I/ MỤC TIÊU:
* Tiết 1:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung đọc.
- Kể lại từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK); biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động.
- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát ( tốc độ khoảng trên 65 tiếng/phút); kể được toàn bộ câu chuyện.
* Tiết 2: - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nhận biết được phép nhân hoá, các cách nhân hoá (BT2a/b).
II/. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
* GV: Sách Tiếng Việt
* HS: Sách Tiếng Việt
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
a/. Khởi động
- T/C trò chơi, thông qua trò chơi GT bài
b/ Bài mới:
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
- HS ghi vở tên bài.
2/. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1/ Kiểm tra đọc ( theo đề của CM ).
Bài 1: Kể lại câu chuyện “Quả táo” theo tranh, dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động.
- Một học sinh đọc yêu cầu bài. Giáo viên lưu ý học sinh:
+ Quan sát kĩ 6 tranh minh hoạ, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện.
+ Biết sử dụng phép nhân hoá làm cho con vật có hành động, suy nghĩ cách nói năng như người.
- Học sinh trao đổi theo cặp. Nối tiếp nhau thi kể theo tranh.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh đọc bài thơ Em thương, cả lớp theo dõi trong SGK.
Tuần 27 Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2016 Tập đọc-Kể chuyện Tiết 79+ 80 Ôn tập ( tiết 1 + 2 ) Thời gian dự kiến: 80 phút I/ MỤC TIÊU: * Tiết 1: - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung đọc. - Kể lại từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK); biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động. - HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát ( tốc độ khoảng trên 65 tiếng/phút); kể được toàn bộ câu chuyện. * Tiết 2: - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Nhận biết được phép nhân hoá, các cách nhân hoá (BT2a/b). II/. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: * GV: Sách Tiếng Việt * HS: Sách Tiếng Việt III/. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: a/. Khởi động - T/C trò chơi, thông qua trò chơi GT bài b/ Bài mới: - GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. - HS ghi vở tên bài. 2/. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1/ Kiểm tra đọc ( theo đề của CM ). Bài 1: Kể lại câu chuyện “Quả táo” theo tranh, dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động. - Một học sinh đọc yêu cầu bài. Giáo viên lưu ý học sinh: + Quan sát kĩ 6 tranh minh hoạ, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện. + Biết sử dụng phép nhân hoá làm cho con vật có hành động, suy nghĩ cách nói năng như người. - Học sinh trao đổi theo cặp. Nối tiếp nhau thi kể theo tranh. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất. Bài 2: Giáo viên cho học sinh đọc bài thơ Em thương, cả lớp theo dõi trong SGK. - GV hướng dẫn HS làm VBT. HS trình bày trước lớp . - Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giả đúng. a/ Sự vật được nhân hoá Từ chỉ đặc điểm của con người Từ chỉ hoạt động của con người Làn gió mồ côi tìm, ngồi Sợi nắng gầy run run, ngã b/ giống một người bạn ngồi trong vườn cây Làn gió giống một người gầy yếu Sợi nắng giống một bạn nhỏ mồ côi c/ Tác giả rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn; những người ốm yếu, không nơi nương tựa. 3/. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau. VI/. ĐÁNH GIÁ: - GV yêu cầu HS tự đánh giá. - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương _____________________________ Buổi chiều: Toán Tiết 131 Các số có năm chữ số SGK: 140 Thời gian dự kiến 40 phút I/ Mục tiêu: - Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. - Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản ( không có chữ số 0 ở giữa ). - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3. Rèn HS đọc viết số. II/ Đồ dùng dạy- học: + GV: Các đáp án bài tập. + HS: VBT III/Hoạt động dạy- học: 1/Hoạt động cơ bản: a)Khởi động: (3 – 4 phút) - Tổ chức trò chơi: “Xì điện”; - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, HS tham gia chơi. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học: - HS ghi vở tên bài. b) Hình thành kiến thức: (12-15 phút) - HS dựa vào phần hướng dẫn ở SGK/140, HS đọc thông tin trong sách cá nhân. - HS thảo luận nhóm đôi về cách đọc các hàng, đọc số, viết số có năm chữ số. - GV đến các nhóm theo dõi giúp đỡ và nghiệm thu trong nhóm. - Luyện cách đọc: cho đọc các cặp số: 5327 và 45327; 8735 và 28735,... 2/Hoạt động thực hành: - Thực hiện các bài tập: bài 1, bài 2, bài 3, 4 VBT (cá nhân). Bài 1: Viết (theo mẫu) - HS làm bài cá nhân. - HS đổi vở, kiểm tra. GV đưa đáp án đến các nhóm. - GV nghiệm thu. Bài 2: Viết (theo mẫu ) - HS làm cá nhân, trao đổi nhóm đôi. - HS đổi vở, kiểm tra. - GV đưa đáp án đến các nhóm và nghiệm thu kết quả. Bài 3: Số? - Cho học sinh làm bài (cá nhân) vào VBT. - GV đến từng nhóm kiểm tra; nhận xét, tuyên dương. 3/Hoạt động ứng dụng: - HS nắm được cách đọc, viết số có năm chữ số đã học để làm bài tập và Chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp. IV/Đánh giá: - GV yêu cầu HS tự đánh giá. - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương. __________________________ Luyện Tiếng Việt Thực hành Tiếng Việt ( tiết 1) Thời gian: 35 phút I/Mục tiêu : - Đọc bài thơ Người rơm trả lời được các câu hỏi. - Ôn cách đặt câu hỏi thế nào?. II/ Chuẩn bị: III/ Hoạt động dạy học: 1/Hoạt động cơ bản: a/. Khởi động: b/ Bài mới: - GV GT bài, nêu mục tiêu bài học. - HS ghi vở tên bài. 2/. Hoạt động thực hành: a/ Luyện đọc : . - 1HS đọc mẫu toàn bài: Người rơm - GV chia bài thành 3 đoạn. - HS đọc tiếp nối trong nhóm. - Trao đổi và thống nhất trong nhóm. - Tổ chức cho nhóm báo cáo và nghiệm thu kết quả. b/ Làm BT Bài 1: Đọc bài văn Người rơm trả lời các câu hỏi Hướng dẫn làm bài tập. - HS làm vào vở, một em làm bảng phụ *Đáp án : a/ Đội nón, mặc áo, dang tay, bụng có chùm lon. b/ Để xua đuổi chim. c/ Bằng cách giật dây d/ Hai hình ảnh so sánh Bài 2: Điền từ ngữ thích hợp để hoàn thành đoạn văn. Hướng dẫn làm bài tập. - HS làm vào vở, một em làm bảng phụ *Đáp án : Gắn bó,...tắm mát,...nắng,...lơ lửng,...xanh ngắt,...rẽ,...mái trèo. 3/.Hoạt động ứng dụng: - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau. VI/. Đánh giá: - GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá HT của nhóm trong tiết. - GV tổng hợp ý kiến, đánh giá sự tiến bộ của HS, tuyên dương. Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2016 Toán Tiết 132 Luyện tập Thời gian dự kiến 40 phút7 I/ Mục tiêu: - Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số. - Biết thứ tự của các số có năm chữ số. - Biết viết các số tròn nghìn (từ 10 000 đến 19 000) vào dưới mỗi vạch của tia số. - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4. - Rèn tính cẩn thận, chính xác. II/ Đồ dùng dạy học: + GV: Các đáp án bài tập. + HS: VBT. III/ Hoạt động dạy - học: 1/HĐ cơ bản: a)Khởi động: - Tổ chức trò chơi: “Tiếp sức”; - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, HS tham gia chơi. GV nhận xét, tuyên dương. - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học; HS ghi vở tên bài. 2/HĐ thực hành: - Thực hiện các bài tập sau Bài 1: Viết ( theo mẫu ) - Cho học sinh làm bài (cá nhân) vào VBT. - GV đến từng nhóm kiểm tra; nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Viết ( theo mẫu ) - Cho học sinh làm bài (cá nhân) vào VBT. - GV đến từng nhóm kiểm tra; nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Số ? Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên hướng dẫn. + Giáo viên cho học sinh nêu quy luật của dãy số rồi điền tiếp các số vào chỗ chấm, chẳng hạn: 52439; 52440; 52441; 52442; 52443,... Bài 4: Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch - sinh quan sát hình vẽ, nêu quy luật vị trí các số trên hình vẽ rồi điền tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch. - HS làm bài vào vở. HS đổi vở, kiểm tra, nhận xét. GV đưa đáp án đến các nhóm. 3/HĐứng dụng: - Xem lại cách đọc số, viết số có năm chữ số để làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống. Chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp. IV/Đánh giá: - GV yêu cầu HS tự đánh giá. - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương Tự nhiên và Xã hội Tiết 53 Chim Thời gian dự kiến: 35 phút I/Mục tiêu: - Nêu được ích lợi của chim đối với con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim. - Biết chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân. - Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay (đại bàng), chim chạy (đà điểu). II/ Đồ dùng dạy học: - Hình ảnh và một số loài chim III/ Các hoạt động dạy học: 1/HĐ cơ bản: a)Khởi động: - Tổ chức trò chơi, - Giới thiệu tên bài. - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. - HS ghi vở tên bài. b) Hình thành kiến thức: * Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, so sánh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của cơ thể con chim HĐ 1: Tìm hiểu thành phần cấu tạo bên ngoài của chim + Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh? + Bên ngoài cơ thể của chim thường có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không? + Mỏ chim có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì? - Quan sát cá nhân và thảo luận theo cặp. - Thống nhất trong nhóm. - Tổ chức cho nhóm báo cáo. - GV nghiệm thu kết quả trong nhóm. * Kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân. HĐ2: Ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người. * KNS: Kĩ năng hợp tác, tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loài chim, bảo vệ môi trường sinh thái. +Nêu lợi ích của chim đối với con người. - Trao đổi nhóm đôi và thống nhất trong nhóm. - Tổ chức cho nhóm báo cáo. - GV nghiệm thu kết quả trong nhóm. * Kết luận: Chim mang lại nhiều lợi ích cho con người như: Thịt, trứng, tiếng hót, làm cảnh, lông chim làm một số vật dụng khác * BVMT: Chúng ta làm gì để bảo vệ chim? GVKL: Chúng ta không được bắn phá tổ chim dưới mọi hình thức. Bảo vệ rừng và môi trường chim có nơi trú ẩn. Nuôi chim khi muốn sử dụng thịt, trứng. . 3/. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: (1 phút) - Về nhà kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau. VI/. ĐÁNH GIÁ: (2-3 phút) - GV yêu cầu HS tự đánh giá. - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương . _____________________________________ Tập viết Tiết 27 Ôn tập ( tiết 3 ) Thời gian dự kiến: 40 phút I/ Mục tiêu: - Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được 1 CH về ND đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI. - HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ trên 60 tiếng/phút. - Điền đúng nội dung vào Giấy mời theo mẫu (BT2). II/ Đồ dùng học tập: + GV: Đáp án các bài tập BT2 + HS: Bảng con, VBT. III/ Hoạt động dạy - học: 1/HĐ cơ bản: a) Khởi động: - Cả lớp hát. - GV nhận xét, đánh giá. - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. HS ghi vở tên bài. b) Hình thành kiến thức: - HS lên bốc thăm đọc bài và trả câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 2/HĐ thực hành: Bài tập 2 ... mươi sáu nghìn bốn trăm linh ba Học sinh làm vào vở bài tập. Chấm, chữa bài tập. Bài 2: Viết ( theo mẫu ) Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm được cấu tạo của bảng, hướng dẫn học sinh đọc thành lời các dòng chữ trong bài tập rồi viết số: + Ta phải viết số năm mươi ba nghìn bốn trăm hai mươi, rồi vừa nhẩm vừa tự viết số 53 420 vào cột viết số. Học sinh làm vào vở bài tập các dòng còn lại. 1em làm bảng phụ Chấm, chữa bài tập. Bài 3: Nối ( theo mẫu ) Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên hướng dẫn. + Giáo viên cho học sinh quan sát tia số và mẫu đã nối để nêu được quy luật xếp thứ tự các số có trên vạch. Từ đó nối các số còn lại với vạch thích hợp. Học sinh làm vào vở bài tập. Chấm, chữa bài tập. Bài 4: Tính nhẩm Giáo viên cho học sinh tính nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập. Chấm, chữa bài. 3 / Củng cố, dặn dò: Giáo viên hệ thống lại bài. - Xem lại bài và làm BT về nhà số 2. Xem bài sau; Nhận xét tiết học IV/ Bổ sung: . Chính tả Tiết 27 Ôn tập ( tiết 6 ) Thời gian dự kiến: 40 phút I/ Mục tiêu: - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Viết đúng các âm, vần dễ lẫn trong đoạn văn (BT2). II/ Đồ dùng dạy học: III/ Các hoạt động dạy học: 1/Bài cũ: 2/ Bài mới: a/ Kiểm tra Tập đọc ( ¼ số học sinh trong lớp). - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc. - Giáo viên cho điểm theo hướng dẫn chung. b/ Bài tập 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. - Lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở bài tập - 3 học sinh làm trên phiếu. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Tôi đi qua đình. Trời rét đậm, rét buốt. Nhìn thấy cây nêu ngất ngưởng trụi lá trước sân đình, tôi tính thầm: “ A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu!” Nhà nào khá giả lại gói bánh chưng. Nhà tôi thì không biết Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng vào đám. Tôi bấm đốt tay: mười một hôm nữa. 3/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị kiểm tra giữa học kì II. IV/ Bổ sung: .......................... Hướng dẫn tự học Tiết Ôn tập về nhân hóa, Cách đặt và trả lời cho câu hỏi ở đâu? Thời gian dự kiến: 35 phút I/Mục tiêu: - Củng cố về nhân hóa; Cách đặt và trả lời cho câu hỏi ở đâu? II/Đồ dùng: III/Các hoạt động dạy học: 1/Bài cũ: 2/Bài mới: - GV lần lượt ôn tập về nhân hóa; Cách đặt và trả lời cho câu hỏi ở đâu? - Cho HS làm bài tập. A . ĐỌC THẦM BÀI Suối Suối là tiếng hát của rừng Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây Từ giọt sương của lá cây Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra. Từ lòng khe hẹp thung xa Suối dang tay hát khúc ca hợp đồng Suối gặp bạn, hóa thành sông Sông gặp bạn, hóa mênh mông biển ngời. Em đi cùng suối, suối ơi Lên non gặp thác, xuống đồi thấy sông. Vũ Duy Thông B .Dựa vào nội dung bài, chọn câu trả lời đúng: 1. Suối do đâu mà thành ? a) Do sông tạo thành. b) Do biển tạo thành. c) Do cả sông và biển tạo thành. d) Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành. 2. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào ? Suối gặp bạn, hóa thành sông Sông gặp bạn, hóa mênh mông biển ngời. Suối và sông là bạn của nhau. Suối, sông và biển là bạn của nhau. Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển. Suối, sông và biển gặp nhau rất mừng. 3. Trong câu thơ “ Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây”, sự vật nào được nhân hóa ? a) Mây b) Mưa bụi c) Bụi 4. Trong khổ thơ 2, những sự vật nào được nhân hóa ? a) Suối, sông a) Sông, biển a) Suối, biển 5. Trong khổ thơ 3, suối được nhân hóa bằng cách nào? a) Tả suối bằng những từ ngữ chỉ người, chỉ hoạt động, đặc điểm của người. b) Nói với suối như nói với người. c) Bằng cả hai cách trên. 6. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu ? trong câu sau: Ở hai bên bờ sông, những nương ngô bắt đầu xanh tốt. 7. Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu văn sau ? Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ mở hội để tưởng nhớ ông. 3/Củng cố, dặn dò: - Nhắc nhở HS ôn tập để KT lần 3. Buổi chiều: Tập viết Kiểm tra định kì giữa kì 2 ************************** Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2015 Mĩ thuật Tiết : 27 Vẽ theo mẫu: Vẽ cái lọ hoa và quả Thời gian dự kiến: 35 phút A. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của lọ hoa và quả. - Tập vẽ hình lọ hoa và quả. Thấy được vẻ đẹp về bố cục giữa lọ và quả. B. Đồ dùng dạy học: Gv : Chuẩn bị một số lọ hoa và quả có hình dáng, màu sắc khác nhau.. Hình gợi ý cách vẽ.Một vài bài của học sinh lớp trước. C. Các hoạt động dạy học : 1. Bài cũ: Nhận xét bài cũ.Kiểm tra đồ dùng của HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài : HĐNG: Trò chơi “Hát đố về quả” Hoạt động 1: Quan sát- nhận xét - Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét: + Hình dáng của các lọ hoa và quả. + Vị trí của lọ hoa và quả.. + Độ đậm nhạt ở màu. Yêu cầu học sinh quan sát mẫu vẽ chung của lớp sao có bố cục và đậm nhạt hợp lí. Hoạt động 2: Cách vẽ hình lọ và hoa quả. Giáo viên hướng dẫn cách vẽ: + Phác khung hình của lọ, của quả vừa với phần giấy vẽ. + Phát nét tỉ lệ lọ và quả. Vẽ nét chi tiết cho giống mẫu. + Có thể vẽ màu như mẫu hoặc vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen. + Giới thiệu một vài bài vẽ của học sinh các năm trước . Hoạt động 3: Thực hành Học sinh làm bài theo hướng dẫn.Giáo viên quan sát, nhắc nhở học sinh. + Quan sát mẫu để vẽ khung hình, tìm tỉ lệ bộ phận. + Tỉ lệ giữa lọ và quả. Tỉ lệ bộ phận: miệng, cổ, thân lọ,... - Học sinh vẽ vào vở tập vẽ. Giáo viên theo dõi giúp đỡ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ. Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. 3.Củng cố dặn dò : Dặn dò: Sưu tầm các tranh, ảnh tĩnh vật. Nhận xét tiết học. GDBĐKH: Yêu thiên nhiên, và luôn thực hiện một lối sống thân thiện với môi trường và là tấm gương để lôi cuốn những người xung quanh cùng thay đổi. Tham gia trồng cây để bảo vệ rừng và biển, góp phần làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính do cây xanh hấp thụ khí CO2 D. Phần bổ sung: . Buổi Kiểm tra định kì giữa kì 2 ************************* Tự nhiên và Xã hội Tiết 54 Thú Thời gian và dự kiến : 35 phút I/Mục tiêu: - Nêu được ích lợi của thú đối với con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú. * Biết những động vật có lông mao, đẻ con , nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. II/ Đồ dùng dạy học: - Các hình trang 104 - 105 SGK. III/ Các hoạt động dạy học : 1/ Bài cũ: Chim 2/ Bài mới: giới thiệu bài Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát * Cách tiến hành: KNS: Kĩ năng kiên định: Xác định giá trị, xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình ảnh các loài thú nhà trong sách giáo khoa trang 104 - 105 và thảo luận theo gợi ý: - Kể tên các con thú nhà mà bạn biết? - Trong các con thú nhà đó: - Con nào đẻ con? - Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì? Bước 2: Làm việc cả lớp *Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm giới thiệu một con, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận: Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp * Mục tiêu: Nêu được ích lợi của các loài thú nhà KNS: Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền , bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương. * Cách tiến hành: - Giáo viên đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận: - Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như: Lợn, trâu, bò, chó, mèo,... - Ở nhà các em có nuôi một vài loài thú nhà? Nếu có, em có tham gia chăm sóc hay chăn thả chúng? Em thường cho chúng ăn gì? - Cả lớp thảo luận, trao đổi ý kiến. * Kết luận: Lợn là loài vật nuôi chính của nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Trâu, bò được dùng để kéo xe, kéo cày,... Phân trâu, bò dùng để bón ruộng. Bò còn nuôi để lấy thịt, lấy sữa. Các sản phẩm của sữa bò cùng với thịt bò là những thức ăn ngon và bổ. 3/ Củng cố, dặn dò: - Hệ thống lại bài * GDBVMT: HS nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên . - Chuẩn bị bài sau. - xét tiết học. IV/ Bổ sung: .. .. Thủ công Tiết 27 Làm lọ hoa gắn tường ( T.3 ) Thời gian dự kiến: 35 phút I/ Mục tiêu: - Biết cách làm lọ hoa gắn tường. - Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối. * Với HS khéo tay: - Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối. - Có thể trang trí lọ hoa đẹp. II/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu lọ hoa, tranh quy trình lọ hoa gắn tường. - Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo thủ công. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 2/ Bài mới: HĐ1: Học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường và trang trí. - GV yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy. - GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm lọ hoa để hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường: + Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều + Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa. + Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm. - Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ cho những em còn lúng túng - HS trang trí và trình bày sản phẩm. GV tuyên dương, khen ngợi những em trang trí sản phẩm đẹp, có nhiều sáng tạo. - GV đánh giá kết quả học tập của HS. HĐ1 (HĐNGLL): Trò chơi: Đánh giá sản phẩm - Giáo viên chuẩn bị giấy A3 (cho 5, 6 nhóm) - Học sinh trình bày sản phẩm - Mỗi nhóm một sản phẩm (trình bày trên giấy A3) - Mỗi cá nhân một bảng con để nghi điểm. - GV đưa biểu điểm từ 5 – 10 điểm. - Đánh giá thứ tự theo từng nhóm. - Mỗi cá nhân cho điểm vào bảng con của mình. - GV tổng hộp nhóm nào có nhiều điểm 10 nhất sẽ được trang trí trong lớp học. - GV nhận xét chung. 3/ Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của HS. - Dặn dò chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: Làm đồng hồ để bàn. - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: