Giáo án môn học Tuần 24 Lớp 3

Giáo án môn học Tuần 24 Lớp 3

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

I. MỤC TIÊU

A/. Tập đọc

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc rõ ràng ,rành mạch ,trôi chảy toàn bài Chú ý các từ ngữ: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

3. Giáo dục: Học sinh tài trí thông minh, có bản lĩnh

B/. Kể chuyện

 1. Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót; kể tiếp được lời bạn

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tuần 24 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Thứ hai ngày 14 tháng 02 năm 2011
Chào cờ 
*****************************
Thể dục
(GV chuyên soạn dạy )
 *************************
 Tập đọc - kể chuyện
đối đáp với vua
I. mục tiêu 
A/. Tập đọc
	1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	- Đọc rõ ràng ,rành mạch ,trôi chảy toàn bài Chú ý các từ ngữ: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
3. Giáo dục: học sinh tài trí thông minh, có bản lĩnh 
B/. Kể chuyện
	1. Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót; kể tiếp được lời bạn
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ, bảng phụ viết câu đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.Các hoạt động dạy học
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
GVnhận xét.
HS đọc và trả lời câu hỏi bài : Chương trình xiếc đặc sắc 
2 . Bài mới ( 30 phút )
a) Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài 
b) Luyện đọc
 *Giáo viên đọc toàn bài
*Hướng dẫn HS đọc toàn bài kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
GV hướng dẫn đọc 
GV sửa sai cho HS phát âm sai khi đọc
HS tiếp nối nhau đọc từng câu
GV cho cả lớp luyện phát âm các từ mà HS hay sai
Đọc cá nhân, đọc đồng thanh
+ Đọc từng đoạn
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
GV lưu ý cho học sinh đọc câu giọng cảm động, nhấn giọng....
Bài chia làm mấy đoạn ?
3 đoạn
GV kết hợp cho học sinh giải nghĩa từ được chú giải ở cuối bài
HS giải nghĩa
+ đọc từng đoạn trong nhóm
HS đọc theo nhóm 3
Thi đọc theo nhóm
2 nhóm thi đọc
 Lớp đọc ĐT cả bài 
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài ( 8 phút )
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
Đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 
Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở hồ Tây 
Đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi
Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
Muốn nhìn rõ mặt vua 
Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ?
Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ 
Đọc thầm đoạn 2 và đoạn 3 trả lời câu hỏi
Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
Vì cậu bé xưng là học trò 
Vua ra vế đối thế nào ?
Cao Bá Quát đối lại như thế nào ?
GV cho học sinh liên hệ
4. Luyện đọc lại ( 6 phút )
GV đọc đoạn 3 hướng dẫn học sinh đọc 
 HS đọc nhóm đôi 
Thi trong nhóm 
2 HS thi đọc 
Lớp nhận xét, bình chọn
1 HS đọc cả bài 
Kể chuyện (18 phút )
* Giáo viên nêu nhiệm vụ 
* Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh 
HS quan sát 4 tranh , sắp xếp lại theo đúng thứ tự với 4 đoạn của chuyện 
3-1-2-4
Kể theo cặp 
Thi kể trước lớp theo cặp 
2 cặp thi kể 
2 HS kể toàn bộ truyện 
Nêu hai câu tục ngữ có hai vế đối nhau 
Nhận xét về nội dung, về diễn đạt, về cách thể hiện .
5. Củng cố : ( 2 phút )
6 . Dặn dò : ( 1 phút )
Giáo viên nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.
*****************************
Âm nhạc
(Đ/c Thảo soạn dạy)
================================================================================ Thứ ba ngày 15 tháng 02 năm 2011
Toán
luyện tập chung
I.Mục tiêu
 	1. Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính 
 	2. Rèn luyện cho học sinh về giải toán có lời văn giải bằng hai phép tính 
 	3. Giáo dục học sinh yêu môn học.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
2 Bài mới ( 28 phút )
a). Giới thiệu bài
b). Hướng dẫn nội dung bài 
Bài 1:
GV củng cố cho học sinh thực hiện phép tính, mối quan hệ giữa nhân và chia.
HS làm bảng con
Bài 2:
Rèn luyện kĩ năng tính chia.
HS làm cá nhân, đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 3:
GV củng cố cho học sinh về giải toán có lời văn giải bằng hai phép tính.
HS đọc bài toán, giải bài toán
Bài giải
Tổng số sách trong thùng là :
306 x 5 = 1530 ( quyển )
Ssó sách mỗi thư viện nhận là :
1530 ; 9 = 170 ( quyển )
Đáp số : 170 quyển
Bài 4:
Củng cố tính chu vi
HS đọc yêu cầu bài toán
HS đọc bài toán, tóm tắt và giải bài toán
Bài giải
Chiều dài sân vận động là :
95 x 3 = 285 ( m)
Chu vi sân vận động là :
( 285 + 95 ) x 2 = 760 ( m)
Đáp số : 760 m
3.Củng cố ( 2 phút )
GV hỏi lại nội dung bài
HS tóm tắt nội dung bài
4. Dặn dò (1 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau
*************************************
Chính tả ( nghe viết )
đối đáp với vua 
I. mục tiêu 
1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện Đối đáp với vua.
2. Tìm đúng, viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc có thanh hỏi thanh ngã theo nghĩa đã cho
3. Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết 
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ( 4 phút )
GV đọc cho HS viết : thi viết tiếng bắt đầu bằng l/n
3 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con
GV nhận xét sửa sai cho HS
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu bài học
b) Hướng dẫn học sinh nghe viết
* GV đọc đoạn chính tả 
2- 3 HS đọc 
* GV hướng dẫn HS nhận xét 
HS quan sát trả lời
Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào ?
Viết giữa trang vở cách lề 2 ô 
Nêu chữ khó viết trong bài 
HS nêu miệng 
GV đọc cho HS viết bảng một số tiếng khó.
HS viết bảng con
* GV đọc cho HS viết 
HS nghe viết 
* GV chấm chữa bài
HS soát lỗi và chữa lỗi
GV chấm 2 bàn nhận xét về : nội dung, chữ viết, cách trình bày.
c)Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Điền vào chỗ trống 
HS nêu yêu cầu của bài
GV nhận xét bài củng cố cho HS phân biệt s/ x; thanh hỏi/ thanh ngã
4 HS lên bảng thi viết nhanh
Bài 3 :
HS nêu yêu cầu của bài
3nhóm lên bảng thi tiếp sức 
GV nhận xét bài củng cố cho HS tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc có thanh hỏi thanh ngã theo nghĩa đã cho
3.Củng cố ( 2 phút ) 
2-3 HS đọc lại đoạn viết chính tả 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
**************************************
Tự nhiên và xã hội 
hoa 
I. mục tiêu
1. Quan sát , so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
2. Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa.
Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
3. giáo dục học sinh bảo vệ cây cây hoa .
II. đồ dùng dạy học
 	SGK , tranh SGK, mang hoa đến 
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
GV nhận xét 
Nêu chức năng của lá cây.
Kể ra những ích lợi của lá cây.
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
Mục tiêu:Quan sát,so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa.
HS làm việc theo nhóm 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý :.
Quan sát các hình trang 90,91 kết hợp với hoa mang đi 
trong những bông hoa đó bông hoa nào có hương thơm , bông hoa nào không có hương thơm ?
-hãy chỉ ra đâu là cuống hoa , cánh hoa, nhị hoa của bông hoa.
HS lên trình bày kết quả 
KL : Các loại hoa đều khác nhau về hình dạng , màu sắc và mùi hương.
-mỗi bông hoa thường có cuống hoa,đài hoa, nhị hoa và cánh hoa.
HS xếp hoa sưu tầm theo nhóm 
Giới thiệu bộ sưu tầm 
* Hoạt động 2: Làm việc với vật thật 
Mục tiêu:. Phân loại các bông hoa sưu tầm được
* Hoạt động 3 : thảo luận cả lớp 
mục tiêu : Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
Hoa có chức năng gì ? 
Hoa thường được dùng để làm gì ? Nêu ví dụ .
Quan sát các hình trang 91 , những hoa nào được dùng để trang trí những hoa nào được dùng để ăn ? 
HS trả lời
KL : Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
- Hoa thường dùng để trang trí , làm nứơc hoa và nhiều việc khác 
3.Củng cố ( 2 phút) 
Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa.
Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
**********************************
đạo đức
tôn trọng đám tang ( tiết 2)
I . mục tiêu
 Học sinh hiểu : 
1. Đám tang là lễ chôn cất người chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ .
Tôn trọng đám tang là kkhông làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
2. HS biết ứng xử khi gặp đám tang 
3. Giáo dục HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
II. đồ dùng dạy học
 	Vở bài tập , tranh minh họa ...
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ ( 4phút)
Cần làm gì khi gặp đám tang ?
HS trả lời
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến 
Mục tiêu : HS biết trình bày quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình.
GV lần lượt đọc từng ý 
HS bày tỏ ý kiến
KL : 
Nên tán thành với các ý kiến b, c
 Không nên tán thành với các ý kiến a
* Hoạt động 2 : Xử lí tình huống 
Mục tiêu : HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang .
 GVKL : 
Tình huống a: em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ ...
Tình huống b: Em không nên cười đùa chạy nhảy 
Tình huốngc:Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn 
Tình huống d: Em nên khuyên ngăn các bạn 
HS chia nhóm thảo luận 
Trình bày kết quả và giải thích lí do giải thích vì sao ?
KL chung: cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ,đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá 
3.Củng cố ( 2 phút ) 
Thực hành tôn trọng đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện.
4. Dặn dò ( 1 phút )
 GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau 
=================================================================================
Thứ tư ngày 16 tháng 2 năm 2011
Tập đọc
Tiếng đàn
I. mục tiêu 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	- Đọc rõ ràng ,rành mạch ,trôi chảy toàn bài Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Vi-ô-lông, ăc-sê; các từ ngữ HS dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: lên dây, trắng trẻo, nâng phép lạ, yên lặng, mát rượi...
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
	- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em, Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
3. Giáo dục: học sinh biết tiếng đàn sự hồn nhiên như tuổi thơ của em; Nó hoà ...  thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có một, hai phép tính. 
 2.Củng cố cho học sinh về giải toán có lời văn, tính nhẩm, tìm thừa số chưa biết.
 3. Giáo dục học sinh yêu môn học.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
GV cho HS làm ra bảng con 
2. Bài mới ( 28 phút )
a). Giới thiệu bài
b). Hướng dẫn nội dung bài 
Bài 1:
GV củng cố cho học sinh phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số 
HS làm bảng con
Bài 2:
Rèn luyện kĩ năng tính tìm thừa số chưa biết.
HS làm cá nhân, đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 3:
GV củng cố cho học sinh về giải toán có lời văn giải bằng hai phép tính.
HS đọc bài toán, giải bài toán
Số ki-lô -gam gạo đã bán là :
2024 – 4 = 506 ( kg )
Số ki-lô-gam gạo còn lại là :
2024 – 506= 1518 ( kg )
 đáp số : 1518 kg gạo
Bài 4:
Củng cố tính nhẩm
HS đọc yêu cầu bài toán
HS nêu cách tính nhẩm
HS tính nhẩm, nối tiếp nêu kết quả
3.Củng cố ( 2 phút )
GV hỏi lại nội dung bài
HS nêu nội dung bài
4. Dặn dò (1 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau
 ********************************* 
ôn Toán
luyện tập 
I.Mục tiêu
 1. Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có một, hai phép tính. 
 2.Củng cố cho học sinh về giải toán có lời văn, tính nhẩm, tìm thừa số chưa biết.
 3. Giáo dục học sinh yêu môn học.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
2 Bài mới ( 28 phút )
a). Giới thiệu bài
b). Hướng dẫn nội dung bài 
Bài 1:
GV củng cố cho học sinh phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số 
HS làm bảng con
Bài 2:
Rèn luyện kĩ năng tính tìm thừa số chưa biết.
HS làm cá nhân, đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 3:
GV củng cố cho học sinh về giải toán có lời văn giải bằng hai phép tính.
HS đọc bài toán, giải bài toán
Bài 4:
Củng cố tính nhẩm
HS đọc yêu cầu bài toán
HS nêu cách tính nhẩm
HS tính nhẩm, nối tiếp nêu kết quả
3.Củng cố ( 2 phút )
GV hỏi lại nội dung bài
HS tóm tắt nội dung bài
4. Dặn dò (1 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 15 tháng 02 năm 2011
 (Đ/c Loan soạn dạy) ============================================================================= Thứ năm ngày 17 tháng 02 năm 2011
 ôn Toán
luyện tập chung
I.Mục tiêu
 	1. Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính 
 	2. Rèn luyện cho học sinh về giải toán có lời văn giải bằng hai phép tính 
 	3. Giáo dục học sinh yêu môn học.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
2 Bài mới ( 28 phút )
a). Giới thiệu bài
b). Hướng dẫn nội dung bài 
Bài 1:
GV củng cố cho học sinh thực hiện phép tính, mối quan hệ giữa nhân và chia.
HS làm bảng con
Bài 2:
Rèn luyện kĩ năng tính chia.
HS làm cá nhân, đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 3:
GV củng cố cho học sinh về giải toán có lời văn giải bằng hai phép tính.
HS đọc bài toán, giải bài toán
Bài 4:
Củng cố tính chu vi
HS đọc yêu cầu bài toán
HS đọc bài toán,tóm tắt và giải bài 
3.Củng cố ( 2 phút )
GV hỏi lại nội dung bài
HS tóm tắt nội dung bài
4. Dặn dò (1 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau
**************************
ngoại ngữ 
(Đ/c Quyền soạn dạy)
****************************************************
ôn tiếng việt 
Luyện viết : đối đáp với vua 
I. mục tiêu 
1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện Đối đáp với vua.
2. Tìm đúng, viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc có thanh hỏi thanh ngã theo nghĩa đã cho
3. Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết 
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ( 4 phút )
GV đọc cho HS viết : thi viết tiếng bắt đầu bằng l/n
3 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con
GV nhận xét sửa sai cho HS
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu bài học
b) Hướng dẫn học sinh nghe viết
* GV đọc đoạn chính tả 
2- 3 HS đọc 
* GV hướng dẫn HS nhận xét 
HS quan sát trả lời
Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào ?
Viết giữa trang vở cách lề 2 ô 
Nêu chữ khó viết trong bài 
HS nêu miệng 
GV đọc cho HS viết bảng một số tiếng khó.
HS viết bảng con
* GV đọc cho HS viết 
HS nghe viết 
* GV chấm chữa bài
HS soát lỗi và chữa lỗi
GV chấm 2 bàn nhận xét về : nội dung, chữ viết, cách trình bày.
c)Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Điền vào chỗ trống 
HS nêu yêu cầu của bài
GV nhận xét bài củng cố cho HS phân biệt s/ x; 
4 HS lên bảng thi viết nhanh
Bài 3 :
HS nêu yêu cầu của bài
3nhóm lên bảng thi tiếp sức 
GV nhận xét bài củng cố cho HS tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc có thanh hỏi thanh ngã theo nghĩa đã cho
3.Củng cố ( 2 phút ) 
2-3 HS đọc lại đoạn viết chính tả 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
================================================================ 
 Thứ sáu ngày 18 tháng 02 năm 2011
Thủ công
(Đ/c Thuyết soạn dạy)
ôn luyện từ và câu
từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy 
I. mục tiêu 
1. Củng cố, hệ thống hoá và mở rộng từ ngữ về nghệ thuật (người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật).
2. Ôn luyện về dấu phẩy
3. Giáo dục học sinh có ý thức yêu nghệ thuật 
II. đồ dùng dạy học
Bảng phụ 
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
GV viết bảng 
HS tìm phép nhân hoá trong khổ thơ 
GV nhận xét 
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 
2 HS đọc yêu cầu của bài 
HS trao đổi nhóm 
GV và HS nhận xét 
 HS nêu kết quả trước lớp 
GV mở rộng vốn từ về nghệ thuật (người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật).
cho HS 
Bài 2: chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống .
HS đọc yêu cầu của bài, 
HS làm vào vở 
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
3 HS chữa bài
GV củng cố cho HS ôn luyện về dấu phẩy
3.Củng cố ( 2 phút ) 
 HS nêu các từ ngữ về nghệ thuật 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
*******************************
 ôn Toán
 làm quen với chữ số la mã 
I.Mục tiêu
 	1. Bước đầu làm quen với chữ số La Mã. 
 	2. Nhận biết một vài số viết bằng chữ số La Mã như các số từ 1 đến 12 ( là các số trên mặt đồng hồ,...) để xem được đồng hồ; số 20, số21 để đọc và viết về “thế kỉ XX”, “ thế kỉ XXI” 
 	3. Giáo dục học sinh yêu mến môn học
II.Đồ dùng dạy học
Mặt đồng hồ có số La Mã, các số La Mã
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
2 Bài mới ( 12 phút )
a). Giới thiệu bài
b). Hướng dẫn nội dung bài
* Giới thiệu một số chũ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp.
 - GV giới thiệu mặt đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã
- GV giới thiệu từng chữ số thường dùng: I, V, X.
- GV giới thiệu cách đọc, viết các số từ (I) đến mười hai ( XII)
 - GV nêu: ghép với chữ số I, II viết liền bên trái để chỉ giá trị ít hơn; ghép với chữ số I, II viết vào bên phải để chỉ giá trị tăng thêm một hai đơn vị . 
HS quan sát trả lời các giờ trên mặt đồng hồ
HS đọc 
HS viết
HS nhận xét
Bài1:
GV củng cố cho học sinh đọc các số La Mã
HS đọc các số La Mã theo hàng ngang, theo cột dọc, 
Bài 2:
GV hướng dẫn cho học sinh tập xem đồng hồ bằng số La Mã
HS đọc yêu cầu bài toán
HS làm nhóm đôi
Bài3:Rèn luyện cho hoc sinh viết số La Mã
HS đọc yêu cầu bài toán
HS làm cá nhân, đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 4 :
GV kiểm tra và cho học sinh đọc
HS làm cá nhân
3.Củng cố ( 2 phút )
GV hỏi lại nội dung bài
HS tóm tắt nội dung bài
4. Dặn dò (1 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 24 tháng 02 năm 2009
Thủ công
((Đ/c Thuyết soạn dạy)
****************************
================================================================
Thứ sáu ngày 7 tháng 03 năm 2008 
ôn tiếng việt 
tập làm văn
nghe kể người bán quạt may mắn 
I. mục tiêu 
1.Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Người bán quán may mắn, nhớ nội dung câu chuyện,
 	2.Kể lại đúng, tự nhiên
3.Giáo dục học sinh biết sống có tài và nhân hậu 
II. đồ dùng dạy học
Bảng phụ , tranh minh hoạ truyện 
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
HS kể lại chuyện 
GV nhận xét 
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
HS nêu yêu cầu 
HS đọc gợi ý quan sát tranh minh hoạ trả lời
Bà lão bán quạt gặp ai và phàn kàn điều gì ?
Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây gặp ông Vương Hi Chi phàn nàn quạt bán 
ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
Viết thơ vào trong 
Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
Vì mọi người nhận ra nét chữ và lời thơ của Vương Hi Chi 
1 HS giỏi kể chuyện 
HS kể theo cặp 
4 HS nhìn gợi ý kể lại nội dung câu chuyện trước llớp 
Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi ?
Một ngưòi có tài và nhân hậu biết cách giúp đỡ người khác 
Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ?
Người viết chữ đẹp là nghệ sĩ 
GV và HS bình chọn người kể hay 
3.Củng cố ( 2 phút ) 
1 HS giỏi kể lại câu chuyện 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
Sinh hoạt
Kiểm điểm các hoạt động trong tuần 
I.Mục tiêu
 -Nắm được ưu khuyết điểm của mình trong tuần 
 - Có phương hướng phát huy và sửa chữa 
 - Giáo dục học sinh biết phê và tự phê 
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Lớp trưởng nhận xét lớp về mọi mặt 
2.Giáo viên nhận xét bổ sung 
a) Nền nếp 
 - Ra vào lớp tốt, xếp hàng nhanh nhẹn truy bài trật tự 
b) Học tập 
 - ý thức học tập tốt 
 -Em Thắng, còn mất trật tự trong lớp 
c) Thể dục 
 - Nhanh nhẹn có ý thức 
d) Vệ sinh 
 - Có ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ 
3. Phương hướng tuần 25
 Phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm duy trì tốt nền nếp học tập tốt 
 Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 26 – 3 
4. Múa hát tập thể 
 HS hát cá nhân tập thể các bài hát đã học về ngày 8-3

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 24.doc