A. Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : chong chóng, trong trẻo, con trăn, cái chăn
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
Tiết này cô và các con cùng nghe – viết : Vầng trăng quê em. Sau đó làm bài tập Phân biệt : r/ d/ gi; ât/ ăc
2. Hướng dẫn HS viết
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị
Đọc đoạn viết
Hướng dẫn tìm hiểu bài viết, nhận xét chính tả
- Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào? (Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy nắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già, thao thức như canh gác trong đêm.)
- Bài chính tả gồm mấy đoạn? Chữ đầu mỗi đoạn được viết như thế nào? (Bài được tách làm 2 đoạn – 2 lần xuống dòng, chữ đầu dòng viết hoa, lùi vào 1 ô.)
Viết tiếng, từ dễ lẫn : mát rượi, hàm răng , .
2.2 HS viết bài vào vở
2.3 Chấm, chữa bài
Phân môn: Chính tả Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011 Tiết : Vầng trăng quê em Phân biệt : r/d/gi; ăt/ ăc Tuần : 17 Lớp : 3A3 I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng viết chính tả + Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Vầng trăng quê em. + Làm đúng các bài tập điền các tiếng chứa âm, vần dễ lẫn (d/ gi/ r hoặc ăc/ ăt) II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu. Bảng lớp viết sẵn BT2. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng 3’ A. Kiểm tra bài cũ : - Viết các từ : chong chóng, trong trẻo, con trăn, cái chăn * PP kiểm tra, đánh giá - GV đọc. - HS viết vào bảng con - HS khác nhận xét. - GV đánh giá. 32’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Tiết này cô và các con cùng nghe – viết : Vầng trăng quê em. Sau đó làm bài tập Phân biệt : r/ d/ gi; ât/ ăc * PP trực tiếp - GV nêu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài. - HS mở SGK, ghi vở. 2. Hướng dẫn HS viết 2.1 Hướng dẫn chuẩn bị ã Đọc đoạn viết ã Hướng dẫn tìm hiểu bài viết, nhận xét chính tả - Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào? (Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy nắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già, thao thức như canh gác trong đêm.) - Bài chính tả gồm mấy đoạn? Chữ đầu mỗi đoạn được viết như thế nào? (Bài được tách làm 2 đoạn – 2 lần xuống dòng, chữ đầu dòng viết hoa, lùi vào 1 ô.) ã Viết tiếng, từ dễ lẫn : mát rượi, hàm răng , ... 2.2 HS viết bài vào vở 2.3 Chấm, chữa bài * PP vấn đáp - 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt. - GV đọc từ dễ lẫn, HS viết vào bảng con. - 1 HS đọc lại. - GV đọc - HS viết. - GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết. - HS đọc, soát lỗi. - GV chấm, nhận xét một số bài 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2: Em chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống rồi ghi lời giải đố: (dì/ gì/, rẻo/ dẻo/, ra/ da, duyên/ ruyên) Cây gì gai mọc đầy mình Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên Vừa thanh, vừa dẻo, lại bền Làm ra bàn ghế, đẹp duyên bao người? (Là cây mây) (gì/ rì, díu dan, ríu ran) Cây gì hoa đỏ như son Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền Tháng ba, đàn sáo huyên thuyên Ríu ran đến đậu đầy trên các cành? ( Là cây gạo) - Cây mây: Loại cây có thân đầy gai, có thể dài 4 đến 5 mét, mọc thành từng bụi, thường dùng để đan thành bàn, ghế. * PP luyện tập– thực hành - 1 HS đọc yêu cầu và câu đố. - Cả lớp làm bài. - 1 HS chữa miệng. - HS khác nhận xét, giải nghĩa từ. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, khái quát. - Cả lớp đọc lại các đoạn thơ. 4’ C. Củng cố – dặn dò - Tìm từ có tiếng : ra / da/ gia - Cách chơi : + GV ghi tiếng cần ghép lên bảng + 4 tổ xếp hàng thi viết nối tiếp + Trong vòng 2 phút, tổ nào viết được nhiều từ đúng hơn sẽ chiến thắng. - Dặn dò - Chú ý rèn chữ, viết đúng chính tả - Tự làm phần b của bài 2 * Trò chơi - GV giới thiệu cách chơi. - HS chơi. - HS nhận xét kết quả. - GV nhận xét tổng kết trò chơi . - GV nhận xét tiết học, dặn dò. - HS thu vở. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: