Giáo án các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020

Giáo án các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020

TẬP ĐỌC + KỂ CHUYỆN

 NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

+ Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng: thủ lĩnh, lỗ hổng, buồn bã.

+ Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu:

+ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

+ HS biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi mình đang ở.

+ Hiểu nội dung câu chuyện: Khi mắc lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Người biết nhận lỗi và sữa lỗi là người dũng cảm.

+ Qua bài học HS có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi và phá hoại cây xanh xung quanh.

B Kể chuyện:

- Rèn kĩ năng nói:

+ Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được câu chuyện.

- Rèn kĩ năng nghe.

+ Chăm chú theo dõi bạn kể, nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.

II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa trong SGK.

 

doc 39 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 5
Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2019
Tiết 1: CHÀO CỜ
 ___________________________________________
Tiết 2: 	 TOÁN	 
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (có nhớ)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết thực hành nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số ( có nhớ )
- Củng cố về giải toán và tìm số bị chia chưa biết.
II. Đồ dùng dạy học : - SGK, PHT, bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:	
- 2 HS lên bảng làm + Lớp làm bảng con. 
 32 13
 x 2 x 3
 64 39
 - HS + GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ )
* Giới thiệu nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số.
- GV nêu và viết phép nhân lên bảng : 26 x 3 = ?
- GV gọi HS lên bảng đặt tính ( theo cột dọc ) 26 
 x 3 
	 78
- Lưu ý HS viết 3 thẳng cột với 6, dấu nhân ở giữa 2 dòng có số 26 và 3
- GV HD HS tính ( nhân từ phải sang trái ) : 3 nhân với 6 bằng 18, viết 8( thẳng cột với 6 và 3) nhớ 1 : 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7 ( bên trái 8 ) 
Vậy : 26 x 3 = 78
- HS nêu lại cách nhân như trên. 
* GV HD HS tương tự với phép nhân 54 x 6 = ?
* Hướng dẫn HS làm bài:
Bài 1: Tính :
- HS đọc yêu cầu – HS lên bảng làm - lớp làm bảng con. 
- HS + GV nhận xét, chữa bài.	
	 47 25 18 28 36 99
 x 2 x 3 x 4 x 6 x 4 × 3
 94 75 72 168 144 297 
Bài 2: -HS đọc bài toán – Tóm tắt 
- GV HD - HS lên bảng làm, lớp làm PHT. 
- HS + GV nhận xét, chữa bài.
 Tóm tắt Bài giải
 1 cuộn : 35 m Độ dài của 2 cuộn dây là :
 2 cuộn : m ? 35 x 2 = 70 ( m )
 Đáp số: 70 m vải
Bài 3: Tìm x :
- HS đọc yêu cầu – 2HS lên bảng làm - lớp làm bảng con.
- HS + GV nhận xét, chữa bài. 
 a. x : 6 = 12 b. x : 4 = 23
 x = 12 x 6 x = 23 x 4
 x = 72 x = 92
3. Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài
4. Dặn dò: Nhận xét tiết học.
 ______________________________________________	
Tiết 3: THỂ DỤC
 ______________________________________________
Tiết 4 + 5: TẬP ĐỌC + KỂ CHUYỆN
 NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. Mục tiêu: 
A. Tập đọc:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
+ Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng: thủ lĩnh, lỗ hổng, buồn bã.
+ Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu:
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. 
+ HS biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi mình đang ở.
+ Hiểu nội dung câu chuyện: Khi mắc lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Người biết nhận lỗi và sữa lỗi là người dũng cảm.
+ Qua bài học HS có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi và phá hoại cây xanh xung quanh. 
B Kể chuyện:
- Rèn kĩ năng nói:
+ Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe.
+ Chăm chú theo dõi bạn kể, nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn. 
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa trong SGK.
III Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài : Ông ngoại + TLCH.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới: 
A.Tập đọc:
- Giới thiệu bài: Người lính dũng cảm.
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HDHS đọc nối tiếp câu. GV kết hợp HDHS luyện đọc từ khó: thủ lĩnh, lỗ hổng, buồn bã
- GV chia đoạn, nhắc HS cách nghỉ hơi đúng và đọc đúng giọng. 
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp, kết hợp giải nghĩa từ: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết. 
- HS đọc đoạn trong nhóm
- HS thi đọc đoạn trong nhóm. Nhận xét.
- HS đọc ĐT cả bài.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm lại bài, đọc yêu cầu câu hỏi trong SGK lần lượt trả lời:
Câu 1: Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì? Ở đâu? (các bạn chơi trò đánh trận giả trong vườn trường)
Câu 2: Vì sao chú linh nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?(Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường. )
Câu 3: Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì? ( Hàng rào đổ, Tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ. )
Câu 4: Thầy giáo mong chờ điều gì ở HS trong lớp? ( Thầy mong HS trong lớp dũng cảm nhận khuyết điểm. )
+ GV hỏi: 
- Vì sao chú lính nhỏ “run lên khi nghe thầy giáo hỏi ? ( có thể là chú đang suy nghĩ rất căng thẳng; Có thể vì chú quyết định nhận lỗi. )
- Phản ứng của chú lính nhỏ như thế nào khi nghe lệnh“về thôi” của viên tướng? (chú nói: “như vậy là hèn”rồi quả quyết bước về phía vườn trường )
 Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ? (mọi người sững nhìn chú, rồi bước nhanh theo chú như bước theo một người chỉ huy dũng cảm. )
- Ai là “ người lính dũng cảm” trong truyện này ? ( chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới chân rào là người lính dũng cảm vì dám nhận lỗi và sữa lỗi. )
- Các em có khi nào dũng cảm nhận lỗi và sữa lỗi như bạn nhỏ trong truyện không? (HS TL)
- Để bảo vệ và giữ gìn cây xanh chúng ta cần làm gì? (Không được bẻ cành cây, phá hoại cây xanh xung quanh nơi mình ở và cả ở trường học.)
 ------------------------- Tiết 2 -----------------------------
* Luyện đọc lại: 
- GV HD HS đọc đoạn 4: GV đọc mẫu. 
- 5 HS thi đọc đoạn 4.
- 4 HS phân vai (người dẫn chuyện, viên tướng, chú lính nhỏ, thầy giáo) đọc lại truyện theo vai.
* Kể chuyện: 
1. GV nêu yêu cầu của bài: 
- HS đọc yêu cầu nhiệm vụ
- GV phân tích, chia nhóm, phân vai kể chuyện.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh:
- HS quan sát lần lượt 4 tranh ( nhận ra chú lính nhỏ mặc áo xanh nhạt, viên tướng mặc áo xanh sẫm. )
- 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn câu chuyện - GV gợi ý :
Tranh 1: Viên tướng hạ lệnh thế nào? Chú lính nhỏ có thái độ ra sao?
Tranh 2: Cả tốp vượt rào bằng cách nào? Chú lính nhỏ vượt rào bằng cách nào? Kết quả ra sao ?
Tranh 3: Thầy giáo nói gì với HS? Thầy mong điều gì ở các bạn?
Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ phản ứng ra sao? Câu chuyện kết thúc thế nào?
- GV và HS nhận xét sau mỗi lần HS kể. 
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS + GV nhận xét.
3. Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài
4. Dặn dò: Nhận xét tiết học.
 ____________________________________________________________
 Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2019
Tiết 1: CHÍNH TẢ: NGHE VIẾT
 NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. Mục tiêu: 
Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe – viết chính xác 1đoạn trong bài: Người lính dũng cảm 
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn. 
- Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng. 
- Học thuộc lòng 9 tên chữ trong bảng. 
II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập, PHT.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng viết. Lớp viết bảng con: loay hoay, gió xoáy
- HS + GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Chính tả nghe viết: Người lính dũng cảm
* Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc mẫu lại đoạn viết. 
- 2 HS đọc lại bài viết.
+ Đoạn viết này kể gì? (Lớp học tan. Chú lính nhỏ rủ viên tướng ra vườn sửa hàng rào, viên tướng không nghe. Chú nói “ nhưng như vậy là hèn” và quả quyết bước về phía vườn trường. Các bạn nhìn chú ngạc nhiên rồi bước nhanh theo chú)
+ Đoạn trên có mấy câu? (6 câu)
+ Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa? (Các chữ đầu câu và tên riêng)
+ Lời các nhân vật được đánh dấu bằng các dấu gì? (Lời các nhân vật viết sau dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.)
- HS viết bảng con : quả quyết, sững, khoát tay
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết. 
- GV đọc từng câu cho HS viết bài vào vở đến hết.
- GV đọc lại cho HS chữa bài ra lề vở.
* Chấm, chữa bài:
- GV thu vở nhận xét bài viết của HS.
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2: Điền vào chỗ trống :
a. n hay l ?
- HS đọc yêu cầu – HS lên bảng làm - Lớp làm vở.
- HS và GV nhận xét, chữa bài:
 Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng 
 Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua 
Bài 3: Chép vào vở bảng chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau :
- HS đọc yêu cầu - HS làm vở bài tập. 
- 9 HS nối tiếp nhau lên điền - GV nhận xét.
- HS học thuộc lòng 9 chữ và tên ch
- 2,3 HS HTL thứ tự 28 tên chữ đã học.
STT
Chữ
Tên chữ
1
N
en-nờ
2
Ng
en-nờ giê ( en giê)
3
Ngh
en-nờ giê hát ( en giê hát )
4
Nh
en-nờ hát ( en hát )
5
O
o
6
Ô
ô
7
Ơ
ơ
8
P
pê
9
Ph
pê hát
3. Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài
4. dặn dò: Nhận xét tiết học.
	 _______________________________________________
Tiết 2: TOÁN
 LUYỆN TẬP
I . Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cách thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số(không nhớ)
- Ôn tập về thời gian ( xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày)
 II. Đồ dùng dạy học: - SGK, PHT, bảng nhóm.
III. Họat động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm : 18 99
 x 4 x 3
	 72 297
- HS + GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Luyện tập
* HS làm bài tập:
Bài1:	Tính :
- HS đọc yêu cầu - HS lên bảng làm - lớp làm bảng con. Nhận xét.
	 49 27 57 18 64
	 x 2 x 4 x 6 x 5 x 3
 98 108 342 90 192
Bài 2:	 Đặt tính rồi tính :
- HS đọc yêu cầu - HS lên bảng làm - lớp làm bảng con. Nhận xét.
a. 38 27 b. 53 45
 x 2 x 6 x 4 x 5 
 76 162 212 225 
Bài 3: - HS đọc bài toán – Tóm tắt – GVHD 
- HS làm bài nhóm đôi. Đại diện trình bày - HS + GV Nhận xét.
 Tóm tắt Bài giải
 1 ngày : 24 giờ Số giờ của 6 ngày là :
 6 ngày :.giờ ? 24 x 6 = 144 (giờ)
 Đáp số: 144 giờ	 
Bài 4: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ :
- HS đọc yêu cầu – GV sử dụng mô hình đồng hồ. 
- HS thực hành quay giờ theo yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét. 
 a. 3 giờ 10 phút c. 6 giờ 45 phút
 b. 8 giờ 20 phút d. 11 giờ 35 phút
Bài 5: Hai phép tính nhân nào có kết quả bằng nhau :
- HS đọc yêu cầu - GV cho HS chơi trò chơi thi nối nhanh. 
- 2 tổ lên thi - GV + HS nhận xét.
 2 x 3 6 x 4 3 x 5 2 x 6 5 x 6
 5 x 3 6 x 2 3 x 2 4 x 6 6 x 5
3. Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài
4. Dặn dò: 	 Nhận xét tiết học.	
 ______________________________________________
Tiết 3: 	 ĐẠO ĐỨC
 TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (Tiết 1)
I .Mục tiêu: HS hiểu: 	
- Thế nào là là tự làm lấy việc của mình.
- Ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện cộng việc của mình. 
- HS biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà.
- HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình. 
* Giáo dục: HS có hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông khi tới trường và lúc về nhà, thể hiện nét đẹp văn hóa giao thông. 
II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập đạo đức, phiếu thảo luận.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu các việc làm thể hiện việc bản thân biết  ... ài 1: Giải ô chữ. Biết rằng các từ ở cột được in màu có nghĩa là Buổi lễ mở đầu năm học mới .
- HS đọc yêu cầu – GV chỉ bảng nhắc lại từng bước thực hiện.
Bước 1: Dựa theo gợi ý các em phải đoán từ đó là gì. 
Bước 2: Ghi từ vào ô trống theo hàng ngang, mỗi ô trống ghi 1 chữ cái. 
Bước 3: Sau khi điền đủ 11 từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẽ đọc để biết được từ mới xuất hiện ở cột dọc tô màu là từ nào .
- HS trao đổi theo cặp- HS lên bảng làm – HS + GV nhận xét, chữa bài :
 1. Lên lớp 5. Cha mẹ 9. Giảng bài 
 2. diễu hành 6. Ra chơi 10. Thông minh
 3. Sách giáo khoa 7. Học giỏi 11. Cô giáo
 4.Thời khoá biểu 8. Lười học
Vậy ô chữ được tô màu là: LỄ KHAI GIẢNG
Bài 2: Chép các câu sau vào vở, thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp:
- HS đọc yêu cầu – HS làm vở bài tập – 1 HS lên bảng làm.
- Ông em , bố em và chú em đều là thợ mỏ .
- Các bạn mới được kết nạp vào đội đều là con ngoan , trò giỏi. 
- Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
3. Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài
4. Dặn dò: Nhận xét tiết học.
	 _________________________________________________
Tiết 4 : ÂM NHẠC
 __________________________________________________
Tiết 5: TẬP VIẾT 	
ÔN CHỮ HOA D, Đ. (T)
I. Mục tiêu: 
Củng cố cách viết chữ hoa D, Đ thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết tên riêng : Kim Đồng bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng : Dao có mài mới sắc / Người có học mới khôn bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy hoc: - Chữ mẫu, vở tập viết
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con: Ch, Chu Văn An
- HS + GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Ôn chữ hoa D, Đ
* Hướng dẫn HS viết bảng con:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài : K, D, Đ, H
- GV viết mẫu, nhắc lại cách viết từng chữ.
- HS tập viết trên bảng con chữ K, D, Đ, H
* HS đọc từ ứng dụng: Kim Đồng
- GV giải nghĩa: Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của Đội TNTP Anh. Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền , quê ở bản Nà Mạ - Hà Quảng - Cao Bằng , hi sinh năm 1943 lúc 15 tuổi.
- HS tập viết bảng con từ ứng dụng.
*HS đọc câu ứng dụng: “ Dao có màimới khôn”
- GV giải nghĩa: Con người phải chăm học mới khôn ngoan trưởng thành. 
- HS tập viết bảng con: Dao, Người. 
* Hướng dẫn HS viết bài vào vở:
- GV nêu yêu cầu bài viết.
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết. 
- GV viết mẫu từng dòng 
- HS viết theo đến hết bài.
* Chấm, chữa bài:
- GV thu vở chấm 1 số em – GV nhận xét bài chấm.
3. Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài
4. Dặn dò: Nhận xét tiết học.
 _________________________________________________________
Thứ sáu ngày 4 tháng 10 năm 2019
Tiết 1: CHÍNH TẢ: NGHE VIẾT
 NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe viết trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài. Biết viết hoa chữ đầu dòng, đầu câu, ghi đúng các dấu câu.
- Phân biệt được cặp vần eo / oeo, phân biệt cách viết 1 số tiếng có âm đầu hoặc vần dể lẫn.
II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT, PHT
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con: nũng nịu, khoẻ khoắ
- HS + GV nhận xét, đánh giá. 
2. Dạy bài mới: p
- Giới thiệu bài: Chính tả nghe viết: Nhớ lại buổi đầu đi học
* Hướng dẫn HS nghe- viết:
- GV đọc bài viết.
- 2 HS đọc lại. 
+ Đoạn viết gồm mấy câu? (3 câu)
+ Nội dung bài viết nói gì? (nói về sự bỡ ngỡ ,rụt rè của đám học trò mới tựu trường)
- HS viết bảng con chữ khó : bỡ ngỡ, quãng trời, ngập ngừng,..
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi ghi ra lề vở.
* Chấm, chữa bài: 
- GV thu vở một số em chấm.
- GV nhận xét bài chấm.
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2: Điền vào chỗ trống eo hay oeo?
- HS đọc yêu cầu - HS làm vở - 1 HS lên bảng làm - GV nhận xét, chữa bài.
 (nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghèo, ngoẹo đầu)
Bài 3: Tìm các từ:
b. Chứa tiếng có vần ươn hoặc ương, có nghĩa như sau:
- HS đọc yêu cầu – HS làm PHT – HS trình bày – HS + GV nhận xét.
 (mướn - thưởng - nướng)
3. Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài
4. Dặn dò: Nhận xét tiết học
	 ______________________________________________
Tiết 2: TOÁN	
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : Giúp HS 
- Củng cố nhận biết về chia hết, chia có dư và đặc điểm của số dư. 
II. Đồ dùng dạy học : SGK, PHT. 
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con: 30 4 42 6
- HS + GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới: 
- Giới thiệu bài : Luyện tập
* HD HS làm bài tập:
Bài 1: Tính : 
- HS đọc yêu cầu 	- HS lên bảng làm - lớp làm bảng con. HS + GV NX.
 17 2 35 4 42 5 58 6
 16 8 32 8 40 8 54 9
 1 3 2 4 
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- HS đọc yêu cầu – HS làm PHT – HS + GV nhận xét, chữa bài.
 a. 24 6 30 5 15 3 20 4
 24 4 30 6 15 5 20 5
 0 0 0 0
 b. 32 5 34 6 20 3 27 4
 30 6 30 5 18 6 24 6
 2 4 2 3
Bài 3: - HS đọc bài toán – Tóm tắt – GV HD – HS lên bảng làm.
 Tóm tắt Bài giải
 27 HS 	Số HS giỏi của lớp đó là:
 	 27 : 3 = 9 (HS )
	 Đáp số : 9 HS 
 ? HS 
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- HS đọc yêu cầu – GV HD – HS lên bảng khoanh
- HS + GV nhận xét, chữa bài. 
 A . 3 B. 2 C. 1 D. 0
3. Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài
4. Dặn dò : Nhận xét tiết học.
 ____________________________________________
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN	
KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói: HS kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi hcọ của mình.
- Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành 1đoạn văn ngắn (5 câu) diễn đạt rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập ,SGK
III. Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên kể TLCH:
+ Để tổ chức 1 cuộc họp cần phải chú ý những gì? (phải nắm được trình tự công việc trong cuộc họp và xác định rõ nội dung cuộc họp)
