Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 12

Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 12

Tập đọc

 Nắng phương Nam

I/. Mục tiêu:

A – Tập đọc.

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

+ Đọc đúng các từ ngữ: nắng phương Nam, Uyên, ríu rít, sững lại, vui lắm, lạnh, reo lên, xoắn xuýt, sửng sốt,.

+ Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

+ Hiểu nghĩa các từ khó: sắp nhỏ, lòng vòng, xoắn xuýt sửng sốt.

- Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi 2 miền Nam– Bắc

 

doc 40 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2007
Tập đọc
 Nắng phương Nam 
I/. Mục tiêu:
A – Tập đọc.
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
+ Đọc đúng các từ ngữ: nắng phương Nam, Uyên, ríu rít, sững lại, vui lắm, lạnh, reo lên, xoắn xuýt, sửng sốt,...
+ Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
+ Hiểu nghĩa các từ khó: sắp nhỏ, lòng vòng, xoắn xuýt sửng sốt.
Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi 2 miền Nam– Bắc
B – Kể chuyện.
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý trong SGK kể lại từng đoạn của câu chuyện và toàn bộ truyện.. 
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II/. Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: ảnh hoa mai, hoa đào; Bảng phụ. 
Học sinh: Sách Tiếng Việt.
III/. Các hoạt động dạy và học:
T.G
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I. Kiểm tra bài cũ:
3 hs đọc TL bài: “Vẽ quê hương”.
- GV nhận xét, cho điểm.
30’
II. Bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài mới: 
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu:
- Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu đến hết bài, kết hợp luyện phát âm từ khó.
- GV theo dõi sửa sai cho HS
- Đọc từng đoạn: HS đọc từng đoạn theo hướng dẫn của GV, kết hợp giải nghĩa từ khó.
- GV cho hs xem tranh hoa đào, hoa mai.
- 3 H/s đọc nối tiếp đoạn.
- HS luyện đọc theo nhóm 3 lần lượt từng hs đọc 1 đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
A. Luyện đọc:
- Nắng, ríu rít, sững lại, vui lắm, lạnh, reo lên, xoắn xuýt, sửng sốt
- Nè,/ sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy?//
- Tụi mình đi lòng vòng/ ... cho Vân.//
- Những dòng suối hoa/ ...trắng xoá.//
Tìm hiểu bài: 
- 1 hs đọc cả bài.
B. Tìm hiểu bài
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cho HS đọc thầm đoạn 1.
+ Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2.
+ Uyên và các bạn đi chợ hoa vào ngày tết để làm gì?
+ Các bạn chọn quà gì?
+ Vì sao các bạn lại chọn quà đó?
+Nghe đọc thư Vân , các bạn ước mong điều gì?( gửi cho Vân ít nắng phương Nam).
- 1 HS đọc câu hỏi 5 trong sgk.
- Chọn tên khác cho truyện
- Hs thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện 1 số cặp trả lời: 
+ Chọn Câu chuyện cuối năm ( vì xảy ra vào cuối năm).
+ Chọn Tình bạn (vì câu chuyện ca ngợi tình bạn gắn bó, thân thiết của các bạn thiếu nhi MN với các bạn thiếu nhi MB).
* GV chốt lại nội dung bài.
+ Đi chợ hoa vào ngày 28 tết.
+ Chọn quà gửi cho Vân.
+ Một cành mai.
+ Đặc trưng cho tết ở miền Nam.
* Tình bạn gắn bó, thân thiết của các bạn thiếu nhi MN với các bạn thiếu nhi MB.
4. Luyện đọc lại:
- Đọc mẫu đoạn 2
- GV chia nhóm và luyện đọc theo vai trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc bài theo vai. Lớp nhận xét. GV nhận xét, cho điểm.
 Kể chuyện ( 20’)
2’
1. GV nêu nhiệm vụ:
18’
5’
2. Kể từng đoạn theo tranh.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn câu hỏi gợi ý.
