Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2015-2016

Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2015-2016

I/ Mục tiêu: Tập đọc

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó; Cần có ý thức bảo vệ môi trường. (trả lời được các CH 1, 2, 4, 5 trong SGK).

Kể chuyện

- Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bác thợ săn dựa vào tranh minh hoạ.

- HS khá, giỏi biết kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể.

- Bảng viết câu, đoạn văn hướng dẫn học sinh luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy học:

1/ HĐ cơ bản:

a. Khởi động

b. Hình thành kiến

 *Tập đọc

1. Luyện đọc

 * LĐ đoạn kết hợp LĐ từ khó và hiểu nghĩa từ mới

 - GV hướng dẫn đọc. Một em đọc toàn bài.

 - GV gợi ý để cho HS chia đoạn (4 đoạn).

- HS đọc đoạn trong nhóm, GV theo dõi, giúp đỡ.

- HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài trong nhóm , kết hợp giải nghĩa từ mới cuối bài.

- Đại diện 2 nhóm thi đọc trước lớp Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.

2. Tìm hiểu bài

 * KNS: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Tư duy sáng tạo; Thể hiện sự tự tin.

 - HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 sách giáo khoa trang 113.

 

doc 36 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Thứ ba ngày 26 tháng 4 năm 2016
	Tập đọc - Kể chuyện Tiết: 94+95
 Người đi săn và con vượn SGK: 113
 Thời gian dự kiến: 80 phút
I/ Mục tiêu: Tập đọc
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó; Cần có ý thức bảo vệ môi trường. (trả lời được các CH 1, 2, 4, 5 trong SGK).
Kể chuyện
- Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bác thợ săn dựa vào tranh minh hoạ.
- HS khá, giỏi biết kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. 
- Bảng viết câu, đoạn văn hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ HĐ cơ bản:
a. Khởi động
b. Hình thành kiến 
 *Tập đọc
1. Luyện đọc 
 * LĐ đoạn kết hợp LĐ từ khó và hiểu nghĩa từ mới
 - GV hướng dẫn đọc. Một em đọc toàn bài. 
	- GV gợi ý để cho HS chia đoạn (4 đoạn).
- HS đọc đoạn trong nhóm, GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài trong nhóm , kết hợp giải nghĩa từ mới cuối bài.
- Đại diện 2 nhóm thi đọc trước lớp Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. 
2. Tìm hiểu bài
 * KNS: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Tư duy sáng tạo; Thể hiện sự tự tin. 
 - HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 sách giáo khoa trang 113. 
 Trả lời 
 C1: Con thú nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
 C2: Nó căm ghét người đi săn độc ác/ Nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn con đang rất cần chăm sóc,...
 C4: Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về. Từ đấy, bác bỏ hẳn nghề đi săn.
 C5: Không nên giết hại muông thú/ Phải bảo vệ động vật hoang dã/ Hãy bảo vệ môi trường sống quanh ta.
 - Trao đổi trong nhóm. 
 - GV nghiệm thu kết quả. 
 + GV đặt câu hỏi để rút nội dung:
3. Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn học sinh cách đọc ngắt, nghỉ, giọng đọc toàn bài,...
- Bốn em nối tiếp đọc 4 đoạn.
- Học sinh đọc diễn cảm lại câu chuyện.
- Thi đua giữa các nhóm - Lớp bình chọn bạn đọc hay, đọc tốt nhất.
 * Kể chuyện	
1.Giáo viên nêu nhiệm vụ: Kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời một nhân vật.
2. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
 	 - HS đọc yêu cầu kể chuyện và 4 gợi ý.
 	 - Từng cặp học sinh tập kể 1 đoạn của câu chuyện.
 - Bốn học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.
 	 - Lớp và giáo viên bình chọn nhóm kể hay nhất.
3/HĐ ứng dụng:
 - Đọc cho bố mẹ, người thân nghe bài tập đọc để mọi người nói lên cảm xúc của
Mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
 - Xem bài sau Một mái nhà chung.
IV/ Đánh giá: 
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương. 
 Tự nhiên và Xã hội Tiết 63
 Ngày và đêm trên Trái Đất sgk/120
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: 
- Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
 - Biết một ngày có 24 giờ.
 - Biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 + GV: Quả địa cầu, các hình SGK.
 + HS: SGK
III/ Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động:
- Tổ chức trò chơi, 
- Giới thiệu tên bài.
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. 
- HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức:
HĐ1: Quan sát tranh theo cặp
- GV HD cho HS quan sát hình 1 và trong SGK và TL với bạn các CH ( SGV/ 141 ).
 - Một số HS trả lời trước lớp. GV và HS cả lớp bổ sung, hoàn thiện câu trả lời.
*Kết luận: SGV/141.
HĐ2: Thảo luận nhóm
 - Các nhóm thực hành như HD ở phần “ thực hành” trong SGK.
 - Vài HS lên làm thực hành trước lớp. Cả lớp thảo luận, trao đổi ý kiến.
*Kết luận: SGV142.
HĐ3: Thảo luận cả lớp
 - GV đánh dấu một điểm trên quả địa cầu.
 - GV quay quả địa cầu đúng 1vòng theo chiều quay ngược chiều kim đồng hồ GV nói: Thời gian để TĐ quay được một vòng quanh mình nó được quy ước là 1ngày.
*Kết luận: SGV142. 
 3/HĐ ứng dụng:
 - Đọc cho bố mẹ, người thân nghe bài tập đọc để mọi người nói lên cảm xúc của
Mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
 - Xem bài sau Một mái nhà chung.
IV/ Đánh giá: 
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương. 
Buổi chiều: 
 	Toán Tiết 156 
Luyện tập chung 
 Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu: 
- Biết đặt tính và nhân (chia số) số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số. 
	- Biết giải toán có phép nhân (chia).
	- HS làm được các bài tập: 1, 2, 3.
II/ Đồ dùng dạy học:
	+ GV: Các đáp án bài tập.
+ HS: VBT.
III/ Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động: 
- Tổ chức trò chơi: “Tiếp sức”; 
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, HS tham gia chơi. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học; HS ghi vở tên bài.
2/HĐ thực hành: 
	- Thực hiện các bài tập sau
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Học sinh đọc yêu cầu . 
- Học sinh tự làm bài vào vở bài tập 
Bài 2: Bài giải
Số bánh nhà trường đã mua là:
 235 6 = 1410 ( bánh )
 Số bạn được nhận bánh là:
 1410 : 2 = 705 ( bạn )
 Đáp số: 705 bạn
	Chấm, chữa bài tập.
Bài 3: Tươngtự bài 2 Bài giải
	 Chiều rộng HCN là : 
12 : 2 = 6 ( cm)
	 Diện tích HCN là: 
12 6 = 72 ( cm2)
	- Xem lại cách lại cách nhân và chia số có năm chữ số với số có một chữ số để làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống. Chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp.
IV/Đánh giá:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
 Luyện Tiếng Việt Tiết : 63
Thưc hành TV (tiết 1)
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục tiêu :
 - Đọc truyện Chú chim sâu trả lời được các câu hỏi. 
II/ Đồ dùng dạy học:
	+ GV: Các đáp án bài tập.
+ HS: VBT.
III/ Hoạt động dạy học:
 1/Hoạt động cơ bản:
 a/. Khởi động: 
 b/ Bài mới: 
 - GV GT bài, nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/. Hoạt động thực hành:
 a/ Luyện đọc :
. - 1HS đọc mẫu toàn bài: Chú chim sâu
- GV chia bài thành 3 đoạn.
- HS đọc tiếp nối trong nhóm.
 - Trao đổi và thống nhất trong nhóm.
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo và nghiệm thu kết quả.
 b/ Làm BT
*Đáp án : 
 	 	 a/ Ở trong rừng.
 	 b/ Vì nó có muốn tiếng hót hay để mọi người yêu mến.
 	 c/ Người ta yêu quý chim không chỉ vì tiếng hót.
 	 d/ Trời bão chim sâu bị gió thổi, một cậu bé bắt được. 
 	 e/ Vì bố cậu khuyên loài chim sâu có ích.
 	 g/ Có cả hai tác dụng trên.
 	 h/ Trời đầy giông bão.
3/.Hoạt động ứng dụng:
 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
VI/. Đánh giá:
 - GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá HT của nhóm trong tiết.
 - GV tổng hợp ý kiến, đánh giá sự tiến bộ của HS, tuyên dương.
Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2016
 Toán Tiết 157 
 Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tt) SGK/166
 Thời gian dự kiến : 40 phút
I/ Mục tiêu: 
- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Bài tập cần làm: bài 1, 2, 3.
- GD tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học: 
+ GV: Đáp án các bài tập
+ HS : VBT
III/Hoạt động dạy học: 
1/ HĐ cơ bản:
a. Khởi động: Chơi trò chơi 
	- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. HS ghi vở tên bài.
b. Hình thành kiến thức: 
- HS đọc SGK/166 tìm hiểu về cách giải toán có liên quan rút về đơn vị.
- Thảo luận nhóm và thống nhất ý kiến về cách giải.
	* Tóm tắt bài toán: 35 l	:	7 can
 10 l	: ..... can ?
	* Lập kế hoạch giải bài toán:
 	+ Tìm số lít mật ong trong mỗi can. 
 	+ Tìm số can chứa 10 lít mật ong.
2/HĐ thực hành : 
 * GV tổ chức cho HS tham gia làm bài tập và sửa chữa BT theo nhóm. 
Bài 1: Bài toán
- HS đọc yêu cầu. Học sinh thảo luận và tìm cách giải bài tập.
- Các nhóm sửa chữa bài tập.
Bài 2: Bài toán
	- HS đọc yêu cầu. HS tự làm vào VBT. Sau đó tự sửa chữa bài.
Bài giải
 Số quạt trần mỗi phòng học được lắp là: 20 : 5 = 4 ( quạt )
 Số phòng học để lắp 24 cái quạt trần là: 24 : 4 = 6 ( phòng )
 Đáp số: 6 phòng
Bài 3: Đúng ghi đ, sai ghi s
	- HS nêu miệng, lớp nhận xét bổ sung. 
 3/HĐ ứng dụng: 
	- HS nắm được các nội dung đã học để áp dụng làm bài tập. Chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp.
IV/Đánh giá: 
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
- GV tổng hợp ý kiến đánh, tuyên dương.
 Tự nhiên và Xã hội Tiết 64
 Năm, tháng và mùa SGK/ 121 
Thời gian dự kiến : 30 phút
I/Mục tiêu: 
- Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.
 	- GDHS thích khám phá các hiện tượng tự nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 + GV: Các hình trang 122 - 123. Một số quyển lịch
	+ HS: SGK
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động: cả lớp hát bài: 
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học.
- HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức:
1/ Nhận biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, một năm có 365 ngày. 
Bước 1: HS quan sát lịch thảo luận theo các câu hỏi gợi ý 
 + Một năm thường có bao nhiêu ngày ? bao nhiêu tháng ?
 + Số ngày trong những tháng có bằng nhau không ? 
 + Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày, 29, 28 ngày?
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả 
	* Kết luận: Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
2/ Biết một năm thường có 4 mùa.
Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi.
- Học sinh trong nhóm làm việc theo các gợi ý.
- HS cần thấy vị trí các mùa trong năm.
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
 - Cả lớp nhận xét, bổ sung.
	* Kết luận: Có một số nơi trên Trái Đất một năm có 4 mùa : mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. Các mùa ở bắc bán cầu và nam bán cầu trái ngược nhau.
3/HĐ ứng dụng:
* BVMT : Bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật.
IV/Đánh giá: 
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
- GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương. 
 	 Tập viết Tiết 32
 Ôn chữ hoa X
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa X (1 dòng), Đ, T (1 dòng). Viết đúng tên riêng Đồng Xuân (1 dòng) và câu ứng dụng: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/ Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người ( 1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- KK HS HTT: viết đúng và đủ các dòn ... Mỗi ki -lô- mét đi hết số phút là:
14 : 7 = 2 ( phút )
 Trong 36 phút người đó đi được là:
36: 2 = 18 ( km )
 Đáp số: 18 km
Bài 2: Bài toán
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn HS giải bài toán. 
- Học sinh thảo luận nhóm làm VBT. 
- Chấm, chữa bài tập.
Bài giải
Số kẹo đựng trong mỗi hộp là:
 56 : 8 = 7 ( kg )
 Số hộp cần để đựng 35 kg kẹo là:
 35 : 7 = 5 ( hộp )
 Đáp số: 5 hộp
Bài 3 ( a) Dấu x, : ?
- GV hướng dẫn – HS làm VBT. Chấm chữa bài 
Bài 4: GV hướng dẫn - HS điền vào bảng thống kê số liệu sau đó nêu miệng.
 3/Củng cố, dặn dò:
 - Hệ thống lại ND vừa luyện tập.	 
- BTVN 2, 3 SGK/167. Xem bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .
Tập làm văn Tiết: 32
Nói, viết về bảo vệ môi trường
Thời gian dự kiến: 40 phút	
I/ Mục tiêu:
- Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý SGK
- Viết được một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) kể lại việc làm trên. 
- Bài viết hợp lí, diễn đạt rõ ràng.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp ghi các gợi ý về cách kể.
- Tranh ảnh về các việc làm để bảo vệ môi trường hoặc về tình trạng môi trường.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 
3 Học sinh đọc đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. 
2/ Bài mới: 
	Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
* KNS: Giao tiếp: lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ, bình luận; Đảm nhận trách nhiệm ; Xác định giá trị; Tư duy sáng tạo.
*GDBVMT: HS biết những việc cần thiết phải bảo vệ môi trường
Hoạt động 1: Bài tập 1: Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập . Cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường.
Học sinh nói tên đề tài mình chọn kể. Các em có thể bổ sung tên những việc làm khác có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
Học sinh chia nhóm nhỏ, kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm.
Vài học sinh thi kể trước lớp.
Hoạt động 2: Bài tập 2: Viết một đoạn văn ( khoảng 7 câu ) kể lại việc làm trên.
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Giáo viên nhắc học sinh: Các em đã kể về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Hãy ghi lại lời kể đó.
Học sinh làm bài vào vở bài tập.
Học sinh lần lượt đọc bài viết của mình. 
Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn những bạn viết bài .
3/ Củng cố, dặn dò.
Dặn dò: Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
 Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
.
SINH HOẠT
I/ Đánh giá các mặt hoạt động trong tuần:
- Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần qua.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
 1/ Đạo Đức
	- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp sạch đẹp.
- Lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè. 
- Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, tóc cắt ngắn.
- Tuy nhiên vẫn còn một số em hay bị nhắc nhở.
- Đa số các em có tinh thần nhặt được của rơi trả lại người mất.
 2/ Học tập:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Nhưng vẫn còn một vài em ít học bài cũ và làm bài tập không đầy đủ.
- Một số em viết vở còn cẩu thả. Bài viết còn sai lỗi nhiều. 
 3/ Các HĐ khác:
- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
- Thực hiện tốt bài thể dục và múa sân trường.
 - Tham gia sinh hoạt Sao đầy đủ, đúng giờ.
 - Tích cực tham gia các hoạt động khác như: Sinh hoạt sao, Tham gia gây quỹ
 bạn nghèo hàng tuần, .và các hoạt động khác.
II/ Phương hướng tuần tới:
- Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp lớp đến cuối năm học.
- Tiếp tục tham gia các phong trào học tập.
- Chuẩn bị ôn tập KTĐK cuối HK2.
- Nghỉ lễ đúng quy định và ôn bài theo cô giáo hướng dẫn.
- Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp như: 
 Giáo dục đạo đức, học tập, vệ sinh cá nhân, múa sân trường, thể dục,
- Tiếp tục tham gia các hoạt động khác.
-----------------------------------------------------
 Toán Tiết 160
 Luyện tập chung sgk/ 168
Tgdk:40 phút
I/ Mục tiêu: 
- Biết tính giá trị của biểu thức số.
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 * Bài tập cần làm: bài 1, 2, 3, 4
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Bài cũ : 
2/Bài mới: Luyện tập chung 
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập.
Học sinh làm VBT.
Chấm, chữa bài tập 
Bài 2: Bài toán
Học sinh đọc yêu cầu . Học sinh tự làm vào VBT. Chấm chữa bài.
Bài giải
Thực hiện phép tính:
365 : 7 = 52 (dư 1)
Vậy năm 2005 có 52 tuần lễ và 1 ngày 
Đáp số: 52 tuần và 1 ngày
Bài 3: Giải toán
Giáo viên hướng dẫn - học sinh làm VBT- chấm, chữa bài. 
 Bài giải
Số viên gạch mỗi xe chở được là:
 16 560 : 8 = 2070 ( viên gạch)
 Số viên gạch 3 xe chở được là:
 2070 3 = 6210 ( viên gạch)
Đáp số: 6210 viên gạch
Bài 4: Bài toán
Giáo viên hướng dẫn - học sinh làm VBT- chấm, chữa bài. 
 	 Bài giải
	 Đổi 3dm 2cm = 32cm
Cạnh của hình vuông là: 32 : 4 = 8 ( cm)
Diện tích của hình vuông là: 8 8 = 64 (cm2)
 Đáp số: 64 cm2
 3/ Củng cố, dặn dò:	 
 Học sinh nêu lại cách tính thực hiện giải bài toán bằng hai phép tính
 Xem bài sau
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:.
.
 Chính tả (nghe - viết) Tiết 64
 Hạt mưa SGK : 115
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
 - Làm đúng các BT(2) b.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp viết các từ ngữ trong bài tập 2b.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: 
- HS 3 học sinh viết 4 từ có tiếng bắt đầu bằng tr/ch.
- GV nêu mục đích yêu cầu.
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
 * B1: HD chuẩn bị
	- Giáo viên đọc một lần bài thơ Hạt mưa 
	- Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài văn: 
* GDBVMT: Giúp Hs thấy được sự hình thành và ‘tính cách” đáng yêu của nhân vật Mưa. Từ đó thêm yêu quý môi trường. 
	- HS tự nêu các từ dễ viết sai, GV hướng dẫn HS viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai.
 * B2: HS chép bài vào vở
	- Đọc cho HS viết vào vở. GV đọc thong thả để HS viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh.
 * B3: Chấm, chữa bài.
	+ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
	+ Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2 b : Điền vào chỗ trống v hay d?
	- Học sinh đọc yêu cầu 
- Giáo viên hướng dẫn 
 	- HS làm VBT, 2 HS lên bảng thi viết nhanh lời giải, GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Màu vàng – cây dừa – con voi.
3.Củng cố, dặn dò:
	- Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau.
	- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:....................
.
Thứ ba ngày 21 tháng 4 năm 2015
 Mĩ thuật Tiết 32
Tập nặn tạo dáng .Tập nặn hình dáng người.
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết hình dáng của người đang hoạt động.
 - Biết cách nặn hình người. Nặn được hình người đang hoạt động.
 - HS khá giỏi: Hình nặn cân đối, tạo được dáng hoạt động.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên :- Chuẩn bị một số tranh ảnh về các hình dáng khác nhau của con người
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 - Một vài bài của học sinh lớp trước.
Học sinh : - Vở tập vẽ, bút chì, sáp màu.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ: Nhận xét bài cũ.Kiểm tra đồ dùng của HS. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài : (1’)
Hoạt động 1: ( HĐNGLL) Trò chơi “Nặn tượng”
 - GV chọn từ 3-5 cặp, mỗi cặp phân công một em làm tượng và một em nặn trong khoảng thời gian quy định. GV tổ chức cho HS nhận xét, tuyên dương cặp nào nặn và làm tượng đẹp. Từ đó dẫn vào bài học 
Hoạt động 2: Quan sát- nhận xét
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét:
- Các nhân vật đang làm gì? Động tác của từng người như thế nào?
Hoạt động 3: Cách nặn hình dáng người 
 - GVhướng dẫn có 2 cách nặn
+ Nặn rời từng bộ phận rồi gắn để tạo thành hình người
+ Nặn từ khối đất thành dáng người theo ý muốn
- GV hướng dẫn thêm cách xé,dán và cách vẽ
- HS nhắc lại cách tiến hành 
Hoạt động 4: Thực hành 
 - Học sinh làm bài theo hướng dẫn . Giáo viên quan sát, nhắc nhở học sinh.
 - Học sinh vẽ vào vở tập vẽ. Giáo viên theo dõi giúp đỡ.
Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá 
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ.
- Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
3.Củng cố dặn dò : 
 * Tích hợp BĐKH: Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn ít thịt động vật vừa tốt cho sức khỏe, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính.
 - Hãy yêu thiên nhiên, yêu các loài vật và luôn thực hiện một lối sống thân thiện với môi trường và là tấm gương để lôi cuốn những người xung quanh cùng thay đổi.
- Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh của thiếu nhi
- Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung: 
...
Thủ công Tiết 32
 Làm quạt giấy tròn ( Tiết 2 )
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Biết cách làm quạt giấy tròn.
- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn. 
* Với HS khéo tay:
- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.
II/ Đồ dùng dạy học: 
	- Mẫu quạt tròn làm bằng giấy thủ công gắn trên giấy bìa.
	- Tranh quy trình làm quạt giấy tròn.
	- Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo thủ công, chỉ buộc.
III/ Các hoạt động dạy học: 
 1/Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
 2/Bài mới: 
HĐ1: Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn.
	- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
	- Giáo viên nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm quạt giấy tròn để hệ thống lại các bước làm :
	+ Bước 1: Cắt giấy
	+ Bước 2: Làm các bộ phận của quạt .
	+ Bước 3: Làm thành quạt hoàn chỉnh.
	- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm.
	- Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ cho những em còn lúng túng.
HĐ2 : HĐNGLL: Hoạt động bảo vệ môi trường
Giáo viên cho học sinh làm vệ sinh sau tiết học: Giáo dục các em biết bảo vệ môi trường để cuộc sống xung quanh thêm sạch đẹp. Làm xong sản phẩm cần quét dọn giấy vụn, bỏ vào thùng rác để giữ lớp học luôn thoáng mát, sạch sẽ góp phần BVMT. 
 3/Nhận xét, dặn dò: Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập của học sinh.
	- Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: Làm quạt giấy tròn ( T3 ).
	- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_lop_3_tuan_32_nam_hoc_2015_2016.doc