Giáo án Các môn phụ Lớp 5 Tuần 5

Giáo án Các môn phụ Lớp 5 Tuần 5

Kĩ thuật (tiết 9)

THÊU CHỮ V

I. MỤC TIÊU :

 - Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V .

 - Thêu được các mũi thêu chữ V đúng kĩ thuật , quy trình .

 - Rèn đôi tay khéo léo , tính cẩn thận .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Mẫu thêu chữ V .

 - Một số sản phẩm thêu trang trí chữ V .

 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cu : (3) Đính khuy bấm (tt) .

 - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn phụ Lớp 5 Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kĩ thuật (tiết 9)
THÊU CHỮ V
I. MỤC TIÊU :
	- Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V .
	- Thêu được các mũi thêu chữ V đúng kĩ thuật , quy trình .
	- Rèn đôi tay khéo léo , tính cẩn thận .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Mẫu thêu chữ V .
	- Một số sản phẩm thêu trang trí chữ V .
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Đính khuy bấm (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Thêu chữ V .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
12’
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét mẫu 
MT : Giúp HS nêu được những đặc điểm của mẫu .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giới thiệu mẫu thêu chữ V , hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp hình 1 để trả lời câu hỏi và nêu nhận xét đặc điểm mũi thêu chữ V ở cả 2 mặt .
- Giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí bằng mũi chữ V .
- Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1 : Thêu chữ V là cách thêu tạo thành các chữ V nối nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu . Mặt trái đường thêu là 2 đường với các mũi khâu dài bằng nhau , cách đều nhau . Thêu chữ V được ứng dụng để thêu trang trí viền mép cổ áo , nẹp áo , khăn tay  
Hoạt động lớp .
- Một số em nêu .
- Nêu ứng dụng của thêu chữ V .
12’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác .
MT : Giúp HS nắm kĩ thuật thêu mũi chữ V .
PP : Giảng giải , thực hành , trực quan .
- Hướng dẫn HS đọc mục I SGK kết hợp quan sát hình 2 , đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu cách vạch dấu đường thêu .
- Hướng dẫn cách vạch dấu đường thêu như SGK .
- Hướng dẫn các thao tác bắt đầu thêu , mũi thứ 1 , 2 .
- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các thao tác thêu chữ V .
- Kiểm tra sự chuẩn bị của lớp và tổ chức cho HS tập thêu chữ V trên giấy .
Hoạt động lớp .
- Đọc mục II SGK để nêu các bước thêu chữ V .
- Quan sát hình 3 , 4 để nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu các mũi chữ V 
- Vài em lên thực hiện các mũi tiếp theo .
- Nêu và thực hiện các thao tác kết thúc đường thêu .
- Nhắc lại cách thêu và nhận xét .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tính khéo léo , tính cẩn thận .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Xem trước bài sau ( tiết 2 ) .
 Biên soạn
 Nguyễn Thị Hồng TâmKĩ thuật (tiết 10)
THÊU CHỮ V (tt)
I. MỤC TIÊU :
	- Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V .
	- Thêu được các mũi thêu chữ V đúng kĩ thuật , quy trình .
	- Rèn đôi tay khéo léo , tính cẩn thận .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Mẫu thêu chữ V .
	- Một số sản phẩm thêu trang trí chữ V .
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thêu chữ V .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Thêu chữ V (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
20’
Hoạt động 1 : HS thực hành .
MT : Giúp HS hoàn thành được bài thêu chữ V .
PP : Trực quan , thực hành , giảng giải .
- Nhận xét , hệ thống lại cách thêu chữ V .
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
- Nhắc lại và nêu thời gian thực hành .
- Quan sát , uốn nắn những em còn lúng túng .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Nhắc lại cách thêu chữ V .
- Vài em lên thực hiện lại .
- Vài em nêu các yêu cầu của sản phẩm mục III SGK .
- Thực hành thêu chữ V vào vải .
5’
Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm .
MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS theo 2 mức : A+ và A .
Hoạt động lớp .
- Trưng bày sản phẩm .
- Vài em lên đánh giá sản phẩm .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tính khéo léo , tính cẩn thận .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Xem trước bài sau ( tiết 3 ) .
Mĩ thuật (tiết 5)
Tập nặn tạo dáng : NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I. MỤC TIÊU :
	- Nhận biết được hình dáng , đặc điểm của con vật trong các hoạt động .
	- Biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng .
	- Có ý thức chăm sóc , bảo vệ các con vật .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Sưu tầm tranh, ảnh về các con vật quen thuộc .
	- Bài nặn của HS các lớp trước .
	- Đất nặn và đồ dùng cần thiết .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Sưu tầm tranh , ảnh về các con vật quen thuộc .
	- Bài nặn của HS các lớp trước .
