Giáo án chi tiết Khối 3 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020

Giáo án chi tiết Khối 3 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ. (TIẾT 1)

I. Mục tiêu: GIÚP HS :

 Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về:

- Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: Hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.

- Biết nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ gìn các cơ quan nói trên.

II. Chuẩn bị: - Các hình SGK trang 36, bộ phiếu thăm rời ghi câu hỏi ôn tập, bút chì, mầu vẽ, giấy vẽ.

III. Các HĐ DH chủ yếu:

HĐ Dạy HĐ Học

1. Kiểm tra.

- Khi ngủ cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi? - Cơ quan thần kinh, đặc biệt là não.

- Nhận xét- đánh giá - HS khác nhận xét.

2. Bài mới: GTB

HĐ1: HD ôn tập

 - Cho HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm 6. Mỗi nhóm thảo luận hai nội dung. GV ghi câu hỏi vào phiếu. - HS chia nhóm. Đại diện nhóm lên rút thăm.

+ Các nhóm thảo luận.

 + Đại diện nhóm lên trình bày.

- Nhận xét và chốt lại nội dung theo từng câu hỏi. - HS khác nhận xét- bổ sung.

+ Cơ quan hô hấp gồm có những bộ phận nào và có những chức năng gì? + Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.

 + Mũi, phế quản, khí quản dẫn khí. Hai lá phổi trao đổi khí.

 + Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.

+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp? + Súc miệng nước muối loãng, nước súc miệng.

+ Nêu cấu tạo của cơ quan tuần hoàn? + Gồm tim và các mạch máu.

+ Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì? + Vận chuyển máu đi nuôi cơ thể.

+ Nêu những việc cần làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn? + Tập thể dục, đi bộ, ăn uống đầy đủ đạm và vitamin.

+ Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào? Và chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu? + Hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

 + Thận lọc máu, dẫn nước tiểu ra ngoài.

+ Chúng ta cần làm gì để giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu? +Uống đủ nước, tắm rửa, thay quần áo thường xuyên hằng ngày.

+Nêu các bộ phận của cơ quan thần kinh ? + Não, tuỷ sống, các dây thần kinh.

+ Các bộ phận của cơ quan thần kinh có chức năng gì? - Não, tuỷ sống là trung ương điều khiển mọi hoạt động của cơ thể người.

- Dây thần kinh nhận luồng thông tin.

+ Cần làm gì để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh? + Không thức quá khuya, dùng các chất gây nghiện .

- Nhận xét, bổ sung.

3. Củng cố dặn dò

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS ôn tập tiết sau KT.

 

doc 23 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Khối 3 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 9
 Thứ hai ngày 28 tháng10 năm 2019
 Tiết 1 Chào cờ
 Tiết 2 TẬP ĐỌC
ÔN TẬP (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập đọc: Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về ND đoạn, bài.
-Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2); chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3).
II. Chuẩn bị: - Phiếu thăm viết tên các bài TĐ từ tuần 1 đến tuần 8. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ Dạy
HĐ Học
1. Bài cũ 
 - Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài thơ: "Tiếng ru" và trả lời câu hỏi 4.
- Nhận xét - Đánh giá.
- 2 HS đọc bài
- 1 HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
2. Bài mới: GTB
HĐ1: HD ôn và luyện đọc đúng 
- Gọi 5 HS lên bốc thăm đọc bài.
- HS lần lượt lên bắt thăm và đọc bài.
+ Kết hợp hỏi nội dung bài.
- GV theo dõi- nhận xét.
Bài 1: Viết tên các bài TĐ thuộc chủ điểm Măng non.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét - chốt bài
+ HS trả lời.
- HS nêu YC và tự làm bài vào VBT.
- 2HS đọc bài.
HĐ2: HD ôn tập phép so sánh.
Bài 2: 
+ Tìm hình ảnh so sánh trong các câu trên?
- 3 HS lên bảng làm, lớp nhận xét chữa bài.
Câu có hình ảnh so sánh
Sự vật 1
Sự vật 2
a, Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng lonh lanh.
Hồ nước
chiếc gương bầu dục khổng lồ
b, Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
cầu Thê Húc
 ( cong cong)
con tôm.
c, Người ta thấy con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước.
Con rùa đầu to
trái bưởi
- GV nhận xét - chốt bài.
Bài 3: Cho HS lên điền, đọc câu vừa điền.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 3 HS điền các từ có hình ảnh so sánh.
VD:
a, Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều.
b,Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
c, Sương sớm long lanh như hạt ngọc.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà đọc lại các bài TĐ đã học.
********************************************************* 
 Tiết 3 TẬP ĐỌC
 ÔN TẬP (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu kiểu Ai là gì ? (BT2).
- Kể lại được một đoạn câu chuyện đã học (BT3).
II. Chuẩn bị: - Phiếu thăm viết tên các bài TĐ từ tuần 1 đến tuần 8. 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
HĐ Dạy
HĐ Học
1. Bài mới: GTB
HĐ 1: HD ôn và luyện đọc.
a. HD ôn tập đọc và HTL:
- Gọi 4 HS lên bốc thăm đọc bài.
- 4 HS lên bốc thăm và đọc bài.
+ Kết hợp hỏi nội dung bài.
+ HS trả lời nội dung bài mình vừa đọc.
+ Nhận xét.
Bài 1. Viết tên các nhân vật trong những bài TĐ thuộc chủ điểm Măng non.
- GV nhận xét, chốt bài.
- HS đọc YC và tự làm bài vào VBT.
- 2HS đọc bài làm của mình.
HĐ2: HD ôn mẫu câu: “Ai là gì?” 
Bài 2.
- GV HD HS làm bài và chữa bài.
- 1HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
+ Các câu này thuộc mẫu câu nào?
- Ai là gì?
+ Mẫu câu: “Ai là gì?” dùng để làm gì?
- GV nhận xét, chốt bài.
 + Giới thiệu hoặc nhận xét.
+ HS đọc bài làm của mình.
a, Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.
 Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
b, Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.
 Câu lạc bộ thiếu nhi là gì ?
Bài 3: 
 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Các em đã học những chuyện nào trong giờ tập đọc và TLV?
- Cậu bé thông minh, Ai có lỗi, chiếc áo len, người mẹ, người lính dũng cảm, bài tập làm văn, trận bóng dưới lòng đường, các em nhỏ và cụ già
+ GV ghi tên các chuyện lên bảng.
- HS quan sát. Đọc thầm.
- YC HS tự chọn 1 đoạn trong câu chuyện mà mình thích để kể lại.
- HS chọn nội dung và tập kể. Lớp nhận nhận xét.
+ Tổ chức cho HS thi kể.
+ 2 cặp thi kể với nhau.
+ HS nhận xét, bình chọn HS kể hay nhất.
- Tuyên dương các học sinh kể hay.
- HS lắng nghe.
2. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
****************************************************
 Tiết 4 TOÁN
GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu). 
- HS yêu thích học môn toán.
II. CHUẨN BỊ: Thước ê kê.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DH CHỦ YẾU:
HĐ Dạy
HĐ Học
HĐ1: HD HS làm quen với biểu tượng về góc .
- HD HS xem tranh SGK và mặt đồng hồ.
- HS xem ảnh 2 kim đồng hồ tạo thành một góc và nhận xét.
+ Em có nhận xét gì về điểm góc của hai kim đồng hồ?
+ Cùng một điểm.
+ Hai kim đồng hồ ở mỗi hình tạo thành một góc.
- HS quan sát và 2 em lên chỉ góc tạo trên mặt đồng hồ.
- GV mô tả về góc cho HS hiểu. GV đưa ra các hình vẽ về góc.
+ HS quan sát.
+ Đọc tên mỗi hình.
+ Theo em các hình trên có thể gọi là một góc không? Vì sao?
+ Được. Vì nó có 1 gốc chung.
- Giới thiệu: 2 cạnh tạo thành một góc gọi là đỉnh của góc.
+ 2 HS lên chỉ đỉnh của các góc và cạnh tạo thành góc.
HĐ2: Giới thiệu góc vuông, góc không vuông 
- GV vẽ góc vuông AOB, giới thiệu góc vuông.
- 2 HS nêu lại.
+ Y/C HS nêu tên đỉnh, cạnh tạo thành góc vuông?
+ Đỉnh O, cạnh OA, OB.
- GV vẽ các hình MPN, CED.
- Kiểm tra trong sách giáo khoa.
+ Góc không giống góc AOB là góc không vuông. Vậy 2 góc này là góc gì?
- HS quan sát.
+ Góc không vuông.
HĐ3: Giới thiệu ê - ke 
- GV đưa cái ê - ke để giới thiệu. Nêu về chất liệu cũng như ứng dụng của nó.
+ Hình tam giác, có 3 cạnh và 3 góc.
+ Thước ê-ke có hình gì? Có mấy cạnh, mấy góc?
+ 2HS lên chỉ.
+ Góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông?
- HS trả lời.
- HD cách sử dụng ê ke để kiểm tra góc vuông.
- HS tự kiểm tra góc vuông.
HĐ4: HD luyện tập 
Bài 1: 
+ HCN có mấy góc vuông? Làm thế nào để vẽ được góc vuông?
- HS trả lời.
Bài 2: 
+ Để phân biệt góc vuông, góc không vuông ta phải làm gì?
+ Có 4 góc vuông. Dùng ê-ke.
Bài 3: 
+ Hình tứ giác MNPQ có mấy góc vuông? Mấy góc không vuông?
+ Ta phải dùng ê-ke để kiểm tra.
Bài 4: 
+ Vì sao hình bên có 4 góc vuông?
+ Có 3 góc vuông, 1 góc không vuông.
HĐ5: HD hoàn thiện bài 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
 ********************************** 
 Buổi chiều
Tiết 1: Tiếng Anh
Tiết 2: Tin học
Tiết 3: Luyện toán
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố và rèn kỹ năng thực hiện thành thạo về: Tìm số chia.
 - Ôn về các phép tính nhân, chia đã học.
II. Cách tiến hành.
 - YC HS đọc lại các bảng nhân, chia đã học.
- Cho HS làm bài và chữa các bài tập sau:
Bài 1: Tính nhẩm:
 2 x 3 = 6 6 x 7 = 42 12 : 2 = 6 24 : 6 = 4
 3 x 4 = 12 6 x 4 =24 12 : 3 = 4 24 : 4 = 6
 4 x 5 = 20 6 x 3 =18 12 : 4 =3 20 : 5 = 4
 5 x 6 =30 5 x 7 =35 12 : 6 = 2 20 : 4 = 5
Bài 2. Tìm x:
 15 : x = 3 42 : x = 6 30 : x = 5
 x = 15 : 3 x = 42 : 6 x = 30 : 5
 x = 5 x = 7 x = 6
 24 : x = 2+2 21 : x = 2+1 28 : x = 4+3
 24 : x = 4 21 : x =3 28 : x = 7
 x = 24 : 4 x = 21 : 3 x = 28 : 7
 x = 6 x = 7 x = 4
Bài 3. Đặt tính rồi tính:
 36 x 2 64 x 3 74 x 5 82 x 4 57 x 6
 36 64 74 82 57
 x x x x x
 2 3 5 4 6
 72 192 370 328 342
 - Nhận xét, chữa bài
*******************************************************
 Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2019
 Tiết 1 TOÁN
THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.
II. Chuẩn bị: Ê-ke dùng cho giáo viên và học sinh. 
III. Các hoạt động DH chủ yếu:
HĐ Dạy
HĐ Học
HĐ1: Củng cố góc vuông, góc không vuông 
- GV vẽ một số góc. Y/C HS xác định đâu là góc vuông, đâu là góc không vuông?
- HS lên kiểm tra góc vuông bằng ê- ke.
- Nhận xét.
- HS khác nhận xét.
HĐ2: HD luyện tập 
Bài 1: Để vẽ góc vuông biết đỉnh và một cạnh cho trước ta phải làm gì? Vì sao?
+ Dùng ê-ke vẽ thêm một cạnh nữa trùng với cạnh kia của ê-ke. Vì góc tạo bởi 2 cạnh và 1 đỉnh.
Bài 2: + Gọi HS đọc kết quả bài tập.
+ 2 HS đọc.
+ Làm thế nào để kiểm tra góc vuông và góc không vuông?
+ Dùng ê-ke để kiểm tra nếu góc đó trùng với 2 cạnh góc vuông của ê-ke thì đó là góc vuông và ngược lại.
Bài 3: Hãy nêu cách ghép hình? Vì sao lại làm như thế?
+ HS tự nêu.
HĐ3: HD nối tiếp 
- Nhận xét tiết học. 
- HS lắng nghe.
- Dặn HS về nhà thực hành kẻ các hình và xác định góc vuông, chuẩn bị tiết sau.
*********************************************************
 Tiết 2 Chính tả
 ÔN TẬP ( TIẾT 3 )
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
 - Đặt được 1câu theo mẫu Ai là gì?.
 - Hoàn thành được lá đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu (BT3). 
II. Chuẩn bị: - Phiếu thăm viết tên các bài TĐ từ tuần 1 đến tuần 8. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
HĐ Dạy
HĐ Học
1. Bài mới: GTB 
HĐ 1: HD ôn và luyện đọc 
- Gọi HS lên bốc thăm đọc bài.
- HS lên bốc thăm đọc bài.
Kết hợp hỏi nội dung bài.
+ HS trả lời.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 1. Viết tên các bài TĐ thuộc chủ điểm Mái ấm.
- GV nhận xét, chốt bài.
- HS đọc YC và làm bài.
- 3HS đọc bài làm của mình.
HĐ2:HD đặt câu theo mẫu câu:“Ai là gì?”
Bài 2.
- 1HS nêu yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
+ Lưu ý để HS không nhầm lẫn với mẫu: “Ai làm gì?”
- HS làm bài vào vbt.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- 1số HS nêu miệng.
VD. 
 Bố em là công nhân xưởng đũa.
 Chúng em là học sinh lớp 3A.
 Bạn Thanh là học sinh ngoan.
+ Mẫu câu “Ai là gì” dùng để làm gì?
+ Nêu nhận xét hoặc giới thiệu.
HĐ3: HD HS viết đơn: 
- Gọi 2HS nêu đề bài.
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Cho HS làm bài.
- HS làm bài vào vở BT.
- Gọi 4 HS đọc đơn của mìmh.
- 4HS đọc đơn.
- Nhận xét, bổ sung về nội dung và hình thức trình bày đơn.
- Nhận xét.
2. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
********************************************************
 Tiết 3 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ. (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: GIÚP HS :
 Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về: 
- Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: Hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
- Biết nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ gìn các cơ quan nói trên. 
II. Chuẩn bị: - Các hình SGK trang 36, bộ phiếu thăm rời ghi câu hỏi ôn tập, bút chì, mầu vẽ, giấy vẽ.
III. Các HĐ DH chủ yếu: 
HĐ Dạy
HĐ Học
1. Kiểm tra.
- Khi ngủ cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi? 
- Cơ quan thần kinh, đặ ... ghi vào bên phải của cột m. Đơn vị lớn hơn mét, ta ghi vào cột phía bên trái của cột mét.
+ HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học: km, hm, dam, m, dm, cm, mm.
- Đây chính là bảng đơn vị đo độ dài.
+ 1 số HS đọc bảng đơn vị đo độ dài.
+ Hai đơn vị đo độ dài liên tiếp hơn (kém) nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Hơn, kém nhau 10 đơn vị.
+ Có mấy đơn vị đo độ dài? Đó là những đơn vị nào?
+ 7 đơn vị đo. HS nêu tên các đơn vị đo.
- HD HS nhận biết mqh của km và m, mvà mm. Dựa vào bảng đơn vị đo độ dài.
+ Nêu lại quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
- Giới thiệu 1 km = 1000 m.
+ HS đọc.
 1 m = 1000 mm.
+ HS đọc
HĐ2: HD luyện tập 
- Y/C HS làm bài1 (dòng 1,2,3), bài2(dòng 1,2,3 ), bài3 ( dòng 1,2 ) SGK trang 45.
- HD chữa bài:
HS lên chữa bài.
Bài 1: Số ?
- Cho HS lên làm.
+ Dựa vào đâu để điền số thích hợp vào chỗ trống?
- Một HS nêu YC.
- 2 HS lên làm bài.Cả lớp làm vào vở.
 1 km = 10 hm 1 m = 10 dm
 1 km = 1000 m 1 m = 100 cm
 1 hm = 10 dam 1 m = 1000 mm
- Dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo của bảng đơn vị đo dộ dài.
Bài 2: Số ?
-1 dm bằng bao nhiêu cm?
- Một HS nêu YC.
1dm=10cm.
- Để đổi đơn vị đo độ dài này ra đơn vị nhỏ hơn trước hết ta phải làm gì?
Nhận xét, chữa bài.
+ Xem đơn vị đó bằng bao nhiêu đơn vị kia, rồi ta suy ra kết quả cuối cùng.
- HS tự làm và chữa bài.
 8 hm = 800 m 8 m = 80 dm 
 9 hm = 900 m 6 m = 600 cm
7 dam = 70 m 8 cm = 80 mm
Bài 3: Tính ( theo mẫu )
- GV HD mẫu( SGK)
- Y/C hs làm bài.
+ Muốn tìm kết quả nhân (chia) đơn vị đo dộ dài với một số ta làm tn?
- Một HS nêu YC.
- HS QS mẫu và tự làm bài.
-1 HS lên chữa bài.
 25 m x 2 = 50 m 36 hm : 3 = 12 hm
15 km x4 = 60 km 70 km : 7 = 10 km
+Ta lấy số đơn vị đo độ dài nhânvới số đó và giữ nguyên tên đơn vị đo.
HĐ3: HĐ nối tiếp 
- Gọi HS nêu lại bảng đơn vị đo độ dài.
- 2 HS đọc.
- Nhận xét giờ học.
*******************************************
 Tiết 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ÔN TẬP (tiết 5)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
 - Lựa chọn được từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ chỉ sự vật (BT2).
 - Đặt được 1 câu theo mẫu Ai làm gì ? 
II. Chuẩn bị: - Phiếu thăm viết tên các bài TĐ từ tuần 1 đến tuần 8. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
HĐ Dạy
HĐ Học
1. Bài mới: GTB
HĐ 1: Ôn tập đọc và HD luyện đọc 
a. HD ôn tập đọc: 
- Gọi HS lên bốc thăm, đọc bài.
- HS lên bốc thăm, đọc bài.
+ Kết hợp hỏi nội dung bài.
- HS trả lời.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 1: Viết tên các bài TĐ thuộc chủ điểm Tới trường.
- GV nhận xét, chốt bài.
- HS đọc YC và làm bài.
- 2HS đọc bài làm của mình.
HĐ2: Ôn luyện từ và câu 
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- YC HS làm bài và chữa bài.
- 2HS đọc đề bài. Lớp đọc thầm.
- HS làm bài và chữa bài.
+ Vì sao em lại chọn từ “xinh xắn”.
+ Vì hoa cỏ may giản dị, không lộng lẫy.
+ 2 HS đọc lại đoạn văn.
+ Đoạn văn nói lên điều gì?
+ Nói về vẻ đẹp của hoa cỏ may.
+ Hoa cỏ may được so sánh với gì?
+ Với tháp đèn xinh xắn nhiều tầng.
Bài 3: Bài tập Y/C điều gì?
+ Đặt 3 câu theo mẫu câu: “Ai làm gì?”.
+ YC HS làm bài.
+ Gọi HS đọc lại bài.
+ HS làm và chữa bài.
+ 2 HS đọc bài.
VD: Đàn cò đang bay lượn trên cánh đồng.
 Em làm bài tập Toán.
 Chúng em tập TD giữa giờ.
+ Khi đặt câu theo mẫu câu này cần lưu ý điều gì?
+ Phân biệt được mẫu câu này là nêu hoạt động của người hoặc sự vật.
3 .Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
– Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 	 *********************************************
 Tiết 3 CHÍNH TẢ
 ÔN TÂP TỔNG HỢP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp HS:
+ Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ; tốc độ viết khoảng 55 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
+ Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến chủ điểm đã học.
II. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Bài mới:
HĐ1: Ôn tập đọc:
- Yêu cầu HS đọc thầm bài: Mùa hoa sấu và làm bài theo YC trong VBT.
- GV YC HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
HĐ2: Nhớ - viết: Nhớ bé ngoan :
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV YC HS nhớ - viết.
HĐ3: Tập làm văn:
- Gọi HS đọc YC.
- YC HS tự làm bài và đọc bài viết.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc và thực hiện theo yêu cầu.
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- 1HS nêu.
- HS tự nhớ và viết bài theo YC.
- HS đọc: Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
- HS tự làm bài.
- HS khác nhận xét.
Tiết 4: Thể dục
 **************************************************
 Thứ sáu ngày 1 tháng 11 năm 2019
 Tiết 1 TOÁN
LUYỆN TẬP
I Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
- Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo.(nhỏ hơn đơn vị đo kia). 
II. Các hoạt động DH chủ yếu:
HĐ Dạy
HĐ Học 
HĐ1: Củng cố về bảng đơn vị đo dộ dài 
- Gọi 2 HS đọc bảng đơn vị đo độ dài.
 2 HS đọc.
- Hai đơn vị đo độ dài liên tiếp gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
Nhận xét.
 10 lần.
HĐ2: HD luyện tập 
Bài 1.
 2 HS nêu Y/C của đề.
- GV vẽ đoạn thẳng AB.
 - Quan sát
+ Đoạn thẳng AB dài bao nhiêu?
- 1m và 9cm.
+ 1m và 9cm viết tắt là: 1m9cm và đọc là: một mét chín xăng - ti – mét.
 3HS đọc; 1 m 9 cm 
+ HD HS cách đổi: 3m4dm = . . . dm.
 3m4cm = . cm.
+ HS chú ý – theo dõi. 
+ 3m bằng bao nhiêu dm?
 3 m =30 dm 
+ Vậy 3m4dm=30dm cộng với 4dm bằng bao nhiêu?
+ HS nhẩm và nêu; 30dm + 4dm =34dm.
Đổi 3m4cm HD tương tự.
- Cho HS làm bài tập.
- HS làm bài vào vở, 3HS lên bảng chữa bài.
 3 m 2 cm = 302 cm 
 4 m 7 dm = 47 dm
 4 m 7 cm = 407 cm 
+ Vậy khi đổi số đo 2 đơn vị thành số đo 1 đơn vị ta làm tn? 
+ Ta đổi từng phần của số đo ra đơn vị nhỏ hơn cần đổi rồi cộng các thành phần lại.
Bài 2: Tính:
 + Muốn cộng, trừ, nhân, chia 2 đơn vị đo độ dài ta làm thế nào?
+ Cho HS lên bảng làm
- GV nhận xét, chữa bài.
+ 1 HS nêu YC.
+ Ta thực hiện bình thường rồi viết tên đơn vị đo vào kết quả.
+ HS lần lượt lên bảng làm, Lớp làm vào vở và nhận xét.
a, 8 dam + 5 dam = 13 dam
 57 hm - 28 hm = 29 hm
 12 km x 4 = 48 km
b, 720 m + 43 m = 763 m
 403 cm - 52 cm = 351 cm
 27 mm : 3 = 9 mm
Bài 3: Làm thế nào để so sánh 2 đơn vị đo độ dài?
+ Ta đổi về cùng một đơn vị đo, rồi sau đó mới so sánh.
- YC HS tự làm bài và chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
+ 2 HS lên bảng, lớp nhận xét- chữa bài.
 * 6 m 3 cm...7 m
 603 cm..<..700cm
 * 6 m 3 cm...6 m
 603 cm..>..600 cm
 * 6 m 3 cm...630 cm
 603 cm..<.630 cm
 * 6m 3 cm....603 cm
 603 cm..=..603 cm
HĐ3: HĐ nối tiếp 
- Nhận xét giờ học
- Lắng nghe.
- Dặn HS làm bài tập VBT.
*****************************************************
 Tiết 2 TẬP LÀM VĂN 
 ÔN TÂP ( TIẾT 7 )
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Tiếp tục kiểm tra đọc. ( Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1 ). 
- Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
II. CHUẨN BỊ: - Phiếu ghi tên các bài TĐ.
III. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Bài mới:
HĐ1: Ôn tập đọc:
- Yêu cầu HS lên bốc thăm và thực hiện phần thăm của mình.
- GV nêu câu hỏi để tìm hiểu đoạn hoặc bài đọc.
- GV nhận xét.
Bài tập1: Viết tên các bài TĐ thuộc chủ điểm Cộng đồng.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- YC HS tự làm vào VBT.
GV nhận xét, chốt bài.
HĐ2: Giải ô chữ:
Bài tập2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài (đọc cả mẫu ).
- GV YC HS QS ô chữ trong VBT, hướng dẫn HS làm bài.
- HS dựa theo gợi ý, phỏng đoán từ ngữ đó là gì?
- Ghi từ ngữ vào các ô trống theo dòng ( hàng ngang) có đánh số thứ tự. Viết bằng chữ in hoa, mỗi ô trống ghi 1 chữ cái. Các từ ngữ này phải có nghĩa đúng như lời gợi ý và có số chữ khớp với các ô trống trong từng dòng.
- Sau khi điền đủ 8 từ ngữ vào các ô trống theo dòng ngang, đọc từ mới xuất hiện.
- YC HS đọc lại
2. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về tiếp tục luyện đọc bài.
- Lần lượt số HS trong lớp lên bốc thăm, xem lại bài trong 2 phút.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- HS khác nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu BT. Lớp đọc thầm.
- HS làm và đọc bài làm của mình.
- 1HS đọc yêu cầu BT. Lớp đọc thầm và quan sát ô chữ và chữ điền mẫu.
- HS lắng nghe và làm bài vào VBT.
- HS trả lời:
Dòng 1: Trẻ em
Dòng 2: Trả lời
Dòng 3: Thủy thủ
Dòng 4: Trưng Nhị
Dòng 5: Tương lai
Dòng 6: Tươi tốt
Dòng 7: Tập thể
Dòng 8: Tô màu
Từ mới xuất hiện : TRUNG THU
- HS đọc lại.
*******************************************************
 Tiết 3: Tin học
 Tiết 4: TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA (TIẾT 2).
I. Mục tiêu: 
- Kiểm tra kiến thức về: 
- Cấu tạo và chức năng của cơ quan hô hấp.
- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp. 
II. Chuẩn bị: Đề bài, giấy kiểm tra. 
III. Các HĐ DH chủ yếu:
HĐ Dạy
HĐ Học
1. Bài cũ 
Kiểm tra đồ dùng của HS
2. Bài mới: GTB.
HĐ1: HD vẽ tranh 
- GV cho HS mỗi nhóm một đề tài về các chất như: thuốc lá, rượu, bia, ma tuý. 
- HS chia thành 4 nhóm.
+ Quan sát giúp đỡ HS vẽ tranh đúng đề tài, thể hiện được nội dung.
+ Mỗi nhóm chọn một nội dung và vẽ.
Nhóm trưởng điều khiển.
- Các nhóm vẽ tranh.
- Cho HS trưng bày sản phẩm.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm lên bảng, cử đại diện nêu ý tưởng, nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét- đánh giá- tuyên dương những nhóm nào vẽ đẹp có ý tưởng hay.
HĐ2: HD kiểm tra 
 Cho HS làm bài.
- HS làm bài. - HS nộp bài.
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
1: Đề bài:
Câu 1: Tập thở buổi sáng có lợi gì? Hãy đánh dấu x vào ô trước câu trả lời đúng nhất.
 Buổi sáng sớm không khí trong lành, chứa nhiều khí ô xi, ít khói bụi...
 Thở sâu vào buổi sáng sẽ hít được không trong lành, hấp thu được nhiều ô xi vào máu và thải ra nhiều khí các bo nic ra ngoài qua phổi 
 Cả hai ý trên.
Câu 2: Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp?
Câu 3: Hằng ngày chúng ta cần làm gì để giữ sạch mũi, họng và bảo vệ cơ quan hô hấp?
2: Đáp án:
Câu 1: ý 3. 
Câu 2: Mũi, khí quản, phế quản, hai lá phổi.
Câu 3: Chúng ta cần giữ vệ sinh cá nhân tốt như: Lau sạch mũi; họng; súc miệng nước muối loãng, nước súc miệng, giữ ấm cho cơ thể.
3. Cách đánh giá:
- Hoàn thành tốt (A+): Trả lời đúng 3 câu.
- Hoàn thành (A): Trả lời đúng 2/3 số câu.
- Chưa hoàn thành (B) Trả lời đúng 1/3 số câu.
************************************************************************* 
Tiết 5 Sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_khoi_3_tuan_9_nam_hoc_2019_2020.doc