Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 7 đến 12 - Nại Thị Kim Biến

Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 7 đến 12 - Nại Thị Kim Biến

-Trận bóng dưới lòng đường (Rèn kĩ năng sống)

-Trận bóng dưới lòng đường

-Bảng nhân 7

-Quan tâm chăm sóc ông bà em(T1) (Rèn kĩ năng sống)

-(Nghe –viết):Trận bóng dưới lòng đường

-Bận(Rèn kĩ năng sống)

-Luyện tập .

-Ôn tập từ chỉ hoạt động (tt), so sánh

-Ôn chữ E, Ê

-Gấp 1 số lên nhiều lần

-Ôn đi chuyển phải , trái .

-(Nhớ –viết) Bận

-Luyện tập .

-Hoạt động thần kinh(T1) (Rèn kĩ năng sống)

-Gấp , cắt dán bông hoa

-TC : Đứng ngồi theo lệnh

-(N –V): Không nỡ nhìn . (Rèn kĩ năng sống)

-Bảng chia 7

-Hoạt động thần kinh(T2) (Rèn kĩ năng sống)

-Học hát :Gà gáy.

 

doc 148 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 7 đến 12 - Nại Thị Kim Biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
LỊCH BÁO GIẢNG
Thứ ngày
Thứ tự
Tiết 
PPCT
Môn
Đầu bài dạy
Hai
3/10/11
1
13
Tập đọc
-Trận bóng dưới lòng đường (Rèn kĩ năng sống) 
2
7
Kể chuyện
-Trận bóng dưới lòng đường 
3
31
Toán
-Bảng nhân 7
4
7
Đạo đức
-Quan tâm chăm sóc ông bàem(T1) (Rèn kĩ năng sống)
Ba
4/10/11
1
13
Chính tả
-(Nghe –viết):Trận bóng dưới lòng đường 
2
14
Tập đọc
-Bận(Rèn kĩ năng sống)
3
32
Toán
-Luyện tập .
Tư
5/10/11
1
7
Luyện từ và câu
-Ôn tập từ chỉ hoạt động (tt), so sánh
2
7
Tập viết
-Ôn chữ E, Ê
3
33
Toán
-Gấp 1 số lên nhiều lần
5
13
Thể dục
-Ôn đi chuyển phải , trái .
Năm
6/10/11
1
14
Chính tả
-(Nhớ –viết) Bận
2
34
Toán
-Luyện tập .
3
13
TN-XH
-Hoạt động thần kinh(T1) (Rèn kĩ năng sống)
4
7
Thủ công
-Gấp , cắt dán bông hoa
5
14
Thể dục
-TC : Đứng ngồi theo lệnh
Sáu
7/10/11
1
7
Tập làm văn
-(N –V): Không nỡ nhìn . (Rèn kĩ năng sống)
2
35
Toán
-Bảng chia 7
3
14
TN-XH
-Hoạt động thần kinh(T2) (Rèn kĩ năng sống)
4
7
Hát
-Học hát :Gà gáy.
5
7
HĐNGLL+SHL
Thứ hai
28/9/09
Tập đọc - Kể chuyện
Trận bóng dưới lòng đường
 I/Mục tiêu:
 *Tập đọc:
 -Bước đầu biết được phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện:Không được chơi bóng dưới lòng đườngvì dễ gay ra tai nạn.Phải tôn trọng luật giao thông,tôntrọng luật lệ,quy tắc chung của côngcộng.(trả lời các câu hỏi trongSGK).
 *Kể chuyện:
 -Kể lại được một đoạn của câu chuyện. 
 *Rèn kĩ năng sống: Giúp HS kiểm soát cảm xúc của mình .Tự ra quyết định .và đảm nhận trách nhiệm của mình.
 II/Đồ dùng dạyhọc : Tranh minh họa sách giáo khoa. 
 III/ Các hoạt động dạy học
Nội dung
Nội dung
1. Kiểm tra bài cũ:3-5phút
- Gọi 3 em đọc thuộc lòng một đoạn trong bài 
 “ Nhớ lại buổi đầu đi học “ + TLCH.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm 
 2.Bài mới: Tập đọc 30-50 phút
a) Giới thiệu:
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài. 
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Đọc từng câu trước lớp, GV sửa sai. 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng và giúp các em hiểu nghĩa của từ: cánh phải, cầu thủ, khung thành...
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Mời 3HS nối tiếp thi đọc 3 đoạn của bài. 
- Yêu cầu cả lớp đọc ĐT cả bài.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
- Gọi 2HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và TLCH:
- Mời 2em đọc đoạn 2, lớp đọc thầm, TLCH
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3, TLCH:
d) Luyện đọc lại : 
- GV đọc mẫu đoạn , hướng dẫn học sinh đọc đúng câu khó trong đoạn.
- Mời 2 nhóm thi đọc phân vai.
- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất .
*) Kể chuyện : 15-17 phút
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Hướng dẫn học sinh kể chuyện .
- Hướng dẫn học sinh thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập nhập vai nhân vật để kể.
