Giáo án chi tiết Tự nhiên Xã hội Lớp 3 - Tuần 33, Tiết 2: Bề mặt Trái Đất

Giáo án chi tiết Tự nhiên Xã hội Lớp 3 - Tuần 33, Tiết 2: Bề mặt Trái Đất

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương.

 2. Kĩ năng: Nói tên và chỉ được vị trí của 6 châu lục và 4 đại dương trên bản đồ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* MT: Giúp học sinh biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển, là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người (bộ phận).

* BĐ: Giúp học sinh có thêm kiến thức về Đại dương, biển; liên hệ giáo dục chủ quyền Biển Đông và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa (liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

 

docx 3 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chi tiết Tự nhiên Xã hội Lớp 3 - Tuần 33, Tiết 2: Bề mặt Trái Đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tự nhiên Xã hội tuần 33 tiết 2
Bề Mặt Trái Đất
(MT + BĐ)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. 
	2. Kĩ năng: Nói tên và chỉ được vị trí của 6 châu lục và 4 đại dương trên bản đồ.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* MT: Giúp học sinh biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển, là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người (bộ phận).
* BĐ: Giúp học sinh có thêm kiến thức về Đại dương, biển; liên hệ giáo dục chủ quyền Biển Đông và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (12 phút)
- Hát đầu tiết.
- 2 em lên kiểm tra bài cũ.
- Nhắc lại tên bài học.
* Mục tiêu : Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương. 
* Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình 1 SGK trang 126.
- HS chỉ theo yêu cầu.
Bước 2 :
- GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu (màu xanh lơ hoặc xanh lam thể hiện phần nước). 
- HS theo dõi.
- GV hỏi : Nước hay đất chiếm phần lớn trên bề mặt Trái Đất ?
- HS trả lời.
Bước 3 :
- GV giải thích một cách đơn giản kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh để HS biết thế nào là lục địa, thế nào là đại dương.
- HS nghe giải thích.
- Lục địa : Là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.
- Đại dương : Là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.
* MT: Giúp học sinh biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển, là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.
b. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm (12 phút)
* Mục tiêu : Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới. Chỉ được 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS làm việc với nhau theo gợi ý : 
- HS làm việc trong nhóm theo gợi ý. 
+ Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hiình 3.
+ Có mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.
+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ . Việt Nam ở châu lục nào ?
Bước 2 :
- GV gọi một số nhóm lên trình bày kết quả làm viêc của nhóm mình.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV hoặc HS sửa chữa và hoàn chỉnh phần trình bày.
* BĐ: Giúp học sinh có thêm kiến thức về Đại dương, biển; liên hệ giáo dục chủ quyền Biển Đông và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chi_tiet_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_tuan_33_tiet_2_be_mat.docx