Giáo án chi tiết Tự nhiên Xã hội Lớp 3 - Tuần 31, Tiết 2: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất

Giáo án chi tiết Tự nhiên Xã hội Lớp 3 - Tuần 31, Tiết 2: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

 2. Kĩ năng: So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời: Trái Đất lớn hơn Mặt trăng. Mặt trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

 

docx 3 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chi tiết Tự nhiên Xã hội Lớp 3 - Tuần 31, Tiết 2: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tự nhiên Xã hội tuần 31 tiết 2
Mặt Trời Là Vệ Tinh Của Trái Đất
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
	2. Kĩ năng: So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời: Trái Đất lớn hơn Mặt trăng. Mặt trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (12 phút)
- Hát đầu tiết.
- 2 em lên kiểm tra bài cũ.
- Nhắc lại tên bài học.
* Mục tiêu : Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
* Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời với bạn theo các gợi ý sau :
- HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời theo nhóm đôi.
+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+ Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái đất ( Cùng chiều hay ngược chiều). 
+ Nhận xét độ lớn của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. 
Bước 2 :
- GV gọi vài HS trả lời câu hỏi trước lớp. 
- Vài HS trả lời câu hỏi trước lớp. 
- GV bổ sung, hoàn thiện câu trả lời của HS.
Kết luận : Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
b. Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái đất (12 phút)
* Mục tiêu: Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái đất. Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái đất. 
* Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV giảng cho HS cả lớp biết : Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh. 
- HS nghe giảng.
- GV hỏi : Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái đất ?
 - HS trả lời.
- GV mở rộng cho HS biết : Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.
- HS nghe giảng.
- Đối với HS khá giỏi : GV giải thích cho HS biết tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về phía Trái đất : Mặt Trăng vừa chuyển độïng xung quanh Trái đất nhưng cũng vừa tự quay quanh nó. Chu kì (khoảng thời gian quay được một vòng) của hai chuyển động này gần băng nhau và đều theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ cực Bắc).
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Mặt Trời như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái đất.
- HS vẽ theo yêu cầu.
- HS trao đổi, nhận xét sơ đồ theo cặp.
Kết luận : Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất nên được gọi là vệ tinh của Trái đất. 
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chi_tiet_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_tuan_31_tiet_2_mat_tr.docx