- Chọn 3 hs khá kể mẫu trước lớp từng đoạn của câu chuyện.
3. Kể trong nhóm: Mỗi nhóm 3 hs lần lượt kể từng đoạn trong nhóm.
4. Kể trước lớp: 
- 2 nhóm hs thi kể . Lớp theo dõi, nhận xet, bình chọn nhóm kể hay nhất.
- GV tuyên dương nhóm kể tốt.
 Củng cố và dặn dò
- Điều gì làm em xúc động nhất trong câu truyện trên?
- HS tự do phát biểu.
Chuyện xảy ra vào lúc nào?
Uyên và các bạn đi đâu?
Vì sao mọi người sững lại? 
 - Cuối cùng các bạn quyết định mua quà gì?
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại truyện cho người thân nghe.
Chính tả
 Chiều trên sông Hương
I. Mục đích yêu cầu:
 Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Nghe viết chính xác đoạn văn: Chiều trên sông Hương.
- Viết đúng các tiếng có vần khó dễ lẫn (oc/ooc), giải câu đố. 
II.Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên: Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập 2.
 * Học sinh:	 Vở chính tả.
III.Các hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của GV -HS
Nội dung
5’
I. Kiểm tra bài cũ
- 2 hs lên bảng viết các từ ngữ: trời xanh, dòng suối, ánh sáng, xứ sở.
- Dưới lớp viết vào giấy nháp.
- GV nhận xét, cho điểm.
30’
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung. 
1. Hướng dẫn chính tả
a)GV đọc toàn bài 1 lượt. 2hs đọc lại.
+ Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào
trên sông Hương?
(Khói thả nghi ngút cả 1 vùng tre trúc trên
mặt nước; tiếng lanh canh của thuyền chài gõ
cá). 
b)Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa?
c) HD viết từ khó
- HS nêu từ khó. 4 HS lên bảng viết.
- Cả lớp viết vào giấy nháp. HS đọc lại các từ vừa tìm được.
d) Viết chính tả: HS nghe, viết.
+ Luyện viết chữ khó:
- lạ lùng, nghi ngút, tre trúc,vắng lặng.
e) Soát lỗi
g) Chấm chữa 5 đến 7 bài – nhận xét.
- H/s tự chữa lỗi.
- GV treo bảng phụ. 1 h/s nêu yêu cầu.
- Hs làm việc cá nhân.
- 1 hs lên bảng làm. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1 hs đọc y/c. GV treo tranh minh hoạ.
- Hs tự làm bài. 3 hs nêu lời giải.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
2. Luỵên tập
*Bài tập 2: Điền vào chỗ trống oc hay ooc?
- Con sóc, mặc quần soóc, cần cẩu móc hàng, kéo xe rơ- moóc.
*Bài tập 3: Viết lời giải câu đố
a) Lời giải: trâu - trầu - trấu
5’
Củng cố dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức bài.
- Nhận xét tiết học.
-Về học TL câu đố.
Tập đọc
Cảnh đẹp non sông 
I/. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 + Đọc đúng các từ ngữ: non sông, Kì Lừa, la đà, mịt mù, quanh quanh, hoạ đồ, Đồng Nai, lóng lánh.
 + Biết ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
 + Giọng đọc biểu lộ niềm tự hào về cảnh đẹp ở các miền đất nước.
Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
+ Hiểu được các địa danh trong bài qua chú thích.
+ Cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.
Học thuộc lòng bài thơ
II/. Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ.
Học sinh: Sách Tiếng Việt
III/. Các hoạt động dạy và học: 
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I - Kiểm tra bài cũ:
- 3 h/s nối tiếp kể lại câu chuyện: “Nắng phương Nam” và TLCH.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, cho điểm.
30’
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc
1. Luyện đọc
a) Đọc mẫu: GV đọc diễn cảm bài thơ.
b)Hướng dẫn h/s đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
- H/s đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ.
- Luyện phát âm.
- 1 hs đọc lại câu 1. HD hs ngắt gịong cho đúng nhịp thơ.
- Đọc từng khổ thơ
- HS đọc chú giải để tìm hiểu nghĩa từ mới: Tô Thị, Tam Thanh, Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Gia Định.
- HS đọc bài trong nhóm 4.
- 3 nhóm thi đọc bài trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Cả lớp đọc đông thanh cả bài.
- non sông, Kì Lừa, la đà, mịt mù, quanh quanh, hoạ đồ, Đồng Nai, lóng lánh.
- Đồng Đăng/ có phố Kì Lừa,/
Có nàng Tô Thị,/ có chùa Tam Thanh.//
Đường ...Nghệ/ ... quanh/
Non xanh....biếc/ như... đồ//
3. Tìm hiểu bài 
2. Tìm hiểu bài
- 1 hs đọc cả bài.
+ Mỗi câu ca dao nói đến 1 vùng. Đó là những vùng nào? 
- H/s nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
+ Mỗi vùng có cảnh đẹp gì?. 
+ Theo em ai đã giữ gìn, tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?
- HS thảo luận theo cặp rồi trả lời. 
* GV chốt lại: 
- Tô Thị, Tam Thanh, Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Gia Định...
* Cha ông ta từ muôn đời nay đã dày công bảo vệ, gữi gìn, tôn tạo cho non sông đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.
Học thuộc lòng bài thơ
- GV đọc mẫu cả bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS tự học thuộc lòng. 
- HS thi đọc thuộc lòng: Mỗi hs đọc TL câu ca dao mình thích.
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay.
- GV nhận xét, tuyên dương những hs đã thuộc bài.
3. Luyện đọc thuộc lòng 
5’
III. Củng cố và dặn dò
-Nhận xét giờ học.
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài thơ.
- Sưu tầm các câu ca dao nói về cảnh đẹp quê hương mình.
-HS nêu cảm nghĩ
Luyện từ và câu
 Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh 
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái.
 2. Tiếp tục học về phép so sánh (so sánh hoạt động với hoạt động).
II. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên: Bảng lớp viết bài 1
 * Học sinh: Vở bài tập.
 III. Các hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I - Kiểm tra bài cũ:
- 2 h/s lên bảng làm miệng bài tập 2 và 4
- Lớp nhận xét. 
- GV nhận xét, cho điểm.
II – Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Hướng dẫn làm bài tập
12’
- 1 h/s đọc nội dung bài tập. 
- Hs làm vào vở bài tập.
- 1hs lên bảng làm bài. Lớp nhận xét.
- Hoạt động chạy của chú gà con được miêu tả bằng cách nào? Vì sao có thể miêu tả như thế?
* GV nhấn mạnh: đây là cách so sánh hoạt động với hoạt động.
* Bài tập 1: Đọc khổ thơ và trả lời câu hỏi:
Con mẹ đẹp sao
 Những hòn tơ nhỏ
 Chạy như lăn tròn
 Trên sân, trên cỏ.
bắc ngang dòng kênh
lao băng băng trên sông
Con thuyền cắm cờ đỏ
Cây cầu làm bằng thân dừa
10’
10’
- 1 h/s đọc nội dung bài tập. 
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn trích, suy nghĩ để tìm những hoạt động được so sánh với nhau. 
- Hs làm vào vở.
- 3 hs lên bảng thi làm bài nhanh.
- Lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng Nhận xét và cho diểm hs.
- 3 - 4 h/s đọc lại lời giải đúng.
- 1 hs đọc đề bài.
- GV chia lớp thành 2 đội
- GV tổ chức cho hs chơi “xì điện” đội nào trả lời nhanh và đúng đội đó thắng.
- GV tổng kết cuộc chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- HS làm bài vào vở bài tập.
* Bài tập 2: Gạch chân dưới các câu thơ câu vănn có hoạt động được so sánh với nhau:
a) Chân đi như đập đất.
b) Tàu (cau) vươn tay như tay vẫy.
c) ... đậu quanh thuyền lớn như nằm quanh bụng mẹ. 
* Bài tập 3: Chọn từ ngữ thích hợp ở 2 Avà B để ghép thành câu:
Những ruộng lúa... đã trổ bông.
Những chú voi... chào khán giả.
Cây cầu ... dòng kênh.
Con thuyền ... trên sông.
3’
III - Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại những nội dung vừa học
- Nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh học tốt.
 Tập viết
 Ôn chữ hoa: H 
I.Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết chữ hoa H. Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết tên riêng bằng cỡ chữ nhỏ: Hàm Nghi.
- Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
II.Tài liệu và phương tiện: : 
Giáo viên: 	Mẫu chữ viết hoa H, N, V
Tên riêng và câu tục ngữ viết sẵn trên bảng lớp.
Học sinh: 	Vở tập viết, bảng con, phấn
III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
 - 1 h/s ... 2: Thảo luận theo cặp.
+ Các biện pháp đề phòng.
- Các cặp trình bày kết quả thảo luận.
+ GVKL:
Hoạt động 3
- Cần làm gì nếu xảy ra cháy?
- HS thảo luận nhóm.
2. Thiệt hại do cháy và cách phòng cháy khi ở nhà.
a) Thiệt hại:
- Làm thiệt hại của cải của XH.
- Gây chết người.
- Làm cho người bị tật như bỏng, gãy chân, tay...
- Làm tắc nghẽn giao thông.
b) cách phòng cháy khi ở nhà.
- Xắp xếp các thứ gọn gàng.
- Để xa các vật dễ cháy ra xa lửa.
- Đun nấu xong phải tắt lửa.
3. Cần làm gì nếu xảy ra cháy?
- Nhờ người lớn giúp để dập cháy.
- Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GVKL:
5’
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: “Một số hoạt động ở trường”.
Tự nhiên và xã hội
 Một số hoạt động ở trường 
I - Mục đích, yêu cầu :
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của các môn học đó.
- Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường.
II - Đồ dùng dạy học :
 Giáo viên Các hình trong sách giáo khoa (trang 46, 47)
 Học sinh : Sách giáo khoa.
III - Hoạt động dạy và học
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
10’
 * Hoạt động 1: 
Bước 1: Hoạt động cả lớp. 
- Hàng ngày em đến trường , đến lớp để làm gì?
- ở lớp, ở trường em được học những môn gì?.
- Trong từng hoạt động đó, HS làm gì? GV làm gì?
Bước 2: Trình bày trước lớp.
- HS trả lời. Các hs khác theo dõi, bổ sung.
- GV nhận xét câu trả lời của hs.
+ GVKL:
1. Các môn học và các hoạt động học
a) Các môn học: Toán, T.Việt, thể dục, đạo đức...
b) Các hoạt động:Trong giờ học, GV dạy kiến thức, HS thảo luận nhóm, trao đổi HT, làm bài...
10’
* Hoạt động 2: Làm việc theo tổ học tập
2. Tìm hiểu các hoạt động trong SGK
Bước 1: Thảo luận nhóm
- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một bức tranh trong SGK và nói về các hoạt động đang diễn ra của các bạn hs trong ảnh.
Bứơc 2: Báo cáo kết quả thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- GV nhận xét câu trả lời của hs, bổ sung.
+ GVKL:
- Anh 1: Giờ TNXH, các bạn hs đang quan sát cây hoa hồng.
- Anh 2: Giờ kể chuyện, các bạn hăng hái phát biểu.
- Anh 3: Giờ đạo đức, các bạn đang thảo luận nhóm.
- Anh 4: Giờ thủ công, các bạn đang trưng bày sản phẩm.
- Anh 5: Giờ toán, các bạn đang làm bài tập.
- Anh 6: Giờ thể dục, các bạn đang tập thể dục.
+ Mỗi giờ học khác nhau có những hoạt động đặc trưng khác nhau.
5’
5’
* Hoạt động 3: Trò chơi: Đoán tên môn học.
- GV phổ biến luật chơi, cách chơi.
 - HS chơi. GV tổng kết cuộc chơi.
Củng cố dặn dò:
 Sinh hoạt lớp 
I - Mục đích, yêu cầu :
- Học sinh phát huy được những thành tích, thấy được những thiếu sót để sửa chữa.
- Phát động phong trào thi đua tuần tới.
- Vui chơi tập thể, gây tình cảm thân ái, đoàn kết.
II - Đồ dùng dạy học :
Giáo viên: Tập hợp các thành tích, các thiếu sót của h/s trong tuần để nêu gương và nhắc nhở.
Học sinh : Các tổ trưởng và cán bộ lớp chuẩn bị báo cáo
III - Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
10’
- GV nêu nội dung chính của buổi sinh hoạt.
- HS thảo luận nhanh để thống nhất 1 số ưu, nhược điểm của tổ mình.
Hoạt động 1:
+ Tổ trưởng từng tổ lần lượt nêu 1 số mặt tốt, gương tốt, thành tích qua theo dõi thi đua của sao đỏ của tổ mình.
+ Nêu 1 số tồn tại cần rút kinh nghiệm.
Sinh hoạt theo chủ điểm: Thầy cô và mái trường
1. Tổng kết tuần
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
5’
15’
- Lớp trưởng báo cáo, tổng kết chung.
- GV nhận xét, tuyên dương tổ, cá nhân xuất sắc.
Hoạt động 2
- Phát động phong trào thi đua học tập chăm ngoan mừng ngày 20- 11.
 Hoạt động 3: văn nghệ chào mừng ngày 20-11
- Khen:
+ Cá nhân:
+ Tổ xuất sắc:
2. Phát động thi đua
3. Văn nghệ chào mừng ngày 20-11
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2007
Thể dục
 Ôn các động tác đã học của bài thể dục 
 phát triển chung 
I/. Mục tiêu: 
Ôn 6 ĐT vươn thở, tay, chân, lườn, bung, toàn thân của bài TDPT chung. Y/c HS biết và thực hiện được Đ/T tương đối chính xác.
 - Chơi trò chơi “Kết bạn”. Y/c HS biết cách chơi & chơi đúng luật, chủ động.
II/.Địa điểm phương tiện:
 Sân chơi sạch , an toàn, còi, kẻ vạch cho trò chơi.
III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Phần
Nội dung
 SLVĐ
 Phương pháp
SL
TG
Mở
đầu
- Tập trung hs.
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động.
2’
3’
- Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc.
- Lớp trưrởng điều hành báo cáo sĩ số 
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc.
-Trò chơi “ Chẵn lẻ”.
Cơ
bản
- Ôn tập 6 động tác đã học :
-Vươn thở, tay, chân, lườn, bụngvà toàn thân.
-Trò chơi “Kết bạn”
2l
2x8
10’
8’
8’
- GV điều khiển HS tập theo đội hình hàng ngang. 
- Chia tổ ôn luyện 6 ĐT đã học.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi tập giữa các tổ. Lớp nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương tổ tập đúng, đều, đẹp.
- HS thực hành chơi theo sự hướng dẫn của GV.
- Y/c các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết.
- Tổng kết cuộc chơi: Những em lẻ 3 lần nắm tay nhau chạy quanh lớp 2 vòng, vừa chạy, vừa hát.
Kết
thúc
- Thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- Nhận xét tiết học.
- Bài về nhà: Ôn các ĐT đã học.
2’
1’
1’
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2007
Thể dục
Động tác nhảy của bài thể dục
 phát triển chung 
I/. Mục tiêu:
-	Ôn 6 ĐT vươn thở, tay, chân, lườn,bụng, toàn thân của bài TDPT chung. Y/c HS biết và thực hiện được Đ/T tương đối chính xác.
- Học ĐT nhảy. Yêu cầu thực hiện ĐT cơ bản đúng.
 - Chơi trò chơi “Ném trúng đích”. Y/c HS biết cách chơi & chơi đúng luật và 
	 chủ động.
II/.Địa điểm phương tiện:
 S ân chơi sạch , an toàn, còi, kẻ vạch cho trò chơi. 
 III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Phần
Nội dung
 SLVĐ
Phương pháp
SL
TG
Mở
đầu
- Tập trung hs.
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động
-Trò chơi “ Chẵn lẻ”.
2’
1’
3’
- Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc.
- Lớp trưởng điều hành báo cáo sĩ số. 
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân trường.
-Trò chơi “ Chẵn lẻ”.
Cơ
bản
- Ôn tập 6 động tác đã học :
+Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân.
-Học ĐT nhảy
-Trò chơi “Ném trúng đích”
2l
2x8
2 l
2x8
10’
8’
7’
- GV điều khiển HS thực hành.
- Lớp tập theo đội hình hàng ngang. GV quan sát uốn nắn.
- GV làm mẫu, phân tích, HS làm theo mẫu.
- Cán sự lớp hô, hs tập. GV theo dõi, sửa sai.
- HS thực hành chơi theo hướng dẫn của GV.
- Tổng kết cuộc chơi.
Kết
thúc
- Thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- Nhận xét tiết học.
- Bài về nhà:Ôn các ĐT thể dục đã học.
2’
2’
1’
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2007
 Âm nhạc
 Học hát: Bài con chim non 
 Dân ca Pháp
 I/. Mục tiêu:
HS hát đúng giai điệu của bài dân ca Pháp.
Cảm nhận về tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/4 với phách 1 là phách mạnh, 
phách 2 và 3 là phách nhẹ.
 II/. Đồ dùng dạy học: 
 	Giáo viên: Nhạc cụ, chép lời ca vào bảng phụ. 
 Học sinh: Vở tập hát.
III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
T.G
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ: HS hát bài: Lớp 
chúng ta đoàn kết
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1:
- GV giới thiệu bài.
- GV hát mẫu bài Con chim non.
- Cho học sinh đọc lời ca.
- GVdạy HS hát từng câu đến hết bài.
GV lưu ý hs nhấn vào phách 1 của nhịp 3/4 .
- GV cho HS luyện hát theo dãy bàn , tổ, nhóm
luân phiên.
* Hoạt động2:
+ Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3/4.
- GV đọc: 1- 2- 3; 1- 2- 3 (số 1 nhấn mạnh hơn 
số 2 và 3).
- GV gõ dệm theo tiết tấu HS lắng nghe
 hát thầm .
+ GV chia lớp thành 2 nhóm: một nhóm hát, một nhóm gõ đệm vào phách mạnh của nhịp 3/4. 
+ Trò chơi: Vỗ tay đệm theo nhịp 3/4
 Củng cố dặn dò.
- 2 HS hát biểu diễn trước lớp.
- Nhận xét giờ học
- Về nhà tập hát lại thêm cho thuộc.
1. Dạy hát.
 Bình minh lên có con chim non, Hoà tiếng hót véo von .
Hoà tiếng hót véo von, 
Giọng hót vui say sưa
Này chim ơi hót lên cho vang
Lời thân ái thiết tha
Rộn vang tới chốn xa
càng mến yêu quê nhà.
2. Hát và gõ đệm .
+ Phách 1: Vỗ 2 tay xuống bàn.
+ Phách 2: Vỗ 2 tay vào nhau.
+ Phách 3: Vỗ 2 tay vào nhau.
Mĩ thuật
 Vẽ tranh: Đề tài nhà giáo Việt Nam 
 I/. Mục tiêu:
HS biết tìm, chọn nội dung đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam.
Vẽ được tranh về Ngày nhà giáo Việt nam.
Yêu quý và kính trọng thầy giáo, cô giáo.
II/. Đồ dùng dạy học: 
	Giáo viên: sưu tầm tranh về đề tài 20 – 11.
 Hình gợi ý cách vẽ. Bài vẽ của HS lớp trước.
 Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, bút màu, thước kẻ.
 III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1. ổn định tỏ chức
2. Kiểm tra đồ dùng học của HS
3. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1:
- GV giơí thiệu 1 số tranh và gợi ý để HS nhận ra: 
+Tranh nào vẽ đề tài 20-11?
+Tranh vẽ ngày 20-11 có những hình ảnh gì?
- GV gợi ý HS nhận xét một số tranh về : hình ảnh chính, hình ảnh phụ, màu sắc .
- GV chốt ý: Có nhiều cách vẽ tranh về ngày 20-11. 
- Tranh thể hiện được không khí của ngày lễ
 * Hoạt động 2:
- GV gợi ý hs nhận ra cách thể hiện nội dung
+ Tặng hoa thầy cô, HS vây quanh thầy cô... 
1. Tìm chọn nội dung đề tài
+ Hình ảnh chính
+ Hình ảnh phụ
+ Màu sắc
 2. Cách vẽ tranh
- Tìm nội dung
- Phác hình ảnh chính.
- Phác hình ảnh phụ
- Vẽ các chi tiết .
- Ngắm sửa hình
- Tô màu cho hài hoà
20’
* Hoạt động 3
- GV cho HS thực hành, đi quan sát giúp đỡ HS vẽ.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- HS trưng bày sản phẩm. Lớp nhận xét, đánh giá.- GV đánh giá.
Củng cố, dặn dò.
-NX đánh giá bài vẽ cả lớp.
- Về nhà quan sát một số cái chai.
3.Thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan_12.doc