Giáo án các môn phụ Tuần 20 Lớp 3

Giáo án các môn phụ Tuần 20 Lớp 3

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI : TUẦN 20

Tiết 39: Ôn tập: Xã hội

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết :

- Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội

- Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ , trường học và cuộc sống xung quanh

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh sưu tầm được về chủ đề xã hội

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn phụ Tuần 20 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011
Tự nhiên và xã hội : tuần 20
Tiết 39: Ôn tập: Xã hội
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết :
- Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội
- Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ , trường học và cuộc sống xung quanh
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh sưu tầm được về chủ đề xã hội
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung và các hoạt động dạy học của GV
Hoạt động của học sinh
 5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu những việc em đã làm để bảo vệ môi trường? (... vứt rác đúng nơi quy định; tiết kiệm nước, chăm sóc vật nuôi sạch sẽ,...)
- HS trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Ôn tập : Xã hội
15’
12’
2. Hướng dẫn HS ôn tập- GV nêu yêu cầu
Phương án 1: 
Sưu tầm những thông tin (mẩu chuyện, bài báo, tranh, ảnh hoặc hỏi bố, mẹ, ông bà) về một trong những điều kiện ăn, ở, vệ sinh của gia đình, trường học, cộng đồng trước kia và hiện nay.
ã Bước 1: HS trình bày tranh ảnh trên tờ giấy Ao và có ghi chú thích nội dung tranh. GV phân công mỗi nhóm sưu tầm và trình bày về một nội dung: hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục
ã Bước 2 : Thảo luận, mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh quê hương.
Phương án 2: Chơi trò chơi Chuyển hộp.
- GV đưa ra một hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề xã hội. Mỗi câu hỏi được viết vào một tờ giấy nhỏ gấp tư và để trong một hộp giấy nhỏ.
ã Câu hỏi :
- Thế nào là gia đình hai / ba thế hệ ?
- Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng bên nội/ ngoại của bạn.
- Chúng ta cần làm gì để phòng cháy khi ở nhà ?
- Kể tên một số hoạt động ở trường ngoài giờ lên lớp.
- Hãy nói đôi điều về thành phố nơi bạn đang sống.
- Hoạt động thông tin liên lạc ở nơi bạn sống như thế nào?
- Giới thiệu vầ hoạt động công nghiệp, thương mại mà bạn biết.
- Làng quê và đô thị khác nhau như thế nào?
- Khi đi xe đạp chúng ta cần chú ý điều gì?...
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi
- HS trình bàytrên giấy, thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS chơi 
- HS khác nhận xét
- HS vừa hát vừa chuyền tay nhau hộp giấy nói trên. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy ở trong tay người nào thì người đó phải nhặt một câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời. Câu hỏi đã được trả lời sẽ bỏ ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết câu hỏi.
2’
B. Củng cố – dặn dò
- Dặn dò:
+ Ôn tập các bài học phần xã hội
+ Đọc trước nội dung phần tự nhiên
Rút kinh nghiệm – Bổ sung:	
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011
Tự nhiên và xã hội : tuần 20 
Tiết 40: Thực vật
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết :
- Biết nhận được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả, của một số cây
-*KNS : Kĩ năng tỡm kiếm và xử lớ thụng tin: phõn tớch, so sỏnh tỡm đặc điểm giống nhau và khỏc nhau của cỏc loại cõy; Kĩ năng hợp tỏc làm việc nhúm để hoàn thành nhiệm vụ.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh sưu tầm về thực vật . Các cây có ở trường .Giấy A4, bút màu, hồ dán, ...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung và các hoạt động dạy học của GV
Hoạt động của học sinh
 2’
A. Giới thiệu bài
- Giới thiệu phần tự nhiên
- Giới thiệu bài Thực vật
- GV nhận xét, giới thiệu, ghi tên bài
- HS nói những điều quan sát được trong tự nhiên
15’
B. Bài mới
Hoạt động 1 : Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên.
* Cách tiến hành: - GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn HS cách quan sát cây cối 
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn: GV giao nhiệm vụ
Bước 2: Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự:
- Chỉ vào từng câu và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công.
- Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây.
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dáng và kích thước của những cây đó.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GV giúp HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh và đi đến kết luận như trang 77 SGK.
* GV kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
- Hình 1: Cây khế.
- Hình 2: Cây vạn tuế (trồng trong chậu đặt trên bờ tường), cây trắc bách diệp (cây cao nhất ở giữa hình)
- Hình 3: Cây kơ - nia (cây có thân to nhất), cây cau (cây có thân thẳng và nhỏ ở phía sau cây kơ - nia).
- Hình 4: Cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre
- Hình 5: Cây hoa hồng.
- Hình 6: Cây súng.
- HS nhắc lại nhiệm vụ quan sát.
- Nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm.
- Hết thời gian quan sát theo nhóm, cả lớp tập hợp lần lượt đi đến khu vực của từng nhóm để nghe đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- HS giới thiệu tên của một số cây trong SGK trang 76, 77.
15’
 2’
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS lấy giấy và bút chì hay bút màu ra để vẽ một hoặc vài cây mà các em quan sát được. Các em có thể vẽ phác ở ngoài sân rồi vào lớp hoàn thiện tiếp hoặc các em có thể vào lớp vẽ theo trí nhớ của mình về một số cây đã quan sát được.
- Lưu ý dặn HS: Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
Bước 2: Trưng bày tranh
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp. 
B. Củng cố – dặn dò
- Dặn dò:
+ Đọc trước nội dung bài sau
- HS thực hành
- HS trưng bày bài của mình trước lớp.
- Một số HS lên giới thiệu về bức tranh của mình.
Rút kinh nghiệm , Bổ sung:	
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011
Đạo Đức : tuần 20
Tiết 20: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
I. Mục tiêu:
1. Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc , màu da, ngôn ngữ
2.Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường , địa phương tổ chức
3. Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền đựơc mặc trang phục , sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng
- GDVSMT: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế trong cỏc hoạt đụng bảo vệ mụi trường, làm cho mụi trường thờm xanh, sạch đẹp.
 - KNS : Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế; Kĩ năng bỡnh luận cỏc vấn đề liờn quan đến quyền trẻ em
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh ảnh về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và Quốc tế.
HS : Vở bài tập Đạo đức 3; tranh ảnh, truyện, bài hát, thơ sưu tầm được.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của HS
 4’
A. Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét, đánh giá
- HS trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung
2’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu, ghi tên bài
- Hát bài “ Tiếng chuông và ngọn cờ”
- Tiếp tục thảo luận về bài hộc Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
- HS hát tập thể
8’
2. Hoạt động 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm về tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
ã Trưng bày sản phẩm sưu tầm hoặc sáng tác 
ã Quan sát, nhận xét
ã Tổng kết:: GV nhận xét, khen ngợi, ...
-HStrưng bày giới thiệu
- HS quan sát n/x
12’
3. Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới.
ã Thảo luận nhóm
ã Viết thư
ã Kí tên tập thể
ã Cử người gửi thư
- HS thảo luận về đối tượng gửi thư và nội dung bức thư nhóm 4
- HS viết thư
- HS đọc thông qua ý kiến
- HS cử người gửi thư
8’
 Hoạt động 3 : Bày tỏ tình doàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
ã Văn nghệ
ã GV nhận xét, kết luận - Thiếu nhi VN và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống,... song đều là anh em, bè bạn, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới.
- HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện,... về chủ đề bài học
- HS khác nhận xét- 
3’
C. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: Thể hiện điều được học trong cuộc sống hằng ngày
Rút kinh nghiệm , Bổ sung:	
Thứ............ ngày........tháng........năm 2010
thủ công - tuần 20
Bài : Ôn tập chủ đề 
Cắt, dán chữ cái đơn giản (Tiết 2)
I. Mục đích – yêu cầu:
- Biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.
- Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Mẫu các chữ cái của 5 bài học trong chương II để giúp HS nhớ lại cách thực hiện.
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Thời gian
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của HS
Bài cũ :
Lên bảng cắt một số chữ cái
GV nhận xét cho điểm
Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 b. Ôn lại quy trình cắt chữ cái đơn giản
 ? Nêu quy trình cắt chữ cái đơn giản
 c.Thực hành cắt chữ cái đơn giản 
- GV quan sát, giúp đỡ cho những HS còn lúng túng. 
d. Trưng bày và đánh giá sản phẩm:
- Các nhóm thi xem chữ cái của ai đẹp hơn, nhanh hơn.
- Mang vài chữ cái đã cắt được lên bàn gv và so sánh xem chữ cái nào đẹp hơn. GV giải thích lý do làm sao để cắt được chữ cái đẹp hơn để HS rút kinh nghiệm.
 - GV nhận xét ,đánh giá sản phẩm của HS
 - Khen những em có sản phẩm đẹp.
3. Nhận xét - dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ và kết quả học tập của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ sau.
- 1 - 2 HS lên bảng thực hiện
- HS quan sát lại,sau đó nêu quy trình cắt chữ cái đơn giản
- HS tiến hình theo nhóm 
- Đại diện mỗi nhóm mang chữ cái của nhóm mình lên trình bày
- HS quan sát, rút kinh nghiệm.
Bổ sung:.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 20 KNS.doc