Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016

Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016

Đạo đức

Ôn tập Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế

Thời gian dự kiến: 35 phút

I/. MỤC TIÊU:

- HS biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,.

- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

II/. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:+ Giáo viên: Tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới, giấy viết thư.

 + Học sinh: VBTĐĐ

 III/. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 1/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

 a/. Khởi động

 - T/C trò chơi, thông qua trò chơi GT bài : Cho cả lớp hát bài “Trái đất này”.

 - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học.

 - HS ghi vở tên bài.

 b/. Hình thành kiến thức

 2/. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

HĐ1: Thảo luận nhóm (BT2)

 - GV chia nhóm giao việc.

 - Học sinh thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 * GV kết luận xem SGV/73.

HĐ2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi các nước.

 1/Các nhóm thảo luận lựa chọn và quyết định xem gửi thư cho các bạn nước nào. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh viết thư cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn như: đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai,.

2/ Tiến hành viết thư: một bạn làm thư kí ghi ý kiến đóng góp của các bạn.

 Giáo viên đi đến giúp đỡ các nhóm.

3/ Thông qua nội dung thư và kí tên các bạn trong nhóm.

4/ Cử người sau giờ học ra bưu điện gửi thư.

 3/. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.

 

doc 26 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 	 Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2016	
 Mĩ thuật Tiết 21
 ( Cô Mai dạy)
_________________________
 Tập đọc – Kể chuyện Tiết 61 - 62
 Ông tổ nghề thêu sgk 23
Thời gian dự kiến: 80 phút
I/ MỤC TIÊU:
 - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Hiểu ND: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 *Kể chuyện 
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện. 
- HS khá, giỏi biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện. 
* Giáo dục HS ham học hỏi, tìm tòi, giàu trí sáng tạo.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	* GV: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. 
	* HS: Sách Tiếng Việt
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
 a/. Khởi động: KT bài Chú ở bên Bác Hồ
 b/ Bài mới: 
 - GV GT chủ điểm SÁNG TẠO và bài, nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
 a/ Luyện đọc :
	 - 1 HS đọc bài, GV nhận xét
 + Lần 1: HS đọc bài cá nhân ở SGK/23, kết hợp sửa sai. 
 + Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ trong SGK 
 - Trao đổi và thống nhất trong nhóm.
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo và nghiệm thu kết quả.
 b)Tìm hiểu bài:
 C1: Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc keo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn để học, cậu bắt đom đom bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
 C2: Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.
 C3: Ông xem tượng và hiểu ý nghĩa của chữ trên tượng, ông bẻ tay tượng Phật nếm thử mới biết món chè lam. Từ đó ông ăn dần món ấy.
 - Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
 - Ông nhìn những con dơi xoè cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng, ôm lộng nhảy xuống đất bình an vô sự.
 C4: Vì ông là người đã dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy mà nghề này được lan rộng.
 - GV đặt câu hỏi rút ND bài và cho HS nhắc lại.
 - Thực hiện các câu hỏi ở SGK 1, 2, 3, 4,5 SGK/ 23
 - Trao đổi trong nhóm. 
 - GV nghiệm thu kết quả. 
 + GV đặt câu hỏi để rút nội dung:
 c)Luyện đọc lại:
	 - GV HD HS đọc một đoạn văn trong bài.
	 - Một HS đọc mẫu, lớp và GV nhận xét.
	 - HS đọc trong nhóm, đại diện các nhóm đọc.
	 - Các nhóm nhận xét bình chọn.
* Kể chuyện:
	- Kể từng đoạn của câu chuyện theo các tranh 1, 2, 3, 4.
	- Trao đổi trong nhóm: kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
	- HS kể theo nhóm đôi.
	- GV nghiệm thu kết quả.
	 3/. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
 VI/. ĐÁNH GIÁ:
 - GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
__________________________________
 Buổi chiều: Tin học 
	 ( Cô Lợi dạy)
	__________________________________
 Toán Tiết 101 
 Luyện tập sgk: 103	
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
	- Biết cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
 - Làm các bài tập 1, bài 2, bài 3, bài 4. 
- Rèn HS cẩn thận khi làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học:
	+ GV: Các đáp án bài tập.
+ HS: VBT.
III/ Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động: 
- Tổ chức trò chơi: “Tiếp sức”; 
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, HS tham gia chơi. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học; HS ghi vở tên bài.
2/HĐ thực hành: 
	- Thực hiện các bài tập sau
Bài 1: Tính nhẩm
 GV hỏi 3 nghìn + 5 nghìn = ? nghìn 
- HS thảo luận cách nhẩm trong nhóm.
- Báo cáo kết quả thảo luận.
 - GV đến từng nhóm kiểm tra; nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Tính nhẩm(theo mẫu)
 6000 + 500 = 6500
 - Cho học sinh làm bài (cá nhân) vào VBT.
 - GV đến từng nhóm kiểm tra; nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Đặt tính rồi tính :
- HS nêu cách đặt tính rồi tính.
- HS làm vào bảng con 
Bài 4: (VBT là bài 3) HS đọc bài toán 	 
- GV tóm tắt bài : 	
 	 410 kg cam 
 Đội 1: 
 	 Đội 2: 	? kg cam 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ? 
- Muốn biết cả hai đội có bao nhiêu kg cam ta làm như thế nào ?
- HD HS làm bài giải và sửa bài.
Bài giải
 Số cam đội Hai hái được là: 410 x 2 = 820 (kg)
 Số cam cả hai đội hái được là: 410 + 820 = 1230 (kg)
 Đáp số: 1230 kg cam.
 - Cho học sinh làm bài (cá nhân) vào VBT.
 - GV đến từng nhóm kiểm tra; nhận xét, tuyên dương.
3/HĐứng dụng:
	- Xem lại cách cộng nhẩm để làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống. Chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp.
IV/Đánh giá:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
Luyện tiếng việt
Thực hành tiết 1
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Đọc đúng và rành mạch toàn bài Xây nhà trên trời ; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
 Chọn được các ý đúng của bài tập 2,3.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ viết bài tập 2.
III/ Hoạt động dạy học:
 1/Hoạt động cơ bản:
 a/. Khởi động: 
 b/ Bài mới: 
 - GV GT bài, nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/. Hoạt động thực hành:
 a/ Luyện đọc :
. - 1HS đọc mẫu toàn bài.
- GV chia bài thành 3 đoạn.
- HS đọc tiếp nối trong nhóm.
 - Trao đổi và thống nhất trong nhóm.
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo và nghiệm thu kết quả.
 b/ Làm BT
 Bài 2: Đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng:
- HS đọc đề bài, GV gợi ý cách làm.
- HS làm bài vào VTH, 1 em lên làm vào bảng phụ.
 *Đáp án:
a) Xây nhà trên trời trong 3 ngày. Không làm được, sẽ bị treo cổ.
b) Làm một cái diều, thả cho bay lên trời.
c) Thợ lợp mái đang rung chuông đòi thêm gỗ.
d) Dẫn học đến gốc cây có buộc dây diều và bảo họ leo lên.
e) Lính không làm được, vua buột miệng nói không thể leo dây lên trời.
g) Khiến vua phải thừa nhận yêu cầu của mình là vô lí.
 Bài 3: Đặt câu hỏi (Kki nào? ở đâu? ) Cho bộ phận in đậm:
 - HS đọc đề bài, GV gợi ý cách làm.
- HS làm bài vào VTH, HS nhận xét bài của bạn và tự sửa bài vào VTH.
 *Đáp án: -Vua muốn A-bu-na-vác xây một ngôi nhà ở đâu ?
 - Khi nào Vua A-bu-na-vác tung diều lên không trung ?
 3/.Hoạt động ứng dụng:
 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
VI/. Đánh giá:
 - GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá HT của nhóm trong tiết.
 - GV tổng hợp ý kiến, đánh giá sự tiến bộ của HS, tuyên dương.
	Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2016
 Toán Tiết 102
Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 
Thời gian dự kiến: 40 phút
I. Mục tiêu:
- HS biết trừ các số trong phạm vi 10 000. ( Bao gốm đặt tính và tính đúng).
- Biết giải toán có lời văn ( có phép trừ các số trong phạm vi 10 000)
- Cần làm các bài tập 1, 2, 3 (cột 1, 2), SGK bài 4.
II/. Đồ dùng dạy học:
 + Giáo viên: Đáp án các bài tập
 + Học sinh: VBT
III/Hoạt động dạy- học:
1/Hoạt động cơ bản:
a)Khởi động: (3 – 4 phút)
 - Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”; 
 - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, HS tham gia chơi.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 	- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học: 
- HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức: 
 - HS dựa vào ND ở SGK/103, HS đọc thông tin trong sách cá nhân.
	- HS thảo luận nhóm đôi 
	- GV đến các nhóm theo dõi giúp đỡ và nghiệm thu trong nhóm.
	*Chú ý: Khi đặt tính phải đặt số bị trừ trước, số trừ đặt dưới số bị trừ sao cho thẳng cột. Khi tính phải thực hiện tính từ phải sang trái, phải chú ý trừ có nhớ.
VD: 4679 - 2198 = ? HS thực hiện ở bảng con 
2/Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính:
- 1 HS đọc đề bài.
- Lớp làm ở VBT/ 14 . GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- HS đổi vở, nhận xét.
Bài 2: Đặt tính và tính: 
- HS thực hiện ở bảng con 2 phép tính.
- Lớp làm vào vở. 
Bài 3 : Bài toán:
- HS đọc bài toán - HS thực hiện vào VBT/ 16 - GV giúp đỡ HS yếu 
- GV nhận xét kết quả. 
 Bài 4: Đo độ dài rồi viết số thích hợp vào chỗ trống.(SGK)
GV hướng dẫn – HS làm VBT – Đổi chéo kiểm tra.
3/Hoạt động ứng dụng:
	- HS nắm được phép trừ đã học để làm bài tập và Chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp.
IV/Đánh giá:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương.
 Tự nhiên và Xã hội Tiết 41
Thân cây
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
 - Phân biệt các loại thân cây theo cách mọc ( thân đứng, thân leo, thân bò ) theo cấu tạo ( thân gỗ, thân thảo). 
 - HS biết chăm sóc bảo vệ các loại cây.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 + GV: Một số loại rễ cây khác nhau.
 + HS: SGK
III/Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động:
- Tổ chức trò chơi, 
- Giới thiệu tên bài.
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. 
- HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức:
 * KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm của một số loại thân cây.
HĐ1: Làm việc với SGK
 - HS ngồi cạnh nhau quan sát các hình trang 78, 79 sgk trả lời theo gợi ý 
 - Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò. 
 - Trong đó cây nào có thân gỗ (cứng )? 
 - Cây nào có thân mềm ? 
 - HS báo cáo. - Các nhóm nhận xét bổ sung
 * Kết luận: Như SGK/81
HĐ2: Chơi trò chơi 
- GV chia lớp thành hai nhóm, HD cách chơi (SGV/100, 101) 
- Gắn lên bảng hai bảng câm theo mẫu sau.
- HS thực hiện trò chơi.
 - Lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
 * GDBĐKhí hậu: Ngoài việc mang lại những ích lợi vật chất, trong quá trình quang hợp cây nhả khí ôxi và hấp thụ khí các bô níc (làm giảm thiểu khí nhà kính). Bảo vệ, chăm sóc cây cối và những con vật có ích là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
3/HĐ ứng dụng:
	- HS về chia sẻ với người thân trong gia đình, tìm hiểu thêm một số than cây nơi đang sống để tiết sau chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp để biết thêm. 
IV/Đánh giá:
	- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
 Tập viết Tiết 21
 Ôn chữ hoa O, Ô, Ơ
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Ô (1 dòng)L, Q (1 dòng); viết đúng tên riêng Lãn Ông ( 1 dòng) và câu ứng dụng: Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây/ Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người. ( 1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (TV trên lớp) trong trang vở TV 3. 
- Rèn chữ viết đẹp và tính cẩn thận cho HS.
II/ Đồ dù ... hữ đẹp
 Thời gian dự kiến: 35 phút
Luyện Tiếng Việt
Thực hành tiết 2
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu:
- Ôn tập về nhân hóa; từ ngữ về trí thức.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
a/ Trong đoạn thơ trên, các sự vật được gọi bằng gì?
( bác, anh, chị)
b/ Trong khổ thơ cuối, tác giả nói với các sự vật như thế nào?
( Nói về hoạt động của chúng như hoạt động của người)
Bài 2: Viết vào các ô tròn: Người tí thức được nhắc đến trong đoạn thơ, mẩu truyện dưới đây là ai?
b/ Nhà thơ
c/ Nhà giáo
d/ Nhà nghiên cứu
* Củng cố:
HS nêu một số từ ngữ về trí thức.
IV. Bổ sung: 
.
Thứ năm ngày 22 tháng 1 năm 2015
Toán Tiết 104 
Luyện tập chung sgk: 106
 Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Biết cộng, trừ ( nhẩm và viết ) các số trong phạm vi 10 000.
- Giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
- HS làm các bài tập: Bài 1 (cột 1, 2), bài 2, bài 3, bài 4 
- Rèn HS tính cẩn thận khi làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học: 
1/Bài cũ: 
- Sửa bài tập 3 sgk GV kiểm tra vở BT của HS ở nhà.
2/Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động 1: HD HS làm BT
Bài 1: Tính nhẩm ( cột 1, 2)
Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn
Học sinh tính nhẩm và nêu kết quả.
Lớp và giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh nêu cách tính nhẩm.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Học sinh đọc yêu cầu. Học sinh tự đặt tính rồi tính.
Học sinh làm vào vở bài tập - Một em làm ở bảng lớn.
Chấm, chữa bài. Cho học sinh nêu nhận xét về cách đặt tính của bạn.
Bài 3: Giải toán
Học sinh đọc yêu cầu, tự tóm tắt. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
Bài giải
Số cuốn truyện tranh mua thêm:
 960 : 6 = 160 ( cuốn )
 Số cuốn truyện tranh thư viện có tất cả là:
 960 + 160 = 1120 ( cuốn)
 Đáp số: 1120 cuốn truyện tranh
Học sinh làm vào VBT. 1HS làm bảng phụ.
Chấm chữa bài.
Bài 4: Tìm x
	Học sinh nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
	Làm vào vở bài tập.
Chấm, chữa bài. 1HS làm bảng phụ.
	Giáo viên cho học sinh nêu cách kiểm tra lại kết quả tìm x.
3/ Củng cố, dặn dò	:	 
Học sinh nêu lại cách đọc và viết các số có bốn chữ số.
Học sinh nêu cách cộng, trừ các số có bốn chữ số.
 Xem bài sau: Tháng – Năm. VN làm BT 2. 
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung: ..
 Tự nhiên và Xã hội Tiết 42
Thân cây 
 Thời gian dự kiến: 30 phút
I/ Mục tiêu:
- Nêu được chức năng của thân đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân đối với đời sống con người.
- Biết bảo vệ chăm sóc cây 
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV cùng HS sưu tầm một số loại thân cây khác nhau.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: HS trả lời câu hỏi
 - Kể tên cây thân gỗ, thân thảo. 
2/ Bài mới: GV giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
 * Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây
 * Cách tiến hành: 
 - HS quan sát hình 1 2 3 trang 80 và trả lời câu hỏi 
 + Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa?
 + Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì?
 * Kết luận: Như SGK/81
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
 * Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của người và động vật
 * Cách tiến hành: 
Bước 1:
 - GV nêu yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 SGK. Dựa vào những hiểu biết thực tế, học sinh nói về ích lợi của thân cây dựa vào các gợi ý:
 + Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người và động vật.
 + Kể ten một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, làm bàn ghế, giường, tủ,...
 + Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn.
Bước 2: Làm việc cả lớp
 Các nhóm trình bày nội dung vừa thảo luận, lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung.
 * Kết luận: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng, .
 * GDBĐKhí hậu: Ngoài việc mang lại những ích lợi vật chất, trong quá trình quang hợp cây nhả khí ôxi và hấp thụ khí các bô níc (làm giảm thiểu khí nhà kính). Bảo vệ, chăm sóc cây cối và những con vật có ích là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên hệ thống lại bài học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ..
.
 Chính tả ( Nghe - viết ) Tiết 41 
 Ông tổ nghề thêu Sgk: 19 
 Thời gian dự kiến: 40 phút 
I/ Mục tiêu: 
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 2/a. 
- GD HS tính cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết bài tập 2/a .
III/ Các hoạt động dạy học: 
 1/ Bài cũ: Học sinh viết lại các từ viết sai ở bài trước.
 2/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết. 
 - Giáo viên đọc một lần đoạn viết chính tả.
 - Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả: 
 + Đoạn văn trên có mấy câu ? có những chữ nào được viết hoa ? 
 + Vì sao chúng ta phải viết hoa ? 
 - Giáo viên đọc học sinh viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai.
 - Đọc cho học sinh viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết,
 mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết 
 của học sinh.
 * Chấm, chữa bài.
 + Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
 + Giáo viên chấm 8 - 10 bài, nhận xét bài viết.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 
Bài 2: Điền vào chỗ trống tr hay ch:
 - Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 - GV hướng dẫn HS làm bài tập.
 - Lớp làm VBT.
 - 1 em làm bảng phụ.
 - Lớp sửa chữa bài.
 - 1 vài em đọc lại bài làm đúng.
 3/Củng cố, dặn dò : 
 - Hệ thống lại ND vừa học.
 - Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: 
Thủ công Tiết 21 
 Đan nong mốt ( T1 )
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách đan nong mốt.
- Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.
- Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
* Với HS khéo tay: Kẻ, cắt được các nan đều nhau.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa. Tranh quy trình đan nong mốt.
- Các nan đan mẫu ba màu khác nhau, giấy màu, bút chì kéo, hồ dán,...
III/ Các hoạt động dạy học: 
 1/ Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
 2/ Bài mới: 
HĐ1 (HĐNGLL): Giới thiệu tác dụng và vật liệu dùng để đan nong.
- GV nêu tác dụng của đan nong là để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn hoặc đan rổ, rá. Vật liệu dùng để đan nong mốt là mây, tre giang, nứa, lá dừa.. Trong thực tế, người ta thường sử dụng cac1nan rời bằng tre, nứa, giang, mây, lá dừa.. để đan nong mốt, nong đôi làm đồ dùng trong gia đình.
HĐ2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
 	- Giáo viên giới thiệu tấm đan nang mốt và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV liên hệ thực tế: Đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn hoặc đan rổ rá,...
- Trong thực tế, người ta thường sử dụng các nan đan rời bằng tre, nứa, mây, lá dừa,... để đan nong mốt, nong đôi làm đồ dùng trong gia đình.
HĐ3: Giáo viên hướng dẫn mẫu
 B1: Kẻ, cắt các nan đan
- Cắt các nan dọc: Cắt thành một hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy để làm các nan dọc.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
 B2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa
 - Đan nan thứ nhất: Đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó nhấc nan dọc 2, 4, 6, 8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.
- Đan nan ngang thứ hai: Nhấc các nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 và luồn nan ngang thứ 2 vào. Dồn nan ngang thứ hai cho khít với nan ngang thứ nhất.
- Các nan còn lại đan tương tự.
 B3: Dán nẹp xung quanh tấm đan
- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại, sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột.
 3/ Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại cách đan nong mốt.
- Nhận xét HS. - Dặn dò: chuẩn bị cho tiết sau: Đan nong mốt ( T2 ).
IV/ Bổ sung: .................................................................................................................
 Luyện từ và câu Tiết 21
 Nhân hoá. Ôn cách đặt và TLCH Ở đâu?
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Nắm được ba cách nhân hoá (BT1).
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu? (BT2). 
- Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (BT3a/b).
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Ba băng giấy kẻ bảng trả lời bài tập 1. Bảng phụ viết 3 câu văn ở bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học: 
 1/ Bài cũ: GV sửa bài tập 2 về nhà.
 2/ Bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài 1: + Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Ông trời bật lửa.
	 + Hai, ba học sinh đọc lại. Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
 *Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá? 
- Có 6 sự vật được nhân hoá: mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm.
- Học sinh đọc thầm lại b, trả lời ý 2 của câu hỏi:
- Học sinh làm vào vở bài tập. 
	- Qua bài tập trên, các em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật?
	+ Ba cách nhân hoá: Gọi sự vật bằng từ dùng để chỉ người: ông, chị; Tả sự vật bằng từ dùng để tả người: bật lửa, kéo đến, trốn, nóng lòng, chờ đợi,...; Nói với sự vật thân mật như nói với con người: Gọi mưa xuống thân ái như gọi một người bạn.
Bài 2: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Ở đâu?”
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên và cả lớp chốt lại lời giải đúng.
 a/ Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
 b/ Ông học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
 c/ Để tưởng nhớ công lao to lớn của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông Ở quê hương ông.
Bài 3: Trả lời câu hỏi
- Học sinh đọc yêu cầu bài, nhẩm câu trả lời, phát biểu ý kiến. Ví dụ:
 a/ Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu..
 b/ Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở trong lán.
 3/ Củng cố, dặn dò:
	- Hệ thống lại bài học.
- Giáo viên nhận xét tiết học, cho điểm và biểu dương những học sinh học tốt.
IV/ Bổ sung: ......
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_lop_3_tuan_21_nam_hoc_2015_2016.doc