	- Đất nặn và đồ dùng cần thiết .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Vẽ theo mẫu : Khối hộp và khối cầu .
	- Nhận xét bài vẽ kì trước .
 3. Bài mới : (27’) Tập nặn tạo dáng : Nặn con vật quen thuộc .
 a) Giới thiệu bài : 
	Lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung .
 b) Các hoạt động :
5’
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
MT : Giúp HS nêu được đặc điểm của mẫu .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Cho HS quan sát tranh , ảnh về các con vật ; đặt câu hỏi để HS suy nghĩ , trả lời :
+ Con vật trong tranh , ảnh là con gì ?
+ Nó có những bộ phận nào ?
+ Hình dáng của nó khi hoạt động thay đổi như thế nào ?
+ Nhận xét sự giống nhau , khác nhau về hình dáng giữa các con vật .
+ Ngoài những con vật trong tranh , ảnh , em còn biết những con vật nào nữa ?
- Gợi ý chọn con vật để nặn :
+ Em thích con vật nào nhất ? Vì sao ?
+ Hãy miêu tả đặc điểm , hình dáng , màu sắc của con vật em định nặn .
Hoạt động lớp .
- Một số em nêu .
5’
Hoạt động 2 : Cách nặn .
MT : Giúp HS nắm cách nặn con vật .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Gợi ý cách nặn :
+ Nhớ lại hình dáng , đặc điểm con vật sẽ nặn .
+ Chọn màu đất nặn cho con vật .
+ Nhào đất kĩ cho mềm dẻo .
+ Nặn theo 2 cách :
@ Nặn từng bộ phận và các chi tiết rồi ghép dính lại .
@ Nhào đất thành một thỏi rồi vuốt , kéo tạo thành hình dáng chính con vật ; nặn thêm các chi tiết và tạo dáng cho con vật hoàn chỉnh .
- Nặn và tạo dáng 1 con vật đơn giản để HS quan sát , nắm từng bước nặn .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi .
10’
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS hoàn thành sản phẩm .
PP : Trực quan , thực hành , giảng giải .
- Đến từng bàn , quan sát , hướng dẫn thêm ; nhắc HS khi nặn cần trải giấy lên bàn để khỏi bẩn , nặn xong phải rửa tay sạch sẽ .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Nặn theo ý thích .
5’
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS đánh giá được bài sản phẩm của mình và của bạn .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Khen những em có sản phẩm đẹp .
Hoạt động lớp .
- Trưng bày sản phẩm .
- Cả lớp cùng nhận xét , xếp loại .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đánh giá , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức chăm sóc , bảo vệ các con vật .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Tìm và quan sát một số họa tiết trang trí .
Aâm nhạc (tiết 5)
Oân tập bài hát : HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
Tập đọc nhạc : TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 2
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS ôn tập bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh . Làm quen với hình thức hát đuổi Học bài TĐN số 2 .
	- Hát đúng giai điệu , thuộc lời ca , đúng sắc thái bài hát ; thể hiện đúng cao độ , trường độ bài TĐN số 2 : tập đọc nhạc , ghép lời kết hợp gõ phách .
	- Yêu cuộc sống hòa bình .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên : 
	- Nhạc cụ , máy nghe , băng đĩa nhạc .
	- Bài TĐN số 2 .
 2. Học sinh : 
	- SGK .
	- Nhạc cụ gõ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Học hát bài : Hãy giữ cho em bầu trời xanh .
	- Vài em hát lại bài hát .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập bài hát : Hãy giữ cho em bầu trời xanh – 
Tập đọc nhạc : TĐN số 2 .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
13’
Hoạt động 1 : Oân tập bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh .
MT : Giúp HS hát đúng giai điệu , lời ca bài hát kết hợp vận động phụ họa .
PP : Đàm thoại , thực hành , giảng giải 
Hoạt động lớp , nhóm .
- Oân lời 1 bài hát , sau đó tự hát lời 2 theo băng nhạc .
- Hát với sắc thái rắn rỏi , hùng mạnh ; chú ý ngăn đủ số phách ở cuối mỗi câu hát .
- Chia thành các nhóm tập hát đối đáp : 
a) Đoạn a : ( lời 1 )
+ Nhóm 1 : Câu 1 .
+ Nhóm 2 : Câu 2 .
+ Nhóm 1 : Câu 3 .
+ Nhóm 2 : Câu 4 .
b) Đoạn b : Tất cả cùng hát .
c) Đoạn a : ( lời 2 )
+ 1 em lĩnh xướng : Câu 1 .
+ Nhóm 1 : Câu 2 .
+ 1 em lĩnh xướng : Câu 3 .
+ Nhóm 2 : Câu 4 .
d) Đoạn b : Tất cả cùng hát .
13’
Hoạt động 2 : Học bài TĐN số 2 .
MT : Giúp HS hát đúng bài TĐN số 2 .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn HS tự nói tên nốt nhạc .
- Hướng dẫn luyện tập tiết tấu .
- Luyện tập cao độ : Đọc thang âm Đô , Rê , Mi , Son , La theo chiều đi lên , đi xuống .
Hoạt động lớp .
- Tập đọc nhạc từng câu .
- Tập đọc cả bài .
- Ghép lời ca .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đọc nhạc , ghép lời , gõ phách bài TĐN số 2 .
	- Giáo dục HS yêu cuộc sống hòa bình .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Oân lại bài hát , bài TĐN số 2 ở nhà .
 5’
Phần kết thúc : 
MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Đi thường theo chiều sân tập 1 – 2 vòng , về tập họp thành 4 hàng ngang , tập động tác thả lỏng : 2 – 3 phút .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc