Giáo án chuẩn kiến thức - Tuần 17 Lớp 3

Giáo án chuẩn kiến thức - Tuần 17 Lớp 3

TIẾT 1 - 2: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Mồ côi xử kiện

I. Mục đích yêu cầu:

A. TẬP ĐỌC

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các từ ngữ: vùng quê nọ, chủ quan, không mưa, thản nhiên, tuy chưa hiểu, tuyên bố.

- Biết cách đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa từ: công đường, bồi thường , mồ côi.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ côi, Mồ côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức - Tuần 17 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ hai ngày 15 tháng 12 năm 2008
Tiết 1 - 2: Tập đọc - Kể chuyện
Mồ côi xử kiện
I. Mục đích yêu cầu: 
A. Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: vùng quê nọ, chủ quan, không mưa, thản nhiên, tuy chưa hiểu, tuyên bố.
- Biết cách đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa từ: công đường, bồi thường , mồ côi.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ côi, Mồ côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.
B. Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện: Mồ côi xử kiện, kể tự nhiên, phân biệt các lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng nghe.
II. Đồ dùng dạy- học.
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học. 
A. Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện: Ba điều ước.
- Hỏi: Nếu có 3 điều ước, em sẽ ước những gì?
- GV và HS nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV
Họat động của HS
*HĐ1: Luyện đọc.
a. GV đọc diễn cảm toàn bài: Đọc phân biệt lời các nhân vật.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng câu:
+ GV giúp HS đọc đúng các tiếng khó. 
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
GV giúp HS hiểu nghĩa từ: mồ côi, công đường, bồi thường.
GV nhắc HS nghỉ đúng hơi.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm:
+ Đọc đồng thanh. 
*HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
+ Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân?
+ Khi bác nông dân nhận có hít mùi thơm của thức ăn trong quán, Mồ côi phán thế nào?
 + Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử?
+ Tại sao Mồ côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
+ Mồ côi đã nói gì để kết thúc phiên toà?
GV: Mồ côi xử thật tài tình, công bằng...
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện?
*HĐ3: Luyện đọc lại:
- GV và HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. 
- Lắng nghe quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
- Đọc nối tiêp từng câu.
- 3 HS đọc 3 đoạn của bài.
- HS đọc trong nhóm 
- 3 nhóm nối tiếp nhau đọc ĐT 3 đoạn. 1 HS đọc cả bài.
- Đọc thầm đoạn 1.
+ Chủ quán, bác nông dân, Mồ côi.
+ Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
- 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
+ Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
+ Bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan toà phân xử.
+ Bác giảy nảy lên: Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền.
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 2, 3
+ Mới đủ số tiền 20 đồng.
+ Bác này đã bồi thường cho đủ số tiền cho chủ quán: Một bên “hít mùi thịt”, một bên “nghe tiếng bạc” thế là công bằng.
Vị quan toà thông minh, phiên xử thú vị, Bẽ mặt kẻ tham lam, ăn “hơi” trả “tiếng”, ...
- 1 HS khá, giỏi đọc đoạn 3.
- 2 tốp (mỗi tốp 4 em) đọc phân vai.
B. Kể chuyện
Hoạt động của GV
Họat động của HS
* GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ kể lại toàn bộ câu chuyện:
* Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- GV nhận xét, lưu ý cách kể đơn giản, ngắn gọn theo tranh. Có thể kể sáng tạo thêm từ của mình.
- GV và HS nhận xét các bạn thi kể chuyện. Bình chọn bạn kể hay nhất.
3. Củng cố , dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Về kể lại chuyện.
- Quan sát 4 tranh minh hoạ của câu chuyện.
- 1 HS kể mẫu đoạn 1.
- HS quan sát tranh 2, 3, 4 nêu nội dung từng tranh.
- 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện.
- 1 HS kể toàn chuyện.
- 2 HS nêu nội dung chuyện: Ca ngợi chàng Mồ côi thông minh, xử kiện giỏi, bảo vệ được người lương thiện.
