Giáo án câu lạc bộ Toán Tiếng Việt tuổi thơ Lớp 3

Giáo án câu lạc bộ Toán Tiếng Việt tuổi thơ Lớp 3

Bài tập về nhà:

Bài 1: Tìm số có ba chữ số biết chữ số hàng trăm gấp đôi chữ số hàng chục , chữ số hàng chục gấp ba lần chữ số hàng đơn vị .

Bài 2 : Ngày 6 tháng 7 là thứ ba . Hỏi ngày 5 tháng 9 cùng năm đó là thứ mấy ?

Bài 3 : Ông năm nay hơn cháu 63 tuổi , hai năm nữa ông sẽ gấp 8 lần tuổi cháu . Hỏi hiện nay cháu bao nhiêu tuổi , ông bao nhiêu tuổi

 

doc 18 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 4203Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án câu lạc bộ Toán Tiếng Việt tuổi thơ Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 7 ngày 20 tháng 10 năm 2012
TOÁN ÔN
ÔN TẬP DANG TOÁN GIẢM 1 SỐ ĐI NHIỀU LẦN
I.MỤC TIÊU: 
 Qua tiết học HS thành thạo dạng toán giảm 1 số đi nhiều lần.
 Giải một số bài toán thuộc dạng này. HS làm thêm BT nâng cao.
 II.BÀI TẬP:
 Bài 1: 
Tính và viết (theo mẫu)
Giảm mỗi số sau đi 7 lần:
 a. 28 m 35 m 42 kg 
 b. 56 l 14 cm 63 l
Bài 2:
Số đã cho
 63
56
 28
 14
Giảm đi 7 lần
 Gấp lên 7 lần
 Bài 3:
Buổi chiều, chuyến xe buýt chở được 69 người khách. Chuyến buổi tối, số xe khách chở được giảm đi 3 lần so với buổi chiều. Hỏi chuyến xe buổi tối chở được bao nhiêu người?
Bài4: 
Tháng trước gà mái mơ và gà đen của An
đều đẻ được mỗi con 20 quả trúng. Tháng này, gà mái mơ đẻ được số trúng giảm đi 4 quả , con gà đen đẻ được số trứng giảm đi 4 lần. Hỏi tháng này mỗi con gà đẻ được bao nhiêu quả trứng.
Bài 5: Một vườn cây ăn quả thu hoạch được 882 quả vải, số quả cam bằng số quả vải, số quả quýt bằng số quả cam. Hỏi vườn đó đã thu hoạch bao nhiêu quả cam, bao nhiêu quả quýt?
Bài tập về nhà:
Bài 1: Tìm số có ba chữ số biết chữ số hàng trăm gấp đôi chữ số hàng chục , chữ số hàng chục gấp ba lần chữ số hàng đơn vị .
Bài 2 : Ngày 6 tháng 7 là thứ ba . Hỏi ngày 5 tháng 9 cùng năm đó là thứ mấy ?
Bài 3 : Ông năm nay hơn cháu 63 tuổi , hai năm nữa ông sẽ gấp 8 lần tuổi cháu . Hỏi hiện nay cháu bao nhiêu tuổi , ông bao nhiêu tuổi .
 ________________________________
 Thứ 7 ngày 27 tháng 10 năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐÔNG, SO SÁNH; DẤU CÂU.
I.MỤC TIÊU: 
 Qua tiết học HS nắm được các từ chỉ hoạt động, hình ảnh so sánh; dấu câu phù hợp.
 Biết sắp xếp câu thành một bài văn.
II. BÀI TẬP:
Bài 1: 
 	 Cau cao, cao mãi 
	Tàu vươn giữa trời
	Như tay ai vẫy 
	Hứng làn mưa rơi .
 a) Tìm các từ chỉ hoạt động có trong khổ thơ ?
 b) Những hoạt động nào được so sánh với nhau ?
Bài 2: 
. Hãy sửa lại những chỗ mà bạn Mai đã đặt dấu câu thiếu hoặc không thích hợp:
a. Ở nhà em thường giúp bà xâu kim,
b. Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng ?
c. Ông ơi người ta phát minh ra điện để làm gì.
Bài 3: 
 Câu tục ngữ : Em thuận anh hoà là nhà có phúc.
Giúp em hiểu được điều gì ? Đặt một câu với câu tục ngữ trên.
 Bài 4: 
Sắp xếp lại trật tự của những câu văn sau để thành đoạn văn kể lại buổi đầu em đi học 
a) Em mặc quần áo mới, đeo cặp mới cùng với ông nội đến trường học buổi học đầu tiên.
b) Sáng hôm ấy trời rất đẹp, nắng vàng tươi rải nhẹ trên đường.
c) Cô giáo đón em và các bạn xếp hàng dự lễ khai giảng. 
d) Em bỡ ngỡ theo ông bước vào sân trường đông vui nhộn nhịp.
e) Sau lễ khai giảng, chúng em về lớp học bài học đầu tiên.
g) Chúng em được nghe cô Hiệu trưởng đánh trống khai trường và được xem diễu hành, hát, múa rất hay.
h) Những người bạn mới và những bài học mới đã làm em nhớ mãi buổi học đầu tiên.
Bài 5: 
 Dựa vào đoạn văn ở bài trên (sau khi đã sắp xếp lại đúng), em hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại buổi đi học đầu tiên của em.
 III.CHẤM BÀI – NHẬN XÉT 
 ________________________________________________________
 Thứ 7 ngày 3 tháng 11 năm 2012
 TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ
I.ĐỀ THI CÁ NHÂN: GIÁO VIÊN IN ĐỀ PHÁT CHO HS
Họ và tên: ...................................... GIAO LƯU TOÁN TUỔI THƠ
Đề bài
I. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Bài 1: Số bị chia là 42. Thương là 7. Số chia là bao nhiêu?
A. 294 B. 6 C. 35
Bài 2: Số trừ là 518. Hiệu số là 436. Số bị trừ là bao nhiêu?
A. 954 B. 944 C. 82
Bài 3: Số bị trừ là 647. Hiệu số là 169. Số trừ là bao nhiêu?
A. 816 B. 578 C. 478
Bài 4: Con 8 tuổi. Mẹ 32 tuổi. Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?
A. 8 B. 4 C. 24
Bài 5: 3m 25cm =... cm?
A. 55 cm B. 253 cm C. 325 cm 
Bài: 6: Tìm 1 số biết rằng lấy số đó nhân với 6 bằng 54 :
Số đó là A. 48 B. 9 C. 60 
Bài 7 : Hình bên có:
a, Có mấy hình tam giác?	
A. 5 B. 7 C. 9
b, Có mấy hình tứ giác:
A. 3 B. 4 C. 5
II. Giải các bài tập sau:
Bài 1: Lớp 3C có 18 học sinh nữ và 14 học sinh nam. Cô giáo cử số học sinh của lớp đi thi học sinh giỏi. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh đi thi học sinh giỏi?
Bài 3: Con hái được 7 quả cam. Mẹ hái được số cam bằng tám lần số cam của con và bớt đi 6 quả. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam.
. II.ĐỀ THI ĐỒNG ĐỘI: Mỗi nhóm có 6 HS –GV cho HS bắt thăm 1 bài làm trong thời gian 10 phút , sau đó nạp bài – GV chấm lấy điểm tổng hợp cho từng nhóm ; Nhóm nào có số điểm cao nhất sẻ thắng cuộc 
Đề bài
Bài 1: Tìm một số biết rằng nếu lấy số đó cộng với 25, được bao nhiêu trừ đi 13 thì được kết quả cuối cùng là 48. 
Bài 2: Trong hộp có 5 cuộn chỉ trắng và 3 cuộn chỉ đen. Em lấy ra 4 cuộn. Hỏi trong số đó có ít nhất một cuộn chỉ trắng không? Có dứt khoát có một cuộn chỉ đen trong số 4 cuộn đó không?
Bài 3: Bạn Hùng béo lớp tôi nặng 42 kg và nhẹ hơn cô giáo chủ nhiệm 12 kg. Ban Hoa lại nhẹ hơn cô 18 kg. Hỏi tôi nặng bao nhiêu kg?
Bài 4: Có một đoạn dây, trên đó được đánh dấu 5 điểm. Hỏi những điểm đó chia đoạn dây ra làm mấy phần?
Bài 5: Hải xếp được hơn Hùng 12 bông hoa, biết số bông hoa của Hải xếp bằng số bông hoa của Hùng xếp. Hỏi mỗi bạn xếp được bao nhiêu bông hoa?
Bài 6 
 Điền số thích hợp vào ô trống biết rằng tổng các số ở 4 ô liền nhau bằng 200.
55
45
65
Đáp án - Đánh giá cho điểm
ĐỀ THI CÁ NHÂN:
I. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Bài
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
C
B
B
A
C
B
C
Điểm
1
1
1
1
1
1
1
Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
II. Giải các bài tập sau:
Bài 1: (3 điểm): Bài giải
 Lớp 3C có số học sinh là:	 0,25 điểm
 18 + 14 = 32 (học sinh) 1 điểm
 Số học sinh đi thi học sinh giỏi của lớp 3C là: 0,25 điểm
 32 : 8 = 4 (học sinh) 1 điểm
	 Đáp số: 4 học sinh 0,5 điểm
Bài 2: (3 điểm): Bài giải
	Mẹ hái được số cam là:	0,5 điểm
	7 x 8 - 6 = 50 (quả)	2 điểm
	 Đáp số: 50 quả 0,5 điểm
II.ĐỀ THI ĐỒNG ĐỘI: Đáp án,.
Bài 1: Số đó là : 48 + 13 – 25 = 36.
Bài 2: - Có ít nhât 1 cuộn chỉ trắng . Vì chỉ đen chỉ có 3 cuộn, mà lấy ra 4 cuộn.
Có thể không có 1 cuộn chỉ đen . Vì chỉ lấy ra 4 cuộn, mà chỉ trắng có 5 cuộn.
Bài 3 : Cô giáo chủ nhiệm nặng số kg là : 42 + 12 = 54 Kg
 Bạn Hoa nặng số kg là: 54 – 18 = 36 kg
Bài 4: Số hoa của Hải là : 12 : 3 x 7 = 28 ( bông).
 Số hoa của Hùng là : 28 – 12 = 16 ( bông).
 Bài 5 : Điền như sau:
 65
 55
 45
 35
 65
55
45
 35
65
 55
 45 
 35
 ________________________________________________
 Thứ 7 ngày 17 tháng 11 năm 2012
TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ
I.ĐỀ THI CÁ NHÂN: GIÁO VIÊN IN ĐỀ PHÁT CHO HS
Họ và tên: ...................................... CÂU LẠC BỘ EM YÊU TIẾNG VIỆT
Môn: Tiếng việt
(Thời gian làm bài 60 phút)
	Họ và tên:.Lớp:..
Câu 1: Khoanh vào các chữ cái trước những từ viết sai chính tả:
a. huýt sáo b. lườm ngýt c.sýt soát d. ăn quỵt 
e. tít còi g. xe buýt h. hít thở i. khỵt mũi 
Câu 2: Cho các từ sau: Nhập ngũ, thi hào, mở màn, trẩy quân, chiến đấu, réo rắt, hy sinh, hoạ sĩ, dũng cảm.
a. Hãy sắp xếp các từ ngữ trên thành hai nhóm: Nhóm từ chỉ bảo vệ Tổ quốc và nhóm từ chỉ nghệ thuật.
b. Đặt 2 câu với mỗi từ sau: Dũng cảm, mở màn.
Câu 3: Hãy đặt dấu phẩy cho đúng vào các câu sau:
a. Xa xa những ngọn núi nhấp nhô mấy ngôi nhà thấp thoáng vài cánh chim chiều bay lững thững về tổ.
b. Một biển lúa vàng vây quanh em hương lúa chín thoang thoảng đâu đây.
Câu 4: a)Tìm từ gần nghĩa với từ : Khai trường, cần cù. giang sơn .
 b)Tìm 3 từ ghép có : “quốc” đứng trước và giải nghĩa từng từ . 
Câu 5: Đọc bài thơ: Em thương
	Em thương làn gió mồ côi
	Không tìm thấy bạn vào ngồi trong cây
	Em thương sợi nắng đông gầy
	 Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng
a.Trong bài thơ “Làn gió” và “Sợi nắng” được nhân hoá nhờ những từ ngữ nào?
b. Em thấy “ Làn gió” và “ Sợi nắng” trong bài thơ giống ai? Tình cảm của tác giả bài thơ dành cho những người này như thế nào?
Câu 6: Viết một đoạn văn ( 7 đến 10 câu) tả quang cảnh trường em vào buổi sáng đầu mùa hè.
Đáp án
Câu 1: ( 2 điểm) Khoanh vào các chữ cái trước những từ viết sai chính tả 
b, c, e, i 
Câu 2: ( 2 điểm) 
a. Nhóm từ chỉ bảo vệ Tổ quốc: Nhập ngũ, trẩy quân, chiến đấu, hy sinh, dũng cảm.