- Gọi 1HS kể mẫu theo lời 1 nhân vật.. 
- Từng cặp học sinh tập kể .
- Gọi 3HS thi kể.
- Giáo viên cùng lớp bình chọn người kể hay nhất .
3/ Củng cố- dặn dò : 3-5 phút
*Rèn kĩ năng sống : Qua câu chuyện em hiểu được điều gì ?
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới. 
- 3HS lên bảng đọc thuộc lòng một đoạn trong bài mà em thích và TLCH.
- Cả lớp nghe GV giới thiệu bài.
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu, luyện đọc các từ: cướp , dẫn bóng , bấm nhẹ khuỵu xuống , sững lại 
- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp kết hợp tìm hiểu nghĩa của các từ ở mục chú giải.
- Tự đặt câu với mỗi từ.
- Luyện đọc theo nhóm.
- 3HS thi đọc , lớp nhận xét tuyên dương.
- Cả lớp đọc ĐT cả bài.
- 2 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm. 
+ Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu ? 
+ Vì sao trận bóng phải tạm dừng lại lần đầu 
+ Các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường.
+ Vì Long mãi đá bóng suýt tông vào xe máy. Bác đi xe nổi nóng khiến cả bọn chạy toán loạn .
- 2em đọc lại đoạn 2,lớp đọc thầm và trả lời
+ Vì sao mà trận bóng phải dừng hẳn?
+Thái độ của các bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra?
+ Quang sút bóng chệch lên vỉa hè đập vào đầu một cụ già khiến cụ loạng choạng rồi khuỵu xuống .
+ Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy .
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời:
+ Tìm các chi tiết cho biết Quang rất ân hận khi mình gây ra tai nạn ?
+ Câu chuyện này muốn nói lên điều gì ?
+ Quang nấp sau một gốc cây lén nhìn sang , sợ tái cả người , cậu vừa chạy theo chiếc xích lô vừa mếu máo “ Ông ơi cụ ơi Cháu xin lỗi !”.
+ Không được chơi bóng dưới lòng đường.
- Lắng nghe đọc mẫu.
- 2 nhóm lên thi đọc .
- Cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt nhất .
+ Câu chuyện vốn kể theo lời ai ?
+Ta có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của những nhân vật nào? 
- Người dẫn chuyện .
- Kể đoạn 1 : Lời của Quang , Vu,õ Long , Bác lái xe ...
-Tập kể theo sự nhập vai của từng nhân vật 
- Một em lên kể mẫu, lớp theo dõi.
- Tập kể theo cặp.
- Lần lượt từng em kể cho lớp nghe về một đoạn của câu chuyện .
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất 
- Mỗi chúng ta cần phải chấp hành tốt luật lệ giao thông và những quy định chung của xã hội. 
- Về nhà tập kể lại nhiều lần .
Toán
Bảng nhân 7
 I/ Mục tiêu : - Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
 - Vận dụng phép nhân 7trong giải toán..
 II/ Đồ dùng dạy học : Các tấm bìa mỗi tấm có 7 chấm tròn .
 III/ Các hoạt động dạy -học :
Nội dung
Nội dung
 1.Bài cũ :
- Gọi 3HS lên bảng làm BT: Đặt tính rồi tính:
 30 : 5 34 : 6 20 : 3
- Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) H/dẫn HS lập bảng nhân 7 
* Một số nhân với 1 thì bằng chính số đó .
- Giáo viên đưa tấm bìa lên và nêu :
- 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 7 chấm tròn 
-7 được lấy một lần bằng 7 . Viết thành : 7 x 1= 7 đọc là 7 nhân 1 bằng 7.
* Tìm kết quả phép nhân một số với một số khác 
a/ Hướng dẫn lập công thức :
 7 x 1 = 7 ; 7 x 2 = 14 ; 7 x 3 = 21 
- Cho quan sát một tấm bìa có 7 chấm tròn nêu câu hỏi :
- 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng mấy ?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại để giáo viên ghi bảng .
- Tiếp tục cho học sinh quan sát và nêu câu hỏi : -Có tấm bìa mỗi tấm có 7 chấm tròn , 7 chấm tròn được lấy 2 lần bằng mấy? Ta viết phép nhân như thế nào ? 
- Gọi học sinh lên bảng viết lại 7 x 2 bằng bao nhiêu ? Vì sao 7 x 2 = 14 ? 
- Gọi vài học sinh nhắc lại .
+ Làm thế nào để tìm được 7 x 3 bằng bao nhiêu ?
- Ghi bảng như hai công thức trên .
- Cho HS tự lập các công thức còn lại của bảng nhân 7.
- Gọi 1 số em nêu miệng kết quả, lớp nhận xét.
- Cho cả lớp HTL bảng nhân 7. 
 c) Luyện tập:
Bài 1: -Nêu bài tập trong sách giáo khoa .
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi học sinh nêu miệng kết quả. 
- GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét , bổ sung.
 Bài 2 : -Yêu cầu học sinh đọc bài toán. 
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Mời một học sinh lên giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3 - Gọi học sinh đọc bài 3
-Yêu cầu quan sát và điền số thích hợp vào chỗ chấm để có dãy số.
- Gọi HS đọc dãy số vừa điền. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 3/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Lớp lần lượt từng học sinh nhắc lại :
- Một số nhân với 1 thì cũng bằng chính nó .
- Quan sát tấm bìa để nhận xét .
- Thực hành đọc kết quả chẳng hạn :
7 chấm tròn được lấy một lần thì bằng 7 chấm tròn. 
- Học sinh lắng nghe để hình thành các công thức cho bảng nhân 7 .
- Lớp quan sát giáo viên hướng dẫn để nêu :
- 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 7 
- Có 7 chấm tròn được lấy 2 lần ta được 14 chấm tròn .
- Ta có thể viết 7 x 2 = 14 
- Đọc : Bảy nhân hai bằng mười bốn 
 7 x 3 = 7 + 7 + 7 = 21.
 Vậy 7 x 3 = 21 
- Tương tự học sinh hình thành các công thức còn lại của bảng nhân 7 .
- HS nêu kết quả.
- Cả lớp HTL bảng nhân 7.
* Dựa vào bảng nhân 7 vừa học để điền kết quả vào chỗ trống .
- Lần lượt từng học sinh nêu miệng kết quả.
 7 x 1 = 7 ; 7 x 2 = 14 ; 7 x 3 = 21 
 7 x 4 = 28 ; 7 x 5 = 35 ...
- 2 em đọc bài toán.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập .
- Một học sinh lên bảng giải bài, cả lớp nhận xét chữa bài. 
Giải
4 tuần lễ có số ngày là :
7 x 4 = 28 (ngày )
 Đ/ S :28 ngày 
- Quan sát và tự làm bài.
- 3HS đọc bài làm, cả lớp theo dõi bổ sung.
(Sau khi điền ta có dãy số : 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56, 63,70).
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Về nhà học thuộc bảng nhân 7.
	Đạo đức
Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ , anh chị em (tiết1)
 I/Mục tiêu :
 -Biết được trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.
 - Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
 -Quan tâm ,chăm sóc ông bà,cha mẹ ,anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. 
 *Rèn kĩ năng sống:Giúp HS nắm ý kiến của bản thân ,ra quyết định phù hợpvới tình huống và lập được kế hoạch tự làm lấy việc của bản thân. 
 II/Đồ dùng dạy học: 
 VBT Đạo đức;Các bài thơ, bài hát. các câu chuyện về chủ đề gia đình , Các tấm bìa mà đỏ , xanh , trắng ...
 III/ Các hoạt động dạy - học: 
 Nội dung
Phương pháp
1/Bài cũ :
-Gọi HS trả lời câu hỏi của tiết trước.
1/Bài mới :
* Khởi động: 
 Cho cả lớp hát bài”Cả nhà thương nhau”.
+ Bài hát nói lên điều gì?
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
* Hoạt động 1: HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ, anh chị dành cho mình.
- Yêu cầu HS nhớ và kể lại cho nhóm nghe về việc mình đã được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc như thế nào? 
- Mời một số học sinh lên kể trước lớp .
- Yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi:
* Kết luận theo sách giáo viên . 
*Hoạt động2: Kể chuyện Bó hoa đẹp nhất 
- GV kể chuyện (có sử dụng tranh minh họa) 
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi:
- Mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp. 
- Giáo viên kết luận: SGV. 
* Hoạt động 3: Đánh giá hành vi 
-Chia lớp thành các nhóm - Giáo viên lần lượt phát phiếu giao việc bằng các câu hỏi (BT2 ở VBT).
- Yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận. 
- Mời lần lượt từng đại diện của nhóm trình bày trước lớp (mỗi nhóm trình bày 1 trường hợp). 
*Kết luận theo sách giáo viên. 
*Hướng dẫn thực hành:
- Rèn kĩ năng sống :Gv gọi HS đọc được những bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện về tình
- Cả lớp hát.
+ Nói lên tình cảm giữa cha mẹ và con cái
- HS trao ... nh thực hiện mỗi lần tập 2 x 8 nhịp, từ 4 -5 lần .
* Học động tác Nhảy :
- G iáo viên nêu tên động tác để học sinh nắm . 
- Làm mẫu vừa giải thích về động tác một lần học sinh làm theo . 
- Giáo viên theo dõi sửa chữa từng động tác học sinh.
- Giáo viên mời 3 – 4 học sinh thực hiện tốt lên làm mẫu .
- Giáo viên hô cho học sinh thực hiện .
- Sau khi học sinh tập xong động tác thì giáo viên cho học sinh chia về các tổ để ôn luyện.
+ Nhịp 1 : Nhảy lên, đồng thời hai chân dang ngang rộng bằng vai, hai tay dang ngang lòng bàn tay sấp.
+ Nhịp 2 : Nhảy lên, đồng thời đưa tay và chân về TTCB.
+ Nhịp 3 : Nhày lên, đồng thời hai chân dang ngang, 2 tay đưa lên cao vố vào nhau.
+ Nhịp 4 : Như nhịp 2.
+ Các nhịp 5, 6, 7, 8 như trên.
* Chơi trò chơi : “ Ném trúng đích “ 
- Giáo viên nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi. 
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi :” Ném trúng đích ”
- Giáo viên giám sát cuộc chơi nhắc nhớ kịp thời các em tránh vi phạm luật chơi .
3/Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn học sinh về nhà thực hiện lại các động tác đã học. 
5phút
25phút 
5phút 
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV
 GV
Thứ sáu 
Tập làm văn
Nói, viết về cảnh đẹp đất nước
 I/ Mục tiêu: 
 -Nói được những điều em biết về một cảnh đẹp ở nước ta dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh ) ,theo gợi ý (BT1).
 -Viết được điều nói ở BT1 thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu).
*Tích hợp GDBVMT:
 -Giáo dục HS có ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.
*Rèn kĩ năng sống :Giúp HS biết tư duy sáng tạo .Tìm kiếm và xử lí thông tin.
 II/ Đồ dùng dạy học : - Ảnh chụp biển Phan Thiết trong SGK (phóng to)
 - Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp của đất nước.
 III/ Các hoạt động dạy- học:
 Nội dung
Phương pháp 
1. Kiểm tra bài cũ:3-6 phút
- Gọi 1HS kể lại chuyện: Tôi có đọc đâu.
- Gọi 2HS nói về quê hương hoặc nơi em đang ở.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:20-30 phút
a/ Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn làm bài tập :
 Bài tập 1 : - Gọi học sinh đọc bài tập.
- Nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về các bức tranh.
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh Biển Phan Thiết .
- Hướng dẫn nói về cảnh đẹp trong bức tranh .
- Mời một học sinh giỏi lên nói mẫu về cảnh đẹp trong bức tranh .
- Yêu cầu học sinh tập nói theo căp .
- Mời 1 vài em nối tiếp nhau thi nói .
- Giáo viên lắng nghe và nhận xét.
Bài tập 2 : - Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- Nhắc học sinh có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý trên bảng và những điều đã nói để viết thành đoạn văn ngắn từ (5 - 7 câu ).
- Yêu cầu học sinh viết đoạn văn vào vở .
- Giáo viên theo dõi uốn nắn cho học sinh .
- Mời 4 -5 em đọc lại đoạn văn vừa viết. 
- Chấm điểm 1 vài em viết hay.
 * Tích hợp GDBVMT:
 -Trên đất nước chúng rất nhiều cảnh quan tươi đẹp ,nên ta phải bảo vệ và giữ vệ sinh cho thật sạch sẽ.
3) Củng cố - Dặn dò:2-3 phút
*Rèn kĩ năng sống: Chúng ta phải làm thế nào để bảo vệ cảnh đẹp của đất nước?
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau.
- 1HS kể lại chuyện Tôi có đọc đâu.
- Hai em lên bảng nói về quê hương hoặc nơi em ở.
- Cả lớp theo dõi.
- Hai em đọc lại đề bài tập làm văn .
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý.
-Đọc thầm và kết hợp quan sát tranh minh họa 
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn để tập nói về một cảnh đẹp của đất nước ( đó là tranh chụp biển Phan Thiết )
- Một học sinh giỏi làm mẫu.
- Cả lớp nhìn tranh tập nói theo cặp.
- 2 - 3 học sinh lên nối tiếp nhau thi tập nói .
- Cả lớp nhận xét, biểu dương những bạn nói hay
- Một học sinh đọc đề bài tập 2: Viết những điều đã nói thành đoạn văn từ 5 câu.
- Cả lớp làm bài.
- Học sinh đọc lại đoạn văn của mình trước lớp từ 4 -5em.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất .
- 2HS nhắc lại nội dung bài học. 
Toán
Luyện tập
 I/ Mục tiêu : 
 - Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8).
 II/Các hoạt động dạy học :
 Nội dung
Phương pháp 
 1.Bài cũ :4-6 phút
- KT về bảng chia 8. 
- Gọi 1HS làm lại BT2 tiết trước.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới: 20-30 phút 
 a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
Bài 1 :
- Yêu cầu tự làm bài vào bảng con.
- Gọi HS nêu kết quả tính nhẩm.
- Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 2 :
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài 2. 
- Gọi 4 em lên bảng làm bài, mỗi em 1 cột .
- Nhận xétù bài làm của học sinh. 
Bài 3 - Gọi học sinh đọc bài toán. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
Bài 4 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, tính nhẩm.
- Gọi HS trả lời miệng.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
3) Củng cố - Dặn dò:2-4 phút
- Yêu cầu HS đọc bảng chia 8.
*Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 3HS đọc bảng chia 8.
- 1HS lên bảng làm BT2.
- Cả lớp theo dõi nhận xé.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Một em nêu yêu cầu bài 1: Tính nhẩm.
- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con.
- 3HS nêu miệng kết quả, cả lớp bổ sung. 
- 1HS nêu yêu cầu bài 2: Tính nhẩm
- HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- 2HS đọc bài toán.
- HS phân tích bài toán.
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một HS lên bảng trình bày bài giải, lớp theo dõi bổ sung.
Giải :
Số thỏ còn lại là :
42 – 10 = 32 ( con )
Số thỏ trong mỗi chuồng là:
32 : 8 = 4 (con)
 Đ/S:4 con 
- Một học sinh nêu đề bài: Tìm 1/ 8 số ô trong hình mỗi hình.
- Tự làm nhẩm dựa vào hìnhvẽ.
- 3HS nêu miệng kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
 Hình a: 16 : 8 = 2(ô vuông)
 Hình b: 24 : 8 = 3 (ô vuông)
- 2HS đọc bảng chia 8.
Tự nhiên xã hội
Một số hoạt động ở trường
 I/ Mục tiêu:
 -Nêu được một số hoạt chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập ,vui chơi ,văn nghệ ,thể dục thể thao ,lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa.
 -Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
* Tích hợp GDBVMT-Bộ phận:
 -Giúp HS biết được một số hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các hoạt động ở trường góp phần BVMT như : Làm vệ sinh ,trồng cây , tưới cây
*Rèn kĩ năng sống:Hợp tác trong nhóm,lớp để chia sẻ ,đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém.Bày tỏ suy nghĩ ,cảm thông ,chia sẻ với người khác.
 II/ Chuẩn bị: Các hình trong SGK trang 46 và 47. 
 III/ Các hoạt động dạy-học:
Nội dung
Phương pháp
1. Kiểm tra bài cũ:3-5 phút
- Kiểm tra bài “ Phòng cháy khi ở nhà “
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung .
- Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị của học sinba
2.Bài mới: 20-25 phút
a) Giới thiệu bài:
b/ Hoạt động 1: Quan sát theo cặp 
 Bước 1 - Tổ chức học sinh quan sát hình thảo luận nhóm theo gợi ý .
+ Kể tên một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học ?
+ Trong từng hoạt động đó học sinh làm gì? Giáo viên làm gì?
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 46 để trả lời. 
 Bước 2 : - Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp .
- Giáo viên kết luận: SGV.
Bước 3 : -Yêu cầu các nhóm thảo luận một số câu hỏi nhằm giúp học sinh liên hệ thực tế bản thân.
+ Em thường làm gì trong giờ học?
+ Em thường học nhóm trong giờ học nào?
+ Em thường làm gì khi học nhóm? 
+ Em có thích đánh giá bài làm của bạn không? ... 
- Sau khi thảo luận xong yêu cầu các nhóm báo cáo trước lớp .
- Theo dõi và khẳng định nhóm đúng để thay cho kết luận .
c/ Hoạt động 2 : - Làm việc theo tổ học tập..
*Bước 1 : Hướng dẫn.
- Làm việc theo nhóm .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý .
- Nêu các câu hỏi như sách giáo viên .
- Yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi
- Yêu cầu các tổ nhận xét câu trả lời của bạn .
- Giáo viên nhận xét kết luận .
Bước2: 
- Mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Lắng nghe nhận xét và bổ sung 
 3) Củng cố - dặn dò:1-3 phút
*Tích hợp GDBVMT-Bộ phận:Muốn làm tốt việc bảo vệ môi trường trước tiên các em phải tích cực tham gia lao động , yêu trường ,yêu lớp .
- Xem trước bài mới .
-Trả lời về nội dung bài học trong bài : “ Phòng cháy khi ở nhà “.
- Lớp theo dõi.
- Tiến hành chia ra từng nhóm để thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên 
- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu .
- Lần lượt từng cặp học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp .
- Lớp theo dõi và nhận xét .
- Tiến hành thảo luận các câu hỏi gợi ý của giáo viên 
- Lần lượt từng nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp .
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung .
- Lớp tiếp tục làm việc theo nhóm .
- Các nhóm trao đổi thảo luận để trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên .
- Các nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp .
- Cả lớp theo dõi nhận xét rồi thảo luận đi đến kết luận 
- Các nhóm trình bày tên các môn học mình đạt điểm cao và nói cho nhau nghe về sở thích từng môn học của mình .
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm trả lời hay nhất .
- Về nhà áp dụng những điều đã học vào cuộc sống.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 12
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 I/Mục tiêu :
-Giúp HS biết cách phê vá tự phê.
-Giáo dục HS lễ phép với người lớn và biết cách xưng hô với bạn bè.
II/ Sinh hoạt lớp :
 -Lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt .4 tổ trưởng đứng lên báo cáo cho lớp trưởng.
 -GV nhận xét chung :
*Ưu điểm :
1/ Nề nếp :
-Các em xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn , khẩn trương .
2/Văn thể :
Cả lớp hát đầu giờ rất tốt.
Tập thể dục giữa giờ tương đối nhanh nhẹn.
 3/Vệ sinh :
 -Vệ sinh trong và ngoài hành lang sạch sẽ .
 -Tưới nước chậu và lọ hoa tốt.
 4/Học tập :
-Đa số các em thuộc bài và làm bài đầy đủ.
 5/Chuyên cần :
 -Nhìn chung cả lớp đều đi học đầy đủ .
* Khuyến điểm :
 -Vận tồn tại một số em vẫn chưa thực hiện tốt nội quy của trường : Hải ,Tuấn ,Lâm ,Hoàng...
* Khen thưởng và phê bình :
+Khen thưởng : 
 -Cá nhân : Như ,Luyện , Hà ,Sướng , Thuần , Tường ...
 -Tổ : 2+3
 +Phê bình :
 -Cá nhân : Huy ,Hải ,Kiên...
 -Tổ : 4+1
IV/Phương hướng tuần sau :
 -Nhắc nhở các em đi học đều ,không nên vắng học.
 -Nhắc nhở các em học bài và làm bài đấy đủ.
 -Thường xuyên nhắc các em học yếu đi học phụ đạo .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_7_den_12_nai_thi_kim_bien.doc
  • docBIA.doc