Tiết 3: Toán
Tính giá trị biểu thức (Tiếp)
I. Mục tiêu : Giúp học sinh: Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.
II. Các HĐ dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở BT ở nhà của HS.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*HĐ1: Củng cố quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc:
- GV viết biểu thức: 30 + 5 : 5
- Hỏi: Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 rồi mới chia cho 5 sau, ta có thể kí hiệu như thế nào?
- GV: Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau, người ta thêm kí hiệu dấu ngoặc đơn ( ) vào như sau: (30 + 5 ) : 5.
- GV: Nếu BT có dấu ngoặc đơn thì trước tiên phải thực hiện phép tính trong ngoặc.
- GVHD cách đọc: “mở ngoặc, 30 cộng 5, đóng ngoặc chia cho 5”.
- GV nêu cách tính, viết bảng:
(30 + 5) : 5 = 35 : 5
 = 7
- GV viết BT: 3 x (20 - 10)
- GV ghi theo lời của HS :
3 x (20 - 10) = 3 x 10 
 = 30
*HĐ 2: Thực hành.
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
- GV: Củng cố lại cách tính, cho HS nhận xét kết quả của 2 bài.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
- GV: Củng cố cách làm từng dạng toán.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Giải toán.
GV: Củng cố lại các bước làm theo 2 cách.
+ Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc qui tắc áp dụng và làm tính tốt hơn.
- Nêu thứ tự thực hiện tính: Thực hiện phép tính chia 5 : 5 trước, rồi thực hiện phép cộng sau.
- Khoanh vào 30 + 5 ...
- Nêu cách làm: Thực hiện phép tính trong ngoặc trước.
- 1HS lên làm, lớp làm bảng con (vở nháp). 
1số HS nêu cách thực hiện tính.
Tiếp tục 1số HS nêu: Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện phép tính trong ngoặc.
- 1 HS đọc , lớp đọc lại quy tắc.
- Làm bài vào vở, chữa bài.
- 4 HS lên làm, lớp nhận xét, 1số HS nêu lại cách làm.
a) 25 - (20-10) = 25-10
 = 15
b) 125 + (13+7) =125 +20
 = 145
+ 4HS lên làm, 2 HS đọc bài của mình, 1số HS nêu cách làm.
a) (65 + 15) x 2 = 80 x 2 
 = 160
b) (74 - 14) : 2 = 60 : 2 
 = 30
+ 2 HS lên bảng làm, 1 số HS đọc bài của mình, lớp nhận xét.
Bài giải
C1: Số quyển sách trong mỗi tủ là:
240 : 2 = 120 (quyển)
Mỗi ngăn có số quyển sách là:
120 : 4 = 30 (quyển)
 ĐS : 30 quyển.
C2: 2 tủ có số ngăn là:
4 x 2 = 8 (ngăn)
Mỗi ngăn có số quyển sách là:
240 : 8 = 30 (quyển).
 ĐS : 30 quyển
.............................................................................	
 Thứ ba ngày 16 tháng 12 năm 2008	
Tiết 1: Tự nhiên và Xã hội
An toàn khi đi xe đạp
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Sau bài học, biết 1 số qui định đối với người đi xe đạp.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Các hình SGK trang 64, 65.
III. Hoạt động dạy - học.
1. Kiểm ttra bài cũ: Hỏi: Cuộc sống sinh hoạt chủ yếu của làng quê và đô thị khác nhau ở điểm nào?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*HĐ1: Quan sát tranh theo nhóm:
+ Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, HS hiểu ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông.
+ Cách tiến hành:
B1: Làm việc theo nhóm:
- GV chia mỗi bàn HS là 1 nhóm.
B2: Trình bày.
*HĐ2: Thảo luận nhóm:
+ Mục tiêu: HS thảo luận để biết luật giao thông đối với người đi xe đạp.
+ Cách tiến hành:
B1: GV chia nhóm: 1 bàn HS là 1 nhóm.
Hỏi: Đi xe đạp thế nào cho đúng luật giao thông.
B2: Trình bày.
GV nêu tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông.
Kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.
*HĐ3: Chơi trò chơi: Đèn xanh đèn đỏ.
+ Mục tiêu: Thông qua trò chơi nhắc nhở HS có ý thức chấp hành luật giao thông.
+ Cách tiến hành
B1: Chuẩn bị.
B2: Trưởng trò hô.
- GV phát hiện HS làm sai phải hát 1 bài
3. Củng cố, dặn dò:
Hỏi: Khi đi xe đạp trên đường ta phải đi như thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Thực hiện tốt khi đi xe đạp.
- Các nhóm quan sát hình trang 64,65 SGK chỉ và nói người nào đi đúng, người nào đi sai.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm thảo luận, nêu câu trả lời.
- Một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải.
Đèn xanh: Cả lớp quay tròn 2tay.
Đèn đỏ: Để tay ở vị trí chuẩn bị.
- Cần đi bên phải, không đi vào đường ngược chiều ...
............................................................................................................
Tiết 2: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.
- áp dụng tính giá trị biểu thức vào việc điền dấu > < =.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nêu lại qui tắc: Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
- GV và HS nhận xét, sửa sai.
2. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT:
- GV giao bài, HS nêu lại các yêu cầu bài tập.
- Giúp HS hiểu yêu cầu BT.
*HĐ2: HS làm bài và chữa bài.
Bài 1: Tính giá trị của BT:
GV nêu củng cố cho HS cách thực hiện.
Bài 2: Tính giá trị của BT:
- GV nêu lại cách làm.
Bài 3: >, <, =?
Bài 4: Xếp hình:
+ Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố , dặn dò.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Ôn và nhớ cách tính giá trị của biểu thức.
- Đọc thầm yêu cầu, 4 HS nêu yêu cầu của 4 BT.
- Làm vào vở, sau đó chữa bài.
- 4 HS sinh lên chữa bài, lớp nhận xét, 1 số HS nêu cách làm.
a) 238 - (55 - 35) = 238 – 20
 = 218
b) 84 : (4:2) = 84 : 2
 = 42
- 4 HS lên làm, 1số HS đọc lại bài của mình. 1 số nêu cách thực hiện.
a) (421 – 200) x 2 = 221 x 2
 = 442
 421 – 200 x 2 = 421 – 400
 = 21
b) 90 + 9 : 9 = 90 + 1 
 = 91
 (90 + 9) : 9 = 99 : 9
 = 11
- HS so sánh kết quả của 2 cách trình bày.
- 2 HS lên làm, 1 số HS nhận xét, nêu lí do điền dấu
(12 + 11) x 3 .>.. 45
11 + (52 – 22) .>.. 41
- HS lấy hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán để ghép thành hình cái nhà.
.........................................................................................
Tiết 3: Chính tả
Bài 1 - Tuần 17
I. Mục đích yêu cầu: 
Rèn luyện kĩ năng viết chính tả.
1. Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp đoạn văn: Vầng trăng quê em.
2. Làm đúng bài tập điền các tiếng chứa âm, vần dễ lẫn (d/ gi/r; ăc/ăt) vào chỗ trống.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng lớp viết bài tập a, b.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con 1 số từ ở bài tập 2a tiết 2 tuần 16.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*HĐ1: Hướng dẫn HS nghe - viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn văn 1 lần
+ Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào?
+ Bài chính tả gồm mấy đoạn?
+ Chữ đầu mỗi đoạn được viết như thế nào?
b. GV đọc lần 2.
-  ... c dưới đây:
- GV và HS nhận xét.
a. Chú bé Mến trong chuyện: Đôi bạn.
b. Anh Đom đóm.
c. Chàng Mồ côi trong chuyện: Mồ côi xử kiện.
d. Chủ quán trong truyện: Mồ côi xử kiện.
*HĐ2: Ôn mẫu câu: Ai thế nào?
Bài tập 2: Đặt câu theo mẫu: Ai thế nào? 
- GV chấm bài đúng.
*HĐ3: Ôn dấu phẩy.
Bài tập 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
- GV và HS nhận xét, chốt ý đúng.
- GV củng cố cách dùng dấu phẩy ngăn cách các ý trong câu.
+ GV chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Về xem lại các bài tập đã làm.
- Đọc thầm, nêu yêu cầu của bài tập
- Trao đổi theo cặp và làm bài vào vở.
- 4 HS lên làm, 1 số HS đọc bài của mình.
- Dũng cảm, tốt bụng, không ngần ngại cứu người, biết sống vì người khác...
- Chuyên cần, chăm chỉ, tốt bụng...
- Thông minh, tài trí, công minh, biết bảo vệ lẽ phải, biết giúp đỡ người bị oan uổng,...
- Tham lam, dối trá, xấu xa, vu oan cho người, ...
+ Nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc mẫu SGK. 1 HS đặt câu.
- Lớp làm bài tập. Tiếp nối 4,5 HS lên làm bài
a. Bác nông dân rất chăm chỉ...
b. Bông hoa trong vườn thật tươi tắn...
c. Buổi sớm mùa đông lạnh buốt.
+ Đọc thầm, nêu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên làm:
a. ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b. Nắng cuối thu vàng óng, dù giữa trưa cũng dìu dịu.
c. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
..................................................................................
Tiết 2: Toán
Hình chữ nhật
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
Bước đầu có khái niệm về hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh và góc), từ đó biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh và góc).
II. Đồ dùng dạy- học:
- Các mô hình có dạng hình chữ nhật và một số hình khác không là hình chữ nhật.
- Ê-ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài dạy mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
*HĐ1: Giới thiệu hình chữ nhật:
- GV vẽ sẵn hình chữ nhật ABCD trên bảng lớp và giới thiệu: Đây là hình chữ nhật ABCD.
- GV lấy ê-ke để kiểm tra 4 góc và nêu: HCN có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông.
Lấy thước đo các cạnh của HCN:
+ Các cạnh của hình chữ nhật như thế nào?
+ Hình chữ nhật có những đặc điểm nào?
- GV đưa 1 số hình là hình chữ nhật hoặc không là hình chữ nhật.
*HĐ 2: Thực hành:
Bài 1: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình chữ nhật? (SGK)
GV: yêu cầu HS cho biết vì sao em biết đó là hình chữ nhật?
Bài 2: Đo rồi cho biết độ dài các cạnh của mỗi hình chữ nhật vào sau: (SGK)
Bài 3: Tìm chiều dài, chiều rộng của mỗi hình chữ nhật có trong hình vẽ bên (DC = 4cm, BN = 1cm, NC = 2cm): (SGK)
Bài 4: Kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào mỗi hình sau để được hình chữ nhật: (SGK)
+ Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
Hỏi: Hình chữ nhật có những đặc điểm nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Về tìm thêm trong thực tế những đồ vật là hình chữ nhật.
Quan sát.
- Hai “cạnh dài” có độ dài bằng nhau: AB = CD.
- Hai “cạnh ngắn” có độ dài bằng nhau: AD = BC.
- Có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
- Nhận biết hình nào là hình chữ nhật, hình nào không phải là hình chữ nhật. Tìm đồ vật có hình chữ nhật trong thực tế.
- HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài.
- Nêu miệng hình nào là hình chữ nhật:
- HS nêu: có 4 góc vuông, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
+ HS đo rồi nêu miệng kết quả.
+ 2 HS lên bảng làm, 1 số HS nêu bài làm của mình, lớp nhận xét.
+ 2 HS lên bảng kẻ, lớp kẻ vào vở.
- HS trả lời.
......................................................................................
Tiết 3: Chính tả
Bài 2 - tuần 17
I. Mục đích yêu cầu: 
Rèn luyện kĩ năng viết chính tả.
1. Nghe, viết dúng chính tả, trình bày sạch, đẹp đoạn cuối bài: Âm thanh thành phố. Viết hoa đúng các tên riêng Việt Nam và nước ngoài, các chữ phiên âm: Hải, Cẩm Phả, Hà Nội, ánh trăng, Bét-tô-ven, Pi-a-nô.
2. Làm đúng các bài tậptìm từ có tiếng có vần khó( ui/uôi), chứa tiếng bắt đầu bằng d/ gi/ r (hoặc có vần ăc/ ăt) theo nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng lớp viết 2 lần bài tập1. Phần cho HS ghi lời giải BT2.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, lớp viết vở nháp 5 chữ bắt đầu bằng d/ gi/ r.
- GV và HS nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
*HĐ1: Hướng dẫn HS nghe-viết:
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc lần 1 đoạn chính tả.
+ Trong đoạn văn có những chỗ nào viết hoa?
- Bét-tô-ven viết hoa mình chữ cái đầu, giữa các chữ có gạch nối.
Lưu ý HS viết đúng phiên âm: Pi-a-nô.
b) GV đọc cho HS viết bài:
- GV đọc lần 2.
- GV quan sát, hướng dẫn cách trình bày, cách viết cho HS.
- GV đọc lần 3.
c) Chấm, chữa bài.
*HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 1: Ghi vào chỗ trống trong bảng:
GV và HS nhận xét, kết luận đội thắng.
Sửa lỗi phát âm cho HS.
Bài 2: Tìm và viết vào chỗ trống các từ:
GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng d, g, hoặc g có nghĩa như sau:
b. Chứa tiếng có mẫu vần ăc hoặc ăt có nghĩa như sau ...
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về đọc lại BT2 ghi nhớ chính tả, đọc lại bài tập đọc: Thư gửi bà để chuẩn bị cho tiết tập làm văn viết thư gửi bạn kể những điều em biết về thành thị, nông thôn 
- 3 HS đọc lại, lớp theo dõi.
- Chữ đầu đoạn, đầu câu: Hải, Mỗi, Anh: các địa danh: Cẩm Phả, Hà Nội; tên người VN: Hải; tên người nước ngoài: Bét-tô-ven; tên tác phẩm: ánh trăng.
- Đọc thầm bài viết, ghi vở nháp những chữ dễ mắc lỗi.
- Chép bài vào vở.
- Soát lỗi, chữa lỗi.
- 1 HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Làm bài cá nhân. 2 tổ, mỗi tổ 3 HS lên bảng thi làm bài.
- Đọc thầm, nêu yêu cầu BT. HS làm bài cá nhân
- 2 HS lên làm, 1 số HS nêu bài của mình, lớp nhận xét.
- Giống, ra, dạy.
- bắc, ngắt, đặc.
............................................................................
 Thứ sáu ngày 19 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: Tập làm văn
Tuần 17
I. Mục đích, yêu cầu: 
Rèn kĩ năng viết:
- Dựa vào nội dung bài TLV miệng tuần 16, HS viết được 1 lá thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị( hoặc nông thôn). Thư trình bày đúng thể thức, đủ ý (Em có những hiểu biết về thành thị hoặc nông thôn nhờ đâu? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu? Điều gì khiến em thích nhất?).
- Dùng từ đặt câu đúng.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng lớp viết trình tự mẫu lá thư (T83,SGK).
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS làm miệng BT1, 2 tiết TLV tuần 16.
- GV và HS nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV hướng dẫn cách trình bày đúng theo trình tự 1 lá thư, nội dung hợp lí.
*HĐ2: HS làm bài:
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
- GV chấm điểm, nhận xét 1 số bài.
- 2HS đọc nội dung BT, lớp đọc thầm.
- 2 HS nhìn bảng lớp đọc trình tự của mẫu lá thư.
- 1 HS đọc đoạn mẫu đoạn đầu lá thư của mình.
- HS làm bài vào vở BT.
- Một số HS đọc thư trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về ôn lại các bài TĐ, HTL để tuần sau kiểm tra lấy điểm.
...................................................................................................
Tiết 2: Toán
Hình vuông
I. Mục têu: Giúp học sinh:
- Nhận biết hình vuông qua đặc điểm về cạnh và góc của nó.
- Vẽ hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông).
II. Đồ dùng dạy- học:
- Mô hình bằng hình vuông.
- Ê ke, thước kẻ (cho GV và HS).
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Hỏi: Dựa vào đặc điểm nào để ta xác định được hình chữ nhật? (4 góc vuông, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau).
- HS trả lời, GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*HĐ1: Giới thiệu hình vuông.
- GV vẽ hình vuông lên bảng và giới thiệu, đây là hình vuông ABCD.
Hỏi: Quan sát các em thấy hình vuông có những đặc điểm nào?
- GV dùng êke để kiểm tra 4 góc. Dùng thước để kiểm tra 4 cạnh.
- GV vẽ sẵn 1 số hình tứ giác lên bảng.
Hỏi: Hình vuông là hình như thế nào?
*HĐ2: Thực hành:
Bài 1: trong các hình dưới đây, hình nào là hình vuông?
GV giải thích những hình không phải là hình vuông.
Bài 2: Đo rồi cho biết đo độ dài cạnh của mỗi hình vuông sau.
Bài 3: Kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào mỗi hình sau để được hình vuông.
- GV lưu ý cách kẻ để có 4 cạnh bằng nhau.
Bài 4: Vẽ hình theo mẫu:
+ Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về tìm vật có dạng hình vuông trong thực tế.
- Quan sát hình.
- Có 4 góc vuông, 4 cạnh bằng nhau
- Quan sát nêu hình nào là hình vuông.
- Liên hệ các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông (khăn mùi soa, viên gạch hoa lát nền...)
- Là hình có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.
- HS quan sát SGK nêu miệng hình nào là hình vuông, hình nào không phải là hình vuông và lí do.
- HS đo rồi nêu miệng độ dài và cạnh hình vuông.
- 2HS lên làm bài, lớp nhận xét.
- 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở, lớp nhận xét.
Tiết 3: luyện viết
	Bài 17
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách viết chữ hoa (viết đúng mẫu, đều nét ...). 
- Viết tên riêng, và đoạn thơ ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ (Chữ đứng nét đều, chữ nghiêng nét thanh đậm). 
II. Chuẩn bị: Mẫu chữ viết hoa. Tên riêng và đoạn thơ ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy học:
*Bài mới: Giới thiệu bài: Ôn lại cách viết chữ N hoa và từ, câu ứng dụng. 
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ1: HD hs viết trên bảng con: 
a. Luyện viết chữ viết hoa: 
- Yêu cầu hs mở vở luyện viết, tìm các chữ viết hoa có trong bài.
- Yêu cầu hs nêu cấu tạo chữ.
- HS cho hd quan sát chữ mẫu, phân tích cấu tạo rồi hướng dẫn hs viết.
b. Luyện viết từ, câu ứng dụng: 
- Luyện viết từ ứng dụng:
- Nhận xét. 
- HD HS viết đoạn thơ ứng dụng.
*HĐ2: HD hs viết bài vào vở luyện viết:
- Nhắc hs tư thế ngồi, viết đúng mẫu chữ. 
*HĐ3: Chấm chữa bài:
- GV thu vở chấm, nhận xét và sửa kỹ từng bài. Rút kinh nghiệm cho hs.
* GV củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học.
- HS tìm nêu các chữ viết hoa. 
- HS nêu. 
- Theo dõi - viết bảng con theo yêu cầu.
- HS đọc từ ứng dụng rồi viết bảng con. Nhận xét.
- HS đọc đoạn thơ. Nêu cách viết.
- HS viết vào vở luyện viết theo yêu cầu của GV.
...................................................................................................
Hết tuần 17

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 17.doc