 Nhóm từ chỉ nghệ thuật: thi hào, mở màn, réo rắt, hoạ sĩ, 
b. Đặt 2 câu với mỗi từ sau: Dũng cảm, mở màn.
Câu 3: ( 2 điểm) 
a. Xa xa, những ngọn núi nhấp nhô, mấy ngôi nhà thấp thoáng, vài cánh chim chiều bay lững thững về tổ.
b. Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoang thoảng đâu đây.
Câu 4: a) Tìm từ gần nghĩa với từ : Khai trường, cần cù. giang sơn .
 b) Tìm 3 từ ghép có : “quốc” đứng trước và giải nghĩa từng từ .
Câu 5: ( 4 điểm) 
a. thương, mồ côi, bạn, ngồi, gầy, run run, ngã.
 b. Làn gió giống em bé mồ côi, sợi nắng giống một người gầy yếu.
Tác giả bài thơ đã rất thương và cảm thông với những em bé mồ côi và những người ốm yếu không nơi nương tựa.
Câu 6: (8 điểm) Viết một đoạn văn ( 7 đến 10 câu) tả quang cảnh trường em vào buổi sáng đầu mùa hè.
 Học sinh viết được một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu tả về quang cảnh trường em vào buổi sáng đầu mùa hè , có mở đoạn kết đoạn, dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp, bài viết trình bày sạch sẽ cho tối đa 8 điểm.
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI 
 Thứ 7 ngày 24 tháng 11 năm 2012
TOÁN ÔN
ÔN TẬP TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC
I.MỤC TIÊU: 
 - HS biết thực một số dạng toán về tính giá trị biểu thức.
 - Làm 1 số bài tập nâng cao về dạng toán tính giá trị biểu thức.
II. BÀI TẬP
Bài 1: 
 Viết số có 3 chữ số có hàng chục gấp 2 lần hàng đơn vị, hàng trăm gấp hai lần hàng chục.
Bài 2: 
Viết số có 3 chữ số có hàng chục gấp 3 lần hàng đơn vị, hàng trăm bằng nửa hàng chục.
Bài 3: 
Tính giá trị các biểu thức sau:
14 x 3 + 23 x 4	23 x 5 – 96 : 4	
16 x 3 + 55 : 5	968 : 8 – 13 x 7
69 : 3 + 21 x 4 	36 x 3 – 29 x 2	
72 : ( 107 – 99)	5 x (145 – 123)
Bài 4: 
Có 3 bao gạo mỗi bao có 53 kg. Người ta lấy bớt ra ở mỗi bao 3 kg, số gạo còn lại đóng đều vào 6 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu kg gạo?( giải bằng 2 cách)
Bài 5: 
Ngày mồng 1 của một tháng nào đó rơi vào ngày chủ nhật. Hỏi:
	a) Các ngày chủ nhậ tiếp theo là những ngày nào trong tháng?
	b) Ngày cuối tháng(31) là ngày thư mấy trong tuần?
 _____________________________________________________
 Thứ 7 ngày 1 tháng 12 năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP VÀ NÂNG CAO 
I.MỤC TIÊU: 
 Qua tiết học HS nắm được các từ chỉ sự vật, hình ảnh so sánh; dấu câu phù hợp.
 Biết làm một bài văn kể về gia đình mình.
 ... hình chữ nhật. Tính chu vi phần còn lại của thửa ruộng đó.
Bài 2: Một bể có thể chứa đầy được 1800 lít nước. Có 2 vòi nước chảy vào bể . Vòi thứ nhất chảy 10 phút được 40 lít nước , vòi thứ hai chảy 6 phút được 30 lít nước. Hỏi khi bể cạn, cả hai vòi chảy trong bao lâu thì đầy bể?( Biết rằng trong quá trình 2 vòi chảy đều không có sự cố gì.)
Bài 3: Có 10 bao gạo , nếu lấy ra ở mỗi bao 5 kg thì số gạo lấy ra bằng số gạo của 2 bao nguyên . Hỏi tất cả có bao nhiêu kg gạo ?
 ________________________________________
II.ĐỀ THI ĐỒNG ĐỘI: 
Mỗi nhóm có 6 HS –GV cho HS bắt thăm 1 bài làm trong thời gian 10 phút , sau đó nạp bài – GV chấm lấy điểm tổng hợp cho từng nhóm ; Nhóm nào có số điểm cao nhất sẻ thắng cuộc.
