Tập đọc – Kể chuyện
Nhà ảo thuật
I/. Mục tiêu:
A – Tập đọc.
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
+ Chú ý đọc đúng tên nước ngoài: nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà, nhận lời, chứng kiến, nắp lọ,.
+ Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 (khác giọng kể từ tốn ở đoạn 1, 2, 3).
- Rèn kĩ năng đọc hiểu:
+ Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài (ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài).
+ Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em.
Tuần 23 Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2008 Tập đọc – Kể chuyện Nhà ảo thuật I/. Mục tiêu: A – Tập đọc. - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: + Chú ý đọc đúng tên nước ngoài: nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà, nhận lời, chứng kiến, nắp lọ,... + Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 (khác giọng kể từ tốn ở đoạn 1, 2, 3). - Rèn kĩ năng đọc hiểu: + Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài (ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài). + Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em. B – Kể chuyện. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, hs biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện Nhà ảo thuật theo lời của Xô-phi (hoặc Mác). - Rèn kĩ năng nghe: Biết nghe và nhận xét lời kê của bạn. II/. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Tranh minh họa. Học sinh: Sách Tiếng Việt III/. Các hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của GV - HS Nội dung 5’ Kiểm tra bài cũ: 2 hs đọc TL bài: “Cái cầu” và trả lời câu hỏi theo ND bài. - Nhận xét, cho điểm. II. Bài mới 1’ - Giáo viên giới thiệu chủ điểm: Nghệ thuật - HS quan sát tranh minh hoạ. 2.Luyện đọc: 1. Luyện đọc: 1’ 6’ 10’ Đọc mẫu: b. Hướng dẫn h/s luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc từng câu nối tiếp + luyện phát âm - Đọc từng đoạn nối tiếp theo HD của GV , kết hợp giải nghĩa từ: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài. - Đặt câu với từ: tình cờ, thán phục - Đọc từng đoạn theo nhóm 4. - Thi đọc: 2 nhóm thi đọc nối tiếp trước lớp. - Lớp nhận xét, GV nhận xét. - nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà, nhận lời, chứng kiến, nắp lọ,... 12’ 3. Tìm hiểu bài: Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi - Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật? Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi - Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào? - Vì sao hai chị em không nhờ chú Lí dẫn vào rạp? 1 hs đọc đoạn 3, 4 và trả lời câu hỏi - Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô-phi và Mác? - Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà? - Theo em, chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa? Chốt: Nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp. 2. Tìm hiểu bài: + Bố nằm viện, mẹ cần tiền chữa bệnh cho bố. + Mang giúp đồ đạc cho chú Lí. + Nhớ lời mẹ không nên làm phiền người khác. + Cám ơn 2 chị em đã giúp chú. + Hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. + Được xem ảo thuật tại nhà. 5’ 4. Luyện đọc lại: - GV đọc mẫu đoạn 3, HD cách ngắt giọng, nhấn giọng. - HS luyện đọc cá nhân.. - Thi đọc: 3 hs thi đọc. - Bình chọn bạn đọc tốt. 20’ III. Kể chuyện 2’ - GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ. Kể lại câu chuyện theo lời của Xô-phi hoặc Mác. 18’ - HD hs kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. - Hs quan sát tranh minh hoạ. - 1 hs khá kể mẫu. - 4 hs nối tiếp nhau kể từng đoạn trong nhóm. - 4 hs thi kể. Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hay nhất. - 1 hs kể toàn truyện. - Lớp nhận xét, GV nhận xét. IV. Củng cố và dặn dò - Các em học được ở Xô-phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào? + Yêu thương cha mẹ. + Ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. - Ngoài khen ngợi hai chị em Xô-phi, truyện còn ca ngợi ai nữa? (Ca ngợi chú Lí – nghệ sĩ ảo thuật tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em). - Nhận xét tiết học. -Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2008 Chính tả: Tiết số 45 Nghe nhạc I. Mục tiêu: Rèn kỹ năng viết chính tả - Nghe viết đúng bài thơ: Nghe nhạc - Làm đúng các bài tập phân biệt l/n. II. Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2. * Học sinh: Vở chính tả. III. Các hoạt động trên lớp: TG Hoạt động của GV - HS Nội dung 5’ Kiểm tra bài cũ: 2 h/s lên bảng - Viết các từ ngữ: rầu rĩ, giục giã, dồn dập, dễ dàng. Cả lớp viết ra giấy nháp. - G/v nhận xét. II. Bài mới 1’ 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn viết chính tả a) Tìm hiểu nội dung: 1. Hướng dẫn viết chính tả 5’ - GV đọc bài viết chính tả.2 hs đọc lại. + Bài thơ kể chuyện gì? (Bé Cương thích âm nhạc, nghe tiếng nhạc nổi lên, bỏ chơi bi, nhún nhảy theo tiếng nhạc. Tiếng nhạc làm cho cây cối cũng lắc lư, hòn bi lăn tròn rồi nằm im.) b)Hướng dẫn nhận xét chính tả: - Cách viết đầu mỗi dòng thơ như thế nào? - Chú ý những chữ cần viết hoa trong bài (Các chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ, tên riêng của người) c)Viết chữ khó: HS nêu từ khó. 3 HS lên bảng viết. - Hs viết ra giấy nháp. - HS đọc lại các từ khó. - Từ khó: mải miết, nổi nhạc, giẫm, réo rắt, trong veo. 15’ d) Giáo viên đọc cho h/s viết bài vào vở. 3’ 5’ 3’ e) Chấm, chữa bài: - Gv chấm 5 đến 7 bài và n/x. - 1 Hs đọc yêu cầu. - 2 hs lên bảng, dưới lớp làm vào giấy nháp. - Chữa bài, chốt lại kết quả đúng. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Viết lại một dòng mỗi từ ngữ viết sai để ghi nhớ. 2. Luyện tập Bài tập 2: Điền vào chỗ trống:l hay n? - náo động - hỗn láo béo núc ních - lúc đó Tập đọc ( HTL) Tiết : 46 Tên bài dạy: Em vẽ Bác Hồ I/. Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: + Chú ý các từ ngữ: giấy trắng, vầng trán, vờn nhè nhẹ, khăn quàng, ... + Biết đọc bài thơ với giọng trìu mến, thể hiện cảm xúc kính yêu, biết ơn Bác Hồ. - Rèn kĩ năng đọc hiểu: + Hiểu các từ ngữ trong bài: chum, ngòi, sông Mã. + Hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ kể một em bé vẽ tranh Bác Hồ, qua đó thể hiện tình cảm, biết ơn của thiếu nhi Việt Nam với Bác; tình cảm yêu quí của Bác với thiếu nhi, với đất nước, với hoà bình. Học thuộc lòng bài thơ II/. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Tranh minh hoạ bài thơ trong SGK. Học sinh: Sách Tiếng Việt III/. Các hoạt động dạy và học: TG Nội dung hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ I - Kiểm tra bài cũ: - Kể lại câu chuyện: “ Nhà ảo thuật” 2 h/s nối tiếp kể 1, 2 đoạn của câu chuyện nhận xét cho diểm II. Bài mới 1’ 1. Giới thiệu bài: 11’ 2. Luyện đọc a) Đọc mẫu: Nhịp điệu các câu thơ đều ngắn , gọn. Mỗi dòng thơ có 4 tiếng, mỗi câu (khổ thơ) có 2 dòng. Giọng đọc dứt khoát, khá nhanh gợi tả động tác vẽ tranh của em bé;... b)Hướng dẫn h/s đọc, kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng dòng thơ - Đọc từng khổ thơ trước lớp - Đọc đồng thanh từng khổ thơ - Đọc cả bài Hs đọc nối tiếp 2 dòng thơ Hs đọc nối tiếp khổ thơ Hs đọc nhóm Cả lớp đồng thanh TG Nội dung hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ 3. Tìm hiểu bài H/s trả lời câu hỏi - Hình dung toàn cảnh bức tranh Bác Hồ của các bạn nhỏ và tả lại (Bác Hồ có vầng trán cao, tóc râu vờn nhẹ. Bác bế trên tay hai bạn nhỏ: một bạn miền Bắc, một bạn miền Nam. Một đoàn thiếu nhi quàng khăn đỏ thắm tung tăng đi theo Bác. Trên bầu trời xanh, chim bồ câu trắng đang bay lượn). - Hình ảnh Bác Hồ bế hai cháu Bắc, Nam trên tay có ý nghĩa gì? (Bác yêu quí tất cả thiếu nhi Việt Nam, từ Bắc đến Nam) - Hình ảnh thiếu nhi theo bước Bác Hồ có ý nghĩa gì? (Thiếu nhi Việt Nam luôn làm theo Bác Hồ dạy/ Thiếu nhi Việt Nam là những người kế tục sự nghiệp của Bác......). - Hình ảnh chim trắng bay trên nền trời xanh có ý nghĩa gì? (chim trắng bay trên nền trời xanh biểu hiện cuộc sống hoà bình/ Bác Hồ mong muốn mang lại cuộc sống hoà bình, hạnh phúc cho dân/ ở đâu có Bác là có hạnh phúc, bình yên). - Em biết những tranh, ảnh, tượng, hay bài hát nào về Bác Hồ? Chốt: Bài thơ kể một em bé vẽ tranh Bác Hồ, qua đó thể hiện tình cảm, biết ơn của thiếu nhi Việt Nam với Bác; tình cảm yêu quí của Bác với thiếu nhi, với đất nước, với hoà bình. 1Hs đọc thầm cả bài thơ trả lời các câu hỏi giải thích thêm Hs đọc khổ thơ 2, 3, 4 và trả lời câu hỏi cho hs kể nhiều 6’ Học thuộc lòng bài thơ - Đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. - Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ - Cả lớp bình chọn bạn đọc hay 2 hs thi đọc cả bài thơ Hs thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. 1 Hs đọc cả bài thơ hs cùng bình chọn 2’ III. Củng cố và dặn dò - Bài thơ giúp em hiểu điều gì? (Tình cảm kính yêu, biết ơn của thiếu nhi Việt Nam với Bác Hồ; Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, với đất nước, với hoà bình). - Nhận xét tiết học N/x chốt kiến thức - Về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài thơ. IV. Rút kinh nghiệm bổ sung Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2008 Luyện từ và câu :Tiết số 23 Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào? I. Mục đích yêu cầu: 1. Củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá. 2. Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: “Như thế nào?”. II. Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: Bảng lớp viết sẵn 4 câu hỏi bài tập 3. Một đồng hồ. * Học sinh: Vở luyện từ và câu. III. Các hoạt động trên lớp: TG Hoạt động của GV - HS Nội dung 5’ 1. Kiểm tra bài cũ: 2 hs làm miệng bài tập 1 và 3 tiết LTVC tuần 22. - Nhân hoá là gì? - Nhận xét - Đánh giá. 1’ I1. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 10’ 10’ 10’ 4’ - 1hs đọc yêu cầu. - 1hs đọc bài thơ: “Đồng hồ báo thức” - GV cho HS quan sát chiếc đồng hồ, chỉ cho Hs thấy kim giờ, kim phút, kim giây. - Lớp làm bài theo cặp. - Chữa bài: HS trả lời miệng. - Em thích hình ảnh nào nhất? Nói rõ lý do thích? - HS tự do phát biểu. - 1hs đọc đề bài. - Hs trao đổi theo cặp. - 3 cặp hs hỏi đáp trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - 1hs đọc yêu cầu. - Hs làm bài cá nhân. - 4 Hs nối tiếp nhau trả lời. a) Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào? b) Ê-đi-xơn làm việc như thế nào? c) Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào? d) Tiếng nhạc nổi lên như thế nào? - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. III - Củng cố, dặn dò: - Học thuộc bài “Đồng hồ báo thức”. - Tìm những từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật. - N/x tiết học, khen những học sinh học tốt. * Bài tập 1: Những vật được nhân hóa Cách nhân hóa Những nhân vật ấy được gọi bằng những nhân vật ấy được tả bằng từ ngữ: Kim giờ bác thận trọng, nhích từng li, từng li. Kim phút anh lầm lì, đi từng bước, từng bước. Kim giây bé tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng. * Bài tập 2: Dựa vào nội dung bài thơ trên, trả lời câu hỏi: a) Bác kim giờ nhích về phía trước thật chậm chạp / Bác kim giờ nhích về p ... 4 nan còn lại dán theo 4 cạnh của tấm đan để được tấm đan nong đôi như tấm đan mẫu). - G/v yêu cầu hs nhắc lại các bước đan. - Gv hệ thống lại các bước trên tranh qui trình (qua mỗi bước đều có lưu ý). - GV cho HS kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong đôi. Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét: về sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của h/s. - Dặn dò : Chuẩn bị tiết sau: Thực hành. 1. Quan sát, nhận xét 2. Hướng dẫn mẫu + Bước 1: Kẻ, cắt nan đan. + Bước 2: Đan nong đôi. + Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. Tự nhiên xã hội: Tiết 45 Lá cây I - Mục đích, yêu cầu : Sau bài học, học sinh biết: - Mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng, và độ lớn của lá cây. - Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây. - Phân loại các lá cây sưu tầm được. II - Đồ dùng dạy học : Giáo viên: Tranh ảnh trang 86, 87, sưu tầm lá cây. Học sinh : Sách giáo khoa, 1 số loại lá cây. III - Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của GV - HS Nội dung 15’ 12’ Hoạt động 1 Thảo luận nhóm Mục tiêu: - Biết mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây. - Nêu được đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây. Bước 1: Làm việc theo cặp - HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 86, 87 SGK kết hợp quan sát những lá cây sưu tầm và thảo luận theo nhóm đôi dựa vào các gợi ý sau: + Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được. + Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của một số lá cây sưu tầm được. Bước 2. Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm trình bày trước lớp,các nhóm khác bổ sung. * GVKL: Hoạt động 2: Làm việc với vật thật Mục tiêu: Phân loại các lá cây sưu tầm được. Các nhóm trình bày theo nhóm. - Sắp xếp lá cây và đính vào bìa theo nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau. - Giới thiệu bộ sưu tập các loại lá trước lớp. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chấm điểm. III. Củng cố dặn dò: 1. Màu sắc, hình dạng, độ lớn của lá cây. - Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá; trên phiến lá có gân lá. Tự nhiên xã hội: Tiết 46 Khả năng kì diệu của lá cây I - Mục đích, yêu cầu : Sau bài học, học sinh biết: Nêu chức năng của lá cây. Kể ra những ích lợi của lá cây. II - Đồ dùng dạy học : Giáo viên: Các hình trang 88, 89 SGK. Học sinh : Sách giáo khoa III - Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động củaGV - HS Nội dung 10’ Hoạt động 1 Làm việc với SGK theo cặp Mục tiêu: Nêu được chức năng của lá cây. Bước 1: Làm việc theo cặp - Từng cặp hs dựa vào hình 1 trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời. VD: Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? - Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào? - Trong quá trình hô hấp, lá cây có chức năng gì? - Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì? - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Bước 2. Làm việc cả lớp - Thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau. về chức năng của lá cây. Chốt: - GV giảng thêm vai trò quan trọng của việc thoát hơi nước đối với đời sống của cây. * Nhờ hơi nước được thoát ra từ lá mà dòng nước liên tục được hút từ rễ, qua thân và đi lên lá; sự thoát hơi nước giúp cho nhiệt độ của lá được giữ ở mức độ thích hợp, có lợi cho hoạt động sống của cây. 1. Chức năng của lá cây Lá cây có ba chức năng: + Quang hợp; hô hấp; thoát hơi nước. 10’ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Mục tiêu: Kể được những ích lợi của một lá cây Bước 1: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển các bạn: - Dựa vào thực tế của cuộc sống và quan sát các hình ở trang 89 SGK Để nói về ích lợi của lá cây. - Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương. Bước 2: Hoạt động cả lớp - Thi đua cùng một thời gian nhóm nào ghi được nhiều tên các lá cây được dùng vào các việc như: + Để ăn + Làm thuốc + Gói bánh, gói hàng + Làm nón + Lợp nhà - Đánh giá, nhận xét. Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 2. ích lợi của lá cây + Để ăn + Làm thuốc + Gói bánh, gói hàng + Làm nón + Lợp nhà 5’ III. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị học bài: “Hoa”. Sinh hoạt lớp I - Mục đích, yêu cầu : - Học sinh phát huy được những thành tích, thấy được những thiếu sót để sửa chữa. - Phát động phong trào thi đua tuần tới. - Vui chơi tập thể, gây tình cảm thân ái đoàn kết. II - Đồ dùng dạy học : Giáo viên: Tập hợp các thành tích, các thiếu sót của h/s trong tuần để nêu gương và nhắc nhở. Học sinh : Các tổ trưởng và cán bộ lớp chuẩn bị báo cáo. III - Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của GV - HS Nội dung 10’ Sinh hoạt theo chủ điểm: - GV nêu nội dung chính của buổi sinh hoạt -HS thảo luận nhanh để thống nhất 1 số ưu, nhược điểm của tổ mình. Hoạt động 1: + Lớp trưởng nêu: - 1 số mặt tốt, gương tốt, thành tích qua theo dõi thi đua của sao đỏ. + Nêu 1 số tồn tại cần rút kinh nghiệm Sinh hoạt theo chủ điểm: Mừng Đảng – Mừng Xuân 5’ Hoạt động 2: + Tổ trưởng từng tổ lần lượt lên nêu thành tích, gương tốt của tổ mình và nêu những biểu hiện thiếu sót trong tổ. + Liên hệ mặt tốt để phát huy, mặt thiếu sót * Ưu điểm: * Nhược điểm: 10’ để khắc phục, hứa sửa chữa. - GV nhận xét chung. Hoạt động 3 Tổng kết: - Khen ngợi, nhắc nhở. -Phát động thi đua tuần sau: * Khen: - Cá nhân: - Tổ: 2. Văn nghệ ca ngợi Đảng và Bác Hồ. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thể dục Bài 45. Trò chơi: chuyển bóng tiếp sức I/. Mục tiêu: Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện Đ/T tương đối chính xác. Chơi trò chơi Chuyền bóng tiếp sức . Yêu cầu biết cách chơi và tham ra chơi tương đối chủ động. II/.Địa điểm phương tiện: Sân chơi sạch , an toàn, còi kẻ vạch , dụng cụ . III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Phần Nội dung SLVĐ Phương pháp SL TG Mở đầu - Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc. - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân trường, vỗ tay theo nhịp. -Trò chơi “ Đứng ngồi theo lệnh”. 2’ 1’ 1’ 1’ - Lớp trưởng điều hành báo cáo sĩ số - GV điều khiển, HS thực hiện. Cơ bản - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. - Trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức” 2 12’ 8’ - GV chia nhóm LT 3 đến 5 em thực hiện 1 lần dưới sự điều khiển của GV’ - Từng nhóm thi đua nhóm nào có số lần nhảy nhiều nhất, nhóm đó thắng cuộc. - GV tập hợp HS 2 hàng dọc. - GV nêu tên trò chơi. - 1 nhóm HS làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi. - HS chơi thử. - HS thực hành chơi. Kết thúc - Thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. - Bài về nhà:Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân 2’ 2’ 1’ - Chạy chậm. Hít thở sâu. Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2008 Mĩ thuật: Tiết số 23 Vẽ theo mẫu - Vẽ cái bình đựng nước. I/. Mục tiêu: HS tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước. HS vẽ được cái bình đựng nước. II/. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Bình mẫu, bài của hs năm ngoái, hình gợi ý cách vẽ, phấn mầu. Học sinh: Vở tập vẽ, màu vẽ. III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: TG Hoạt động của GV - HS Nội dung 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đồ dùng học của HS 3. Bài mới: Giới thiệu bài . Hoạt động 1 - GV giới thiệu bình mẫu, hs quan sát, nhận xét: - GV dựa vào mẫu, hình vẽ để củng cố thêm, làm rõ hình dáng, cấu trúc của bình đựng nước. Hoạt động 2 - GV hướng dẫn cách vẽ. -Vẽ khung hình vừa với vở tập vẽ -Tìm tỉ lệ miệng, thân, đáy, tay cầm. -Vẽ nét chính trước, chi tiết sau. - Nhìn mẫu điều chỉnh hình vẽ. -Tìm và vẽ màu. Hoạt động 3 - GV cho hs thực hành vẽ. - GV đi quan sát và uốn nắn hs vẽ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - HS trình bầy tác phẩm. - GV cùng HS đánh giá chung 6 bài: hình vẽ cái bình có giống mẫu không? Màu sắc có hài hoà không? Bài vẽ nào đẹp? Vì sao? - NX, đánh giá bài vẽ của cả lớp. - Nhận xét tiết học. - Quan sát cảnh thiên nhiên và các con vật. A. Quan sát, nhận xét . +Bình đựng nước có nhiều kiểu dáng khác nhau. +Bình làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, màu sắc phong phú. + Bình đựng nước có nắp, miệng, thân, tay cầm và đáy. B. Cách vẽ - Uớc lượng chiều cao, chiều ngang, cả tay cầm. -Vẽ khung hình vừa với vở tập vẽ - Tìm tỉ lệ miệng, thân, đáy, tay cầm. - Vẽ nét chính trước, chi tiết sau. - Nhìn mẫu điều chỉnh hình vẽ - Tìm và vẽ màu. C. Thực hành Thể dục: Tiết số: 46 Trò chơi: chuyển bóng tiếp sức I/. Mục tiêu: Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân . Yêu cầu thực hiện Đ/T tương đối chính xác, thuần thục. Chơi trò chơi: Chuyển bóng tiếp sức . Yêu cầu biết cách chơi và tham ra chơi tương đối chủ động. II/.Địa điểm phương tiện: Sân chơi sạch , an toàn, còi kẻ vạch , dụng cụ . III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Phần Nội dung SLVĐ Phương pháp SL TG Mở đầu - Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc. - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân trường. -Trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”. 2’ 1’ 1’ 1’ - Lớp trưởng điều hành, báo cáo sĩ số. - GV điều khiển, HS thực hiện. Cơ bản - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. - Chơi trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức . 2 12’ 8’ - GV chia nhóm LT 3 đến 5 em thực hiện 1 lần dưới sự điều khiển của GV. - GV cho HS thi nhảy giữa các tổ. - Khen thưởng tổ có số lần nhảy được nhiều nhất. - GV tập hợp HS thành 2 hàng dọc có số người bằng nhau. - GV nêu tên trò chơi. -Lần 1: GV điều khiển hs chơi thử. - HS thực hành chơi. GV làm trọng tài. - Tổng kết cuộc chơi. Kết thúc - Thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. - Bài về nhà:Ôn nhảy dây. 2’ 2’ 1’ - Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
Tài liệu đính kèm: