I/ Mục tiêu:
- Ghi lại được những ý chính trong bài “Vườn Quốc gia Bạch Mã”.
II/ Đồ dùng dạy học:
+ GV: VTH
+ HS : VTH
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới:
Bài 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- HS làm bài cá nhân.
- HS trình bày trước lớp.
- Giáo viên chấm bài nhận xét.
a/ Diện tích: 37487ha
b/ Số loài thực vật: 2417
c/ Số loài động vật: 1493
d/ Số loài chim : 358
2/HĐ ứng dụng:
- Đọc cho bố mẹ, người thân nghe bài học để mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
IV/ Đánh giá:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
- GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương.
Tuần 34 Thứ năm ngày 12 tháng 5 năm 2016 Tập đọc- kể chuyện tiết 101+102 Sự tích chú Cuội cung trăng sgk: 131 Thời gian dự kiến : 80 phút I/ Mục tiêu: * Tập đọc - Đọc đúng, rành mạch ; Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên cung trăng của loài người (trả lời được các CH trong SGK). * Kể chuyện - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK). * GDHS ý thức bảo vệ môi trường. II/ Đồ dùng dạy học: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc, đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc. + HS: SGK III/ Các hoạt động dạy học: 1/ HĐ cơ bản: a. Khởi động: cả lớp hát - GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. HS ghi vở tên bài. b. Hình thành kiến a)Luyện đọc: - GV hướng dẫn HS đọc toàn bài. HS đọc mẫu,GV nhận xét tuyên dương - Gợi ý cho HS chia đoạn. Bài tập đọc chia làm mấy đoạn? Lần 1: Đọc cá nhân, kết hợp sửa sai. Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ. b)Tìm hiểu bài: - HS cá nhân; thảo luận nhóm, TLCH SGK. - GV theo dõi, nhắc nhở, hoặc gợi ý giúp các nhóm thực hiện. - Các nhóm đại diện bốc thăm và trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV đặt câu hỏi rút nội dung bài. C1: Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc, Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý. C2: Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người. Cuội đã cứu sống được rất nhiều người, trong đó có con gái của một phú ông, được phú ông gả con cho. C3: Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc vợ vẫn không tỉnh lại nên nặn một bộ óc bằng đất sét, rồi mới rịt lá thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên. C4: Vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa Cuội lên tận cung trăng. C5: Có thể chọn ý a hoặc ý c. c)Luyện đọc lại: 1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, học sinh kể lại được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng. 2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện - Học sinh đọc lại gợi ý trong sách giáo khoa. - GV mở bảng phụ đã viết các tóm tắt mỗi đoạn, mời HS kể mẫu đoạn 1. - Từng cặp học sinh tập kể. Học sinh tiếp nối nhau thi kể. - Ba học sinh thi kể 3 đoạn của câu chuyện trước lớp. - Lớp và giáo viên bình chọn bạn kể đúng yêu cầu. 3/HĐ ứng dụng: - Đọc hoặc kể cho bố mẹ, người thân nghe bài văn để mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau IV/ Đánh giá: GV yêu cầu HS tự đánh giá. GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương. Tự nhiên và Xã hội Tiết: 67 Bề mặt lục địa SGK: 128 Thời gian dự kiến: 35 phút I/Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa. - HS ham thích học. II/ Đồ dùng dạy học: + GV: Các hình trang 128 - 129 sách giáo khoa. + HS: Các hình trang 128 - 129 sách giáo khoa. III/ Các hoạt động dạy học: 1/HĐ cơ bản: a)Khởi động: cả lớp hát bài: - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. HS ghi vở tên bài. b) Hình thành kiến thức: 1/ Biết mô tả bề mặt lục địa Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát hình 1 và trong SGK và trả lời với bạn các câu hỏi ( SGK/ 128 ). Bước 2: Làm việc cả lớp - Một số học sinh trả lời trước lớp. - Giáo viên và học sinh cả lớp bổ sung, hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao ( đồi, núi ), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên ), có những dòng nước chảy ( sông, suối ) và những nơi chứa nước ( ao, hồ ),... * BVMT: Biết bảo vệ môi trường xung quanh. 2/ Nhận biết được suối, sông, hồ * KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, ... Bước 1: Làm việc theo nhóm + Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ. Con suối thường bắt nguồn từ đâu? - Chỉ trên sơ dồ dòng chảy của các con suối, con sông ( dựa vào mũi tên trên sơ đồ ). + Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu? * GDMT biển, đảo: HS có thêm kiến thức về Đại dương, biển. - Các nhóm thực hành như hướng dẫn ở phần “ thực hành” trong SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp - Vài học sinh lên làm thực hành trước lớp - Cả lớp thảo luận, trao đổi ý kiến. * Kết luận: như sgk/129 3/HĐ ứng dụng: - HS biết chia sẻ những điều đã học với cha mẹ, ông bà và những người xung quanh. Để họ nói lên cảm nghĩ của mình, tiết học sau các em chia sẻ với các bạn trong lớp. IV/Đánh giá: GV yêu cầu HS tự đánh giá. GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương. Buổi chiều: Toán Tiết 166 Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( tt ) SGK/ 172 Thời gian dự kiến 35 phút I/ Mục tiêu : - Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm , viết ) các số trong phạm vi 100 000. giải. Giải được bài toán bằng hai phép tính. - HS cần làm được bài tập 1,2,3, bài 4 (cột 1,2). - GD tính cẩn thận, chính xác. II/ Đồ dùng dạy học: + GV: Đáp án các bài tập + HS : VBT III/Hoạt động dạy học: 1/ HĐ cơ bản: a. Khởi động: Chơi trò chơi - GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. HS ghi vở tên bài. 2/HĐ thực hành : * GV tổ chức cho HS tham gia làm bài tập và sửa chữa BT theo nhóm. Bài 1: Tính nhẩm - HS đọc yêu cầu của bài tập. Tự nêu cách nhẩm. Sau đó tự làm VBT. - GV nghiệm thu kết quả và nhắc nhở các nhóm sửa chữa bài. Bài 2: Đặt tính rồi tính - HS đọc yêu cầu của bài tập. Sau đó tự đặt tính và tính vào VBT. - Các nhóm tự kiểm tra kết quả. Báo cáo và sửa chữa bài tập. Bài 3: Bài toán - Học sinh đọc yêu cầu. HS trao đổi tự tìm ra cách giải và làm VBT. - GV kiểm tra và nghiệm thu kết quả. - HS sửa chữa bài tập. Bài giải Số học sinh cầm hoa vàng là: 2450 : 5 = 490 ( học sinh ) Số học sinh cầm hoa đỏ là: 2450 – 490 = 1960 ( học sinh ) Đáp số: 1960 học sinh Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS nêu miệng kết quả và giải thích vì sao chọn đáp án đó. D. 5 7 = 35 ( cái bánh ) 3/HĐ ứng dụng: - HS nắm được nội dung đã học, để áp dụng giải bài tập. Chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp. IV/Đánh giá: - GV yêu cầu HS tự đánh giá. - GV tổng hợp ý kiến đánh, tuyên dương. Luyện Tiếng Việt Thưc hành TV (tiết 1) Thời gian dự kiến: 40 phút I/Mục tiêu : - Đọc truyện Bãi đá cổ Ước mơ của bong bóng trả lời được các câu hỏi. - HS làm bài cẩn thận, chính xác. II/ Đồ dùng dạy học: + GV: Các đáp án bài tập. + HS: VBT. III/ Hoạt động dạy học: 1/Hoạt động cơ bản: a/. Khởi động: b/ Bài mới: - GV GT bài, nêu mục tiêu bài học. - HS ghi vở tên bài. 2/. Hoạt động thực hành: a/ Luyện đọc : . - 1HS đọc mẫu toàn bài: Ước mơ của bong bóng - GV chia bài thành 3 đoạn. - HS đọc tiếp nối trong nhóm. - Trao đổi và thống nhất trong nhóm. - Tổ chức cho nhóm báo cáo và nghiệm thu kết quả. b/ Làm BT *Đáp án : Vào sớm bình minh, nắng mong manh. Rực rỡ, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Giọt nước long lanh, cũng hội tụ bao sắc màu như nó. Kéo dài mãi phút giây được có mặt trên đời. Vì nó có mặt trên đời, cảm nhận được bao điều kì diệu. 3/.Hoạt động ứng dụng: - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau. VI/. Đánh giá: - GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá HT của nhóm trong tiết. - GV tổng hợp ý kiến, đánh giá sự tiến bộ của HS, tuyên dương. Thứ sáu ngày 13 tháng 5 năm 2016 Toán Tiết: 167 Ôn tập về đại lượng (SGK/ 172) Thời gian dự kiến: 40 phút I/ Mục tiêu: - Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học ( độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam). - Biết giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đã học. - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4. - GD HS tính cẩn thận khi làm bài. II/ Đồ dùng dạy học: + GV: Đáp án các bài tập + HS : VBT III/Hoạt động dạy học: 1/ HĐ cơ bản: a. Khởi động: Chơi trò chơi - GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. HS ghi vở tên bài. 2/HĐ thực hành : * GV tổ chức cho HS tham gia làm bài tập và sửa chữa BT theo nhóm. Bài 1: Điền dấu >,< = ? - HS đọc yêu cầu. Trao đổi và thống nhất đáp án. - GV nghiệm thu kết quả và nhắc nhở các nhóm sửa chữa bài. Bài 2: Nhìn hình vẽ rồi viết tiếp vào chỗ chấm + Quả lê cân nặng: + Quả táo cân nặng: . + Quả lê nặng hơn quả táo là: - HS dựa vào hình vẽ và làm vào VBT. Các nhóm BC kết quả và sửa chữa bài. Bài 3: Nhìn đồng hồ và thực hiện từng yêu cầu của BT. - Cá nhân HS nêu đáp án. Thống nhất kết quả và làm VBT. - Các nhóm nêu kết quả và sửa chữa bài tập. Bài 4: Toán giải. - HS đọc yêu cầu. Tự tóm tắt đề toán và tìm ra cách giải. - Đổi chéo vở KT bài trong nhóm. Bài giải Hai quyển vở mua hết số tiền là: 1500 2 = 3000(đồng) Châu còn lại số tiền là: 5000 – 3000 = 2000(đồng) Đáp số: 2000 đồng 3/HĐ ứng dụng: - HS nắm được nội dung đã học, để áp dụng giải bài tập. Chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp. IV/Đánh giá: - GV yêu cầu HS tự đánh giá. - GV tổng hợp ý kiến đánh, tuyên dương. Tự nhiên và Xã hội Tiết: 68 Bề mặt lục địa (tt) SGK: 129 Thời gian dự kiến: 35 phút I/Mục tiêu: - Biết so sánh một số dạng địa hình: giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối. - GDHS yêu mến và bảo vệ thiên nhiên. II/ Đồ dùng dạy học: + GV: Các hình trang 128 - 129 sách giáo khoa. + HS: Các hình trang 128 - 129 sách giáo khoa. III/ Các hoạt động dạy học: 1/HĐ cơ bản: a)Khởi động: cả lớp hát bài: - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. HS ghi vở tên bài. b) Hình thành kiến thức: 1/ So sánh giữa núi và đồi. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát hình 1, 2 trong SGK và trả lời với bạn các câu hỏi ( SGK/ 131 ). Bước 2: Làm việc cả lớp - Một số học sinh trả lời trước lớp. - Giáo viên và học sinh cả lớp bổ sung, hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải. * BVMT: Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người. 2/ So sánh được đồng bằng và cao nguyên; giữa sông và suối. *KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, ... Bước 1: Làm v ... ài học. - HS ghi vở tên bài b) Hình thành kiến thức: * HS thảo luận và ghi chép theo nhóm. Bài 1: Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập . - Học sinh đọc bài (trước lớp, nhóm đôi). Bài 2: Ghi vào sổ tay những ý chính trong bài trên. Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Giáo viên nhắc học sinh: Ghi những ý chính . - Học sinh làm bài vào vở bài tập. - Học sinh lần lượt đọc bài viết của mình. - Cả lớp và giáo viên nhận xét a/Người đầu tiên bay vào vũ trụ: Ga- ga- rin, 12- 4- 1961. b/ Người đâù tiên lên mặt trăng: Am- xtơ- rông, người Mĩ, ngày 21- 7- 1969 c/ Người Việt Nam đâù tiên bay vào vũ trụ:Phạm Tuân, 1980. 3/ HĐứng dụng: - Về kể cho ông bà, bố mẹ, nghe những điều mình vừa học trên lớp để mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với bạn ở tiết học sau. IV/Đánh giá: - GV yêu cầu HS tự đánh giá. - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương. Tập viết Tiết 34 Ôn chữ hoa A, M, N, V ( kiểu 2) Thời gian dự kiến: 40 phút I/ Mục tiêu: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa (kiểu 2): A, M ( 1 dòng), N, V (1 dòng ). Viết đúng tên riêng An Dương Vương (1 dòng) và câu ứng dụng: Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. - KK HS HTT viết đúng và đủ các dòng (TV trên lớp) trong trang vở TV 3. II/ Đồ dùng dạy học: + GV: Mẫu chữ hoa A, M, N, V tên riêng An Dương Vương và câu trên dòng kẻ ô li + HS : VTV, phấn, bảng con. III/ Các hoạt động dạy học: a)Khởi động: Tổ chức trò chơi: - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. - HS ghi vở tên bài. b) Hình thành kiến thức: - HS tìm các chữ hoa có trong bài: A, M, N, V Luyện viết chữ hoa. - HS viết bảng con các chữ hoa theo mẫu vở tập viết. - Nói cho bạn nghe cách viết các chữ hoa theo mẫu vở tập viết. - Các nhóm thảo luận và nêu ý nghĩa từ ứng dụng: An Dương Vương - GV giới thiệu: An Dương Vương là tên một tỉnh ven biển miền Trung. - Học sinh tập viết trên bảng con: An Dương Vương - Giúp HS hiểu nội dung câu: Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. - GV giúp HS hiểu: Câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất. - HS tập viết trên bảng con các chữ: Tháp Mười, Việt Nam. 2/HĐ thực hành: - HS viết vào vở, GV nhắc nhở HS tư thế ngồi, hướng dẫn viết đúng nét, độ cao và khoảng cách các con chữ. - Trình bày câu theo đúng mẫu. - GV theo dõi nhắc nhở các em nhìn mẫu ở VTV để viết, đúng theo mẫu - GV chấm, nhận xét một số bài, tuyên dương các bài viết đẹp. 3/HĐ ứng dụng: - HS về nhà tập viết lại những chữ viết chưa đúng, chưa đẹp theo mẫu ở VTV. Luyện viết thêm ở nhà. IV/Đánh giá: - GV yêu cầu HS tự đánh giá. - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương. Buổi chiều: Luyện toán Thực hành tiết 2 Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu: Ôn cách cân ; tính giá tri biểu thức; diện tích của hình. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt đông dạy học: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Khoanh vào trước câu trả lời đúng: Quả đu đủ cân nặng 800 gam. Quả dứa cân nặng 400 gam; Quả đu đủ nặng hơn quả dứa 400 gam. Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: - HS nhắc lại cách tính sau đó tự làm bài vào VTB. - GV đưa đáp án, HS đổi vở kiểm tra bài bạn. Bài 3: Viết số thích thích hợp vào chỗ chấm: - HS nhắc lại cách tính diện tích diện tích của 1 hình khi biết số ô vuông có trong hình. - HS làm bài cá nhân sau đó báo cáo. Bài 4: HS đọc đề bài, thảo luận nhóm và làm bài. - Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm nhận xét bổ sung. Bài giải Nửa chu vi hình chữ nhật là: 50 : 2 = 25 (cm) Chiều dài hình chữ nhật là: 25 – 9 = 16 (cm) Chu vi hình vuông là: 16 x 4 = 64 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 16 x 9 = 144 (cm2) Đáp số: 64 cm; 144 (cm2) 3/HĐ ứng dụng: - HS nắm được nội dung đã học, để áp dụng giải bài tập. Chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp. IV/Đánh giá: - GV yêu cầu HS tự đánh giá. - GV tổng hợp ý kiến đánh, tuyên dương _________________________ Luyện Tiếng việt Luyện viết chữ đẹp Thời gian dự kiến: 35 phút Thứ tư ngày 14 tháng 5 năm 2014 Luyện Tiếng Việt Tiêt 68 Thực hành TV (tiết 1+2) Thời gian: 35 phút I/ Mục tiêu : - Đọc câu chuyện “ Ước mơ của bong bóng” và làm bài tập. - Trả lời các câu hỏi của bài tập đọc. - Biết viết từ phù hợp vào mỗi bức tranh; điền dấu cấu thích hợp vào ô trống; biết nối những từ ngữ với chủ đề thích hợp. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy học: HS đọc câu chuyện “ Ước mơ của bong bóng” và làm các bài tập. Đáp án: Tiết 1: Vào sớm bình minh, nắng mong manh. Rực rỡ, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Giọt nước long lanh, cũng hội tụ bao sắc màu như nó. Kéo dài mãi phút giây được có mặt trên đời. Vì nó có mặt trên đời, cảm nhận được bao điều kì diệu. Tiết 2: Viết dưới mỗi tấm ảnh mà con người đã làm để trái đất thêm giàu đẹp. H1: chăm sóc cây. H2: trồng hoa. H3: thu dọn rác thải. H4: xậy dựng nhà cửa. H5: Làm đường; H6: chăn nuôi gia súc. Điền vào ô trống dấu chấm hoặc dấu chấm phẩy. Viết hoa lại chữ đầu câu. - GV đọc đoạn văn có ngắt nghỉ rõ ràng để HS phân biệt ý của từng câu sau đó HS tự làm bài; GV nhận xét sưa sai. Nối từ chỉ thiên nhiên đem lại cho con người với chủ đề thích hợp. HS đọc bài thảo luận theo nhóm; làm bài sau đó GV sửa sai. * Củng cố: 1 HS đọc lại bài 2. IV. Bổ sung: Toán Tiết: 169 Ôn tập về hình học (tt) SGK: 174 Thời gian dự kiến: 40 phút I/ Mục tiêu: - Biết tính diện tích các hình chữ nhật, hình vuông và hình đơn giản tạo bởi hình chữ nhật, hình vuông. - Bài tập cần làm: bài 1, bài, 2, bài 3. - GD tính cẩn thận, chính xác. II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài tập 3. III/ Các hoạt động dạy học: 1/Bài cũ: HS sửa chữa lại bài tập về nhà. 2/Bài mới: HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: - Yêu cầu HS đếm số ô vuông 1 cm2 để tính diện tích các hình A, B, C, D. Sau đó tìm 2 hình có DT bằng nhau và hình có DT lớn nhất. - Học sinh tự làm vở bài tập và nêu miệng trước lớp. Bài 2: Giáo viên cho học sinh tự tính chu vi, diện tích mỗi hình rồi so sánh. - Học sinh tự làm vào VBT. GV Chấm, chữa bài. Bài giải a/ Diện tích của mỗi miếng bìa hình vuông là: 2 2 = 4 (cm2) Diện tích của hình vuông hoặc hình chữ nhật là: 16 4 = 64 (cm2) b/ Chu vi của hình vuông là: ( 2 4 ) 4 = 32 (cm) Chu vi của hình chữ nhật là: [( 28 ) + ( 2 2 )] 2 = 40 (cm) Chu vi HCN hơn chu vi HV hoặc chu vi HV kém chu vi hình chữ nhật là: 40 – 32 = 8 (cm) Đáp số: a/ 64 cm2 b/ Hình vuông: 32 cm; Hình chữ nhật: 40 cm; Hơn kém nhau 8 cm. Bài 3: Bài toán HS đọc yêu cầu. GV yêu cầu HS nêu cách tính diện tích của hình H. (Có thể tính theo nhiều cách khác nhau). - HS làm vào VBT. 1 em làm bảng phụ. - Chấm, chữa bài. GV yêu cầu HS đưa ra nhiều cách giải khác nhau. Ví dụ: Bài giải Chia hình H thành 4 hình vuông bằng nhau, mỗi hình có cạnh dài: 3 cm. Diện tích của hình H là: ( 3 3 ) 4 = 36 ( cm2 ) Đáp số: 36 cm2 3/ Củng cố, dặn dò: Hệ thống lại bài tập. Về ôn tập để thi. Nhận xét tiết học. IV/ Bổ sung: .. Thủ công Tiết: 34 Ôn tập chủ đề Đan nan Thời gian dự kiến: 35 phút I/ Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng đan nan. - Làm được một sản phẩm vừa học. - Hứng thú với giờ học thủ công. II/ Đồ dùng dạy học: GV: một số mẫu HS đã làm trước. HS: giấy màu, keo, kéo. III/ Các hoạt động dạy học: 1/Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 2/Bài mới: HĐ1: Học sinh nêu lại các bài đã học - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc - Giáo viên nhận xét và hệ thống lại: Đan nong mốt, Đan nong đôi. HĐ2: HS nêu lại cách thực hành - HS nhắc lại các dụng cụ - Học sinh nêu lại thực hành - Cá nhân nêu lại. Lớp nhận xét HĐ3: HS thực hành - HS làm bài mình yêu thích. - HS làm GV quan sát hướng dẫn HS yếu. - Tổ chức cho học sinh trưng bày, nhận xét và đánh giá sản phẩm. - GV đánh giá sản phẩm của học sinh và tuyên dương những sản phẩm đẹp. 3/ Củng cố, dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập của học sinh. - Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau. - Nhận xét tiết học. IV/ Bổ sung: . Luyện từ và câu Tiết 34 Từ ngữ về thiên nhiên. Dấu chấm, dấu phẩy sgk/ 135 Thời gian dự kiến: 40 phút I/ Mục tiêu: - Nêu được một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên (BT1, BT2). - Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3). II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1, 2. - Bút + 3 tờ phiếu khổ to viết truyện vui trong bài tập 3. III/ Các hoạt động dạy học: 1/Bài cũ: - GV cho HS làm lại bài tập của tiết trước. 2/Bài mới: GV giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Theo em, thiên nhiên đem lại cho con người những gì? - Hai HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV hướng dẫn - HS làm theo nhóm - Chấm, chữa bài. Lời giải: a/ Trên mặt đất: cây cối, hoa lá, rừng, núi, muông thú, sông ngòi, ao, hồ, biển cả, thực phẩm nuôi sống con người (gạo, rau, quả, cá, tôm,.. ) b/ Trong lòng đất: mỏ than, mỏ dầu, mỏ vàng, mỏ sắt, kim cương, đá quý,... Bài 2: Con người đã làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm ? - HS đọc yêu cầu của BT. - GV hướng dẫn, HS làm theo nhóm. - Chấm, chữa bài. Lời giải: + Xây dựng nhà cửa, đền thờ, lâu đài, cung điện, những công trình kiến trúc lộng lẫy,... + Xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trường, sáng tạo ra máy bay, tàu thuỷ, tàu du hành vũ trụ,... + Xây trường học để dạy dỗ con em thành người có ích..... Bài 3: Em chọn dấu châm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống. - HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài cá nhân. - GV theo dõi, giúp đỡ HS nhắc HS nhớ viết hoa chữ cái đầu đứng sau dấu chấm. Mời 3 tốp học sinh ( mỗi tốp 4 em ) lên bảng thi làm bài tiếp sức. - Lớp và giáo viên phân tích, nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV nhắc HS nhớ lại những từ ngữ vừa học ở bài tập 1, 2; kể lại truyện vui Trái Đất và Mặt Trời. - Làm lại các bài tập ở SGK. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. IV/ Bổ sung:.. .
Tài liệu đính kèm: