Giáo án chi tiết Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 24 - Trần Minh Hưng

Giáo án chi tiết Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 24 - Trần Minh Hưng

 I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

a) Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: leo lẻo, chang chang, đối đáp.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

- Giọng đọc phù hợp với với từng nhân vật trong câu truyện.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: hốt hoảng, vùng vẫy, tức cảnh, leo lẻo, cứng cỏi.

c) Thái độ:

 - Giáo dục Hs có đức tính mạnh dạn, tự tin trong công việc.

B. Kể Chuyện.

 - Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự của câu chuyện ; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.

 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 * HS: SGK, vở.

 III/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát. (1)

2. Bài cũ: Chương trình xiếc đặc sắc. (4)

- Gv mời 2 em đọc quảng cáo:

+ Cách trình bày quãng cáo có gì đặc biệt ( về lời văn trang trí) ?

- Gv nhận xét bài.

3. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1)

 Giới thiiệu bài – ghi tựa:

 4. Phát triển các hoạt động. (28)

 

doc 17 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 04/07/2022 Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chi tiết Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 24 - Trần Minh Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 tháng 02 năm 2005
Chào cờ
TUẦN 24
Tập đọc – Kể chuyện
Đối đáp với vua
 I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
Kiến thức: 
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: leo lẻo, chang chang, đối đáp.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
Kỹ năng: Rèn Hs
Giọng đọc phù hợp với với từng nhân vật trong câu truyện.
Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: hốt hoảng, vùng vẫy, tức cảnh, leo lẻo, cứng cỏi.
Thái độ: 
 - Giáo dục Hs có đức tính mạnh dạn, tự tin trong công việc.
B. Kể Chuyện.
 - Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự của câu chuyện ; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Chương trình xiếc đặc sắc. (4’)
- Gv mời 2 em đọc quảng cáo:
+ Cách trình bày quãng cáo có gì đặc biệt ( về lời văn trang trí) ?
- Gv nhận xét bài.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv đọc diễm cảm toàn bài.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- Gv mời Hs giải thích từ mới: leo lẻo, chang chang, đối đáp.
 - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Bốn nhóm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn.
+ Một Hs đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnnh ở đâu?
- Hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời:
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
+ Cậu bé làm gì để thực hiện mong muốn đó?
- Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 3, 4. Thảo luận câu hỏi:
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
+ Vua ra đối thế nào?
+ Cao Bá Quát đối lại thế nào?
- Gv nhận xét, chốt lại: Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp .
- Gv yêu cầu 4 Hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
- Một Hs đọc cả bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Hs sắp xếp các bức tranh và dựa vào tranh minh họa kể lại câu chuyện .
- Gv cho Hs quan sát các tranh, và yêu cầu Hs sắp xếp lại các bức tranh.
- Gv mời 4 Hs tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện.
- Một hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
HT:
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs lắng nghe.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
4 Hs đọc 4 đoạn trong bài.
Hs giải thích các từ khó trong bài. 
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Bốn nhón đọc ĐT 4 đoạn.
Một Hs đọc cả bài.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
HT:
Hs đọc thầm đoạn 1.
Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây.
Hs đọc thầm đoạn 2
Cao Bá Quát mong muốn nhìn rõmặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần.
Cậu nghĩ ra cách làm ầm ĩ, náo động, cởi quần áo xuống sông tắm, làm cho quân lính hốt hoảng bắt trói cậu. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới.
Hs đọc đoạn 3, 4.
Vì vua thấy Cao Bá Quát tự xưng là học trò muốn thử tài cậu,cho cậu có cơi hội chuộc tội.
Nước trong treo trẻo, cá đớp cá.
Trơì nắng chang chang, người trói người.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
HT:
Hs thi đọc diễn cảm truyện.
Ba Hs thi đọc 3 đoạn của bài.
Một Hs đọc cả bài.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
HT:
Hs quan sát tranh.
Hs sắp xếp các bức tranh.
Theo thứ tự: 3 – 1 – 2 – 4.
4 Hs kể lại 4 đoạn câu chuyện.
Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hs nhận xét.
5. Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Em vẽ Bác Hồ.
Nhận xét bài học.
Tập viết
Ôn chữ hoa R – Phan Rang
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa R .Viết tên riêng “Phan Rang” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị:	* GV: Mẫu viết hoa R.
	 Các chữ Phan Rang và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: (4’)
- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nê vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động: (28’)
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ R hoa.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ R
- Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát.
- Nêu cấu tạo các chữ chữ R.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng.
Luyện viết chữ hoa.
 - Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài: P(Ph), R.
 - Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chư õ : R, P.
- Gv yêu cầu Hs viết chữ P, R vào bảng con.
Hs luyện viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: 
Phan Rang .
 - Gv giới thiệu: Phan Rang là tên thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận.
 - Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ.
Xem cầu Thê Húc, thăm chùa Ngọc sơn.
- Gv giải thích các địa danh: Kiếm Hồ tức là Hồ Gươm ở trung tâm Hà Nội. Cầu Thê Húc bắc từ Bờ Hồ dẫn vào đền Ngọc Sơn. Ca ngợi cảnh đẹp của Hồ Gương.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
- Gv nêu yêu cầu:
 + Viết chữ R: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết chữ Ph, H: 1 dòng.
 + Viế chữ Phan Rang: 2 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu ca dao 2 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là P. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- Gv công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Trực quan, vấn đáp.
HT:
Hs quan sát.
Hs nêu.
PP: Quan sát, thực hành.
HT:
Hs tìm.
Hs quan sát, lắng nghe.
Hs viết các chữ vào bảng con.
Hs đọc: tên riêng : Phan Rang.
.
Một Hs nhắc lại.
Hs viết trên bảng con.
Hs đọc câu ứng dụng:
Hs viết trên bảng con các chữ: Rủ, Bây. 
PP: Thực hành, trò chơi.
HT:
Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Hs viết vào vở
PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi. 
HT:
Đại diện 2 dãy lên tham gia.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.(1’)
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Ôn chữ S.
Nhận xét tiết học.
Anh văn
BÀI 47
Giáo viên bộ môn giảng dạy
* Rút kinh nghiệm: 
Tập đọc:	
Toán:	
Tập viết:	
Anh văn
BÀI 48
Giáo viên bộ môn giảng dạy
Chính tả
Nghe – viết : Đối đáp với vua
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Nghe và viết chính xác , trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài “ Đối đáp với vua” .
- Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu. 
Kỹ năng: Làm đúng bài tập chính tả, điền vào chỗ trống chứa tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc thanh hỏi, thanh ngã theo nghĩa đã cho.
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.	 
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. (4’)
- Gv gọi Hs viết các từ bắt đầu bằng chữ l/n hoặc ut/uc.
- Gv nhận xét bài thi của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
Phát triển các hoạt động: (28’)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết .
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + hai vế đối trong đoạn chính tả viết như thế nào?
+ Những từ nào trong bài viết hoa ?
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: 
- Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
- Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viế ... ời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
PP:Trực quan, thảo luận, giảng giải, thực hành.
HT:
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs làm bài.
Hai nhóm lên bảng chơi tiếp sức.
Cả lớp đọc bảng từ của mỗi nhóm.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT:
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs cả lớp làm bài cá nhân.
5 Hs lên bảng thi làm bài.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về tập làm lại bài: 
Chuẩn bị : Nhân hóa. Oân cách đặt và TLCH “ Vì sao?”.
Nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 03 tháng 03 năm 2005
Tập đọc
Tiếng đàn
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu nội dung bài: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh
- Hiểu được các từ ngữ mới trong bài . 
 b) Kỹ năng:
 - Rèn cho Hs đúng các từ dễ phát âm sai. 
 - Biết đọc chính xác các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại.
c) Thái độ: Rèn Hs lòng biết ơn những người có công với đất nước.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. 
	* HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Mặt trời mọc ở đằng . Tây ! (4’)
	- GV kiểm tra 2 Hs đọc bài thơ đọc thuộc lòng bài thơ: “Mặt trời mọc ở đằng . Tây ! ”.
 + Câu thơ của người bạn Pu-sin có gì vô lí?
 + Pu-sin đã chữa thơ giúp bạn như thế nào?
 - GV nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu, đoạn văn.
Gv đọc diễm cảm toàn bài.
- Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng câu .
- Gv viết lên bảng: vi-ô-lông, ắc-sê.
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc từng câu của bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
- Giúp hs giải nghĩa các từ ngữ trong SGK.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1. Trả lời câu hỏi:
 + Thủy làm những việc gì để chuẩn bị vào phòng thi ?
+ Những từ nào miêu tả âm thanh của cây đàn?
+ Cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì?
- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 2, trao đổi theo nhóm. Câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn?
- Gv nhận xét, chốt lại: Vài cánh ngọc lan êm ái tụng xuống mặt đất mát rượi ; lũ trẻ dưới đường rủ nhau đi thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa ; dân chài đang tung lưới bắt cá
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Mục tiêu: Giúp các em củng cố lại bài.
- Gv hưỡng dẫn Hs đoạc đoạn văn tả âm thanh của tiếng đàn.
- Gv yêu cầu 4 Hs thi đọc đoạn văn.
- Gv yêu cầu 2 Hs thi đọc cả bài.
- Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
HT:
Học sinh lắng nghe.
Hs quan sát tranh.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc đồng thanh.
Hs tiếp nối nhau đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Hs giải nghĩa từ.
2 Hs tiếp nối đọc 2 đoạn trước lớp.
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải.
HT:
Hs đọc thầm đoạn 1.
Thủy nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.
Trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.
Thủy rất cố gắng, tập trung vào việc thể hiện bảng nhạc – vầng trán tái đi. Thủy rung động với bảng nhạc – gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn
Hs đọc thầm đoạn 2.
Hs trao đổi theo nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT:
Hs đọc.
4 Hs thi đọc đoạn văn.
Hai Hs thi đọc cả bài.
Hs cả lớp nhận xét.
5.Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi.
Chuẩn bị bài: Hội vật.
Nhận xét bài cũ.
Chính tả
Nghe – viết : Tiếng đàn
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn “ Tiếng đàn.”
 b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập tìm các từ chỉ hoạt động có tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc mang thanh hỏi, thanh ngã.
c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Ba, bốn băng giấy viết BT2.
 Bảng phụ viết BT3.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
1) Khởi động: Hát. (1’)
 2) Bài cũ: “ Đối đáp với vua”. (4’)
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ n/l.
Gv và cả lớp nhận xét.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
4) Phát triển các hoạt động: (28’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc 1 lần bài văn.
Gv giải thích từ: Quốc hội, Quốc ca.
Gv mời 2 HS đọc lại bài .
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa ?
+ Đoạn viết có mấy câu?
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai:mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh. 
Gv đọc và viết bài vào vở.
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
 - Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
 - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
 - Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 tốp Hs thi điền nhanh Hs
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Bắt đầu bằng âm s : sung sướng sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, so sánh, song song, sòng sọc.
+ Bắt đầu bằng âm x : xôn xao, xào xạc, xốn xang, xộc xệch, xao xuyến, xinh xắn, xanh xao, xông xênh, xúng xính.
+ Mang thanh hỏi: đủng đỉnh, rủng rỉnh, lủng củng, tủm tỉm, chủng chẳng, thỉnh thoảng.
+ Mang thanh ngã: rỗi rãi, võ về, bỗ bã, dễ dãi, lễ mễ.
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
HT:
Hs lắng nghe.
Hs xem ảnh nhạc vĩ Văn Cao - người sáng tác Quốc Ca Việt Nam.
Hai Hs đọc lại.
Hs trả lời.
Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh nhớ và viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi.
HT:
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
3 tốp Hs lên bảng thi làm nhanh .
Hs nhận xét
Cả lớp chữa bài vào VBT.
5. Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Nghe – kể : Người bán quạt may mắn
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs
- Biết nhe kể câu chuyện “ Người bán quạt may mắn” .
b) Kỹ năng: 
- Nhớ và kể lại câu chuyện một cách mạnh dạng tự nhiên.
c) Thái độ: 
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. 
 Tranh ảnh minh họa.
 * HS: VBT, bút.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật. (4’)
- Gv gọi 2 Hs đọc lại bài viết về buổi biểu diễn nghệ thuật của mình.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động: (28’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
Mục tiêu: Giúp các em biết nghe và kể lại đúng câu chuyện.
- Gv kể chuyện.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài và các gợi ý .
- Gv yêu cầu Hs quan sát tranh minh họa trong SGK.
- Kể xong lần 1, Gv hỏi:
+ Bà lão bán quạt gặp ai và bà phàn nàn điều gì ?
+ Oâng Vương Hi Chi viết chữ vàonhững chiếc quạt để làm gì? 
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
- Sau đó Gv kể chuyện lần 2, lần 3 cho Hs nghe.
* Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện.
- Gv yêu cầu lớp chia nhóm tập kể lại câu chuyện.
- Gv mời đại diện các nhóm lên thi kể chuyện.
- Gv mời từng cặp hs kể
- Gv mời 4 – 5 Hs thi kể trước lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại.
- Gv nhận xét, tuyên dương những bạn kể tốt.
- Gv hỏi: Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi?
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
HT:
Hs đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
Hs quan sát tranh minh họa.
Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn.
Vì ông tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp, nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt.
Vì mọi người nhận ra nét chữ , lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:
Các nhóm tập kể lại câu chuyện.
Từng cặp Hs kể .
Hs thi kể chuyện.
Hs lắng nghe.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs: Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ những người nghèo khổ.
 5 Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Kể về lễ hội.
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_tieng_viet_lop_3_tuan_24_tran_minh_hung.doc