Đề bài
Bài 1 : Hà năm nay 9 tuổi. Tuổi ông Hà bằng 6 lần tuổi Hà cộng với 8 . Hỏi ông hơn Hà bao nhiêu tuổi?
Bài 2:Hiện nay bố 42 tuổi. Hai năm trước tuổi con bằng 1/8 tuổi bố. Tính tuổi con hiện tại?
Bài 3: Năm nay con 9 tuổi và bằng 1/5 tuổi bố. Tính tổng của 2 bố con sau 3 năm nữa?
Bài 4:Tuổi Tý bằng1/6 tuổi mẹ và bằng 1/7 tuổi bố.Bố hơn mẹ 5 tuổi. Tìm tuổi mỗi người?
Bài 5: Năm ngoái mẹ An 30 mươi tuổi, tuổi An bằng 1/5 tuổi mẹ, tuổi em An bằng 1/2 tuổi An. Hỏi hiện nay em An bao nhiêu tuổi?
Bài 6: Ông năm nay hơn chấu 63 tuổi, hai năm nữa ông sẽ gấp 8 lần tuổi cháu. Hỏi hiện nay ông bao nhiêu tuổi, cháu bao nhiêu tuổi?
 __________________________________________
 Thứ 7 ngày 19 tháng 1 năm 2013
TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ
I.ĐỀ THI CÁ NHÂN: GIÁO VIÊN IN ĐỀ PHÁT CHO HS
Họ và tên: ...................................... CÂU LẠC BỘ EM YÊU TIẾNG VIỆT
Môn: Tiếng việt
(Thời gian làm bài 60 phút)
	Họ và tên:.Lớp:..
CHỌN CHỮ CÁI ĐÚNG NHẤT
1.Tổ của Ong Mật làm bằng gì?
a, Bằng phấn hoa
b, Bằng sáp mật
c, Bằng mật
2.Để làm được tổ như tổ của Chim Én cần phải thề nào?
 a, Không ngại khó
b, Khéo léo
c, Không ngại bẩn
3.Vì sao Sẻ không làm được tổ như của Chèo Bẻo? 
a, Vì Sẻ ngại khó
b, Vì Sẻ không thích
c, Vì Sẻ vụng về
4.Vì sao đến giờ Sẻ vẫn không có tổ:
a, Vì Sẻ lười, ngại khó lại vụng về
b, Vì Sẻ sợ gió thổi bay tổ đi mất
c, Vì Sẻ không thích làm tổ trên cây
5.Từ nào trái nghĩa với từ lười?
a, Vụng về
b, Chăm chỉ
c, ngoan 
6.Trong câu “Ôi, sao mà phiền phức thế cơ chứ!” , từ phiền phức có thể thay bằng từ nào?
a, phiền não
b, phức tạp
c, phiền lòng
7.Câu “Tổ của Ong Mật vừa chắc chắn, vừa ấm áp” thuộc kiểu câu nào?
a, Thế nào?
b, Ai làm gì?
c, Ai thế nào?
8.Bộ phận được gạch chân “Vừa lười, vừa ngại khó, lại vụng về, đến giờ Sẻ vẫn không có tổ” trả lời câu hỏi nào?
a, Thế nào?
b, Vì sao?
c, Khi nào?
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu1:    Đặt  một câu với từ :
    a.dành
    b. giành
Câu2: Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã thích hợp  vào các chữ được in đậm trong khổ thơ sau :
                                  Vào mùa chiêm
                                  Tháng tư hoa gạo nơ
                                  Quê ta vào mùa chiêm
                                  Xóm làng vừa chợp ngu
                                  Đa dậy ăn cơm đèn
                                         Nghe dứt hồi trống đô   
                                         Bước chân nhòa sương đêm.
Câu 3: :               Đọc         
                                        Cây bầu hoa trắng
                                        Cây mướp hoa vàng
                                        Tim tím hoa xoan
                                        Đỏ tươi râm bụt
Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong các câu ở khổ thơ trên
Câu 4:  Trong câu :
                          “Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm.”, em có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào ?
Câu 5:   Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi :
            Chớp
                        Rạch ngang trời
                        Khô khốc
                        Sấm
                       Ghé xuống sân
                       Khanh khách cười
                       Cây dừa
                       Sải tay bơi
                       Ngọn mùng tơi
                       Nhảy múa 
                           Trần Đăng Khoa
a.    Nêu những sự vật, hiện tượng thiên nhiên đã được nhân hoá trong đoạn thơ ? Sự nhân hoá đó thể hiện qua những từ ngữ nào ?
b.    Tác dụng của phép nhân hoá ?
Câu 6:  Tập làm văn :
                           Ngày đầu tiên đi học
                           Em nước mắt nhạt nhòa
                            Cô vỗ về an ủi
                            Chao ôi ! Sao thiết tha.
     Ngày đầu tiên đi học với mỗi người đều là một kỉ niệm khó quên. Hãy kể lại ngày đầu tiên đến trường của em bằng một bài  văn từ 10 đến 12 dòng.
                                                               ĐÁP ÁN           
Câu1:       1điểm
  Đặt  câu  phù hợp về mặt nội dung, ý nghĩa và đảm bảo về mặt cấu trúc ở mỗi trường hợp cho 0,5 điểm
    a.dành(có nghĩa là giữ lại để dùng về sau, để riêng cho ai hoặcchoviệc gì .
ví dụ : Em dành một phần tiền ăn sáng để mua báo Hoa học trò.) 
    b. giành( có nghĩa là dùng sức lựcđể lấy về được cho mình không đểcho người khác, đối tượng khác chiếm lấy. Ví dụ : Đội bóng lớp 3A chúng em đã giànhgiải nhất bóng đákhối 3 toàn trường. )
Câu2:   1điểm. 
Điền đúng dấu hỏi hoặc dấu ngã ở mỗi từ cho 0,25 điểm.
                  Vào mùa chiêm
                Tháng tư hoa gạo nở
                Quê ta vào mùa chiêm
                Xóm làng vừa chợp ngủ
                Đã dậy ăn cơm đèn
                        Nghe dứt hồi trống đổ
                        Bước chân nhòa sương đêm.
Câu3:    1,5 điểm
Đoặn văn có 6 câu?  câu 3,4,6 là kiểu câu Ai-làm gì ?
    1Mưa vừa tạnh. 2Trời hửng nắng.3 Mẹ em vác cuốc đi thăm đồng.4 Em cũng đi tới trường. 5Sau cơn mưa, không khí thật mát lành.6 Hàng ngàn học sinh nô nức đi học.
Câu 4:   0,5điểm
Trong câu :
                          “Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm.”, em có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ tinh nghịch
Câu 5:   2điểm
Trả lời đúng câu a cho 1,5 điểm, câu b cho 0,5 điểm.
a.Các sự vật, hiện tượng thiên nhiên đã đựơc  nhân hoá  trong đoạn thơ: chớp, cây dừa, ngọn mùng tơi Thể hiện tác giả đã cho các sự vật, hiện tượng thiên nhiên mang những đặc điểm của con người :          
                                                       Sấm : khanh khách 
                                                       Cây dừa : sải tay bơi
                                                       Ngọn mùng tơi : nhảy múa.
b. Tác dụng của phép nhân hoá : Làm cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.các sự vật đáng yêu hơn
Câu 6:  Tập làm văn : 4điểm
    Yêu cầu bài viết của học sinh kể lại một cách hồn nhiên, chân thật kỉ niệm buổi đầu tiênđi học của mình, buổi đầu tiên đi học ở đây là buổi đầu tiên đi học lớp Một. Bài viết từ 10-12 dòng, diễn đạt rõ ràng, câu viết gãy gọn.
    Bài làm phải kể được những nội dung chính sau, mỗi ý cho 0,5 điểm :
. Năm nào em đi học lớp Một?
. Em học cô giáo nào? trường nào ?
. Hôm đâù tiên ai đưa em đến trường ? Em mặc gì ? mang theo những gì ?
. Cảnh vật xung quanh em lúc đó như thế nào ? ( Con người, cây cối, cổng trường, ngôi trường)
. Ai dắt em vào lớp ? 
. Các bạn mới như thế nào ?
. Lúc đó em cảm thấy gì ? Đièu gì gây ấn tượng nhất với em ?
          .  Cảm giác ấy có là một kỉ niệm sâu sắc với em không? vì sao ?
             ________________________________________________
   Thứ 7 ngày 26 tháng 1 năm 2013
   TOÁN ÔN
ÔN TẬP VỀ TÌM 1 TRONG CÁC PHẦN BĂNG NHAU CỦA 1 SỐ 
I.MỤC TIÊU: 
 Qua tiết học HS thành thạo dạng toán giải tổng hợp tìm 1 phần mấy của 1 số; Giải một số bài toán thuộc dạng này. HS làm thêm BT nâng cao.
 II.BÀI TẬP:
 Bài 1 : 
Một hình chữ nhật có chiều dài 250m, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi hình chữ nhật đó ?
Bài 2:
 Bác Tâm nuôi 234 con gà. Bác đã bán đi 1/3 số gà. Hỏi bác Tâm còn lại bao nhiêu con gà ?
Bài 3 :
 Tìm số có 3 chữ số biết chữ số hàng trăm gấp đôi chữ số hàng chục, chữ số hàng chục gấp 3 lần chữ số hàng đơn vị
Bài 4 :
 Bác Lan nuôi một số thỏ. Bác đã bán đi 1/7 số thỏ. Tính số thỏ ban đầu của nhà bác Lan. Biết số thỏ còn lại là 42 con.
Bài 5: 
Có 12 xe ô tô chở lúa. Trong đó 7 xe đầu, mỗi xe chở 98 bao. 5 xe sau mỗi xe chở 78 bao. Hỏi 12 xe đã chở được tất cả bao nhiêu bao lúa?
Bài 6 : 
Năm nay em 9 tuổi. Tuổi em bằng 1/4 tuổi mẹ. Tính tổng số tuổi của 2 mẹ con cách đây 3 năm?
   III.CHẤM CHỮA BÀI – NHẬN XÉT:
  Bài tập về nhà:
     Bài 1 : Hà năm nay 9 tuổi. Tuổi ông Hà bằng 6 lần tuổi Hà cộng với 8 . Hỏi ông hơn Hà bao nhiêu tuổi?
 Bài 2 : 
Hiện nay bố 42 tuổi. Hai năm trước tuổi con bằng 1/8 tuổi bố. Tính tuổi con hiện tại?
 Bài 3 : 
Năm nay con 9 tuổi và bằng 1/5 tuổi bố. Tính tổng của 2 bố con sau 3 năm nữa?
 Bài 4 : 
Tuổi Tý bằng1/6 tuổi mẹ và bằng 1/7 tuổi bố.Bố hơn mẹ 5 tuổi. Tìm tuổi mỗi người?
                                       _____________________________________
   Thứ 7 ngày 2 tháng 2 năm 2013
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP NHÂN HÓA; ĐOAN VĂN VỀ GƯƠNG HỌC TẬP 
I.MỤC TIÊU: 
 Qua tiết học HS biết phân biệt các từ có vần uếch/ uyt; điền từ thích hợp vào chỗ trống.
 Biết đặt câu hình ảnh nhân hóa; viết 1 đoạn văn về tấm gương học tập.
II. BÀI TẬP:
Câu 1:( Phân biệt uêch / uyt ) 
Điền vào chỗ trống có vần uêch, vần uyt để tạo thành từ ngữ thích hợp:
rỗng t........ kh....tay
kh...... trương khúc kh.........
bộc t..... ngã kh...........
Câu 2: Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ: Thiếu nhi, trẻ em, trẻ con để điền vào chỗ trống.
Chăm sóc bà mẹ và...................
Câu lạc bộ..........................nhà văn hóa Đại Lộc
Tính tình còn.............................quá 
Câu 3: Đặt câu với mỗi từ sau: ngưỡng mộ, sưu tầm.
Câu 4 : Đặt 1 câu có dùng biện pháp nhân hóa nói về đồ dùng học tập của em.
 Đặt 1 câu có dùng hình ảnh so sánh nói về con vật. 
Câu 5 : Đọc thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ai trồng cây 
Người đó có bóng mát
Trong vòm cây
Quên nắng xa đường dài.
Ai trồng cây
Người đó có hạnh phúc
Mong chờ cây
Mau lớn lên từng ngày.
Ai trồng cây ...
Em trồng cây ...
Em trồng cây ...
Em có cảm nghĩ gì khi đọc đoạn thơ trên ? 
Câu 6 : Viết đoạn văn ngắn ca ngợi tấm gương học tập của một bạn trong lớp em. 
III.CHẤM CHỮA BÀI – NHẬN XÉT:
 _______________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cau_lac_bo_toan_tieng_viet_tuoi_tho_lop_3.doc