Chuẩn bị :
III.Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học
Nội dung
Khởi động: Trò chơi
Tự chủ
- Nội dung:
Thực hiện như Sách hướng dẫn Toán 
HS làm vào vở
Rút kinh nghiệm:
Tiếng việt
Tiết 3	Bài 32C: Những chuyện lí thú trên hành tinh của chúng ta 
I.Mục tiêu : 
Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường.
II.Chuẩn bị :
III.Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học
Nội dung
Khởi động: Hát
Tự chủ
- Nội dung:
HĐTH 4: đổi lo go thành cả lớp
Rút kinh nghiệm:
ANH VĂN
GVC
ANH VĂN
GVC
Tự nhiên và xã hội
Tiết 1: 	Bàì 27: Vì sao có năm, tháng, mùa? 
I.Mục tiêu : 
Em biết: Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó vừa quay quanh Mặt Trời; thời gian để Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời một năm có bao nhiêu ngày vào bao nhiêu tháng; một năm có mấy mùa.
II.Chuẩn bị :
III.Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học
Nội dung
Khởi động: Hát
Tự chủ
- Nội dung:
Thực hiện như sách hướng dẫn
Rút kinh nghiệm:
SINH HOẠT LỚP 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiểm điểm công tác tuần qua
Triển khai công tác tuần tới
 Sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
II.TIẾN TRÌNH SINH HOẠT
1. Kiểm điểm công tác tuần qua: 15 phút
- Số liệu học sinh: ./., tăng. .., giảm .( tên hs, lý do)
- Chuyên cần: Vắng có phép .lượt ;không phép . lượt; trễlượt
- Cá nhân học sinh tự nêu khuyết điểm và phương hướng khắc phục những khuyết điểm đó.
- Lớp đóng góp ý kiến cho bạn.
 - Giáo viên chốt lại tuyên dương gương học sinh tốt và nhắc nhở học sinh vi phạm ( Nêu rõ họ và tên, hình thức)
2. Thông báo các nhiệm vụ cần thực hiện tuần tới: 10 phút
- Về chuyên cần: 
...
- Về học tập: 
-Về lao động, vệ sinh: 
..
- Phối hợp với cha mẹ học sinh
.
- Các nhiệm vụ khác:
..
3. Sinh hoạt ngoài giờ lên lớp: 10 phút
.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 5 “Bác Hồ kính yêu”
HOẠT ĐỘNG 1: Kể chuyện Bác Hồ
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
-Yêu quý tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
II/ Các bước tiến hành :
Bước 1 : Chuẩn bị câu chuyện Chiếc đồng hồ
Bước 2 : HS kể cho cả lớp nghe
Bước 3: HS nêu cảm nghĩ
Bước 4 : Tổng kết, đánh giá
Gv nhận xét , kết luận	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_32_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi_k.doc