* Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng. Rèn kĩ năng nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn viết.
- Gv đọc mẫu đoạn văn, 1 Hs đọc lại và tổ chức cho Hs tìm hiểu nội dung đoạn viết:
+ Bài học mà Ngựa Con rút ra là gì? (Đừng bao giờ chủ quan.)
+ Đoạn văn có mấy câu? (3 câu)
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa? (Các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu như: vốn, khi và tên nhân vật: Ngựa Con.)
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm và gạch chân những từ khó, dễ viết sai. Hs nêu từ khó.
- Gv ghi bảng.
- Gv hướng dẫn luyện viết đúng:
+ Khoẻ: Tiếng khoẻ gồm âm kh, vần oe, thanh hỏi đặt trên đầu âm -> đọc là khỏe.
+ Giành: Tìm từ phân biệt giành khác dành.
+ Mải ngắm: có nghĩa là gì? (có nghĩa là nhìn đi nhìn lại một cách chăm chú.)
- Gv cho 2 – 3 Hs đọc lại những từ khó vừa phân tích.
- Gv cho Hs viết lại từ khó vào bảng con. Hs kiểm tra nhau.
- Gv nhắc nhở tư thế ngồi viết chính tả.
- Gv đọc cho Hs viết bài, theo dõi uốn nắn Hs.
- Gv đọc bài cho Hs soát lỗi.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC PHÂN MÔN CHÍNH TẢ (Nghe – viết) CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Quyên Giáo sinh thực hiện: Trần Thị Hường I. MỤC TIÊU: - Nghe – viết đúng đoạn tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng. Làm đúng các BT phân biệt dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: dấu hỏi/dấu ngã. - Rèn kĩ năng nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn viết. - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, tự hoàn thành bài viết của mình; rèn tính cẩn thận, chính xác cho học sinh. - Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh. II. Chuẩn bị - Gv: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2b. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học. - Gv tổ chức cho Hs hát bài hát “Lớp chúng mình”. - Gv giới thiệu và ghi tựa bài. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe – viết * Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng. Rèn kĩ năng nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn viết. - Gv đọc mẫu đoạn văn, 1 Hs đọc lại và tổ chức cho Hs tìm hiểu nội dung đoạn viết: + Bài học mà Ngựa Con rút ra là gì? (Đừng bao giờ chủ quan.) + Đoạn văn có mấy câu? (3 câu) + Những chữ nào trong đoạn viết hoa? (Các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu như: vốn, khi và tên nhân vật: Ngựa Con.) - Gv yêu cầu Hs đọc thầm và gạch chân những từ khó, dễ viết sai. Hs nêu từ khó. - Gv ghi bảng. - Gv hướng dẫn luyện viết đúng: + Khoẻ: Tiếng khoẻ gồm âm kh, vần oe, thanh hỏi đặt trên đầu âm -> đọc là khỏe. + Giành: Tìm từ phân biệt giành khác dành. + Mải ngắm: có nghĩa là gì? (có nghĩa là nhìn đi nhìn lại một cách chăm chú.) - Gv cho 2 – 3 Hs đọc lại những từ khó vừa phân tích. - Gv cho Hs viết lại từ khó vào bảng con. Hs kiểm tra nhau. - Gv nhắc nhở tư thế ngồi viết chính tả. - Gv đọc cho Hs viết bài, theo dõi uốn nắn Hs. - Gv đọc bài cho Hs soát lỗi. - Gv tổ chức cho Hs trao đổi vở để soát lỗi. Gv kiểm tra 5 quyển vở của học sinh. - Hs trả vở về cho nhau và tổng hợp số lỗi. - Gv nhận xét, nhắc nhở và tuyên dương. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập * Mục tiêu: Làm đúng các BT phân biệt dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: dấu hỏi/dấu ngã. - Gv nêu lí do chọn bài tập 2b. - Gv tổ chức cho Hs làm bài vào sgk, 1 Hs lên bảng làm bài vào bảng phụ. - Hs trình bày bài làm, các bạn khác nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, kết luận. - Gv cho 1 – 2 Hs đọc đoạn văn vừa hoàn thành. - Gv hỏi từ “hiệp sĩ” có nghĩa là gì? (Người có sức mạnh và lòng hào hiệp, hay bênh vực kẻ yếu, cứu giúp người hoạn nạn) - Giáo viên hỏi: Nội dung của đoạn văn là gì? (Vẻ đẹp của Hạng A Cháng. Hạng A Cháng là một người rất yêu lao động.) * Hoạt động tiếp nối: - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu những HS viết sai từ 5 lỗi về nhà viết lại bài. - Chuẩn bị tiết sau, bài chính tả (nhớ – viết): Cùng vui chơi
Tài liệu đính kèm: