Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019

Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019

1. Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài .

 4216 : 4

- GV nhận xét.

3. Bài mới:

3.1.Giới thiệu bài:

- Để giúp các em có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương). Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Luyện tập”

- Gọi HS nhắc tựa bài

3.2. Thực hành:

Bài 1. Đặt tính rồi tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- Yêu cầu HS làm bảng con.

- Theo dõi gợi ý HS chậm.

- Em có nhận xét gì về thương ở hàng chục?

- GV nhận xét

Bài 2. Tìm x:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- Yêu cầu HS xác định x là thành phần gì chưa biết trong phép tính

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- GV gọi HS sửa bài

- GV nhận xét.

Bài 3.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Gọi HS làm bảng phụ, lớp làm bài vào vở

- GV nhận xét

Bài 4.Tính nhẩm:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- Yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV gọi 3 HS nêu miệng sửa bài

- GV nhận xét

4. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Giao bài về nhà cho HS.

- HS lắng nghe.

 

docx 25 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24:
(Từ ngày 18/2/2019 đến ngày 22/02/2019)
Ngày dạy: 
Sáng, thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2019
Tiết 1: Chào cờ:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
----------------------------------
Tiết 2:Toán	:	
LUYỆN TẬP
	I. Mục tiêu.
	1. Kiến thức: Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
 2. Kĩ năng: Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học. 
 - GV: bảng phụ 
 - HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: 
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ. 
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài .
 4216 : 4 
- GV nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con.
- HS nhận xét.
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
- Để giúp các em có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương). Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Luyện tập”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Thực hành:
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- Theo dõi gợi ý HS chậm.
- Em có nhận xét gì về thương ở hàng chục? 
- GV nhận xét
Bài 2. Tìm x:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS xác định x là thành phần gì chưa biết trong phép tính
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
- GV gọi HS sửa bài
- GV nhận xét.
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gọi HS làm bảng phụ, lớp làm bài vào vở
- GV nhận xét
Bài 4.Tính nhẩm:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV gọi 3 HS nêu miệng sửa bài
- GV nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà cho HS.	
- HS lắng nghe.
- HS đọc
- HS làm bảng con
1608 4 2105 3
 00 402 00 701
 08 05 
 0 2
- Đều có chữ số 0 ở hàng chục
- HS nhận xét 
- HS đọc 
- x là thừa số chưa biết
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
- HS theo dõi, làm bài 
x × 7 = 2107 8 × x = 1640 
 x = 2107 : 7 x = 1640 : 8
 x = 301 x = 205
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi
+ Một cửa hàng có 2024kg gạo, đã bán ¼ số gạo đó
+ Cửa hàng còn lại bao nhiêu ki – lô – gam gạo?
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
Bài giải:
Số ki lô gam gạo đã bán là:
2024 : 4 = 506 (kg)
Số ki lô gam gạo còn lại là:
2024 – 506 = 1518 (kg)
 Đáp số: 1518 kg gạo
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS làm bài vào vở, 3 HS sửa bài
6000 : 2 = 3000
8000 : 4 = 2000
9000 : 3 = 3000
- HS nhận xét
---------------------------------------
 Tiết 3 + 4: Tập đọc - kể chuyện:
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
	- Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát, thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	2. Kĩ năng: Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện...
	3. Thái độ: Các em chú ý nghe đọc bài và đọc bài.
	II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: Tranh minh họa truyện trong SGK.
	2. Học sinh: SGK và vở viết.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 Học sinh.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới.
 - Hoạt động 1: Luyện đọc.
3.1.GV đọc toàn bài.
+ Đoạn 1: đọc với giọng trang nghiêm.
+ Đoạn 2: đọc với giọng tinh nghịch.
+ Đoạn 3: đọc với giọng cảm xúc, khâm phục. Riêng 2 vế câu đối, khi đọc, ngắt nhịp giống nhau.
3.2 Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc.
a. Đọc từng câu + đọc từ khó.
- Cho Học sinh đọc nối tiếp.
- Luyện đọc từ khó: hốt hoảng, vùng vẫy, tức cảnh, leo lẻo, cứng cỏi, biểu lộ, cởi trói.
b. Đọc từng đoạn trước lớp & giải nghĩa từ.
- Cho học sinh đọc nối tiếp.
- Giải nghĩa từ ngữ: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cho học sinh đọc theo nhóm 4.
d. Đọc đồng thanh.
- Đọc với giọng vừa phải.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
 Đoạn 1:
 Đoạn 2: 
 Đoạn 3 + 4:
- Giáo viên : Đối đáp thơ văn là cách người xưa thường dùng để thử tài học trò. Qua lời đối đáp của Cao Bá Quát, ta thấy ngay từ bé ông là người rất thông minh. Lời đối đáp của ông rất chặt chẽ từ ý tới lời.
+Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Giáo viên đọc lại đoạn 3.
- Hướng dẫn học sinh đọc đoạn 3.
- Đọc đoạn 3 các em cần nhấn giọng ở các từ ngữ : ra lệnh, tức cảnh, leo lẻo, cá đớp cá, đối lại luôn, chang chamg, người trói người.
- Cho học sinh thi đọc.
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp hát.
- Học sinh đọc bài “ Chương trình xiếc đặc sắc “ và trả lời câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc tiếp nối từng câu.
- Học sinh luyện đọc từ khó.
- Học sinh đọc tiếp nối từng đoạn .
- 1 Học sinh đọc phần giải nghĩa từ trong SGK.
- Học sinh đọc tiếp nối (mỗi em đọc 1 đoạn)
- Lớp đọc đồng thanh.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Học sinh luyện đọc đoạn 3.
- 3 Học sinh thi đọc đoạn 3.
- 1 Học sinh đọc lại cả bài.
 KỂ CHUYỆN
4.Giáo viên nêu nhiệm vụ:
- Có bốn bức tranh những không sắp xếp theo thứ tự. Dựa vào câu chuyện, các em sắp xếp 4 bức tranh đó theo trình tự trước sau sao cho đúng với diễn biến của câu chuyện.
+ Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
a. Sắp xếp ;ại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện.
- Giáo viên cho HS quan sát 4 tranh trong SGK (hoặc 4 tranh đã phóng to).
- Cho Học sinh phát biểu.
- Giáo viên nhận xét & chốt lại lời giải đúng: (3-1-2-4).
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cho học sinh dựa vào tranh kể chuyện.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5.Củng cố – dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
- Học sinh lắng nghe.
- HS quan sát & viết ra giấy thứ tự cho đúng.
- Học sinh phát biểu.
- 4 Học sinh kể tiếp nối 4 đoạn.
- 2 Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp nhận xét.
____________________________
Chiều, thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2019
Tiết 2: Tiếng việt+:
ÔN BẢNG VẦN. ĐỌC ĐÚNG TÊN RIÊNG VÀ CÁC TIẾNG CÓ VẦN: UÂT/UÔC TRONG BÀI ĐỌC “ĐỐI ĐÁP VỚI NHÀ VUA”
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh cơ bản đọc được bảng vần (học sinh CHT: Bâu, Cá, Cường đọc bảng âm, vần).
 2. Kĩ năng: Biết phân biệt tên riêng nước ngoài và đọc rõ ràng vần uât/uôc, trong bài đọc “Đối đáp với nhà vua”.
	3. Thái độ: Học sinh tự giác và tích cực tham gia vào hoạt động học tập của cá nhân, nhóm, lớp.
 II. Chuẩn bị:
	- GV: Một số Bảng âm (vần), các thẻ âm (vần) rời. 
- HS: Bảng con, phấn, khăn lau.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Hướng dẫn học:
	a. Ôn bảng âm, vần:
* Hoạt động nhóm:
- Các nhóm khá giỏi nối tiếp nhau đọc lại bảng vần trong nhóm.
	- Các nhóm có chất lượng yếu nối tiếp nhau đọc bảng âm.
	* Hoạt động cả lớp:
	- Thi đọc nối tiếp bảng vần.
	- Thi gắn các âm (vần) tạo thành vần (tiếng) theo yêu cầu của giáo viên 	b. Phân biệt và đọc đúng tên riêng nước ngoài các tiếng có vần uât/uôc trong bài.
	- GV viết tên riêng Cao Bá Quát và các cặp vần uât/uôc lên bảng lớp. Hướng dẫn HS phân biệt, cách đọc các cặp vần.
	- Yêu cầu HS dùng thước và bút chì tìm chọn và gạch chân những tiếng có vần vần uât/uôc trong bài đọc “Đối đáp với nhà vua”.
	- Yêu cầu HS đọc nhiều lần các từ đã tìm được trong sách tại nhóm.
	- GV ghi các từ có vần uât/uôc trong bài đọc lên bảng lớp, HD HS đọc đúng, Yêu cầu HS đọc to trước lớp và sửa chữa cho HS.
	- Giải nghĩa từ “ ảo thuật, tình cờ” bằng tiếng phổ thông kết hợp tiếng dân tộc thiểu số.
	- Tìm và viết các tiếng ngoài bài đọc “Đối đáp với nhà vua” có chứa vần uât, uôc vào bảng con. 
	3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại ND bài.
	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực trong học tập.
 - Dặn HS tiếp tục ôn bảng âm (vần) và luyện đọc. 
-------------------------------------
Tiết 3: Thủ công:	 
ĐAN NONG ĐÔI (TIẾT 2)
	I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Biết cách đan nong đôi.
2. Kĩ năng: Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật. khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
	3. Thái độ: HS yêu thích các sản phẩm đan nan .
II. Đồ dùng dạy học. 
- GV, HS: Kéo, giấy màu, keo. 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ của HS
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- GV: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đan nong đôi, tiết 1, qua bài:“Đan nong đôi (tiết 2)”
- Gọi HS nhắc tựa bài.
3.2.Các hoạt động:
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
* Hoạt động 1: Thực hành đan.
- GV nhận xét lưu ý một số thao tác khó. Sử dụng tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi để hệ thống lại các bước đan nong đôi.
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV nhắc HS dán nẹp cho cân đối và miết cho phẳng.
* Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS và khen ngợi để khuyến khích các em làm được sản phẩm đẹp.
4. Củng cố: Chúng ta có thể sử dụng những phần giấy màu còn dư để cắt các nan.
+ Giáo viên nhận xét giờ, tuyên dương. 
- HS nêu lại kĩ thuật đan.
- HS thực hành đan nong đôi.
- HS hoàn thành sản phẩm..
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS lắng nghe
__________________________________
Ngày dạy:
Sáng, thứ ba ngày 18 tháng 2 năm 2019
Tiết 3:Toán	:	 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
2. Kĩ năng: Vận dụng giải bài toán có hai phép tính.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học. 
- GV: Bảng phụ. HS: Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: Hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ. 
- GV gọi 2 HS Lên bảng thực hiện phép tính.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. Vận dụng giải bài toán có hai phép tính, qua bài: “Luyện tập chung”
- 2 HS thực hiện
2156 : 7 7380 : 6
- HS nhận xét	
- HS lắng nghe
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.
- HS nhắc tựa bài
3.2.Thực hành:
Bài 1. Đặt tính rồi tính
- Gọi  ...  Tào
 Theo quan điểm của người Mông, nếu một gia đình có ít con hoặc có người ốm đâu thì họ sẽ lên đồi Gầu Tào để xin thần linh bạn cho con cái hoặc sức khoẻ. Khi lời cầu khấn trở thành hiện thực họ sẽ làm lễ hội Gầu Tào để tạ ơn thần linh đã ban phước. Muốn tổ chức lễ hội Gầu Tào thì phải đăng kí trước. Khi có nhiều hộ gia đình đăng kí thì làng sẽ tổ chức họp và bình xét.
Người được lựa chọn là người được dân làng yêu quý có đủ điều kiện để tổ chức lễ hội. Theo văn hóa sapa, lễ hội Gầu Tào Sapa sẽ do 3 gia đình có quan hệ huyết thống hoặc thông gia với nhau cùng tổ chức.
 Lễ hội của người Mông được tiến hành vào mùa xuân trong 3 năm liền và mỗi năm người ta sẽ trồng một cây nêu để ba gia chủ lần lượt lấy cây nêu và những vật treo trên cây nêu về nhà nhằm lấy phúc, lấy lộc.
 Theo quan niệm của người Mông, đồi Gầu Tào tượng trưng cho sinh mệnh của gia chủ. Không gian trũng ở phía trước đồi tượng trưng cho sự đứt gãy và không may mắn trong quá khứ, những ngọn đồi cao hơn ở phái sau tượng trưng cho sự phát triển của tài lộc, con cái sau này.
Lễ hội Gầu Tào Sapa của người Mông được tổ chức vào tháng Giêng nhưng công tác chuẩn bị thì phải tiến hành ngay từ tháng 11 với hai nghi lễ chính vô cùng quan trọng là chặt tre và dựng nêu. Trước khi chặt tre dựng nêu, chủ nhà phải bày mâm lễ để chủ lễ (Trứ Tào) tiến hành nghi thức cúng thần linh.
 Chủ lễ sẽ hát bài sây giể về lý do tổ chức hội Gầu Tào sau đó chủ lễ hát bài tìm cây nêu và dẫn đoàn người đến chỗ cây tre được được chọn lựa từ trước.
 Cây được chọn phải thẳng, có gióng đều nhau, cao khoảng 10m, không bị sâu bệnh, không cụt ngọn, không có hoa và đặc biệt là ngọn cây phải hướng về phía Đông. Cây nêu sẽ được dựng ngay trong buổi sáng hôm đó và phải quay ngọn về hướng mặt trời mọc.
Khi thấy cây nêu được dựng lên, người trong vùng sẽ biết năm ấy có hội Gầu Tào. Mọi người sẽ thông tin cho nhau và ráo riết luyện tập để tham gia các trò chơi trong lễ hội.
Đông đảo người dân tham gia lễ hội Gầu Tào
Tổ chức lễ hội Gầu Tào vào thời gian nào?
Lễ hội Gầu Tào của người h’mông ở SaPa được tổ chức từ mồng 2 đến mồng 4 tết, tuỳ theo tuổi của gia chủ phù hợp với ngày nào. Sau nghi lễ cúng bái bên cây nêu, đám hội mới được bắt đầu.
Nghi thức hát mở màn cho lễ hội sẽ được thực hiện bơi một người hát hay, các thành viên trong gia đình đều mạnh khoẻ hòa thuận, kinh tế khá giả. Sau đó mọi người dự hội đều có thể vào múa hát và nhảy múa.
Trong lễ hội còn có các trò chơi như khác như ném còn, múa khèn, múa võ, bắn cung,thể hiện tài năng văn võ song toàn của các chàng trai, cô gái người Mông. Lễ hội Gầu Tào kéo dài trong liên tục trong 3 ngày. Đến chiều ngày thứ 3 chủ lễ sẽ tuyên bố hạ cây nêu và cầm ô dẫn mọi người đi ngược chiều kim đồng hồ và hát bài hạ cây nêu
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
3. Củng cố và dặn dò.
- Giáo viên nhắc lại nội dung và kiến thức cần ghi nhớ.
- Tuyên dương các h/s tích cực.
_____________________________
Ngày dạy:
Sáng, thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2019
Tiết 1: Toán:
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Nhận biết về thời gian chủ yếu là về thời điểm. Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
	2. Kĩ năng: Học sinh biết áp dụng vào thực hành.
	3. Thái độ: Các em chú ý nghe giảng bài và làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giao viên: Mô hình đồng hồ - Phiếu HT.
	2. Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
a. HĐ 1: HD xem đồng hồ.
- Quan sát hình 1.
- Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Nêu vị trí của kim giờ và kim phút?
- Quan sát đồng hồ thứ hai.
- Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào?
+ GV: Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là được 1 phút.
- Tính số phút mà kim phút đã đi từ vị trí số 12 đến vị trí vạch nhỏ thứ ba sau số 2?
- Vậy đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ?
- Quan sát đồng hồ thứ ba.
- Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút?
- Vậy còn thiếu mấy phút thì đến 7 giờ?
- Vậy ta đọc cách hai là 7 giờ kém 4 phút.
b. HĐ 2: Thực hành
 Bài 1:- Đọc đề?
- Chia nhóm đôi, thực hành xem giờ.
Bài 2: - Phát phiếu HT.
- Gọi 2 HS vẽ trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
 Bài 3: Trò chơi: Thi quay kim đồng hồ.
- Gọi từng nhóm 4 HS lên bảng.
- GV đọc số giờ.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố - dặn dò:
- Đánh giá giờ học.
- Thực hành xem đồng hồ ở nhà.
- Hát
- Quan sát đồng hồ 1.
- 6 giờ 10 phút.
- Kim giờ chỉ qua số 6 một chút, kim phút chỉ đến số 2.
- Quan sát đồng hồ 2
- Kim giờ ở qua vạch số 6 một chút, vậy là hơn 6 giờ. Kim phút chỉ qua vạch số 2 được 3 vạch nhỏ.
- Nhẩm miệng 5, 10( đến vạch số 2) tính tiếp 11, 12, 13, vậy kim phút đi được 13 phút.
- Chỉ 6 giờ 13 phút.
- Quan sát đồng hồ 3.
- Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút.
- Kim giờ chỉ qua số 6, đến gần số 7, kim phút chỉ qua vạch số 11 thêm 1 vạch nhỏ nữa.
- Còn thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ
- Đọc: 7 giờ kém 4 phút.
- Đọc
+ HS 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
+ HS 2: Nêu số giờ của từng đồng hồ. 
(Đổi vị trí cho nhau)
+ Vẽ kim phút vào phiếu HT.
- 4 HS cùng quay kim đồng hồ chỉ số giờ GV đọc.
----------------------------------------------
Tiết 2: Chính tả( Nghe- viết)
TIẾNG ĐÀN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	2. Kĩ năng: Làm đúng BT2 a/b.
	3. Thái độ: Các em chú ý nghe giảng bài.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: SGK, bảng phụ.
	2. Học sinh: Vở chính tả ,3 tờ giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên đọc cho HS viết các từ ngữ sau: 
 - Đủng đỉnh, lõm bõm, vĩnh viễn, thinh thoảng, hể hả.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới.
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn Học sinh nghe viết.
a. Hướng dẫn Học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc một lần đoạn văn.
- Đoạn chính tả có nội dung gì?
- Hướng dẫn Học sinh viết từ ngữ hay sai: rụng mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới.
- Trong đoạn văn chữ nào được viết hoa?
b. Giáo viên đọc cho Học sinh viết.
- Giáo viên nhắc Học sinh tư thế ngồi viết.
- Giáo viên đọc cho Học sinh viết từng câu (hoặc cụm từ).
c. Chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét từng bài cụ thể.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn Học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2:
 Câu a:
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu: tìm nhanh những từ gồm 2 tiếng mà tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm s hoặc x.
- Cho Học sinh làm bài.
- Cho Học sinh thi (làm trên giấy khổ to đã được Học sinh chuẩn bị trước).
- Giáo viên nhận xét và chốt lại lòi giải đúng.
 +Từ gồm 2 tiếng, tiếng nào cũng bắt đầu bằng s: sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, so sánh, sòng sọc, song song, sóng sánh...
 + Từ gồm 2 tiếng, tiếng nào cũng bắt đầu bằng x: xào xạc, xôn xao, xốn xang, xao xuyếng, xộc xệch, xinh xắn, xúng xính, xông xênh...
 Câu b: Cách làm như câu a.
Lời giải đúng.
 + Từ gồm 2 tiếng, tiếng nào cũng mang thanh hỏi: đủng đỉnh, thủng thỉnh, rủng rỉnh, lủng củng, tủm tỉm, chủng chẳng, bẩn thỉu, hể hả...
 + Từ gồm 2 tiếng, tiếng nào cũng mang thanh ngã: lõm bõm, mũm mỉm, rối rãi, vĩnh viển, dễ dãi, lễ mễ, bỗ bã...
4. Củng cố – dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc những Học sinh còn viết sai.
- Lớp hát.
- 2 Học sinh viết trên bảng lớp.
- Học sinh viết vào bảng con.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 Học sinh đọc lại, lớp theo dõi SGK.
- Tả cảnh bình minh ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn.
- Học sinh viết vào bảng con.
- Chữ đầu câu và tên riêng Hồ Tây.
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh tự chũa lỗi bằng bút chì.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu câu a.
- Học sinh làm cá nhân, viết ra giấy những từ tìm được.
- 3 Học sinh lên thi tìm nhanh từ.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh chép lời giải đúng vào VBT.
--------------------------------------------
Tiết 3: Tập làm văn:
NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Nghe kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn.
	2. Kĩ năng: Học sinh biết nghe và kể lại được nội dung câu chuyện.
	3. Thái độ: Các em yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: Tranh minh họa truyện trong SGK.
	2. Học sinh: Bảng phụ (hoặc bảng lớp) viết 3 câu hỏi gợi ý.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 3 Học sinh.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới.
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn Học sinh nghe -kể chuyện.
a. Học sinh chuẩn bị.
- Cho Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu: Cô sẽ kể cho cá em nghe câu chuyện Người bán quạt may mắn. Sau đó, các em sẽ tập kể lại câu chuyện .
- Giáo viên đưa tranh trong SGK phóng to.
b. GV kể lần 1: Người bán quạt may mắn.
- Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
- Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những cái quạt để làm gì?
- Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
Giáo viên kể lần 2:
c. Học sinh thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện.
- Cho Học sinh chia nhóm tập kể.
- Cho Học sinh thi kể.
- Giáo viên nhận xét và hỏi.
- Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi?
- Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
- Giáo viên chốt lại: Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ có tên gọi là nhà thư pháp. Nước Trung Hoa có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, để lưu giữ như một tài sản quý.
4. Củng cố – dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn Học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Lớp hát.
- 3 Học sinh lần lượt đọc bài đã làm trước lớp Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh đọc.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lắng nghe.
- Gặp ông Vương Hi Chi, bà phàn nàn quạt bán ế, chiều nay cả nhà phải nhịn cơm.
- Ông viết chữ, làm thơ vào quạt, ông nghĩ sẽ giúp được bà cụ. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua.
- Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua 1 tác phẩm quý giá.
- Học sinh chia nhóm, lần lượt kể trong nhóm
- Đại diện các nhóm lên thi.
- Lớp nhận xét.
- Ông là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
- Học sinh phát biểu.
______________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chi_tiet_cac_mon_lop_3_tuan_24_nam_hoc_2018_2019.docx