QUẠT CHO BÀ NGỦ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của các bạn nhỏ trong bài
thơ đối với bà.
2. Kĩ năng: Chú ý đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm: Lặng, lim dim. Biết ngắt
đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và các khổ thơ.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết thương yêu, hiếu thảo với bà của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
1. Giáo viên: BP câu luyện đọc; BPND
2. Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS trả lời: qua câu chuyện, em hiểu điều gì ?
- Nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài - Hát.
- 3 HS đọc nối tiếp bài: Chiếc áo Len. 1HS nêu nội dung của bài.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
3.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- GV đọc toàn bài thơ, tóm tắt ND bài, hướng dẫn cách đọc (Đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm)
* Đọc từng dòng thơ: - HS chú ý nghe
TUẦN: 03 Ngày soạn: Thứ bảy ngày21 /09/2019 Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 /09/2019 Chào cờ: Tiết TKB: 1 TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG Môn: Tập đọc – kể chuyện Tiết TKB: 2+3; PPCT:7+8 CHIẾC ÁO LEN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu được, anh em phải biết thương yêu, nhường nhịn lẫn nhau. 2. Kĩ năng: Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật; Trả lời được các câu hỏi ở SGK. Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. HSKG kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo theo lời của Lan). 3. Thái độ: Giáo dục HS biết quan tâm nhường nhịn anh em trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 1. Giáo viên: BP câu luyện đọc; BPND 2. Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định - HS hát 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS đọc bài. - Nhận xét 3. Bài mới - 3 HS nối tiếp bài “Cô giáo tí hon”. 1 HS trả lời câu hỏi về nội dung bài. 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a, Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt ND bài. Hướng dẫn giọng đọc chung: + Giọng mẹ: Bối dối khi nói với Lan, cảm động khi nói với Tuấn. + Giọng Lan phụng phịu làm nũng. + Giọng Tuấn: Nhỏ, thì thào nhưng dứt khoát. - Lắng nghe * Đọc từng câu: + Cho HS đọc nối tiếp từng câu trong bài và sửa lỗi phát âm. - HS đọc nối tiếp câu. * Đọc từng đoạn: - Yêu cầu HS chia đoạn. - HS nối tiếp nhau đọc đoạn trong bài - Hướng dẫn HS luyện đọc ngắt nghỉ câu văn dài trên BP. - Yêu cầu HS đọc đoạn trong nhóm. - Gọi 2 nhóm đọc bài trước lớp. - Cho 1HS đọc toàn bài. - Bài chia làm 4 đoạn. - Nối tiếp nhau đọc đoạn, giải nghĩa từ. - HS nêu cách ngắt nghỉ; 2 HS đọc trên bảng phụ: Áo có dây kéo ở giữa,/ lại có cả mũ để đội khi có lạnh/ hoặc mưa lất phất.// Lan đã mặc thử,/ ấm ơi là ấm.// Đêm ấy,/ em nói với mẹ/ là em muốn có một chiếc áo len như của bạn Hòa.// - HS đọc đoạn theo nhóm 4. - 2 nhóm đọc bài trước lớp, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét. - 1HS đọc bài. b. Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 - Cả lớp đọc thầm đoạn 1 + Đọc đoạn 1 trong bài em hãy cho biết mùa đông năm ấy như thế nào? + Chiếc áo len của Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào ? - Yêu cầu HS đọc đoạn 2 + Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. + Chiếc áo có màu vàng rất đẹp, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội khi gió lạnh hay trời mưa và rất ấm. - Cả lớp đọc thầm đoạn 2 + Vì sao Lan dỗi mẹ ? - Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và 4. + Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp mà mẹ lại không có tiền mua, Anh Tuấn nói với mẹ điều gì? + Tuấn là người như thế nào? + Vì mẹ nói không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy. - Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và 4. + Tuấn nói với mẹ dành hết số tiền mua áo cho em Lan, con không cần thêm áo vì Tuấn khỏe lắm. Nếu lạnh con sẽ mặc thêm nhiều áo. + Tuấn là con người thương mẹ, người anh biết nhường nhịn em. + Vì sao Lan ân hận ? - HS thảo luận nhóm đôi, phát biểu: + Lan ân hận vì đã làm cho mẹ buồn. + Lan ân hận vì thấy mình quá ích kỉ, không nghĩ tới anh trai. + Các em có bao giờ đòi mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải lo lắng không ? + GD học sinh biết thương yêu, biết nhường nhịn các thành viên trong gia đình. + Hãy đặt tên khác cho câu chuyện. - HS liên hệ. - HS đặt tên cho câu chuyện: Nỗi lòng của mẹ; Người anh tốt bụng; Chuyện của Lan - Nhận xét, bổ sung + Bài học này khuyên các em điều gì ? - Gọi HS đọc nội dung bài trên bảng phụ. * Nội dung: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau. - 2 HS đọc trên bảng phụ. c) Luyện đọc lại - Cho HS đọc nối tiếp đoạn. - Hướng dẫn đọc phân vai. - Tổ chức cho HS đọc phân vai trước lớp. - Nhận xét - Hướng dẫn HS đọc đoạn 3. - Gọi 2 HS đọc - Cho HS chọn đoạn yêu thích. - 3HS đọc nối tiếp đoạn. - Đọc trong nhóm 4 theo các vai: người dẫn chuyện, Lan, Tuấn, mẹ. - Các nhóm đóng vai trước lớp. - HS đọc đoạn 3, theo nhóm đôi. - 2HS đọc bài. d) Kể chuyện - Gọi HS đọc yêu cầu - GV gọi HS trả lời các câu hỏi gợi ý: - Cho HS dựa vào gọi ý cá nhân kể từng đoạn. * Hướng dẫn kể đoạn 1: Chiếc áo đẹp + Mùa đông năm nay lạnh như thế nào? + Áo len của bạn Hòa đẹp và ấm như thế nào? + Lan nói nói gì với mẹ? * Hướng dẫn kể đoạn 2: Dỗi mẹ + Mẹ nói thế nào khi Lan đòi mua chiếc áo đắt tiền? + Lan trả lời như thế nào? + Lan dỗi mẹ như thế nào? * Hướng dẫn kể đoạn 3: Nhường nhịn + Anh Tuấn nói gì với mẹ? + Mẹ lo điều gì? + Anh Tuấn nói với mẹ thế nào để mẹ yên lòng? * Hướng dẫn kể đoạn 4: Ân hận + Vì sao Lan ân hận sau khi nghe câu chuyện? + Lan muốn nói với mẹ điều gì? - GV yêu cầu HS dựa vào câu hỏi gợi ý kể lại từng đoạn theo nhóm 4. - Gọi 2 nhóm kể trước lớp, các nhóm khác lắng nghe nhận xét. - Gọi 1HS kể lại câu chuyện. - GV nhận xét, tuyên dương 4. Củng cố: Nhận xét giờ học. - HS nêu: Dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc áo len theo lời của Lan. - HS trả lời các câu hỏi: - Cá nhân kể từng đoạn theo gợi ý. + Mùa đông năm nay rất lạnh; + Chiếc áo có màu vàng rất đẹp, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội khi gió lạnh hay trời mưa và rất ấm + Lan đòi mẹ mua cho chiếc áo len giống bạn Hòa. + Mẹ nói không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy. + Lan nói nhưng con chỉ muốn chiếc áo như thế thôi. + Lan dỗi mẹ, Lan đi nằm ngay. Em vờ ngủ. + Anh Tuấn nói với mẹ dành hết số tiền mua áo cho em Lan. + Mẹ lo thời tiết năm nay rất lạng, Tuấn không có áo thì sẽ ốm. + Anh Tuấn nói con khỏe lắm. Nếu lạnh con sẽ mặc thêm nhiều áo. + Lan thấy mình ích kỉ chưa nghĩ cho anh. + Lan mong trời sáng để nói với mẹ là: “Con không cần chiếc áo ấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em.” + HS dựa vào gọi ý kể truyện theo nhóm 4. - 2 nhóm kể trước lớp, các nhóm khác lắng nghe nhận xét. - 1HS kể lại câu chuyện. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Quạt cho bà ngủ Môn: Thủ công Tiết TKB: 4 (GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY) Môn: Toán Tiết TKB:5 ; PPCT:11 ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Ôn về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. 2. Kĩ năng: Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài tập “vẽ hình” 3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác khi làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. Giáo viên: Bảng nhóm bài 1, bảng phụ BT4. 2. Học sinh: Thước có vạch chia cm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2HS thự hiện trên bảng lóp, lớp quan sát nhận xét. - Nhận xét 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài - Hát - 2 HS thực hiện trên bảng: 53 +132 = 15 +132 = 147 32 : 4 +106 = 8+ 106 = 114 - Theo dõi 3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập - Gọi HS nêu yêu cầu BT Bài 1: (Tr.11) + Đọc tên đường gấp khúc ? - Đường gấp khúc ABCD + Đường gấp khúc có mấy đoạn ? - Có 3 đoạn. + Nêu độ dài của mỗi đoạn ? + Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc? - HS nêu: AB= 34; BC = 12cm; CD = 40cm + Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta lấy độ dài các đoạn cộng lại với nhau. - Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp, 1HS làm bảng phụ. - Gọi HS nhận xét kết quả. - HS làm bài vào vở nháp, 1HS làm bảng phụ. a, Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 34 +12 + 40 = 86 (cm) Đáp số: 86 cm - Nêu cách tính chu vi của hình tam giác? - 1 HS nêu: Muốn tính chu vi hình tam giác ta lấy độ dài các cạnh cộng lại với nhau. - GV lưu ý HS: Hình tam giác MNP có thể là đường gấp khúc ABCD khép kín. Độ dài đường gấp khúc khép kín đó cũng là chu vi hình tam giác. - Yêu cầu Lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng lớp. - Lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng - Lắng nghe. - Lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng lớp. b, Chu vi hình tam giác MNP là: 34 + 12 + 40 = 86 (cm) Đáp số: 86 cm. - Nhận xét - Đổi vở, kiểm tra chéo. - Gọi HS nêu yêu cầu BT Bài 2: (Tr.11) - Yêu cầu HS dùng thước đo độ dài các cạnh hình CN. - Dùng thước đo độ dài các cạnh hình chữ nhật. - Gọi HS nêu độ dài các cạnh vừa đo được. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - Nêu độ dài các cạnh vừa đo được: AB = 3cm; BC = 2cm; CD = 3cm; AD = 2cm - Lớp làm theo nhóm đôi, 1 nhóm làm vào bảng nhóm. Bài giải Chu vi hình chữ nhật là ABCD: 3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm ) Đáp số: 10 cm - Nhận xét, kết luận. - Nhận xét các nhóm. + Chu vi của một hình chính là tổng độ dài các cạnh của hình đó. - Gọi HS nêu yêu cầu BT Bài 3: (Tr.11) - Yêu cầu HS quan sát hình. - GV hướng dẫn HS cách tìm hình. - Quan sát hình SGK - Yêu cầu HS tìm số hình vuông và hình tam giác có trong hình - Thảo luận nhóm 2 nêu miệng kết quả - Yêu cầu HS trình bày. - Các nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung - Nhận xét, chữa bài - Trong hình vẽ có: + 5 hình vuông. + 6 hình tam giác - Gọi HS nêu yêu cầu BT - Yêu cầu HS kẻ vào SGK, 1 HS làm vào bảng lớp. Bài 4: (Tr.12) Kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào mỗi hình sau để được: - HS kẻ vào SGK, 1 HS làm vào bảng lớp. a, Ba hình tam giác b, Hai hình tứ giác - Gọi HS nhận xét, nêu cách khác. - Nhận xét, chữa bài. 4. Củng cố - Gọi HS nêu cách tính chu vi hình tam giác, hình chữ nhật. - GD học sinh khi kẻ vẽ, tính toán cẩn thận, chính xác. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét, nêu những cách làm khác. - 2 HS nêu - Chú ý lắng nghe. Môn: Toán (ôn) Tiết TKB: 6 ÔN TIẾT 1 – TUẦN 3 Môn: Tiếng Việt (ôn) Tiết TKB: 7 ÔN TIẾT 1 – TUẦN 3 Ngày soạn: Chủ nhật ngày 22 /09/2019 Ngày giảng: Thứ ba ngày 24/09/2019 Môn: Tập đọc Tiết TKB: 1;PPCT:9 QUẠT CHO BÀ NGỦ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của các bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. 2. Kĩ năng: Chú ý đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm: Lặng, lim dim. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và các khổ ... n: phiếu học tập. 2. Học sinh: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ + Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác? + Quê Bác ở đâu? + Vì sao Thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ? - GV nhận xét 3. Bài mới: Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Thảo luận. - GV kể chuyện minh họa bằng tranh. + Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa? + Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác? + Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì? + Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào? * Hoạt động 2: - Xử lý tình huống 1, 2 SGK - GV kết luận. * Hoạt động 3: - Tự liên hệ. - GV nêu yêu cầu liên hệ, GV nhận xét. - Hướng dẫn thực hành: 4. Củng cố: Nhận xét tiết học 5. Dặn dò: Dặn xem lại bài ở nhà + Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh. + Ở làng sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. + Vì Bác Hồ cũng luôn luôn quan tâm, yêu quý các cháu. - Trả lời chuyện "Chiếc vòng bạc". - 2 HS kể hoặc đọc lại chuyện. - Thảo luận cả lớp. + Mua cho em bé một chiếc vòng bạc. + Rất cảm động và kính phục. + Cần phải giữ đúng lời hứa. + Được mọi người quý trọng. 1) Chia lớp thành các nhóm. 2) Các nhóm trả lời. 3) Đại diện nhóm trình bày. 4) Trả lời cả lớp. - HS tự liên hệ. + Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. + Sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp, trường Môn: Tự nhiên xã hội Tiết TKB: 6; PPCT:6 MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:Trình bày về cấu tạo và chức năng của máu; nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn; kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn. 2. Kĩ năng: Thưc hành chỉ các bộ phận của cơ quan tuần hoàn 3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ cơ thể II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. Giáo viên: 2. Học sinh : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu các biểu hiện của bệnh lao phổi ? - Phải làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi ? 2HS nêu - Nhận xét 3. Bài mới: Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - Y/c các nhóm quan sát, thảo luận. - Các nhóm quan sát hình 1, 2, 3 (SGK) Thảo luận theo câu hỏi. + Bạn đã bị đứt tay, trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tay bạn nhìn thấy gì ở vết thương ? + Quan sát ống máu ở hình 2/14 bạn thấy máu chia thành mấy phần? đó là phần nào ?... + Quan sát hyết cầu đỏ ở hình 3/14, em thấy huyết càu đỏ có hình gì? Nó có chức năng gì ? - Kết luận * Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm hai thành phần là huyết tương và huyết cầu còn gọi là tế bào máu... b. Hoạt động 2: Làm việc với SGK - Yêu cầu HS quan sát tranh - Quan sát - Chia nhóm, giao viêc - Thảo luận nhóm 2 theo các câu hỏi + Chỉ vào hình đâu là tim, đâu là các mạch máu ? + Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực? + Chỉ vào vị trí của tim trên lồng ngực của mình ? - 1 vài cặp HS trình bày trước lớp - Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét, bổ sung - Kết luận * Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu. c. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “tiếp sức” - HD cách chơi - Thành viên của 2 đội nối tiếp viết tên một bộ phận của cơ thể có các mạch máu đi tới - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc - Nhận xét - Kết luận * Nhờ có các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô xi để hoạt động... 4. Củng cố: Nhận xét tiết hoc 5. Dặn dò: Chuẩn bị cho tiết học sau HĐNG: ( Tự học Tiếng Việt) Tiết TKB: 7 TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI. ÔN TẬP CÂU "AI LÀ GÌ ?" I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Ôn tập củng cố vốn từ ngữ về thiếu nhi; biết tìm các bộ phận của câu. Trả lời câu hỏi " Ai là gì? ". 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe dùng từ đúng, hay 3. Thái độ: GD lòng yêu môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. Giáo viên: 2. Học sinh : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Kiểm tra VBT của HS 3. Giới thiệu bài ôn * Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài - Làm bài vào VBT - Chia lớp thành 2 nhóm lớn thi tiếp sức - Thi tiếp sức theo nhóm a, Chỉ trẻ em: Thiếu nhi, nhi đồng, trẻ em, trẻ con, trẻ nhỏ, em bé, cậu bé, cô bé, b, Chỉ tính nết của trẻ em: Thơ ngây, trong sáng, thật thà, trung thực, hiền lành, chăm chỉ, lễ phép, c, Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: nâng niu, chiều chuộng, chăm chút, chăm bẵm, quý mến, yêu quý, nâng đỡ, - Lớp đọc các từ mỗi nhóm tìm được - Lấy bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn, bổ sung từ - Nhận xét - Lớp đọc từ, viết vào vở - Gắn bảng phụ Bài 2: Tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi "Ai (cái gì, con gì)?". Trả lời câu hỏi "là gì?" - HD HS làm bài a, Thiếu nhi/ là măng non của đất nước. b, Chúng em/ là học sinh Tiểu học. c, Chích bông/ là bạn của trẻ em - HS làm bài vào VBT, 3 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chốt lại ý đúng 4. Củng cố: Hệ thống lại toàn bài 5. Dặn dò: Về học bài và chuẩn bị bài sau - Nhận xét bài trên bảng Ngày soạn: Thứ tư ngày 25 /09/2019 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 26/09/2019 Môn: Tiếng Anh Tiết TKB: 1 (GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY) Môn: Tiếng Anh Tiết TKB: 2 (GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY) Môn: Toán Tiết TKB: 3; PPCT:15 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố kĩ năng về cách xem giờ; so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản; ôn tập về phép nhân và phép chia; nhận biết số phần bằng nhau và giải bài toán có lời văn 2. Kĩ năng: HS có kĩ năng xem giờ và vận dụng kĩ năng tính toán vào giải bài toán có lời văn. 3. Thái độ: HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. Giáo viên: Mặt đồng hồ, bảng phụ BT2 2. Học sinh: Đồng hồ III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng - Nhận xét 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài: - Hát - 2 HS lên bảng quay kim đồng hồ chỉ: 2 giờ 5 phút, 6 giờ 25 phút 3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu yêu cầu BT - Sử dụng mặt đồng hồ để quay các kim theo các hình SGK - Nêu số giờ A. 6 giờ 15 phút C. 9 giờ kém 5 phút B. 2 giờ rưỡi D. 8 giờ. - Nhận xét, kết luận + Củng cố về xem đồng hồ. Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau: - Gắn bảng phụ - Đọc tóm tắt, dựa vào tóm tắt nêu bài toán - Lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ, chữa bài Bài giải Số người ở trong 4 thuyền là: 54 = 20 (người) Đáp số: 20 người. - GV nhận xét - Nhận xét + Củng cố về giải bài toán bằng 1 phép tính nhân Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu yêu cầu BT - Cho HS quan sát tranh SGK - Quan sát, thảo luận theo nhóm bàn a, Đã khoanh vào số cam trong hình 1. b, Đã khoanh vào số bông hoa trong hình 3, 4. - Nhận xét, kết luận - Nhận xét + Củng cố về nhận biết các phần bằng nhau của đơn vị Bài 4: >, <, = ? - Cho HS nêu cách làm - 1 vài HS nêu - Lớp làm bài vào vở nháp, 3 HS lên bảng 4 7 > 4 6 4 5 = 5 4 16 : 2 = 16 : 2 - Nhận xét bài làm của bạn - Nhận xét 4. Củng cố: Hệ thống ND bài; nhận xét tiết học 5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau + Củng cố về so sánh giá trị của hai biểu thức đơn giản Sinh hoạt Tiết TKB: 4 NHẬN XÉT TUẦN 3 I. MỤC TIÊU - Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua. - Có hướng sửa chữa khắc phục kịp thời. - Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình. II. NỘI DUNG SINH HOẠT 1. Sinh hoạt theo tổ - Từng tổ kiểm điểm tìm ra những HS ngoan, học tập tốt. Chỉ ra những HS cần phải giúp đỡ. 2. Sinh hoạt theo lớp: - Các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trước lớp. - Các tổ khác theo dõi nhận xét, bổ sung. - Lớp trưởng nhận xét chung về tình hình của lớp, các mặt hoạt động. - GV đánh giá chung * Ưu điểm. - Duy trì tốt nề nếp. Thực hiện tốt kế hoạch của lớp, trường và của Đội. - Đi học đúng giờ; trong lớp chú ý nghe giảng. - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ. - Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập - Trang phục đúng quy định. - Vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ. * Hạn chế còn tồn tại: Một số HS tính toán, đọc chậm: III. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI - Duy trì tốt nề nếp học tập, đi học chuyên cần đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng. - Có đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp. - Thực hiện tốt vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân. HĐNG (Tự học Toán) Tiết TKB: 5 TUẦN 3: BÀI TẬP CUỐI TUẦN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố kĩ năng về cách xem giờ; ôn tập về phép nhân và phép chia; giải bài toán có lời văn; cách tính chu vi hinh tam giác, hình tứ giác 2. Kĩ năng: HS có kĩ năng xem giờ và vận dụng kĩ năng tính toán vào giải bài toán có lời văn. 3. Thái độ: HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. Giáo viên: Mặt đồng hồ, bảng phụ BT2 2. Học sinh: Đồng hồ III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng - Nhận xét 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài: - Hát - 2 HS lên bảng quay kim đồng hồ chỉ: 2 giờ 5 phút, 6 giờ 25 phút 3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu yêu cầu BT - Sử dụng mặt đồng hồ để quay các kim theo các hình - Nêu số giờ A. 1 giờ 50 phút 2 giờ kém 10 phút B. 4 giờ 10 phút 16 giờ 10 phút C. 8 giờ 20 phút 20 giờ 20 phút D. 7 giờ. 19 giờ - Nhận xét, kết luận - Gọi HS nêu yêu cầu - Cho HS quan sát hình -Đại diện nhóm trình bày + Củng cố về xem đồng hồ. Bài 2: Điền phép tính vào chỗ chấm - HS nêu yêu cầu BT A 5cm B 4cm 5cm D 7cm H 3cm C - Quan sát, thảo luận theo nhóm bàn, HS làm bài vào VBT. - HS trình bày + Củng cố về cách tính chu vi hình tam giác và hình tứ giác. Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau: - Gắn bảng phụ - Đọc tóm tắt, dựa vào tóm tắt nêu bài toán. - Lớp làm bài vào VBT, 1 HS làm bài vào bảng phụ, chữa bài Bài giải a. Có tất cả số bông hoa là: 12 2 = 24 ( bông ) b. Mỗi lọ có số bông hoa là: 24 : 4 = 6 ( bông ) Đáp số: a. 24 bông. b. 6 bông + Củng cố : Biết cách áp dụng phép tính nhân, chia vào giải toán. 4. Củng cố: Hệ thống ND bài; nhận xét tiết học 5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau HĐNG Tiết TKB: 6 CHỦ ĐỀ: VUI HỘI KHAI TRƯỜNG
Tài liệu đính kèm: