Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 47: Hoa - Năm học 2020-2021 - Vũ Đức Thành

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 47: Hoa - Năm học 2020-2021 - Vũ Đức Thành

Hoạt động 1: Các bộ phận của hoa (13 phút)

* Cách tiến hành: Sử dụng PP Bàn tay nặn bột

Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.

- Em hãy kể tên một số loài hoa mà em biết.

- Vậy theo các em hoa có những bộ phận nào?

Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.

- Hoa có những bộ phận nào, các em hãy suy nghĩ và trình bày vào vở thực hành mô tả các bộ phận của hoa, sau đó trình bày theo nhóm vào bảng phụ.

- Các em có thể chọn các hình thức sau để trình bày suy nghĩ:

+ Viết

+ Vẽ

+ Sử dụng sơ đồ

- GV quan sát tìm các biểu tượng có sự khác biệt (chú trọng các biểu tượng sai).

Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.

- Nghe – quan sát các nhóm trình bày.

- Các em hãy chỉ ra những bộ phận nào chung nào của hoa mà các nhóm cùng đưa ra?

- Có bộ phận nào của hoa mà các nhóm có ý kiến khác nhau?

- Vậy các em có câu hỏi gì cho các nhóm bạn?

- Vậy nói chung các em đều có chung một câu hỏi: Hoa có những bộ phận nào? (GV ghi nhanh câu hỏi lên bảng.)

 

docx 5 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 1869Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 47: Hoa - Năm học 2020-2021 - Vũ Đức Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”
Tự nhiên và Xã hội
Hoa
Người thực hiện: Vũ Đức Thành – GVCN lớp: 3/6
Ngày thực hiện: .... /12/2020
I. MỤC TIÊU:
Tiết học giúp HS hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất sau:
1.Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ các thành viên trong nhóm khi làm việc theo nhóm.
2. Năng lực đặc thù
+ Nhận thức khoa học: Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi hoa đối với đời sống con người 
+ Tìm hiểu tự nhiên, quan sát: Quan sát và kể tên các bộ phận của hoa, quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại hoa.
+ Vận dụng kiến thức khoa học: Kể tên một số loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau
- Giáo dục BVMT: Biết ích lợi của hoa đối với đời sống của con người, có ý thức bảo vệ hoa, không ngắt hoa nơi công cộng.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên (bảo vệ hoa, không hái hoa, ngắt hoa nơi công cộng).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. Giáo án điện tử
2. Học sinh: Một số loài hoa, bảng nhóm, thẻ cảm xúc, bảng nhóm, sổ ghi chép khoa học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (1phút):
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
- Giới thiệu về quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa: tên gọi: nụ, hoa
2. Các hoạt động chính:
- Bông hồng tặng cô 
- Nhắc lại tên bài học.
- Xem đoạn phim ngắn về.
Hoạt động 1: Các bộ phận của hoa (13 phút)
* Cách tiến hành: Sử dụng PP Bàn tay nặn bột
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
- Em hãy kể tên một số loài hoa mà em biết.
- Vậy theo các em hoa có những bộ phận nào?
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
- Hoa có những bộ phận nào, các em hãy suy nghĩ và trình bày vào vở thực hành mô tả các bộ phận của hoa, sau đó trình bày theo nhóm vào bảng phụ.
- Các em có thể chọn các hình thức sau để trình bày suy nghĩ:
+ Viết
+ Vẽ
+ Sử dụng sơ đồ
- GV quan sát tìm các biểu tượng có sự khác biệt (chú trọng các biểu tượng sai).
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
- Nghe – quan sát các nhóm trình bày.
- Các em hãy chỉ ra những bộ phận nào chung nào của hoa mà các nhóm cùng đưa ra?
- Có bộ phận nào của hoa mà các nhóm có ý kiến khác nhau?
- Vậy các em có câu hỏi gì cho các nhóm bạn?
- Vậy nói chung các em đều có chung một câu hỏi: Hoa có những bộ phận nào? (GV ghi nhanh câu hỏi lên bảng.)
* Theo các em làm thế nào để chúng ta tìm câu trả lời cho câu hỏi trên?
- Các em có ý kiến gì về phương án mà các bạn nêu?
- GV nhận xét chung và quyết định phương pháp thực nghiệm đã chuẩn bị: Quan sát hoa thật.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
- Các em cho thầy biết mục đích của việc quan sát hoa để làm gì?
- Các em hãy cử đại diện lên nhận hoa về quan sát.
- Các nhóm hãy ghi lại kết quả vào vở thực hành sau khi quan sát.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
- Giáo viên tóm tắt, kết luận và hệ thống lại 
để học sinh ghi vào vở kiến thức của bài học bằng các thẻ từ hoặc sơ đồ.
- Các em hãy nhìn lại, đối chiếu lại với ý kiến ban đầu, để các em tự chỉnh sửa các sai lệch nhé.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự đa dạng của hoa
- Các em tiếp tục quan sát và nêu một số nhận xét về màu sắc, hương thơm và hình dạng của các loài hoa ?
- Hôm nay, các em đã đem đến lớp rất nhiều hoa, để chúng ta đều được quan sát hết các loài hoa này, thầy mời các em cùng đi 1 vòng quanh lớp để xem các loài hoa nhé.
- Các em có cảm nghĩ gì sau khi được chiêm ngưỡng một số loài hoa?
* GV kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về hình dáng, màu sắc và mùi hương.
- Vậy hoa có vai trò gì đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người như thế nào ? Để tìm hiểu hai nội dung này chúng ta cùng nhau chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người
- Trước tiên các em cùng tìm hiểu xem hoa có vai trò gì đối với thực vật ? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng nhau xem một đoạn phim ngắn.
- Em vừa xem phim nói về điều gì?
- Vây hoa có vai trò gì đối với thực vật ?
* GV đưa ra kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
- Vậy đối với con người thì hoa có lợi ích gì? Các em hãy thảo luận để tìm câu trả lời cho câu hỏi nhé.
* GV kết luận: Một số loài hoa dùng để trang trí, làm nước hoa, thuốc, ướp chè hoặc để ăn.
- Tổ chức cho học sinh xem hình ảnh, phim.
- Các em vừa được xem những gì?
- Liên hệ: Ở nhà các em thường dùng hoa để làm gì?
- Vậy chúng ta cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây hoa?
3. Củng cố - dặn dò:
- Hôm nay các em đã được tìm hiểu về một bộ phận của cây đó là hoa, vậy em nào có thể nhắc lại một số nội dung mà các em đã được học.
- Tích hợp giáo dục KNS, bảo vệ MT: Các em hãy trồng và chăm sóc cây để cây cho ta những bông hoa đẹp, giúp cho cuộc sống của chúng ta luôn tươi đẹp hơn. Các em cần chú ý tránh xa khi gặp hoa lạ vì có thể là hoa độc nguy hiểm cho con người.
- Chuẩn bị quả để tiết học sau chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp nội dung bài sau.
- Cùng HS nhận xét và tuyên dương các bạn chăm học, tích cực trong tiết học.
- HS kể nối tiếp.
- HS suy nghĩ
- HS thực hiện vẽ các biểu tượng ban đầu (ngây thơ) các bộ phận của hoa.
- Các nhóm bàn luận, chọn cách thể hiện biểu tượng ban đầu.
-HS làm việc nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- HS đưa ra.
- Hoa gồm có những bộ phận nào?
- Có phải hoa có cuống, cánh và nhị?
- Có phải hoa nào cũng có nhị và nhụy?
- HS nêu: xem sách, hỏi người khác, quan sát hoa thật, tìm hiểu trên mạng, ...
- HS nêu ý kiến.
- Tìm những bộ phận của hoa.
- HS lấy hoa về cùng nhau quan sát và ghi chép vào vở thực hành.
- HS cầm hoa và trình bày trước lớp.
- 4 HS hoàn thành sơ đồ trên bảng, tự nêu: Hoa thường có cuống, đài, cánh và nhị và ghi chép vào vở thực hành.
- Chỉnh sửa cá nhân vào vở thực hành.
- HS thảo luận và trình bày trong nhóm, trước lớp.
- HS di chuyển 1 vòng xem hoa theo nhạc.
- HS phát biểu cảm nghĩ.
- Xem phim
- Phim nói về sự hình thành và phát triển của hoa và từ hoa tạo ra quả.
- HS phát biểu.
- HS nhắc lại.
- Các nhóm trình bày, nhận xét.
- Liên hệ
- Xem hình ảnh, phim
- HS phát biểu
- HS nhắc lại 3 kết luận trên.
- 4 HS lên hoàn thành phần kết luận.
- Xem hình ảnh một số loài hoa độc.
- HS nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_bai_47_hoa_nam_hoc_2020_2021_v.docx