An toàn giao thông
Bài 5: Con đường an toàn đến trường
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết tên đường xung quanh trường.
Biết sắp xếp đường theo thứ tự ưu tiên về mặt an toàn.
2. Kĩ năng: Biết các đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường.
Biết lựa chọn con đường đến trường an toàn nhất.
3. Thái độ:
Có thói quen chỉ đi trên những con đường an toàn.
II. Chuẩn bị:
ã GV: Tranh minh hoạ, phiếu đánh giá điều kiện của con đường.
ã HS: SGK, vở ghi.
An toàn giao thông Bài 5: Con đường an toàn đến trường I. Mục tiêu: Kiến thức: HS biết tên đường xung quanh trường. Biết sắp xếp đường theo thứ tự ưu tiên về mặt an toàn. Kĩ năng: Biết các đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường. Biết lựa chọn con đường đến trường an toàn nhất. Thái độ: Có thói quen chỉ đi trên những con đường an toàn. II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh hoạ, phiếu đánh giá điều kiện của con đường. HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học: Tiết 1 TG Hoạt động của GV - HS Nội dung 5’ 10’ 15’ 5’ A.Kiểm tra bài cũ: - Qua đường an toàn cần chú ý những điều gì? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: - GV chia lớp thành 6 nhóm: yêu cầu hs thảo luận : Kể tên một số đường phố mà em biết. - Đại diện mỗi nhóm trả lời. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể được nhiều và đúng tên đường phố. 3. Hoạt động 2: - Theo em các đường phố em vừa kể an toàn hay nguy hiểm? Tại sao? - HS thảo luận theo nhóm đôi. - Đại diện 1 số cặp trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại và ghi nhanh lên bảng. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chọn con đường an toàn đến trường. - Chuẩn bị bài sau: con đường an toàn đến trường. ( tiếp theo). 1. Tên một số đường phố. 2. Đường phố an toàn và kém an toàn. a) Đường phố an toàn: - Đường rộng, có biển báo hiệu, có đèn chiếu sáng vào ban đêm, có giải phân cách. b) Những con đường không an toàn: - Đường hẹp, không có đèn chiếu sáng vào ban đêm, không có giải phân cách... . An toàn giao thông Bài 5: Con đường an toàn đến trường ( tiếp) TG Hoạt động của GV - HS Nội dung 5’ 10’ 10’ 5’ A. Kiểm tra bài cũ: - Đường an toàn cần có những điều kiện gì? . Hoạt động 3: - GV treo sơ đồ vẽ các con đường đi qua các ngã ba, ngã tư. - HS quan sát sơ đồ. - HS thảo luận nhóm: tìm con đường đi an toàn nhất. - Đại diện 1 số nhóm lên bảng chỉ và giải thích vì sao lại chọn con đường đó. - Lớp theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét. - GVKL: Cần chọn con đường an toàn đến trường, con đường ngắn có thể là con đường an toàn nhất. - 2,3 hs giới thiệu con đường từ nhà em đến trường qua những đoạn nào an toàn, đoạn nào chưa an toàn. - Các bạn cùng đi ( ở gần nhà) bổ sung. + GVKL đặc điểm của con đường an toàn. Củng cố – Dặn dò: - GV tóm tắt những nội dung chính của bài. - Nhắc nhở hs có ý thức khi đi những đoạn đường có nhiều chỗ khuất, khúc quanh. - Lựa chọn con đường đi an toàn khi đi học. 3. Luyện tập tìm con đường an toàn đến trường. 4. Lưạ chọn con đường an toàn khi đi học An toàn giao thông An toàn khi đi ô tô xe buýt Mục tiêu: Kiến thức: HS biết nơi chờ xe buýt. Ghi nhớ những quy định khi lên, xuống xe buýt. Biết nhận xét những hành vi không an toàn khi ngồi trên xe buýt. Kĩ năng: Biết thực hiện hành vi an toàn khi đi ô tô, xe buýt. Thái độ: Có thái độ thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông công cộng. II. Chuẩn bị: GV: Tranh ảnh cho hoạt động nhóm. HS: SGK. Hoạt động dạy học: TG Hoạt động của GV - HS Nội dung 5’ 15’ 5’ A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm của con đường an toàn? - 3 hs nêu. Lớp nhận xét, GV nhận xét. B. Bài mới: * Hoạt động 1: - Em đã được đi xe buýt bao giờ chưa? - Xe buýt đỗ ở đâu để đón khách? - Ơ bến đỗ xe buýt có đặc điểm gì để ta dễ nhận ra? - HS quan sát tranh 2 ( SGK ), thảo luận theo nhóm đôi. - Đại diện 1 số cặp trả lời. - Lớp nhận xét. + GVKL: Xe buýt đỗ ở bến đỗ dành riêng cho xe buýt. - Ơ bến đỗ xe buýt có tấm biển: “ Điểm đỗ xe buýt”. - GV giới thiệu biển số 434 ( bến xe buýt). - Xe buýt có chạy qua tất cả các đường không? ( chỉ chạy qua những tuyến đường nhất định, chỉ đỗ ở những điểm quy định). - Khi lên xuông xe buýt phải như thế nào? - GV mô tả cách lên xuông xe an toàn. - 4, 5 hs thực hiện động tác lên, xuống xe buýt. + GVKL: Củng cố – Dặn dò: - Khi lên, xuống xe buýt phải ghi nhớ điều gì? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: An toàn khi đi ô tô, xe buýt ( tiếp). 1. An toàn khi lên, xuống xe buýt - Đợi xe dừng hẳn mới lên hoặc xuống xe. - Khi ngồi trên xe không thò đầu và tay ra ngoài. - Khi lên, xuống xe không chen lấn, xô đẩy. - Khi đặt chân lên bậc lên, xuống phải bám vào tay vịn của xe. - Khi xuông xe không được chạy qua đường. An toàn giao thông An toàn khi đi ô tô xe buýt ( tiếp ) TG Hoạt động của GV - HS Nội dung 5’ 15’ 10’ 5’ A. Kiểm tra bài cũ: - Khi lên, xuống xe buýt phải như thế nào? - 3 hs trả lời. Lớp nhận xét. - GV nhận xét. B. Bài mới: * Hoạt động 2: - GV chia lớp thành 4 nhóm.Mỗi nhóm nhận 1 bức tranh, thảo luận nhóm, ghi lại những điều tốt, chưa tốt trong bức tranh của nhóm và cho biết hành động vẽ trong bức tranh là đúng hay sai. - Các nhóm mô tả bức tranh bằng lời và nêu ý kiến của nhóm. - GV ghi lên bảng những hành vi nguy hiểm chủ yếu. + GVKL: - GV chọn 3 tổ. Mỗi tổ thảo luận và diễn lại tình hống sau: + Tình huống 1: 1 nhóm hs chen nhau lên xe sau đó tranh ghế ngồi, 1 bạn nhắc các bạn đó trật tự. Bạn đó sẽ nói như thế nào? + Tình huống2: 1 cụ già lên xe tay sách 1 cái túi to mãi không lên được, 2 bạn hs vừa đến để chuẩn bị lên xe. Hai bạn sẽ làm gì? + Tình huống 3: 2 bạn hs đùa nghịch trên xe buýt, 1 bạn khác nhắc nhở. Bạn ấy nhắc như thế nào? - Khi mỗi tổ thể hiện xong, các hs khác nhận xét những hành vi tốt, xấu, đúng, sai trong các tình huống đó. - GV nhận xét, đánh giá ý kiến của từng nhóm. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Cần đón xe buýt ở đúng nơi quy định. - Khi đi xe em cần thực hiện giữ an toàn cho mình và cho người khác. 2. Hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt. - Ngồi ngay ngắn, không thò đầu và tay ra ngoài. - Bám vịn vào ghế hoặc tay vịn khi xe chuyển bánh. - Không đi lại khi xe đang chạy. - Khi xuống xe không xô đẩy và qua đường ngay. 3.Thực hành Phần nhận xét và kí duyệt của ban giám hiệu ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: