Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019

Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019

ĐAN NONG ĐÔI (T2)

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Biết cách đan nong đôi.

 2. Kĩ năng: Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 159 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 292Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23:
(Từ ngày 28/1/2019 đến ngày 01/02/2019)
Ngày dạy: 
Sáng, thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2019
Tiết 1: Chào cờ:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
----------------------------------
Tiết 2: Toán:
NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau). 
	2. Kĩ năng: Vận dụng trong giải toán có lời văn. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
	II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
- Nhận xét, Tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Các hoạt động dạy học.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ các bước thực hiện phép tính.
* Cách tiến hành:
- Viết lên bảng phép nhân: 1427 x 3
- Yêu cầu 1 HS đặt tính theo cột dọc, cả lớp làm vào nháp
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng 
- Gọi nhiều HS nêu cách thực hiện
- Nhắc nhở HS cách đặt tính và cách thực hiện, so sánh cho HS thấy phép tính được nhớ 2 lần, khác với tiết trước.
b. Hoạt động 2: Thực hành.
* Mục tiêu: Giúp cho HS biết cách thực hiện đúng phép tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số và vận dụng vào giải toán.
* Cách tiến hành:
* Bài 1: Tính.
- Cho HS làm vào vở nháp.
- Uốn nắn sửa sai cho HS.
- Gọi HS lên bảng làm.
* Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 4 HS lên bảng sửa bài.
- Nhận xét, chốt lại.
*Bài 3: Toán giải.
- Cho HS làm cá nhân.
- Gọi 2 HS lên bảng thi đua làm nhanh.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, chốt lại. 
* Bài 4: Tính chu vi hình vuông.
- Mời HS đọc đề toán.
- Mời HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng sửa bài. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 3 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
- 1 HS lên bảng đặt tính. Cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
- Nhận xét.
- Nêu cách thực hiện.
- Làm bài vào vở nháp.
- HS lên bảng làm.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- 4 HS lên bảng làm bài và nêu cách thực hiện phép tính.
- Cá nhân làm bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu bài.
- 2 HS lên thi đua làm nhanh.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc đề toán.
- Phát biểu.
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét.
------------------------------
Tiết 3+ 4: Tập đọc – kể chuyện:
NHÀ ẢO THUẬT
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
	2. Kĩ năng : Biết ngắt hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện đựa theo tranh minh họa.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
	II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Nhận xét, Tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: trực tiếp.
3.2 Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc.
* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới.
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài văn.
- Cho HS luyện đọc từng câu.
- Cho HS tìm từ dễ phát âm sai và hướng dẫn HS đọc.
- Cho HS chia đoạn (4 đoạn như trong SGK).
- Cho HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Cho HS giải thích từ mới.
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cho HS đọc đồng thanh cả bài.
KL: Nhận xét cách đọc của HS và lưu ý cách đọc 1 số từ khó
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
* Cách tiến hành:
+ Vì sao chị em Sô-phi không đi xem ảo thuật?
+ Vì sao hai chị em không nhờ chú Lí dẫn vào rạp xiếc
+ Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô-phi và Mác?
+ Những chuyện gì xảy ra khi mọi người uống trà?
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm theo yêu cầu thể hiện của bài đọc.
* Cách tiến hành:
- Treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
- Đọc mẫu 1 số câu văn của đoạn 1, 3.
- Gọi 1 HS đọc lại.
+ Gọi 1 HS khá đọc. 
+ Gọi 3 HS thi đọc.
 - Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
d. Hoạt động 4: Kể chuyện.
* Mục tiêu: Học sinh tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai.
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát các tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh.
- Nhắc nhở HS: Khi nhập vai phải tưởng tượng chính mình là bạn đó, lời kể phải nhất quán.
- Mời 1 HS nhập vai Xô-phi kể lại đoạn 1 câu chuyện theo tranh.
- Mời 4 HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo lời Xô-phi hoặc Mác.
- Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 3 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Nêu lại tên bài học.
- Đọc thầm theo.
- Đọc tiếp nối câu.
- Đọc theo hướng dẫn của GV.
- 1HS chia đoạn.
- Đọc tiếp nối đoạn.
- Giải thích từ mới. 
- Đọc nhóm đôi.
- Đọc đồng thanh.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Đọc thầm theo.
- 1 HS đọc diễn cảm.
- 1 HS khá đọc.
- 3HS thi đọc.
- Nhận xét.
- Quan sát tranh.
- Lắng nghe.
- 1 HS nhập vai Xô- phi kể.
- 4 HS kể lại 4 đoạn câu chuyện.
- 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét.
 -----------------------------------------
Chiều, thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2019
Tiết 2: Tiếng việt+:
HT: NGHE - VIẾT BÀI "BÀN TAY CÔ GIÁO"
CHT: LUYỆN ĐỌC BÀI "BÀN TAY CÔ GIÁO"
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Học sinh nghe - viết đúng được bài chính tả.
	- Luyện đọc được bài "Bàn tay cô giáo".
	2. Kĩ năng:
	- Rèn cho học sinh kĩ năng nghe - viết bài chính tả.
	- Học sinh có kĩ năng đọc đúng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả.
	3. Thái độ.
	- Học sinh tích cực trong các hoạt động học.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: SGK.
	- HS: SGK + vở viết.
III. Các hoạt dộng dạy và học:
Học sinh hoàn thành
Học sinh chưa hoàn thành
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
a. Hướng dẫn học sinh luyện viết các từ khó đọc.
- GV cho học sinh đọc bài "Bàn tay cô giáo".
- HS tìm từ khó đọc.
- HS đọc từ khó đọc (CN – N – ĐT).
- Cho HS luyện viết từ khó đọc.
- HS đọc thầm lại bài.
b. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- GV đọc học sinh viết bài theo yêu cầu.
- HS viết bài.
c. Chữa bài cho học sinh.
- Nhận xét một số bài của học sinh.
- HS lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
1. Ổn định tổ chức:
2. Hướng dẫn học sinh đọc bài:
* Luyện đọc câu:
- Gv cho học sinh xác định câu trong bài tập đọc.
- Cho học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.
- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.
* Luyện đọc đoạn:
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.
* Luyện đọc theo nhóm.
- Gv tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm đọc bài.
- Gv nhận xét tuyên dương.
* Luyện đọc lại:
- Gv cho học sinh luyện đọc lại toàn bài.
- Học sinh luyện đọc.
- Gv tổ chức cho học sinh thi đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
- Dặn HS về nhà học bài.
---------------------------------------
Tiết 3 : Thủ công:
ĐAN NONG ĐÔI (T1)
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết cách đan nong đôi. 
	2. Kĩ năng: Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
	II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công của học sinh.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
* Mục tiêu: HS đan đúng quy trình và trình bày sản phẩm đẹp.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên giới thiệu tấm đan nong đôi và học sinh quan sát (h.1)
- Giáo viên gợi ý để học sinh quan sát và so sánh tấm đan nong mốt của bài trước với tấm đan nong đôi.(kích thước các nan đan bằng nhau nhưng cách đan khác nhau).
- Giáo viên nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế.
b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
* Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét được cáh đan nong đôi.
* Cách tiến hành: 
- Bước 1. Kẻ, cắt các nan.
 + Kẻ các đường kẻ dọc, ngang cách đều nhau 1 ô. Đối với tờ giấy bìa không có dòng kẻ cách kẻ như đã làm ở bài 13.
 + Cắt các nan dọc.
 + Cắt các nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh. 
 + Cắt nan ngang và nan dọc khác màu (h.3).
- Bước 2. Đan nong đôi.
+ Cách đan nong đôi là nhấc 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc (cùng chiều) giữa 2 hàng nan ngang liền kề.
 + Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc giống như đan nong mốt. Nhấc các nan dọc 2;3;6;7 và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang khít với đường nối nan dọc.
 + Đan nan ngang thứ hai: nhấc các nan dọc 3;4;7;8 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.
 + Đan nan ngang thứ ba: ngược với đan nan ngang thứ nhất, nghĩa là nhấc các nan dọc 1;4;5;8;9 và luồn nan ngang thứ ba vào. Dồn nan ngang thứ ba khít với nan ngang thứ hai.
 + Đan nan ngang thứ tư: ngược với đan nan ngang thứ hai, nghĩa là nhấc các nan dọc 1;2;5;6;9 và luồn nan ngang thứ tư vào. Dồn nan ngang thứ tư khít với nan ngang thứ ba.
 + Đan nan ngang thứ 5, 6, 7 giống nan thứ ba.
- Bước 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan. Dùng 4 nan còn lại dán theo 4 cạnh của tấm đan.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau. ...  sinh viết bảng con một số từ.
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới. Trực tiếp.
3.2. Nội dung.
a. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- Giáo viên đọc đoạn văn.
- Gọi học sinh đọc lại đoạn văn.
- Giáo viên hỏi:
+ Đoạn này chép từ bài nào?
+ Tên bài viết ở vị trí nào?
+ Đoạn văn có mấy câu?
- Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
+ Cuối mỗi câu có dấu gì?
+ Chữ đầu câu viết như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: nhìn, rộn vui, góp.
- GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
- Cho HS chép bài chính tả vào vở.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh.
- Cho HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
- GV thu vở, chấm một số bài, nhận xét
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
+ Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Nhanh nhẹn, nhoẻn miệng cười, sắt hoen rỉ, hèn nhát.
- Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
+ Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận nhóm 4 (dùng kĩ thuật khăn trải bàn).
- GV tổ chức cho HS thi nêu nhanh từ tìm được.
- Ghi bảng những từ HS nêu.
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát.
- HS viết bảng con.
- HS nghe GV đọc.
- 2 - 3 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh trả lời, lớp nhận xét.
- Học sinh đọc.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh viết vào bảng con.
- Cá nhân.
- HS chép bài chính tả vào vở.
- Học sinh sửa bài.
- HS đọc.
- HS làm bài.
- HS thi tiếp sức.
- Lớp nhận xét.
- Đọc.
- HS đọc.
- HS thảo luận.
- HS nêu.
- HS đọc lại các từ.
-----------------------------------------------------------
Tiết 4: Tiếng việt+
TLV: KỂ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
	I. Mục tiêu:
- Học sinh cơ bản biết kể vài ý về buổi đầu đi học. Biết viết các ý vừa kể thành một đoạn văn ngắn (học sinh yếu đọc bảng âm, và các phụ âm ghép).
- Biết trả lời câu hỏi của người khác.
- Học sinh tự giác và tích cực tham gia vào hoạt động học tập của cá nhân, nhóm, lớp.
	II. Chuẩn bị:
	- GV: Một số Bảng âm (vần). 
- HS: Bảng con, phấn, khăn lau.
	III. Hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Hướng dẫn học:
	a. Kể lại buổi đầu đi học
* Hoạt động nhóm:
- Các nhóm khá giỏi kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học.
	- Các nhóm có chất lượng yếu nối tiếp nhau đọc bảng âm và các phụ âm ghép.
	* Hoạt động cả lớp:
	- Thi kể về ngày đầu đi học.
	- GV đưa ra một số tình huống để hỏi học sinh như: Hôm đó em đi học vào buổi chiều hay buổi sáng?
 	b. Viết lại những ý em vừa kể thành đoạn văn ngắn.
	- HS tự làm bài.
 3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhắc lại ND bài. Dặn HS tiếp tục ôn bảng âm (vần) và luyện viết đoạn văn ngăn cho bài tập 2.
-----------------------------------------------------------
Chiều thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2018
Tiết 3: HĐNGLL:
 Nội dung chủ điểm: NGÀY TRUYỀN THỐNG
Bài: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG NGÀY 20/10, ÔN LUYỆN CÁC BÀI HÁT VỀ MẸ VÀ CÔ
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Giúp học sinh nhận thức được công lao dạy dỗ của các mẹ, cô giáo.
 2. Kĩ năng:
	- Giáo dục tình cảm tôn trọng, kính yêu và biết ơn mẹ, cô giáo.
	3. Thái độ:
	- Thể hiện lòng biết ơn thông qua hoạt động văn hoá – văn nghệ chào mừng ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20-10.
	II. Quy mô, địa điểm, thời điểm, thời lượng hoạt động
 - Quy mô: Có thể tổ chức theo quy mô lớp.
- Địa điểm: lớp 3A2
- Thời điểm: tiết riêng
 - Thời lượng: thời gian 40 phút
	III. Nội dung và hình thức hoạt động 
 - HS hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
 - HS biết kính trọng mẹ và cô, yêu quý gia đình.
	IV. Tài liệu và phương tiện
 - Sách, tài liệu, các bài hát về cô và mẹ.
 - Tiết mục văn nghệ chào mừng ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10/
	V. Các bước tiến hành.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
 - Phát động phong trào thi đua tháng học tốt, tuần học tốt, ngày học tốt giành nhiều điểm cao mừng mẹ, cô giáo.
- Giáo viên phát động phong trào văn nghệ, TDTT mừng ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10.
- Khuyến khích thi đua học tập để giành những bông hoa điểm tốt mừng thầy cô giáo.
- Cho học sinh tham gia giao lưu văn nghệ, các bài hát về mẹ, cô và gia đình.
- Tích cực tham gia các phong trào văn hoá- văn nghệ kỉ niệm ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Hoạt động 2: Tổ chức cuộc thi viết báo tường về ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- Lớp tham gia làm báo ảnh, áp phích về thầy cô, mái trường.
- Tham gia viết báo tường.
- H/s lắng nghe.
- H/s tham gia học tập tích cực.
- Cả lớp hát, sau đó mời các cá nhân hát các bài hát về thầy cô, mái trường, cha mẹ, quê hương ...
- H/s hát các bài hát về thầy cô mái trường.
- H/s sưu tầm tranh ảnh qua sự chỉ dẫn của thầy cô.
- H/s viết luyện chữ đẹp, trang trí báo tường của chi đội mình.
3. Tổng kết, đánh giá hoạt động.
- GV nhận xét về các hoạt động học sinh đã tham gia.
- Dặn HS về học hát các bài về thầy cô mái trường. Tích cực tham gia phong trào văn nghệ sôi nổi.
___________________________________
Ngày dạy:12/10/2018.
Sáng thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2018
Tiết 2: Tập làm văn:
NGHE - KỂ KHÔNG NỠ NHÌN 
TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
	I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: Nắm được nội dung câu chuyện “Không nở nhìn”.
 	2. Kĩ năng: Nghe - kể lại được câu chuyện “Không nở nhìn”.
 	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ. Tranh minh họa.
	- HS: Đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên làm bài tập.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới. Trực tiếp.
3.2. Nội dung.
a. Hoạt động 1: Kể lại câu chuyện không nỡ nhìn.
- GV kể câu chuyện lần 1.
- Nêu từng câu hỏi về nội dung truyện cho HS trả lời.
+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
+ Bà cụ ngồi bên cạnh anh nói gì?
+ Anh trả lời thế nào?
- GV kể lại câu chuyện lần 2.
- Gọi 1 HS khá kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- Tổ chức cho HS thi kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể hay nhất trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về anh thanh niên trong câu chuyện trên?
- GV nghe HS trả lời và tổng kết: Anh thanh niên trong câu chuyện thật đáng chê cười. Trên xe buýt đông người, anh đã không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ lại còn che mặt và trả lời rằng không nỡ nhìn cụ già và phụ nữ phải đứng. Khi tham gia sinh hoạt ở những nơi công cộng, các con cần tôn trọng nội quy chung và biết nhường chỗ, nhường đường cho các cụ già, em nhỏ, phụ nữ, người tàn tật,
b. Hoạt động 2: Thi đua kể chuyện .
- Giáo viên yêu cầu học sinh lập 4 nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm chuẩn bị :
- Cùng HS lập Ban giám khảo.
- Tổ chức cho các nhóm thi đua kể chuyện.
- Yêu cầu Ban giám khảo nhận xét.
- Bình chọn nhóm kể hay nhất.
- Tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát.
- HS lên bảng.
- HS cả lớp theo dõi.
- Nghe câu hỏi, nhớ lại nội dung truyện và trả lời câu hỏi.
+ Anh ngồi, hai tay ôm lấy mặt.
+ Bà cụ thấy vậy liền hỏi anh: “Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?”
+ Anh nói nhỏ: “Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng”
- Nghe kể chuyện.
- 1 HS kể, lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi kể, cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- Anh thanh niên là đàn ông khoẻ mạnh mà không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ.
- Anh thanh niên ích kỉ không muốn nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ nhưng lại giả vờ lịch sự là mình không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Anh thanh niên thật vô tình vì không biết nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ,
- HS lập nhóm.
- Các nhóm chuẩn bị.
+ Kể trong nhóm.
+ Góp ý, hoàn chỉnh.
- Lập Ban giám khảo.
- các nhóm kể thi đua.
- Ban giám khảo nhận xét.
-------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán:
 BẢNG CHIA 7
	 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Bước đầu thuộc bảng chia 7. Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia).
	2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; 2; 3; 4.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: Đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên làm bài tập.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới. Trực tiếp.
3.2. Nội dung.
a. Hoạt động 1: lập bảng chia.
- Hướng dẫn học sinh lập bảng chia dựa vào bảng nhân đã học.
- Gọi HS nêu từng phép tính.
- Tiến hành tương tự cho đến hết bảng chia 7.
- Hướng dẫn HS thuộc lòng bảng chia 7.
b. Hoạt động 2: Thực hành.
+ Bài 1: Tính nhẩm.
- GV gọi HS đọc yêu cầu. 
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả.
- Nhận xét.
+ Bài 2: Tính nhẩm.
- GV gọi HS đọc yêu cầu. 
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài. 
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả. 
- Giáo viên cho lớp nhận xét.
+ Bài 3: 
- GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài giải
Số học sinh ở mỗi hàng là:
56 : 7 = 8 (học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh.
- Nhận xét.
+ Bài 4: 
- GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi học sinh lên sửa bài.
- Nhận xét, sửa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát.
- HS lên bảng làm.
- HS đọc bảng nhân 7.
- Lập bảng chia 7.
- Đọc.
- Học thuộc bảng chia 7.
- HS đọc.
- HS làm bài.
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả:
 28 : 7 = 7 70 : 7 = 10 
 14 : 7 = 2 56 : 7 = 8 
 49 : 7 = 7 35 : 7 = 5
- Lớp nhận xét.
- HS đọc.
- HS làm bài.
- Cá nhân. 
- HS đọc đề bài và trả lời câu hỏi.
- 1 em làm trên bảng phụ, lớp làm vào tập.
- Lớp nhận xét
- HS đọc, trả lời
- HS làm bài.
- Sửa bài.
Bài giải
Số hàng xếp được là:
56 : 7 = 8 (hàng)
 Đáp số: 8 hàng.
----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_cac_mon_lop_3_tuan_23_nam_hoc_2018_2019.doc