Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016

Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016

I/ Mục tiêu:

- Biết tính giá trị của biểu thức có các dạng: Chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép cộng, trừ, nhân, chia.

- Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 3.

* GD tính cẩn thận, chính xác.

II/ Đồ dùng dạy học:

 + GV: Các đáp án bài tập.

+ HS: VBT.

III/ Hoạt động dạy - học:

1/HĐ cơ bản:

a)Khởi động:

- Tổ chức trò chơi: “Xì điện”;

- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, HS tham gia chơi. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học; HS ghi vở tên bài.

2/HĐ thực hành:

 - Thực hiện các bài tập sau

 

doc 30 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 
 Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2015
 Mĩ thuật tiết 16
 ( Cô Mai dạy)
_________________________
 Tập đọc-Kể chuyện Tiết 46 + 47 
Đôi bạn sgk/130
 	 Thời gian dự kiến: 80 phút
 I/ MỤC TIÊU:
	 * Tập đọc 
	- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các 
cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
	- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người những người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4).
	 * Kể chuyện
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý (KKHS kể lại toàn bộ câu chuyện).
II/. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	* GV: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. 
	* HS: Sách Tiếng Việt
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
 a/. Khởi động
 HS đọc bài trong nhóm và trả lời câu hỏi:Nhà rông ở Tây Nguyên. 
 b/ Bài mới: 
 - GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
 a/ Luyện đọc :
	 - 1 HS đọc bài, GV nhận xét
 + Lần 1: HS đọc bài cá nhân ở SGK/130, kết hợp sửa sai. 
 + Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ trong SGK 
 - Trao đổi và thống nhất trong nhóm.
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo và nghiệm thu kết quả.
 * KNS: Xác định giá trị; Thể hiện sự cảm thông.
 b)Tìm hiểu bài:
* KNS: Tự nhận thức bản thân; Xác định giá trị; lắng nghe tích cực
 - Thực hiện các câu hỏi ở SGK 1, 2, 3, 4 SGK/ 131
 - Trao đổi trong nhóm. 
 - GV nghiệm thu kết quả. 
 + GV đặt câu hỏi để rút nội dung:
 c)Luyện đọc lại:
	- GV HD HS đọc một đoạn văn trong bài. Một HS đọc mẫu, lớp và GV nhận xét.
	- HS đọc trong nhóm, đại diện các nhóm đọc.
	- Các nhóm nhận xét bình chọn.
* Kể chuyện:
	- Kể lại chuyện theo đoạn trong nhóm.
	- Trao đổi trong nhóm: kể lại được từng đoạn câu chuyện 
	- HS kể theo nhóm đôi.
	- GV nghiệm thu kết quả.
	- KKHS kể toàn bộ câu chuyện
* ĐĐHCM: HS biết được sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng. 
 3/. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
 VI/. ĐÁNH GIÁ:
 - GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
 _____________________________
 Đạo đức Tiết 16
Biết ơn thương binh, liệt sĩ ( Tiết 1 )
 Thời gian dự kiến: 30 phút
I/. MỤC TIÊU: 
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
* GDHS : Học sinh có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 + Giáo viên: Tranh minh hoạ tình huống.
 + Học sinh: VBTĐĐ
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
 a/. Khởi động
 - T/C: Cho cả lớp hát bài Biết ơn chị Võ Thị Sáu.
 - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 b/. Hình thành kiến thức
 - HS đọc cá nhân Truyện đọc ở VBT đạo đức Một chuyến đi bổ ích. 
 2/. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*Bài tập 1: Phân tích truyện Một chuyến đi bổ ích
 - Thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi VĐĐ.
 - Trao đổi trong nhóm 
 - GV nghiệm thu kết quả. 
 * KNS: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.
 * Bà i tập 2.3: 
Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
 - HS nêu yêu cầu bài tập: 
 - Học sinh làm bài tập cá nhân.
 - Đổi vở chấm chéo 
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo.
 3/. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau. Thực hiện quan tâm, giúp đỡ các TB và gia đình liệt sĩ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
 VI/. ĐÁNH GIÁ:
 - GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
 _________________________________
 Buổi chiều:
 Cô Huế dạy
 Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2015
 Thể dục 
	 ( Thầy Đạo dạy)
 ___________________________
 	Toán Tiết 77 
 Làm quen với biểu thức sgk/78
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
	 - Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
 - Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản.
 - HS làm các bài tập: bài 1, bài 2.
 - GD tính cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
	+ GV: Các đáp án bài tập.
+ HS: VBT.
III/ Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động: 
- Tổ chức trò chơi: “Xì điện”; 
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, HS tham gia chơi. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học.
- HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức:
	- HS đọc các ví dụ SGK/77 cá nhân;
	- Trao đổi nhóm về cách thực hiện Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
	- GV đến từng nhóm nghe báo cáo, sửa sai.
2/HĐ thực hành: 
	- Thực hiện các bài tập: bài 1, bài 2.
Bài 1: Viết vào chỗ chấm ( theo mẫu):
	+ Thực hiện phép tính: a) 284 + 10 = 294
	+ Viết giá trị của biểu thức 284 + 10 là 294.
 - Cho học sinh làm bài (cá nhân) vào VBT.
- GV đến từng nhóm kiểm tra; nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Nối biểu thức với giá trị của nó ( theo mẫu )
 68
- Giáo viên hướng dẫn mẫu
 45 + 23
 - Cho học sinh làm bài (cá nhân) vào VBT.
- GV đưa đáp án; HS đổi vở KT trong nhóm.
- GV nghiệm thu bài.	
3/HĐ ứng dụng:
	- Học thuộc các bảng chia để làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống. Chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp.
IV/Đánh giá:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
	__________________________
 Tự nhiên và Xã hội 	 Tiết 31
 	 Hoạt động công nghiệp, thương mại sgk/ 60
 	 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
 - Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết 
	 - Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại.
 - Kể được một hoạt động công nghiệp hoặc thương mại.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 + GV: Một số tranh ảnh.
 + HS: SGK
III/Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động:
- Tổ chức trò chơi, - Giới thiệu tên bài.
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. - HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức:
* KNS: Quan sát tìm kiếm thông tin về các hoạt động công nghiệp và thương mại
* Kể một số hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.	
 - GV giao nhiệm vụ 
- HS thảo luận theo nhóm. 
- GV đến từng nhóm nghe báo cáo, các bạn trong nhóm giúp bạn sửa sai.
* Kết luận: 
 Giáo viên có thể giới thiệu thêm một số hoạt động như: khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, ... đều gọi là hoạt động công nghiệp.
* Biết được các hoạt động công nghiệp, thương mại và ích lợi của hoạt động đó.
 - GV giao nhiệm vụ 
- HS thảo luận theo nhóm. 
- GV đến từng nhóm nghe báo cáo, các bạn trong nhóm giúp bạn sửa sai.
* Kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt, ... gọi là hoạt động công nghiệp.
 MTBĐ: Giới thiệu cho HSbiết một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng của biển.
* GDBVMT: Biết các hoạt động CN, lợi ích và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các hoạt động đó.
* BĐKH: Khi hoạt động công nghiệp con người đã đốt nhiều các nhiên liệu hóa thạch (than đá, củi, rơm rạ. . .) tạo ra khí CO2. Chặt phá rừng không những làm giảm việc hấp thụ khí CO2 trong khí quyển mà còn giải phóng khí CO2 lưu trữ trong cây khi cây chết. 
3/HĐ ứng dụng:
	- HS về chia sẻ với người thân trong gia đình, tìm hiểu thêm một số cơ quan nơi đang sống để tiết sau chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp để biết thêm. 
IV/Đánh giá:
	- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
	__________________________________
SINH HOẠT
I/ Đánh giá các mặt hoạt động trong tuần:
- Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần qua.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
 1/ Đạo Đức
	- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp sạch đẹp.
- Lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. 
- Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng tóc cắt ngắn.
- Tuy nhiên vẫn còn một số em hay bị nhắc nhở: Thắng, nam, Luân
- Nhặt được của rơi trả lại người mất.
- Thực hiện tốt ATGT.
 2/ Học tập:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Các em có ý thức trong học tập.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài. 
- Một số em viết vở còn cẩu thả.
 3/ Các HĐ khác:
- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
- Thực hiện tốt bài thể dục và múa sân trường.
 - Tham gia sinh hoạt Sao đầy đủ, đúng giờ.
II/ Phương hướng tuần tới:
- Duy trì sĩ số và nề nếp lớp.
- Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp như: 
 Đạo đức, học tập, vệ sinh cá nhân, múa sân trường, thể dục,
- Ôn tập thi cuối HK I.
 ______________________________________________
 Buổi chiều: 
 (Cô Huế dạy)
Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2015
 Tin học
 (Cô Lợi dạy)
____________________________
 Tập đọc Tiết: 48 
	 Về quê ngoại sgk/133
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các 
cụm từ ; Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu ND: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo (TL được các CH trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu). 
- GDHS giữ gìn những cảnh đẹp ở vùng quê và yêu những người nông dân làm ra lúa gạo 
II/ Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc.
+ HS: SGK 
III/ Hoạt động dạy học:
1/HĐ cơ bản:
a. Khởi động: HS đọc bài trong nhóm và trả lời câu hỏi: Đôi bạn
b. Bài mới 
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. 
- HS ghi vở tên bài.
2/HĐ thực hành:
a)Luyện đọc
- HS đọc mẫu, GV nhận xét tuyên dương
- Bài tập đọc chia làm mấy khổ thơ?
- GV hướng dẫn HS đọc toàn bài.
Lần 1: Đọc cá nhân, kết hợp sửa sai. 
Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ.
b)Tìm hiểu bài:
- HS cá nhân; thảo luận nhóm, TLCH SGK.
- GV theo dõi, nhắc nhở, hoặc gợi ý giúp các nhóm thực hiện.
- Các nhóm bốc thăm, trao đổi, thống nhất trả lời câu hỏi.
- Các nhóm đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV đặt câu hỏi rút nội dung bài.
* GBVMT: Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu
c)Luyện đọc lại:
	- GV HD HS đọc một đoạn khó trong bài. Một HS đọc mẫu, lớp và ...  theo nhóm, đại diện nhóm trình bày
Đáp án : 
a/ Ý 1: Trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm. 
 b/ Ý 1: Có 1 hình ảnh so sánh, là: Trời như cánh đồng
 c/ Ý 3: Vào ban đêm 
	d/ Y 3: Ở giữa những ngôi sao, cánh diều giống mặt trăng
	e/ Ý 2: trong ngần, chơi vơi, xanh
	g/ Ý 1: Tiếng sáo diều trong ngân 
 HS làm theo nhóm, đại diện nhóm trình bày. 
	- Lớp và GV nhận xét chốt ý đúng.
IV/ Củng cố, dặn dò : 
 Hệ thống lại bài
 Chuẩn bị bài sau
IV/ Bổ sung: ...
.
TIẾNG VIỆT : (Bổ sung) Tiết 15
TIẾT 2 - TUẦN 16
I/Mục tiêu :
 - Điền dấu hỏi, dấu ngã vào chữ in đậm. 
 - Điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong hai câu.
 - Xếp được các từ ngữ vào ô thích hợp thành thị, nông thôn. 
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học:
 Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 : Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ in đậm.
 HS làm vở, một em làm bảng phụ
Đáp án : ngỡ lạc ; cổ tích ; đảo ông lão câu cá ; sửng sốt ; giữa trần gian.
Bài 2 : Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp
 HS làm theo nhóm, đại diện nhóm trình bày
Đáp án : Những đàn nhép mới bằng nắm tay, có vẻ sợ sệt, đứng vào một góc kêu chíp chíp, không ngớt. Có con vô ý, lạc vào giữa bày sợ cuống cuồng, chạy lung tung vướng vào chân gà lớn bị xéo suýt què.
Bài 3 : Xếp được các từ ngữ vào ô thích hợp thành thị, nông thôn. 
 HS làm theo nhóm, đại diện nhóm trình bày.
 Đáp án : a/ Thành thị : siêu thị ; công viên ; sân bay ; khách sạn, trường đại học.
 b/ Nông thôn : cánh đồng ; lũy tre ; cánh cò ; đồi chè ; ruộng bậc thang ; nương ngô ; ruộng lúa
IV/ Củng cố, dặn dò : 
 Hệ thống lại bài
 Chuẩn bị bài sau
 IV/Bổ sung : 
Luyện Tiếng Việt Tiết 14
	Hướng dẫn học sinh luyện viết đúng, viết đẹp
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa, tên riêng và câu ứng dụng vở luyện viết đúng, viết đẹp lớp 3 bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng. 
- HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (TV trên lớp) trong trang vở luyện viết đúng, viết đẹp lớp 3. 
- Rèn chữ viết đẹp và tính cẩn thận cho HS.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Vở luyện viết.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra học sinh viết bài ở nhà.
* Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 2/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn học sinh viết 
- Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài.
- Giáo viên viết mẫu, kết hợp cách nhắc lại cách viết từng chữ.
HĐ2: Luyện viết vào vở luyện viết.
- Học sinh viết vào vở, giáo viên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, hướng dẫn viết đúng nét, độ cao và khoảng cách các con chữ. Trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
* Chấm, chữa bài: 
- Chấm từ 8 - 10 bài.
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
 3/Củng cố, dặn dò:
 	- Dặn học sinh luyện viết thêm ở nhà. 
- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .......
Buổi chiều: Luyện toán Tiết 27 
Ôn lại tiết 78
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: 
 - Củng cố cách tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia.
 - Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “ =”, “”.
 - Làm bài 1, bài 2, bài 3.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: HS sửa chữa bài tập tiết trước - nhận xét.
 2/ Bài mới: 
HĐ1: GV nêu hai quy tắc tính giá trị của các BT.
 Ví dụ 1: 40 + 20 - 5
- Cho học sinh nêu các phép tính có trong biểu thức này (phép cộng, phép trừ )
- Vài học sinh nêu lại cách tính giá trị biểu thức 40 + 20 - 5 là thực hiện phép cộng trước, rồi thực hiện phép trừ sau.
- GV rút qui tắc “ Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải ”. ( HS nhắc lại 3em ).
 Ví dụ 2: 35 : 7 x 5
- Giáo viên cho học sinh làm bảng con.
- Vài học sinh nêu lại cách tính giá trị biểu thức 35: 7 x 5 là thực hiện phép chia trước, rồi thực hiện phép nhân sau.
- Học sinh đọc quy tắc ở SGK.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
	- GV giúp HS tính giá trị của biểu thức đầu. HS nêu thứ tự làm các phép tính.
- Cho học sinh làm vào vở bài tập.
- Chấm, chữa bài.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức
	- Giáo viên hướng dẫn mẫu: 1532 = 452
	 = 90
- Học sinh làm vào vở bài tập - Gọi vài em làm ở bảng phụ. 
- Chấm, chữa bài.
Bài 3: ( > , <, = ) Nhắc HS tính giá trị của BT sau đó mới so sánh rồi điền dấu.
	55 : 5 3 32
	 47 84 – 34 – 3
	 20 + 540 : 2 + 6
 3/ Củng cố, dặn dò: 
Học sinh nêu lại qui tắc. Xem bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ..
.
Hướng dẫn tự học Tiết 11
	 Ôn tập: Tập làm văn tiết 12
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Củng cố viết về một cảnh đẹp ở nước ta thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu).
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Ảnh biển Phan Thiết. Tranh ảnh đẹp về đất nước do học sinh sưu tầm. 
 III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ:
 2/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Nói những điều em biết về cảnh đẹp theo gợi ý.
- Một HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện.
 + Các em có thể nói về bức ảnh biển Phan Thiết.
 	- Một HS khá, giỏi kể mẫu một vài câu. Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Học sinh kể theo nhóm đôi.
- Học sinh thi kể trước lớp.
* Viết những điều nói trên thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.
- GV nêu yêu cầu của bài tập. Nhắc nhở HS cách viết đoạn văn.
	- HS viết vào VBT. GV nhắc nhở HS chú ý về nội dung , cách diễn đạt.
- Giáo viên uốn nắn giúp đỡ HS yếu.
- 5 – 7 học sinh đọc bài trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những HS viết tốt nhất.
 3/ Củng cố, dặn dò:
 - Hệ thống lại ND vừa học.
- Dặn dò: Yêu cầu HS xem lại các BT đã làm .
 - Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ..
.
SINH HOẠT
I/ Đánh giá các mặt hoạt động trong tuần:
- Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần qua.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
 1/ Đạo Đức
	- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp sạch đẹp.
- Lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. 
- Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng tóc cắt ngắn.
- Tuy nhiên vẫn còn một số em hay bị nhắc nhở 
- Nhặt được của rơi trả lại người mất.
 2/ Học tập:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Nhưng vẫn còn một vài em ít học bài cũ.
- Một số em viết vở còn cẩu thả: Phước.
 - Các em tích cực tham gia luyện viết và tham gia giải toán trên mạng.
 3/ Các HĐ khác:
- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
- Thực hiện tốt bài thể dục và múa sân trường.
 - Tham gia sinh hoạt Sao đầy đủ, đúng giờ.
 - Tích cực tham gia các hoạt động khác như: Sinh hoạt sao.
II/ Phương hướng tuần tới:
- Duy trì sĩ số và nề nếp lớp.
- Ôn tập chuẩn bị thi cuối HK I.
- Thi đua giành nhiều điểm 10.
- Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp như: 
 Đạo đức, học tập, vệ sinh cá nhân, múa sân trường, thể dục,
Thủ công Tiết 16 
 Cắt, dán chữ E
 Thời gian dự kiến: 30 phút
I/ Mục tiêu: 
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E.
 - Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ V. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV: + Mẫu chữ E cắt đã dán sẵn; Mẫu chữ E ,
- HS: Giấy bút chì, kéo, hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
GV giới thiệu mẫu chữ E và hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra được nhận xét:
+ Nét chữ rộng 1 ô. Chữ E có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi theo chiều ngang thì nửa trên và nửa dưới trùng khít nhau.
HĐ2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Kẻ chữ E
- Lật mặt sau tờ giấy , kẻ, cắt 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 2,5 ô. 
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E vào hình chữ nhật . Sau đó kẻ chữ E theo các
 điểm đã đánh dấu.
Bước 2: Cắt chữ E
 - Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ E theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ E bỏ phần gạch chéo. Mở ra được chữ E.
Bước 3: Dán chữ E.
 - Thực hiện tương tự như dán chữ cái ở bài trước.
HĐ3: Thực hành cắt, dán chữ E
- Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ E.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.
- GV quan sát giúp đỡ những học sinh yếu kém để các em hoàn thành sản phẩm.
HĐ4 (HĐNGL): Hoạt động vui chơi 
* GV hướng dẫn cách chơi
 	- GV nêu tên trò chơi « Ai nhanh, ai đẹp »
 	- Mỗi nhóm 6 em, cắt chữ E, dán và trang trí vào giấy A3.
- Trong 15 phút nhóm nào cắt được nhiều chữ E và trình bày đẹp trang trí sáng tạo thì nhóm đó thắng cuộc.
*HS chơi: - Các nhóm bắt đầu thực hành, GV theo dõi cổ vũ.
 - Nhóm nào xong đem trưng bày trên bảng lớp.
HĐ4: Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia học tập của HS, thu dọn vệ sinh lớp học.
- Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: Cắt, dán chữ VUI VẺ. 
IV/ Bổ sung: .......................................................................................................................
 Toán Tiết 76
 	 Luyện tập chung sgk/ 77
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.
- HS làm các bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (cột 1, 2, 4).
II/ Đồ dùng dạy học:
	VBT
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: 
Ktra bài tiết trước - nhận xét.
GTB
 2/ Bài mới: Thực hành
 Bài 1: Số ?
	- Cho học sinh nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
- Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
- Học sinh đọc kết quả phép tính.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Học sinh đặt tính rồi tính.
- Học sinh tự đặt tính và làm vào vở bài tập.
- Chấm, chữa bài.
Bài 3: Bài toán: học sinh đọc đề toán
- Giáo viên nêu tóm tắt và hướng dẫn học sinh làm.
- Bài toán gồm hai bước giải:
+ Tìm số bao gạo nếp: 18 : 9 = 2 ( bao )
+ Tìm số bao gạo trên xe tải: 18 + 2 = 20 ( bao ) 
- Học sinh làm vào VBT
- Chấm, chữa bài.
 Bài giải
 Số bao gạo nếp là:
18 : 9 = 2 ( bao )
Số bao gạo trên xe tải có là:
18 + 2 = 20 ( bao )
Đáp số: 20 bao gạo
Bài 4: Số ? ( 1, 2, 4)
Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 
Chẳng hạn ở cột thứ nhất học sinh phải thực hiện các phép tính: 
 12 + 3 = 15; 12 3 = 36; 12 – 3 = 9; 12 : 3 = 4 
 3/Củng cố, dặn dò:	 
Xem bài sau: Làm quen với biểu thức.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ..........
----------------------- --------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2015_2016.doc