+ Nói về vai trò của người điều khiển cuộc họp? (Phải nêu mục đích cuộc họp rõ ràng, dẫn dắt cuộc họp theo trình tự hợp lí, làm cho cả tổ sôi nổi phát biểu, giao việc rõ ràng) 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới: 
- Giới thiệu bài: Kể lại buổi đầu em đi học.
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Kể lại buổi đầu em đi học.
- HS đọc yêu cầu. 
- GV nêu: + Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật, có cái riêng, không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, có thể kể về ngày khai giảng hoặc buổi đầu cắp sách đến trường. 
+ Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết như thế nào? Ai dẫn em đến trường? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học đã kết thúc thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó?
- 1 HS khá kể mẫu - Cả lớp và GV nhận xét.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình .
- 4 HS thi kể trước lớp.
Bài 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu).
- HS đọc yêu cầu.
- GV nhắc HS viết giản dị, chân thật những điều vừa kể.
- HS viết xong – GV gọi 4,5 em đọc bài viết của mình. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết hay nhất.
3. Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài 
4. Dặn dò: Nhắc lại nội dung bài.
	__________________________________________________
Tiết 4: TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
 CƠ QUAN THẦN KINH
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thân kinh.
- Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ 
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên TLCH:
+ Nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Nêu cách đề phòng 1 số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Cơ quan thần kinh.
* Hoạt động 1: Quan sát 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp làm 3 nhóm. Nhóm trưởng điều khiển. 
- Các nhóm quan sát hình 1, 2 trong SGK và TLCH:
+ Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ?
+ Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào dược bảo vệ bởi tuỷ sống?
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- GV treo sơ đồ lên bảng chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh, nói rõ đâu là não, tuỷ sống, các dây thần kinh và nhấn mạnh não được bảo vệ bởi hộp sọ, tuỷ sống được bảo vệ bởi cột sống. 
- GV chỉ vào hình vẽ giảng: Từ não và tuỷ sống có các dây thần kinh toả đi khắp nơi của cơ thể. Từ các cơ quan bên trong ( tuần hoàn, hô hấp, bài tiết,) và cơ quan bên ngoài (mắt, mũi, tai, lưỡi, da,..)của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tuỷ sống và não.
=> Kết luận: Cơ quan thần kinh gồm có bộ não (nằm trong hộp sọ), tuỷ sống 
(nằm trong cột sống) và các dây thần kinh.
* Hoạt động 2: Thảo luận 
Bước 1 Trò chơi
- GV cùng cả lớp chơi 1 số trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh nhạy của người chơi
 VD: Trò chơi “ Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”
- Kết thúc trò chơi. GV hỏi : Các em dã sử dụng những giác quan nào để chơi ?
Bước 2: Thảo luận nhóm 
- GV yêu cầu HS thảo luận:
+ Não và tuỷ sống có vai trò gì?
+ Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỷ sồng , các dây thần kinh hay 1 trong các giác quan bị hỏng?
Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận ( 1nhóm 1 câu hỏi )
- HS và GV nhận xét, bổ sung.
=> Kết luận: 
- Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
- 1 số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan. 
3. Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài
4. Dặn dò: Nhắc lại nội dung bài.
	___________________________________________________
Tiết 5: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
EM LÀ NGƯỜI THÂN THIỆN (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Biết được tầm quan trọng của việc thân thiện với mọi người.
- Thực hành được những cách tạo thiện cảm với người khác.
- Thực hành nêu được ý kiến, nhận xét, cách vận dụng khi tạo thiện cảm với người khác.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh, PHT.
III. Hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Thảo luận và trả lời câu hỏi
* Hoạt động 2: Quan sát các tình huống “ thảo luận nhóm đôi”, trả lời câu hỏi. Nhận xét.
* Hoạt động 3: “Chia sẻ” các kiến thức cùng bạn.
* Hoạt động 4: Nhận xét, góp ý.
 SINH HOẠT LỚP
Đánh giá hoạt động tuần 6
Đề ra phương hướng tuần 7
 ___________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_5_nam_hoc_2019_2020.doc